CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

KHAI MẠC CHƯƠNG TRÌNH PHẪU THUẬT CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI LẠNG SƠN

Sáng 15/8/2022, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) diễn ra lễ Khai mạc Chương trình Phẫu thuật cho trẻ em khuyết tật tại tỉnh Lạng Sơn. Dự buổi lễ có ông Jo.Koster – Chủ tịch Tổ chức Child Surgery Việt Nam (Phẫu thuật trẻ em Việt Nam), đại diện lãnh đạo Trung tâm II (Đơn vị tài trợ), đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, cùng lãnh đạo BVĐK. Chương trình phẫu thuật được thực hiện bởi các chuyên gia về Phẫu thuật tạo hình, Di chứng sau bỏng, Nhi khoa, Nhãn nhi, Chỉnh hình của các Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Xanh Pôn và các bác sỹ của BVĐK. [[{"fid":"4447","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trước đó, chiều 14/8/2022, Bệnh viện đã tổ chức khám cho hơn 130 trẻ và làm thủ tục nhập viện cho 108 trẻ. Trong đợt này, nhiều trường hợp nằm trong khả năng chuyên môn của Bệnh viện như dị tật đường tiết niệu, sinh dục, mắt,... Tuy nhiên, do điều kiện gia đình nên nhiều em chưa được đưa tới Bệnh viện điều trị, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Đây là năm thứ 6 chương trình này được tổ chức tại BVĐK Lạng Sơn, giúp trẻ em khuyết tật trong tỉnh có cơ hội giải quyết các dị tật, giúp các em tự tin trong cuộc sống, sớm hoà nhập cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để các bác sỹ của BVĐK tiếp tục tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn từ các chuyên gia để dần làm chủ, đáp ứng tốt nhu cầu phẫu thuật của nhóm đối tượng này, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chung của Bệnh viện.  Chương trình phẫu thuật diễn ra từ ngày 14/8/2022 đến hết ngày 18/8/2022. [[{"fid":"4448","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

ĐỐT SÓNG CAO TẦN ĐIỀU TRỊ U TUYẾN GIÁP

Đốt sóng cao tần là bước tiến mới trong điều trị các khối u lành tuyến giáp, thay thế mổ mở truyền thống với nhiều ưu thế vượt trội như không cần gây mê, không đau, không để lại sẹo, không cần nằm viện. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai kỹ thuật Đốt sóng cao tần trong điều trị u tuyến giáp lành tính giúp người bệnh được thụ hưởng kỹ thuật hiện đại mà không phải chuyển tuyến trên. Đốt sóng cao tần (RFA) tuyến giáp là phương pháp giúp phá huỷ nhân giáp bằng nhiệt do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có sóng cao tần, dẫn đến hoại tử và xơ hóa mô nhiệt. Một điện cực được đặt ở trung tâm khối u và duy trì nhiệt độ phá hủy từ 60-100 độ C. Dòng điện từ máy được truyền đến khối u qua một điện cực dạng kim, sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u, từ đó làm giảm thể tích bướu giáp. [[{"fid":"4486","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 431px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đốt sóng cao tần (RFA) là phương pháp mới, hiện đại nhất hiện nay trong điều trị u tuyến giáp lành tính, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người bệnh so với các phương pháp điều trị khác: - Không phải rạch da xâm lấn, vì vậy không để lại sẹo. - Tỷ lệ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược rất thấp, ít nguy cơ khàn tiếng so với phẫu thuật. - Hạn chế được những rủi ro so với phẫu thuật truyền thống như: nhiễm trùng vết mổ, chảy máu trong và sau mổ như phẫu thuật truyền thống. - Không cần gây mê nên sau đốt sóng cao tần, bệnh nhân chỉ cần theo dõi từ 30 phút đến 1 tiếng có thể ra về, sinh hoạt và làm việc bình thường, không cần kiêng cữ. Người bệnh gần như không có cảm giác đau, không có biến chứng nguy hiểm. - Do chỉ đốt chọn lọc bướu nhân tuyến giáp, bảo tồn tối đa tuyến giáp lành nên sau điều trị người bệnh không phải uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp (khác với phương pháp mổ mở, người bệnh bị cắt đi một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp lành dẫn đến việc phải uống thuốc cả đời). - Những bệnh nhân đã từng được cắt trọn 1 thuỳ giáp thì phương pháp đốt RFA giúp bảo tồn chức năng tuyến giáp còn lại, vì vậy có lợi hơn phẫu thuật hoặc điều trị I-ốt phóng xạ với những nhân giáp lành tính có triệu chứng. RFA được chỉ định cho một số trường hợp sau: - Nhân giáp lành tính kích thước ≥ 15mm. - Những nhân giáp lành tính có triệu chứng (đau vùng cổ, cảm giác khó chịu, khó nói, ho, ảnh hưởng thẩm mỹ). - Nhân độc tuyến giáp. - Ung thư giáp tái phát tại vị trí đã cắt trọn tuyến giáp cũng như các hạch. Kỹ thuật Đốt sóng cao tần trong điều trị các khối u lành tuyến giáp được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn giúp người bệnh có thêm lựa chọn sử dụng phương pháp hiện đại, hiệu quả ngay tại tỉnh mà không phải chuyển tuyến trên, giúp rút ngắn thời gian và chi phí điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.   BS. Nguyễn Thị Bách - Khoa Chẩn đoán hình ảnh

KIỂM TRA CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM TẠI BỆNH VIỆN

Ngày 11/8/2022, Đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Nguyễn Thế Toàn – Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra về thực hiện công tác chuyên môn 6 tháng đầu năm 2022 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở; đại diện lãnh đạo BVĐK và các phòng chức năng Bệnh viện. [[{"fid":"4442","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Trương Quý Trường - Giám đốc Bệnh viện trình bày ý kiến, đề xuất với Đoàn kiểm tra Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã kiểm tra toàn diện các mặt công tác của Bệnh viện. Trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động của Bệnh viện bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid -19. Bệnh viện đã nỗ lực, tích cực triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo các chỉ tiêu theo kế hoạch. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú đạt 47,32%; bệnh nhân điều trị ngoại trú đạt 89,8%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 82,78% so với kế hoạch năm. Bệnh viện tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để phát triển các kỹ thuật mới, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Đề án thuê chuyên gia. Bên cạnh đó, nhằm cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh, Bệnh viện đã tích cực chuyển đổi số, áp dụng công nghệ trong quản lý hồ sơ bệnh án, thanh toán, cải cách thủ tục hành chính; từ đó rút ngắn thời gian chờ đợi để phục vụ người bệnh được tốt hơn. [[{"fid":"4443","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Nguyễn Thế Toàn - Giám đốc Sở Y tế kết luận tại cuộc kiểm tra Phát biểu tại buổi kiểm tra, đồng chí Nguyễn Thế Toàn – Giám đốc Sở Y tế, Trưởng đoàn kiểm tra ghi nhận những nỗ lực và chia sẻ những khó khăn của BVĐK trong thời gian vừa qua. Đồng chí yêu cầu, Bệnh viện tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khẩn trương triển khai khắc phục những tồn tại mà Đoàn kiểm tra đã chỉ ra. Trong đó, cần quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo cung ứng thuốc và vật tư – trang thiết bị, đảm bảo các vấn đề liên quan đến môi trường, xử lý chất thải. Đơn vị cần sớm có tờ trình, tham mưu cho Sở Y tế về phương án duy trì, thực hiện phòng chống dịch cũng như chi trả chế độ cho người lao động tham gia công tác phòng, chống dịch. Tiếp tục duy trì có hiệu quả việc thực hiện Đề án tự chủ tài chính, củng cố bộ máy nhân sự, quan tâm và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất; chủ động sắp xếp và triển khai các hoạt động xã hội hóa. Sở Y tế sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên môn giúp Bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

RÀ SOÁT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH PHẪU THUẬT CHO TRẺ KHUYẾT TẬT

Chiều 9/8/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) đã họp rà soát, thống nhất các nội dung chuẩn bị chương trình phẫu thuật cho trẻ khuyết tật năm 2022. Đây là năm thứ 6 chương trình diễn ra tại Lạng Sơn. Để chuẩn bị cho chương trình, hai đơn vị đã xây dựng kế hoạch chi tiết và có phương án cụ thể. Sở LĐ-TBXH, Trung tâm II trực thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã liên hệ với đoàn chuyên gia, thống nhất về chi phí tổ chức, hỗ trợ các trẻ em tới khám và phẫu thuật. Về phía BVĐK, đã chuẩn bị về nhân lực, thuốc, vật tư y tế phục vụ phẫu thuật. Các khoa có trẻ em phẫu thuật đã thực hiện giảm tải bệnh nhân mổ kế hoạch, đảm bảo cơ sở vật chất tốt nhất để đón tiếp, chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Tại cuộc họp, hai bên đơn vị đã rà soát từng đầu công việc, thống nhất các nội dung về chương trình tiếp đón, khám, phẫu thuật và hỗ trợ cho trẻ khuyết tật. [[{"fid":"4438","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình phẫu thuật cho trẻ khuyết tật tỉnh Lạng Sơn năm 2022 sẽ được diễn ra từ ngày 14/8-18/8/2022. Hơn 120 trẻ em mắc các khuyết tật, dị tật bẩm sinh thuộc các chuyên khoa Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Chấn thương – Chỉnh hình – Bỏng, Ngoại Thận – Tiết niệu… sẽ được các chuyên gia của các bệnh viện tuyến Trung ương cùng các bác sĩ BVĐK phẫu thuật trong đợt này. Đây là chương trình hết sức ý nghĩa, giúp đỡ cho trẻ em mắc các dạng dị tật bẩm sinh, trẻ em khuyết tật trên địa bàn được phẫu thuật ngay tại tỉnh Lạng Sơn, không bỏ lỡ những thời điểm vàng trong điều trị, giảm bớt những khó khăn, chi phí điều trị, đi lại cho gia đình người bệnh góp phần đem lại niềm hạnh phúc cho các em và gia đình.

TẬP HUẤN “KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ TÁN SỎI QUA DA BẰNG LASER”

Nhằm tạo diễn đàn để nhân viên y tế tại Lạng Sơn gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong chuyên ngành Ngoại tiêu hoá và Chẩn đoán hình ảnh ngày 5/8/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Tập huấn “Kỹ thuật điều trị tán sỏi qua da bằng Laser”. Báo cáo viên là Bác sĩ Hoàng Trọng Hiếu – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"4430","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2730","width":"4095","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Sỏi mật là bệnh lý thường gặp tại Việt Nam, ở nhiều vùng miền và độ tuổi khác nhau. Đây là bệnh lý nguy hiểm do các biến chứng của sỏi mật ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể đe dọa tính mạng người bệnh như sốc nhiễm khuẩn đường mật, xơ gan mật, ung thư đường mật,… Các phương pháp phẫu thuật truyền thống chưa đem lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi mật. Xuất phát từ thực tế đó, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai kỹ thuật này giúp người dân trong tỉnh được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật cao và giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên. [[{"fid":"4431","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2730","width":"4095","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại buổi tập huấn, các bác sĩ trên địa bàn tỉnh đã được cập nhật kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi mật. Qua đó, vận dụng kiến thức vào hoạt động khám, chữa bệnh tại địa phương, giúp người bệnh được tiếp cận và sử dụng phương pháp tán sỏi mật qua da bằng laser an toàn, hiệu quả, giúp giảm chi phí, giảm thời gian điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

HỘI THẢO KHOA HỌC “BIẾN CHỨNG TRONG LỌC MÁU VÀ CÁCH XỬ LÝ”

Nhằm tạo diễn đàn để nhân viên y tế tại Lạng Sơn gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành trong lọc máu, ngày 31/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Biến chứng lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn”. Báo cáo viên là Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Thận Tiết niệu – Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai. [[{"fid":"4424","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khi chức năng hoạt động của thận bị suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng. Một số trường hợp người bệnh phải chạy thận nhân tạo để thay thế chức năng của thận bình thường, tuy nhiên có thể có những biến chứng xảy ra khi chạy thận nhân tạo cần lưu ý như tụt huyết áp, chuột rút, nôn và buồn nôn, nhức đầu, đau ngực và đau lưng, ngứa... Các biến chứng xảy ra có thể làm tăng tỉ lệ tử vong ở người chạy thận nhân tạo, do vậy việc phát hiện và xử trí sớm các biến chứng này là vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh. [[{"fid":"4425","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại hội thảo, các bác sĩ, điều dưỡng BVĐK và các TTYT huyện, thành phố đã được cập nhật kiến thức mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân suy thận mạn tính, giúp nhân viên y tế tại Lạng Sơn được thảo luận, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành trong lọc máu. Qua đó, góp phần nâng cao công tác khám và điều trị, lọc máu cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, hạn chế các biến chứng xảy ra, giúp cải thiện kết quả, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

HỘI CHẨN VỚI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HỮU LŨNG QUA HỆ THỐNG KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA

Sáng 29/7/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, hội chẩn trực tiếp ca bệnh với Trung tâm y tế (TTYT) huyện Hữu Lũng. Dự thính có điểm cầu tại các TTYT của 10 huyện, thành phố. Trong chương trình, các bác sĩ của Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng đã xin ý kiến hội chẩn từ các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) về trường hợp bệnh nhân nam (11 tuổi ở xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng). Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ trở về từ nơi có dịch sốt xuất huyết lưu hành. Bệnh nhân có sốt trước khi vào viện 3 ngày, tại TTYT huyện Hữu Lũng sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, test Dengue cho kết quả dương tính. bệnh nhân được chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue, đã được dùng thuốc, bù dịch và hồi sức tại TTYT huyện Hữu Lũng, sau 1 ngày điều trị tại TTYT Hữu Lũng, gia đình xin chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị tiếp. [[{"fid":"4421","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sau khi nghe báo cáo và xem bệnh án, các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, các bác sĩ BVĐK đã đưa ra ý kiến đối với từng chuyên khoa Truyền nhiễm, Hồi sức – Cấp cứu, Nhi khoa và Hoá sinh - Vi sinh cùng TTYT huyện Hữu Lũng thảo luận về nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị, sử dụng thuốc và truyền dịch cho người bệnh. Về cơ bản, TTYT Hữu Lũng đã có chẩn đoán, theo dõi, điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế và phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Ngoài ra, các câu hỏi của các bác sĩ tuyến dưới cũng đã được các bác sĩ BVĐK giải đáp cụ thể. [[{"fid":"4422","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại cuộc hội chẩn, các bác sĩ BVĐK tỉnh cũng đưa ra hướng dẫn cách tiếp cận, đánh giá, chẩn đoán và theo dõi, xử trí đối với các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue, chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị, qua đó, các ca bệnh tương tự sẽ được xử trí tốt ngay tại tuyến huyện, hạn chế tình trạng bệnh nhân chuyển tuyến, giảm quá tải cho tuyến trên. Bên cạnh đó, các bác sĩ tại tuyến huyện cũng sẽ tích lũy được kinh nghiệm, cập nhật phác đồ, phương pháp điều trị, nâng cao trình độ chuyên môn và hiệu quả điều trị cho người bệnh để chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện đảm bảo tiếp nhận bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trên địa bàn.

HOẠT ĐỘNG TRI ÂN NHÂN DỊP 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH – LIỆT SĨ

Nhân dịp 75 năm Ngày Thương binh – liệt sĩ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức các hoạt động tưởng nhớ và tri ân các thương binh, liệt sĩ. [[{"fid":"4417","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"4418","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sáng 27/7/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức gặp mặt, tri ân viên chức, người lao động là thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đang công tác tại Bệnh viện. Đại diện lãnh đạo Bệnh viện cũng đã đến thăm hỏi và tặng quà các bệnh nhân là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đang điều trị tại Bệnh viện. Đây là dịp để cán bộ, nhân viên Bệnh viện tri ân tới các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cho cuộc sống hòa bình hôm nay; góp phần động viên nhân viên trong Bệnh viện tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, noi gương thế hệ đi trước để thực hiện tốt hơn nữa sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. [[{"fid":"4419","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chiều cùng ngày, Bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện cùng đại diện các khoa, phòng đã tới thăm và thắp hương tưởng nhớ 2 liệt sĩ từng công tác tại BVĐK tại gia đình bác sĩ Nguyễn Thị Thủy và lái xe Lê Văn Thuận. Riêng Y tá Nguyễn Thị Sâm do cách trở địa lý, Bệnh viện đã gửi điện hoa và quà thắp hương liệt sĩ tại tỉnh Hải Dương. Ba liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong chiến tranh Biên giới bảo vệ Tổ quốc tháng 2/1979 khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Đây là hoạt động thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” với những đóng góp, hi sinh của những bậc tiền bối cho sự nghiệp giành độc lập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC BỆNH VIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2022

Chiều 26/7/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức hội nghị sơ kết công tác Bệnh viện 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. [[{"fid":"4409","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Trong 6 tháng đầu năm 2022, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Nhưng nhờ sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể viên chức, người lao động, các mặt hoạt động của Bệnh viện tiếp tục đạt được nhiều thành tựu. Trong 6 tháng đầu năm, Bệnh viện đã điều chỉnh hoạt động khám chữa bệnh thông thường, thay đổi phù hợp, thích ứng an toàn, linh hoạt để vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh vừa đảm bảo công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Từ cuối tháng 4, ngay khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, Bệnh viện đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đưa hoạt động khám chữa bệnh về trạng thái bình thường mới, các hoạt động nâng cao chất lượng khám bệnh, hiệu quả điều trị và các giải pháp giảm bớt tối đa thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác khám, chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viện tiếp tục thực hiện hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật với các bệnh viện trung ương, tiếp tục thực hiện Đề án thuê chuyên gia, phát triển nhiều kỹ thuật hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế tình trạng chuyển tuyến điều trị giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người bệnh. Kết quả khảo sát tỷ lệ hài lòng người bệnh nội trú 6 tháng đầu năm đạt 96,81%, hài lòng người bệnh ngoại trú đạt 95,9%. Trong 6 tháng đầu năm 2022, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 kéo dài, Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đối với việc thu dung và điều trị bệnh nhân khác nên việc thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn còn thấp so với Quyết định giao chỉ tiêu của Sở Y tế. Khắc phục những khó khăn còn tồn tại, phát huy những kết quả đạt được, trong 6 tháng cuối năm 2022, BVĐK sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả, quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng, khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị của Bệnh viện, tiếp tục thực hiện Đề án chuyển đổi mô hình quản lý Bệnh viện theo hướng tự chủ toàn bộ đúng lộ trình, thực hiện hiệu quả Đề án thuê chuyên gia, xây dựng và triển khai thực hiện Đề án khám chữa bệnh theo yêu cầu, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trương Quý Trường – Giám đốc Bệnh viện biểu dương những thành tích mà viên chức, người lao động Bệnh viện đã đạt được dù trong 6 tháng đầu năm 2022 còn gặp nhiều khó khăn. Đồng chí nhấn mạnh trong thời gian tới, Bệnh viện cần tiếp tục chú trọng phát triển kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tiếp tục thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Đồng chí Giám đốc mong muốn tập thể viên chức, người lao động Bệnh viện tiếp tục nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng để cùng khắc phục những khó khăn tồn tại, yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. [[{"fid":"4407","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Trong chương trình, Bệnh viện đã tổ chức ký cam kết thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã trao tặng Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 11 khoa, phòng; 4 tập thể và 2 cá nhân vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. 5 cá nhân là các bác sĩ, điều dưỡng được trao tặng Bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh. Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã trao tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 3 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Công an tỉnh Lạng Sơn đã trao tặng giấy khen về phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc cho Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện, tặng giấy khen cho 3 cá nhân đã có thành tích đột xuất trong công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Trại Tạm giam, Công an tỉnh năm 2022. Sở Y tế cũng đã tặng giấy khen cho 1 tập thể và 53 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022. [[{"fid":"4410","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4411","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4412","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4413","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4414","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4415","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]]

CẢNH BÁO: TỰ SỬ DỤNG THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG, NHIỀU NGƯỜI BỆNH BỊ HOẠI TỬ NẶNG NỀ

Thời gian gần đây, khoa Chấn thương – Bỏng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng, viêm hoại tử vết thương do tự sử dụng các loại thuốc nam điều trị tại nhà. Trong đó có những trường hợp bệnh nhân bị hoại tử nặng nề, để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc chỉ vì tin vào lời mách, tin đồn. Bệnh nhân H.T.L (44 tuổi, ở TP Lạng Sơn) bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người nhiều năm nay. Nghe theo lời mách, bệnh nhân mời một người thầy lang đến nhà điều trị cho mình bằng thuốc nam. Trong khi xông lá, bệnh nhân không may bị bỏng nước sôi nhưng thay vì đến cơ sở y tế điều trị vết bỏng, bệnh nhân tiếp tục tin tưởng thầy lang, đắp các loại lá cây và lông nhím để điều trị bỏng. Sau 1 tuần đắp thuốc nam, vết bỏng của Bệnh nhân L càng loét rộng, nóng rát, sưng nề tấy đỏ nên Bệnh nhân L mới vào Bệnh viện điều trị. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng. Do vết bỏng khuyết da rộng, khó liền nên bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật cắt lọc tổ chức viêm hoại tử sau đó thực hiện kỹ thuật ghép da (lấy da vùng đùi ghép vào vết bỏng khuyết da). Hiện nay vết thương của bệnh nhân tiến triển tốt, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"4395","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân L bị nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng, đã thực hiện ghép da Chỉ trong vòng 1 tháng qua, khoa Chấn thương – Bỏng BVĐK đã tiếp nhận điều trị cho 12 bệnh nhân nhiễm trùng, viêm hoại tử vết thương do đắp thuốc nam. Trong đó, nhiều bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật ghép da; có ít nhất 3 bệnh nhân bị viêm hoại tử xương rất nặng nề, gây ảnh hưởng đến vận động, thậm chí có thể tàn phế. Bệnh nhân P.V.K (16 tuổi, ở Cao Lộc, Lạng Sơn) vào viện do xuất hiện vết loét, chảy dịch sau khi phẫu thuật kết hợp xương đùi. Cách đây khoảng 7 tháng, bệnh nhân gặp chấn thương, đã phẫu thuật kết hợp xương đùi trái. Sau khi xuất viện, gia đình bệnh nhân nghe theo lời mách của người quen lấy thuốc nam đắp vào vết mổ để xương mau liền. Tuy nhiên sau khoảng 1 tuần đắp thuốc, vết mổ của bệnh nhân càng loét rộng, chảy dịch nên mới được đưa đến Bệnh viện. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy bệnh nhân bị viêm hoại tử xương đùi trái, đây là một tổn thương vô cùng nặng nề đối với bệnh nhân. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật tháo phương tiện kết hợp xương và nạo viêm xương sau đó tiếp tục cố định lại xương bằng khung ngoại vi cho bệnh nhân. Do phần xương hoại tử phải loại bỏ nhiều nên sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình liền xương sau phẫu thuật của người bệnh, gây ảnh hưởng đến vận động, thậm chí có thể gây tàn phế. Sau khi hồi phục sức khoẻ, bệnh nhân sẽ phải tiếp tục thực hiện phẫu thuật ghép xương mới có cơ hội đi lại được. Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về việc người dân tự sử dụng thuốc nam đắp vào vết thương để chữa trị theo mẹo dân gian dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp lựa chọn tin vào lời mách, tin đồn, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự điều trị các vết thương tại nhà khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là đối với những trường hợp điều trị bằng các phương pháp dân gian như đắp lá. Đây là những phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể khiến cho tình trạng trầm trọng hơn. Khi gặp các chấn thương hãy đến Bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Trang