CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

HỢP TÁC VỚI BỆNH VIỆN QUÂN ĐỘI 108 - CƠ HỘI LỚN CHO PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LẠNG SƠN

Lễ ký kết hợp tác chuyên môn sẽ diễn ra vào ngày 19/10/2018. Dự kiến sẽ có 250 đại biểu tham dự. Nội dung ký kết bao gồm: ký biên bản ghi nhớ  hợp tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật giữa Bệnh viện Trung ương quân đội 108 với Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK); Hội thảo khoa học giới thiệu những kỹ thuật chẩn đoán, điều trị tiêu biểu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ngay từ tháng 8/2018, BVĐK đã tổ chức bọp bàn, lên kế hoạch chi tiết và thống nhất về nhân lực, trang thiết bị đảm bảo phục vụ tốt nhất cho chương trình hợp tác với Bệnh viện 108. [[{"fid":"1645","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] BVĐK và Bệnh viện 108 họp bàn kế hoạch tổ chức chương trình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện đa khoa đầu ngành tại Việt Nam, với điều kiện cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, giải quyết được nhiều bệnh lý phức tạp; Là nơi khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao của Đảng - Nhà nước và nhân dân. Qua chương trình hợp tác, BVĐK sẽ có cơ hội tiếp nhận và triển khai nhanh chóng các kĩ thuật do Bệnh viện 108 chuyển giao; đưa các kỹ thuật cao, có chất lượng về gần người dân tỉnh nhà nhất.

SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ “HƠI THỞ SỨC SỐNG MỚI”

Chiều 27/9/2018, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn đã tổ chức buổi sinh hoạt Câu lạc bộ “Hơi thở sức sống mới” cho các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh hen phế quản. Tại buổi sinh hoạt, các thành viên trong Câu lạc bộ đã được các bác sỹ chuyên khoa hô hấp hướng dẫn cách sử dụng thuốc tại nhà, các bài tập ho và thở hiệu quả, phục hồi chức năng hô hấp để hạn chế bệnh tái phát. Người bệnh cũng được tư vấn chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn chế độ tập luyện để nâng cao sức khỏe, kiểm soát tình trạng bệnh. Buổi sinh hoạt  đã mang đến không khí vui tươi, phấn khởi khi các bệnh nhân được giao lưu văn nghệ, chia sẻ những kinh nghiệm của mình, giúp bệnh nhân yên tâm điều trị. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt: [[{"fid":"1623","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"1624","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"1625","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"1626","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"1627","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"1628","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"1629","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"1630","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

LẠI GIA TĂNG BỆNH NHÂN RẮN CẮN

Thời gian gần đây, số bệnh nhân bị rắn cắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn lại có đợt gia tăng. Trước đây, trung bình mỗi tháng Bệnh viện tiếp nhận 3 – 5 bệnh nhân, tuy nhiên từ đầu tháng 8/2018 đến nay, có 19 trường hợp bệnh nhân nhập viện do rắn cắn. Trong đó liên tiếp xuất hiện các trường hợp bị rắn hổ mang cắn, được cấp cứu kịp thời nên đã ổn định. [[{"fid":"1620","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn vào cổ tay Người dân cần chú ý cẩn thận khi làm vườn, đi rừng và tuyệt đối không cố gắng bắt hoặc giết rắn. Người bị rắn cắn cần được sơ cứu đúng cách và đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.   Tham khảo: http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/de-phong-ran-can-va-xu-ly-ban-dau.html  http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/canh-bao-tinh-trang-ran-can-gia-tang-tai-lang-son.html-0

CỨU SỐNG BỆNH NHÂN BỊ VẾT THƯƠNG NẶNG THẤU BỤNG

Rạng sáng ngày 14/9/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân Bùi Tiến T (34 tuổi) vào viện do vết thương thấu bụng bên trái được Trung tâm y tế huyện Tràng Định chuyển đến. Trước khi đến BVĐK tỉnh khoảng 2 giờ, nạn nhân bị chém. Vết thương vùng mạn sườn trái dài 20cm, chảy nhiều máu. Bệnh nhân được xử lý sơ cứu – hồi sức ban đầu ở tuyến huyện. Tình trạng lúc vào hết sức nguy kịch: bệnh nhân lơ mơ, da xanh tái do mất máu quá nhiều, lòi ruột ra khỏi ổ bụng, nguy cơ tử vong cao. [[{"fid":"1619","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Sức khỏe bệnh nhân Bùi Tiến T đã ổn định Ngay lập tức Bệnh viện triển khai Quy trình Báo động đỏ, bệnh nhân được được chuyển thẳng lên phòng mổ. Chỉ sau 10 phút đến viện, bệnh nhân đã được phẫu thuật. Bệnh nhân bị đứt cực dưới thận trái, rách dạ dày, ruột non. Kíp phẫu thuật đã nhanh chóng khâu cầm máu các tổn thương. Bệnh nhân cũng được truyền 4 đơn vị máu. Sau hơn 2 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật thành công. Hiện tại người bệnh đã ăn uống được, sức khỏe tiến triển tốt. Trong thời gian qua, BVĐK đã tiếp nhận và cấp cứu thành công nhiều trường hợp bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Điều đó càng khẳng định tinh thần phục vụ và chất lượng chuyên môn của Bệnh viện ngày càng được nâng cao, đúng như lời cam kết "Phục vụ bằng cả trái tim".                                                                                                                                                         Nguyễn Văn Huy (Khoa Gây mê - Hồi sức)

GIA TĂNG BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN DO ONG ĐỐT

Từ tháng 8/2018 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 16 trường hợp bệnh nhân nhập viện do bị ong đốt. Hầu hết các bệnh nhân đều có biểu hiện khó thở, vùng da bị ong đốt sưng nề, ngứa; được cấp cứu kịp thời và đều khỏi, ra viện. Trước đó, ngày 27/6/2018, một bệnh nhân nam bị ngộ độc nọc ong vò vẽ dẫn đến suy gan và suy thận. [[{"fid":"1590","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngộ độc nọc ong vò vẽ dẫn đến suy gan, suy thận Ong có rất nhiều loại, phổ biến nhất là ong mật, ong ruồi, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng... Trong đó, ong vò vẽ, ong bắp cày là những loài ong hung dữ và có độc tính cao. Người bị ong đốt thường có biểu hiện đau buốt, ngứa vùng bị đốt. Trường hợp nặng, có thể shock phản vệ dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch, suy đa tạng; nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Để đề phòng ong đốt, người dân cần lưu ý tránh tiếp xúc, chọc phá tổ ong. Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo sặc sỡ. Tránh dùng các loại nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm… có mùi thơm. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.   (Tham khảo cách sơ cứu khi bị ong đốt: http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/benh-nhan-nhap-vien-do-ong-dot-gia-tang.html)    

MỘT NGƯỜI CHẾT, MỘT NGƯỜI NGỘ ĐỘC NGHI DO UỐNG "RƯỢU THUỐC"

Ngày 14/9/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận cặp vợ chồng Hoàng Văn P và Nông Thị D (Địa chỉ: Thạch Đạn - Cao Lộc - Lạng Sơn). Theo người nhà, 2 vợ chồng có uống rượu ngâm cây thuốc (không rõ loại). Trước vào viện khoảng 1 tiếng, chị D thấy mệt, đau đầu nhiều còn anh P nằm bất động trên giường, gia đình gọi hỏi nhưng không thấy trả lời. [[{"fid":"1585","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tuyệt đối không uống các loại rượu ngâm không rõ nguồn gốc Lúc vào viện, anh P đã tử vong còn chị D được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu. Hiện tại, tình trạng sức khỏe chị đã ổn định và được xuất viện. Tình trạng ngộ độc rượu đang có chiều hướng gia tăng. Từ tháng 8/2018 đến nay, BVĐK đã tiếp nhận 28 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu. Tại các tỉnh miền núi, trong đó có Lạng Sơn, người dân thường dùng các bộ phận một số loại cây rừng để ngâm rượu. Một số loại cây chứa độc, có hình dáng giống với cây thuốc, khó phân biệt bằng mắt thường, rất nguy hiểm nếu nhầm. Người dân cần lưu ý hạn chế sử dụng rượu; tuyệt đối không uống các loại rượu ngâm thuốc không rõ nguồn gốc (đã từng xảy ra các vụ ngộ độc nhiều người chết do uống loại rượu này ở một số tỉnh khác). Sau khi uống rượu, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu kéo dài, đau bụng, nôn nhiều cần đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.   Tham khảo: Ngộ độc rượu và cách xử trí (http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/ngo-doc-ruou-va-cach-xu-tri.html)

LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN GIÁM SÁT HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Sáng 11/9/2018, Đoàn giám sát Hội đồng Quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam do Thượng tướng Lê Chiêm – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). Tham gia Đoàn giám sát còn có Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh. [[{"fid":"1582","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Thời gian qua, BVĐK luôn thực hiện đúng quy định trong công tác khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (KCB BHYT). Qua giám sát hồ sơ bệnh án, tỉ lệ chẩn đoán, điều trị hợp lý đạt 85%. Bên cạnh đó, Bệnh viện đã quản lý, sử dụng nguồn quỹ KCB BHYT có hiệu quả, đảm bảo khả năng cân đối quỹ KCB BHYT so với dự toán được giao. Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB BHYT giúp cho hoạt động quản lý, điều hành khoa học, toàn diện; việc thống kê, báo cáo nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. [[{"fid":"1577","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Kết luận tại buổi làm việc, Thượng tướng Lê Chiêm biểu dương tinh thần nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong thời gian tới, bệnh viện cần cố gắng phát huy, làm tốt hơn nữa công tác KCB BHYT, góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

THƯ CẢM ƠN

[[{"fid":"1571","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

BỐ SAY RƯỢU CHÉM BỊ THƯƠNG CON 7 TUỔI

Vào hồi 2h15 ngày 1/9/2018, Khoa Chấn thương bỏng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân Phùng Văn T, 7 tuổi ở xã Nhạc Kỳ, huyện Văn Lãng. Trẻ bị bố đẻ dùng dao chém vào vùng vai và cổ bên phải. Gia đình cháu T thuộc diện khó khăn: mẹ làm công nhân ở xa, bố thường xuyên say rượu và đánh đập cháu. Khoảng 21h ngày 31/8/2018, sau khi uống rượu say, người bố dùng dao chém nhiều nhát vào vai và cổ của cháu. Sau khi bị chém, cháu T may mắn được chú thím họ sống gần đó phát hiện và đưa vào Trạm Y tế xã để băng bó vết thương và đưa đi cấp cứu. [[{"fid":"1557","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân Phùng Văn T đang điều trị tại Khoa Chấn thương bỏng BVĐK Bệnh nhân vào viện đã được các bác sỹ tích cực hồi sức và khâu vết thương. Rất may vết thương vùng cổ không tổn thương mạch máu. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân tạm ổn định. Vụ việc trên là lời cảnh báo cho những người uống rượu quá mức. Rượu không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến thần kinh, dẫn tới những hành động nguy hiểm.

NỮ HỘ SINH HIẾN MÁU KỊP THỜI CỨU SỐNG BỆNH NHÂN

Ngày 28/08/2018, Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận sản phụ Hoàng Thị Mến 41 tuổi (Đồi Chè, Hoàng Đồng, TP.Lạng Sơn) vào viện với chẩn đoán thai lần 2, 40 tuần, ối vỡ sớm. Sau khi theo dõi đẻ thường, bác sỹ chẩn đoán thai nhi đầu không lọt và chuyển mổ cấp cứu. Sau mổ, phát hiện sản phụ nhợt nhạt, có dấu hiệu mất máu, mạch nhanh, huyết áp tụt, tử cung co kém,... Kíp trực đã tích cực dùng thuốc tăng co tử cung, cầm máu nhưng không hiệu quả. Sản phụ được chẩn đoán đờ tử cung không hồi phục, tiếp tục chuyển phòng mổ cắt tử cung để cầm máu. [[{"fid":"1554","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Sản phụ Hoàng Thị Mến điều trị tại khoa Phụ sản BVĐK Trong quá trình mổ, sản phụ đã được truyền khối hồng cầu nhưng do mất quá nhiều máu, sản phụ có dấu hiệu rối loạn đông máu nên cần phải được truyền máu toàn phần thì mới có thể cầm máu. Khi đó, chỉ có em gái bệnh nhân cùng nhóm máu nhưng không đủ truyền. Ngay lập tức, nữ hộ sinh Hoàng Thị Nhung đang trực tại khoa có cùng nhóm máu A đã tình nguyện hiến máu truyền trực tiếp cho sản phụ. Đồng thời kíp trực đã liên hệ với các nhân viên trong khoa có cùng nhóm máu với bệnh nhân vào hỗ trợ. Ngay trong đêm, khi trời đang mưa lớn, các nữ nhân viên đã nhanh chóng có mặt để kịp thời hỗ trợ truyền máu cho sản phụ. Sau 4 ngày điều trị tích cực, sản phụ đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe đang dần hồi phục.

Trang