CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ KHI GIAO MÙA, CHA MẸ CẦN CHÚ Ý

Thời điểm giao mùa nóng ẩm và thời tiết thay đổi thất thường nên có rất nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp trên nếu không phòng và điều trị đúng thì rất dễ chuyển thành viêm đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm tiểu phế quản). Viêm mũi dị ứng Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa bé dễ bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt những bé có cơ địa mẫn cảm. Trẻ viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có màu vàng hoặc xanh khi đó là đã bị bội nhiễm vi khuẩn), có bé bị nghẹt mũi. Nặng hơn, bé bị khó thở, ù tai. Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà. Tránh các loại hoá chất xịt phòng hoặc phấn hoa Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối cho bé. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc. Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Dạy bé cách đánh răng ngày 2 lần là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy. Giữ ấm cơ thể bằng chăn mỏng khi nằm điều hoà và không để bé bị nóng quá lúc trời ấm lên. [[{"fid":"1985","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"183","width":"275","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Cảm/cúm Cảm do vi rút gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do vi rút. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh. Khi bé bị cảm thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi… nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp. Để phòng tránh cảm cúm phụ huynh cần mặc ấm cho trẻ, chú ý phần cổ, tay, chân Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao để có cơ hội hít thở không khí trong lành, tăng cường trao đổi chất. Giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc. Đối với trẻ những tháng đầu đời thì hãy cho con bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín. Chú ý tới giấc ngủ của trẻ. Hãy đảm bảo trẻ ngủ trong môi trường thoáng gió và thoải mái. Viêm họng cấp Bệnh viêm họng cấp thường xảy ra vào mùa đông hoặc mùa hè do trẻ uống nước đá nhiều và ăn kem. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Để phòng tránh viêm họng cấp ở trẻ cần chú ý vệ sinh mũi họng như: rửa mũi, đánh răng, súc miệng nước muối ấm. Giữ ấm vùng cổ khi nằm điều hoà. Có thể cho trẻ lớn uống các thảo dược giúp sát khuẩn và tăng sức đề kháng như mật ong chanh đào. Tránh cho trẻ uống nước đá và kem quá lạnh.   Theo Sức khỏe và đời sống

RỬA TAY ĐÚNG CÁCH GIÚP PHÒNG BỆNH

Rửa tay với xà phòng ai cũng tưởng đơn giản, nhưng nếu rửa không đúng cách, không đúng thời điểm thì tay vẫn không sạch, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh... Rửa tay đúng cách với xà phòng Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rửa tay được coi là liều vắc-xin tự chế rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn cho biết, các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng. Theo đó, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn, virut gây bệnh tiêu chảy - bệnh đã làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp giảm 35-47% nguy cơ các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn... Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động Phong trào vệ sinh yêu nước trong đó có triển khai rửa tay với xà phòng tại bệnh viện và cộng đồng. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng. Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây. Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm virut cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm... [[{"fid":"1973","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 532px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Vệ sinh tay bằng xà phòng và nước hoặc chà tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn cần thực hiện theo kỹ thuật 6 bước: - Bước 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau. - Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại. - Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón. - Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay). - Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái). - Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Cách bảo quản xà phòng rửa tay Xà phòng thường có nhiều dạng khác nhau: dạng bánh, dạng dung dịch hoặc dạng bột. Mặc dù đã được bổ sung chất dưỡng da và được điều chế ở pH trung tính, rửa tay bằng nước và xà phòng thường vẫn có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như viêm da kích ứng hoặc khô da. Trực khuẩn gram (-) và các vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển khi xà phòng không được bảo quản đúng cách. Để bảo quản xà phòng khỏi nhiễm khuẩn, nếu để hở ra môi trường bên ngoài, cần để xà phòng ở nơi khô ráo, có nắp và lỗ thoát nước để xà phòng luôn sạch sẽ.   Theo Sức khỏe và đời sống

THẬN TRỌNG KHI TRUYỀN DỊCH

Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần hoạt chất ở những nồng độ khác nhau. Vì sao phải truyền dịch? Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần hoạt chất ở những nồng độ khác nhau, có thể ở dạng ưu trương hoặc đẳng trương với các chất tương ứng có trong máu. Một số dạng dịch truyền có khá đầy đủ các vi chất và được dùng thay thế huyết tương hoặc bổ sung vitamin, acid amin trong một số trường hợp cần thiết cung cấp chất dinh dưỡng trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hoá. Khi hàm lượng glucose hoặc các chất điện giải trong máu thấp hơn mức cho phép, thầy thuốc sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để quyết định có truyền dịch hay không. Trong một số trường hợp phải truyền dịch ngay cho bệnh nhân như khi người bệnh bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật... Đó là do tác dụng quan trọng của dịch truyền khi sử dụng đúng chủng loại, đúng lúc, đúng quy định và có sự theo dõi giám sát chặt chẽ nhằm mục đích để nâng huyết áp cơ thể, cân bằng các chất điện giải khi người bệnh bị mất máu, mất nước do chấn thương, tai nạn, do phẫu thuật, do tiêu chảy, nôn mửa kéo dài, do bị bỏng, do các trường hợp bị mất nhiều mồ hôi trong điều kiện quá nóng bức... Truyền dịch khi cần thiết còn có tác dụng giải các chất độc trong cơ thể khi bị ngộ độc do thuốc, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn cấp tính, giúp tăng bài tiết nước tiểu. Một số dạng dung dịch tiêm truyền còn dùng làm dung môi hòa tan một số thuốc tiêm, nhất là thuốc kháng sinh. Tùy theo tình trạng cơ thể bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ cho truyền loại dịch nào. [[{"fid":"1964","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Những nguy cơ chết người khi truyền dịch Khi truyền dịch cho bệnh nhân trong bất cứ trường hợp nào cũng cần phải lưu ý nguy cơ bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ (SPV). Sốc có thể xảy ra tức thì hoặc trong/ngay sau khi tiêm. Biểu hiện là bệnh nhân bắt đầu thấy rét run đột ngột, sốt, nhiệt độ cơ thể có thể lên 39 - 40oC hoặc cao hơn, mạch nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở, nhịp thở nhanh và nông, bệnh nhân lo lắng bồn chồn, vật vã... Nếu không xử trí kịp thời bệnh nhân có thể sẽ tử vong rất nhanh. Nguyên nhân gây SPV do có chất gây sốt (chí nhiệt tố) trong dịch truyền, hoặc do dụng cụ tiêm truyền không bảo đảm vô trùng, tốc độ truyền quá nhanh. Đôi khi do cơ địa bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng thuốc. Dù nguyên nhân nào cũng phải ngừng tiêm truyền ngay và dùng thuốc cấp cứu sốc phản vệ theo quy định của ngành y tế. Chính vì tai biến nguy hiểm này mà cần cảnh báo đến tất cả mọi người không nên truyền dịch tại nhà vì không có người theo dõi đầy đủ, không có thuốc và phương tiện cấp cứu chống sốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, việc lạm dụng truyền dịch khi chưa thực sự cần thiết còn đưa đến những nguy hiểm khôn lường như nhiễm trùng máu, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là với người vốn có bệnh tim mạch). Khi đưa vào cơ thể một lượng không cần thiết dịch truyền dẫn đến sự dư thừa, rối loạn điện giải khiến người bệnh mệt mỏi, nôn nao, tăng nhịp tim bất thường. Nếu truyền dịch kéo dài dẫn đến dung mao của ruột thoái hoá, khiến thức ăn hấp thu kém, gây thiếu hụt các yếu tố vi lượng. Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền như chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực... Đối với trường hợp nếu lượng dịch truyền quá nhiều, cơ thể lại bị mất nước ưu trương, sẽ bị teo tế bào não rất nguy hiểm. Thận trọng khi truyền dịch Hiện nay đã có nhiều tai biến do truyền dịch gây ra, nhất là khi truyền dịch với mục đích bồi bổ cơ thể, đẹp da, bù nước... Nhiều thầy thuốc cũng rất sính dùng các loại đạm thủy phân (acid amin, lipofuldin), các loại dịch truyền bổ sung vitamin (vitaplex) để truyền cho bệnh nhân, vừa tốn tiền và nhiều khi không cần thiết. Điều cần cảnh báo là truyền dịch tuy là một thủ thuật y tế rất thông dụng, có thể thực hiện tại các trạm y tế, nhưng không an toàn tuyệt đối như nhiều người lầm tưởng. Trái lại, nó có rất nhiều nguy cơ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không phải ai cũng truyền dịch được và không phải lúc nào truyền dịch cũng là lựa chọn hàng đầu. Nguy cơ lây nhiễm các bệnh như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C là rất cao qua con đường truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Cần rất thận trọng đối với bệnh nhân lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, bệnh nhân tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải. Việc truyền dịch để hạ sốt trẻ em cần phải cân nhắc kỹ. Trước khi truyền dịch, người bệnh phải khám, làm xét nghiệm, xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Nếu người bệnh bị mất nước mà vẫn ăn uống được thì không nên truyền dịch, tốt nhất bổ sung bằng đường ăn uống những thức ăn mềm, có nước như súp, cháo, sữa, nước hoa quả, oresol, vitamin C (sủi)... Vì thế, tuy dịch truyền và truyền dịch là một thủ thuật cấp cứu khá phổ biến nhưng cũng cần phải rất thận trọng và chỉ được thực hiện ở cơ sở y tế đủ điều kiện, được phép và do bác sĩ chỉ định liều lượng truyền, tốc độ truyền cho phù hợp để tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra, nhất là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi.   Theo Sức khỏe và đời sống

SỐT XUẤT HUYẾT VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI CHỮA TRỊ

Hàng năm, cứ vào mùa mưa ẩm (tháng 4 - tháng 11) là dịch sốt xuất huyết lại bùng phát. Khoảng thời gian đỉnh điểm của dịch (tháng 7 - tháng 10). Hàng năm, cứ vào mùa mưa ẩm (tháng 4 - tháng 11) là dịch sốt xuất huyết lại bùng phát. Khoảng thời gian đỉnh điểm của dịch (tháng 7 - tháng 10), khoa truyền nhiễm của hầu hết các bệnh viện đều trở nên quá tải vì số ca nhập viện tăng vọt. Đây là một bệnh lý đã có phác đồ điều trị rõ ràng, song do chủ quan hoặc tự điều trị tại nhà không đúng cách nên tỉ lệ bệnh nhân nhập viện quá muộn dẫn tới tử vong khá cao. Hiểu đúng về bệnh sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là tên gọi bệnh lý do virut Dengue gây ra. Bệnh lây lan qua vector truyền nhiễm chính là muỗi vằn Aedes aegypti, một phần nhỏ do loài muỗi cùng họ Aedes albopictus. Trong vòng 4-5 ngày, tối đa 12 ngày sau khi bị muỗi mang virut đốt, bệnh nhân biểu hiện những triệu chứng đầu tiên. Thông thường, triệu chứng bệnh nhân gặp phải bao gồm: sốt cao đột ngột (39- 400C), đau đầu dữ dội, đặc biệt đau sau hố mắt, đau cơ, khớp, kèm theo đó là buồn nôn, nôn, sưng hạch. Những triệu chứng này không điển hình và dễ nhầm lẫn với triệu chứng khi nhiễm nhiều loài virut khác. Sau thời điểm bắt đầu có cơn sốt 2-3 ngày, bệnh nhân có thể có dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng. Xuất huyết ngoài da (nốt, chấm, mảng xuất huyết), chảy máu chân răng, chảy máu cam... chỉ là những dấu hiệu xuất huyết nhẹ. Có một cách đơn giản để phân biệt nốt xuất huyết với nốt muỗi đốt là dùng hai ngón tay kéo căng vùng da có nốt. Nốt xuất huyết sẽ không bị mất đi, trong khi nốt muỗi đốt sẽ biến mất và xuất hiện lại khi buông ngón tay. Xuất huyết tạng cùng với những biểu hiện của hội chứng sốc, trụy tim mạch cho thấy dấu hiệu tăng nặng của bệnh như: đau bụng, đau tức vùng gan, nôn mửa liên tục, nôn ra máu, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, chân tay lạnh, người vật vã, hoảng hốt... nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do virut Dengue có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, không tạo được miễn dịch chéo, nên trong đời, một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần. Vì người mắc bệnh chỉ có miễn dịch với chủng virut mình đã mắc mà không được đề kháng với 3 chủng còn lại. [[{"fid":"1962","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1116","width":"1600","style":"width: 500px; height: 349px;","class":"media-element file-default"}}]] Một số lưu ý khi điều trị Hiện tại, do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh sốt xuất huyết vẫn là điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Người bị sốt xuất huyết nhẹ có thể nghỉ ngơi và được chăm sóc tại nhà. Bệnh nhân nên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, bù nước, điện giải bằng đường uống từ nước đun sôi, sữa, dung dịch oresol, nước trái cây... Người nhà cần chú ý chăm sóc, theo dõi bệnh nhân lúc sốt cao và ngay khi có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết hoặc diễn biến tăng nặng của bệnh phải kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu. Thuốc hạ sốt an toàn nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết là paracetamol dạng đơn độc, liều dùng tùy theo lứa tuổi. Liều dùng thông thường là từ 325- 650mg, cứ 4- 6 giờ một lần, không quá 4g một ngày. Liều tương đối theo lứa tuổi như sau: trẻ em < 3 tháng tuổi: 40mg; trẻ 4-11 tháng tuổi: 80mg; trẻ 1- 2 tuổi: 120mg; trẻ 2- 3 tuổi: 160mg; trẻ 4- 5 tuổi: 240mg; trẻ 6- 8 tuổi: 320mg; trẻ 9-10 tuổi: 400mg; trẻ 11 tuổi: 480mg (trung bình 10-15mg/kg thể trọng). Những thuốc giảm đau hạ sốt nhóm giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) khác như ibuprofen, naproxen, diclofenac, acid mefenamic, aspirin... do có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, khi uống gây nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết tạng nặng hơn nên không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Việc dùng kháng sinh với bệnh nhân sốt xuất huyết là điều hoàn toàn không cần thiết. Lý do bởi sốt xuất huyết là bệnh do virut gây ra, trong khi các kháng sinh chỉ có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn. Dùng kháng sinh không đúng cách ở bệnh nhân sốt xuất huyết thậm chí có thể làm tăng độc tính trên gan, thận, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng người bệnh. Một điều cần lưu ý khác nữa là không nên cạo gió cho bệnh nhân theo phương pháp dân gian vì cạo gió dùng lực và dầu nóng làm tổn thương cơ và giãn mạch sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân do có thể làm cho tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.   Theo Sức khỏe và đời sống

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG GIÚP GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ

Việc duy trì chế độ ăn đúng đóng vai trò chìa khóa trong việc làm giảm nguy cơ ung thư. Dưới đây là những lời khuyên trong chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư. Mặc dù chưa ai biết nguyên nhân chính xác của ung thư, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lớn các trường hợp tử vong vì ung thư có liên quan tới những lựa chọn lối sống. Cũng giống như hút thuốc, uống rượu và thiếu luyện tập có thể ảnh hưởng tới sức khỏe chung, việc duy trì chế độ ăn đúng đóng vai trò chìa khóa trong việc làm giảm nguy cơ ung thư. Dưới đây là những lời khuyên trong chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư: [[{"fid":"1956","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"353","width":"655","style":"width: 500px; height: 269px;","class":"media-element file-default"}}]] 1. Ăn thực phẩm tươi mới Ăn nhiều những thực phẩm từ thực vật như hoa quả, rau, ngũ cốc toàn phần, các loại hạt, đậu vv… Bắt đầu ngày mới với hoa quả và các loại hạt. Ăn sáng bằng ngũ cốc. Ăn một khẩu phần lớn sa lát các loại rau như rau diếp, cà chua, dưa chuột trước bữa trưa và trước bữa tối. Ăn nhẹ bằng hoa quả và các loại hạt (hạt hướng dương, hạt lanh, hạnh nhân, quả óc chó)…Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn ít hoa quả và rau xanh có nguy cơ gấp hai lần bị ung thư so với những người ăn lượng vừa phải hoa quả và rau. Hoa quả đặc biệt giúp bảo vệ chống loại các loại ung thư thực quản, thanh quản và ung thư liên quan đến khoang miệng. Bằng chứng chỉ ra rằng ăn nhiều hoa quả và rau có thể bảo vệ hiệu quả chống lại ung thư tuyến tụy, dạ dày, đại trực tràng, bàng quang, cổ tử ung, buồng trứng và nội mạc tử cung. 2. Tăng cường hấp thu chất xơ Chất xơ là thành phần chính làm giảm nguy cơ ung thư. Tất cả những thực phẩm từ thực vật giàu chất xơ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và loại bỏ những chất gây ung thư ra khỏi đường ruột trước khi chúng kịp gây hại cho bạn. Bạn có thể bổ sung chất xơ trong chế độ ăn bằng cách thay thế gạo trắng bằng gạo nâu, ăn hoa quả cả vỏ, lựa chọn bỏng ngô thay vì khoai tây chiên. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hấp thu chất xơ từ chế độ ăn có liên quan tỉ lệ nghịch với nguy cơ ung thư. 3. Tránh thực phẩm chế biến sẵn Càng ăn những thực phẩm dưới dạng nguyên chất, hiệu quả bảo vệ cơ thể càng cao. Ví dụ, thay vì nước nước ép cam, hãy bóc vỏ và ăn cả quả cam. 4. Giảm thịt đỏ và sữa béo nguyên chất Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn kiêng giảm 50% nguy cơ ung thư so với những người ăn thịt. Điều này là vì thịt và sữa thiếu chất xơ, chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có đặc tính bảo vệ chống ung thư và nhiều chất béo bão hòa có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư. Nhưng bạn không nên loại bỏ thịt hoàn toàn khỏi chế độ ăn mà chỉ nên hạn chế. Chọn cá hoặc thịt gà nạc vì chúng chứa ít chất béo, tránh thịt chế biến sẵn như xúc xích. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do nitrosamin có trong chúng. 5. Lựa chọn chất béo một cách thông minh Các chất béo no và chất béo trans gây hại cho sức khỏe vì vậy hãy hạn chế chúng. Chất béo no (chất béo xấu) có trong bơ, trứng, sữa nguyên kem và thịt đỏ, chất béo trans có trong thực phẩm chế biến và đồ ăn vặt như bánh mì kẹp thịt, pizza. Mặt khác, các chất béo không no (chất béo tốt như MUFA và PUFA được tìm thấy trong các loại dầu dạng lỏng như dầu oliu… Các nguồn chất béo không no khác là quả bơ, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân. Ngoài ra, tập trung vào axit béo omega-3 để giúp chống viêm và hỗ trợ sức khỏe não và tim. Những nguồn axit béo omega-3 phong phú gồm cá hồi, cá ngừ và hạt lanh. Bạn có thể ăn cá 1 hoặc 2 lần mỗi tuần, cùng với bổ sung hạt lanh vào món sa lát, tránh thực phẩm chiên, kiểm tra thành phần chất béo xấu trên nhãn mác thực phẩm. Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo có liên quan tới nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng, với chất béo no được cho là đặc biệt có liên quan. Trong khi đó, đối với ung thư vú, hàm lượng chất béo toàn phần trong cơ thể là một yếu tố nguy cơ. Vì vậy, cần cắt giảm lượng chất béo. 6. Lựa chọn thực phẩm chống ung thư Hệ miễn dịch cần khỏe mạnh để chống lại những tác nhân gây ung thư. Bạn cần ăn những thực phẩm nhiều màu sắc với các chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E và selen) và các hóa chất thực vật giúp tăng cường miễn dịch và chống lại bệnh tật. Những thực phẩm như cà chua, súp lơ xanh, các loại rau lá xanh sẫm, nho, nam việt quất, cà rốt, bắp cải, tỏi, hành, nho, việt quất, ớt, các sản phẩm đậu nành như đậu phụ. Trà xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vì thế thay vì uống trà đen, hãy uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày. 7. Uống nhiều nước Tăn cường hấp thu nước giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và bổ sung dinh dưỡng để tiêu diệt và ngăn ngừa các tế bào ung thư nhân lên. Tránh các đồ uống có đường như cola, nước ép trái cây vì chúng làm tăng tình trạng viêm và nguy cơ phát triển ung thư. 8. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến Rửa sạch rau và hoa quả bằng bàn chải để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu. Ăn sống càng nhiều càng tốt, điều này sẽ giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng. Luộc rau với ít nước. Tránh đun dầu quá nóng vì nó có thể trở thành chất gây ung thư. 9. Duy trì những thói quen nấu ăn lành mạnh Thay vì chiên, xào, hãy lựa chọn những cách chế biến lành mạnh như bỏ lò, luộc, hấp. Ngoài ra, bảo quản dầu ăn ở nơi tối, mát để tránh giảm mùi vị. Sử dụng lò vi sóng thân thiện với chất lượng tốt để phòng ngừa tương tác vật liệu nhựa với thực phẩm. 10.  Tránh ăn thực phẩm ôi, thiu Tránh những thực phầm ôi thiu, ẩm mốc vì chúng có khả năng chứa aflatoxin, một chất gây ung thư mạnh. Các loại hạt sẽ tươi lâu hơn nếu để trong tủ lạnh hoặc tủ đá.   Theo Sức khỏe và đời sống

ĐỘT QUỴ NÃO: CẦN XỬ TRÍ SỚM VÀ ĐÚNG CÁCH

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là vấn đề thời sự của các nước đang phát triển. Đây là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong cao. Trên thế giới, tử vong do đột quỵ não (ĐQN) đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội… do chi phí điều trị quá lớn; đầu tư thời gian, tiền của cũng như đòi hỏi về kỹ thuật y học cao; khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên... [[{"fid":"1950","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 420px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nhận biết dấu hiệu sớm để cấp cứu kịp thời Các dấu hiệu của đột quỵ não bao gồm: đột ngột tê, yếu cơ mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể; đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói; đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên; đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác; đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân... Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3  - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao. Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh. Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình. Can thiệp yếu tố nguy cơ sẽ hạn chế được bệnh Tuy ĐQN là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng được khi chúng ta lưu tâm đến việc điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Các yếu tố nguy cơ của ĐQN không thể tác động bao gồm: tuổi, gen, dân tộc, di truyền và những yếu tố nguy cơ có thể tác động được như: bệnh tăng huyết áp động mạch, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, tăng lipid máu, hút thuốc lá... Bằng cách thay đổi lối sống tĩnh tại, ít vận động sang tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi, giảm cholesterol có hại, do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề sau: kiểm soát huyết áp; không hút thuốc; kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường, ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, hạn chế uống rượu… Một lời khuyên cho tất cả các bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như đã nói ở trên phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ĐQN cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất tránh suy nghĩ nhầm lẫn cho là cảm mạo, làm kéo dài thời gian quý giá can thiệp điều trị, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân. Điều trị đột quỵ não Mục đích của điều trị ĐQN là giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa mức độ tàn phế. Để đạt được tiêu chí trên, cần tuân theo các nguyên tắc chung là: điều trị cấp cứu và tối ưu hoá tình trạng thần kinh, hạn chế lan rộng ổ tổn thương; bảo đảm tưới máu não; phòng ngừa biến chứng; phục hồi chức năng và phòng ngừa tái phát. Đối với ĐQN có hai thể chính là chảy máu não và nhồi máu não. Điều trị đặc hiệu cho mỗi thể khác nhau nhưng phác đồ điều trị tổng hợp chung cho cả hai thể của ĐQN giống nhau: Điều trị tổng hợp: nhằm duy trì chức năng  sống, chống phù não. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm: kê đầu giường cao 25- 30 độ, hạn chế kích thích, hạn chế dịch truyền, tăng thông khí, phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu và dùng thuốc... Ngoài ra, cần chú ý duy trì đường máu hợp lý; lưu thông đường thở cho bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối - tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2-3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược; nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột. Điều trị đặc hiệu (chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não): bằng các thuốc tiêu huyết khối và điều trị dự phòng tái phát bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu. Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch, tiêu biểu là aspirin. Đây là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch, nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu. Dùng thuốc chống đông làm giảm cục máu đông và dùng thuốc điều trị tiêu cục huyết khối. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 4,5 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy, phòng tai biến chảy máu ồ ạt. Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh cũng được các nghiên cứu cho thấy có vài cơ chế cùng tồn tại song song, mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở mô bị rối loạn và có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến phá huỷ tế bào thứ phát; dùng các thuốc tăng dinh dưỡng thần kinh... Các kỹ thuật điều trị đột quỵ - dự phòng đột quỵ: kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da; giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch; nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp; điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại; kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ được thực hiện ở các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ các chuyên gia về thần kinh mạch máu có kinh nghiệm như Bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 115… Xử trí tại nhà như thế nào? Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lễ hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm đến tính mạng. Khi phát hiện bệnh nhân ĐQN, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị ĐQN, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân. Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ thì người nhà hoặc những người ở cạnh bệnh nhân cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Đối với người bị ĐQN, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không. Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của ĐQN, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.   Theo Sức khỏe và đời sống  

CÁCH PHÁT HIỆN VÀ NGĂN NGỪA LỒNG RUỘT Ở TRẺ

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3 - 5 trường hợp trên 1.000 trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi 5 - 9 tháng, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc chỉ vào khoảng 15% và tỷ lệ này càng giảm khi trẻ lớn lên. Thống kê cũng cho thấy trẻ em trai bị lồng ruột chiếm tới 70% và bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông xuân. [[{"fid":"1932","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"500","width":"500","style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"}}]] Nguyên nhân nào gây nên lồng ruột? Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Cho đến nay, có tới 90% các ca lồng ruột không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được cho là do các khối u, polyp của ruột. Các yếu tố này có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau. Viêm nhiễm của ruột cũng là một tác nhân thuận lợi cho lồng ruột xảy ra. Trong một số nghiên cứu, người ta đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột khá cao ở trẻ em bị nhiễm Rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ. Các yếu tố như tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân gây lồng ruột mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng. Bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng ruột và trẻ em nam là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột. Biểu hiện khi trẻ bị lồng ruột Khi trẻ bị lồng ruột có thể dễ dàng nhận thấy các biểu hiện bất thường như trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi. Các triệu chứng có thể dịu bớt trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại xuất hiện với mức độ nặng hơn: trẻ la hét, khóc thét từng cơn sau đó mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, dấu hiệu mất nước nặng cộng với các biểu hiện của nhiễm khuẩn nhiễm độc hoặc sốc do mất nước hay sốc nhiễm khuẩn. Những nguy cơ đối mặt khi bị lồng ruột Khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột khác sẽ dẫn tới tắc nghẽn, ứ trệ thức ăn phía trên khối lồng (hay hiện tượng tắc ruột, bán tắc ruột). Thêm nữa, các đoạn ruột luôn kèm theo là các mạch máu nuôi dưỡng nên khi lồng ruột xảy ra thì thường các mạch máu cũng bị tắc nghẽn theo. Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to, mạch máu bị ứ trệ làm đoạn ruột bị thiếu máu, quá trình viêm nhiễm, phù nề, hoại tử, xuất huyết sẽ xảy ra. Người ta thấy rằng trước 48 giờ, chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ, tỷ lệ này đã lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong. Cách nào phòng tránh? Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường như trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Các thầy thuốc chuyên khoa sẽ nhanh chóng thăm khám và làm thêm các chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ… để xác định chẩn đoán. Khi đã chắc chắn trẻ bị lồng ruột, các biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi hoặc barium và thậm chí bằng phẫu thuật sẽ được thực hiện. Đồng thời với các biện pháp này, trẻ có thể được bù thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng... Do nguyên nhân thực sự gây lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.   Theo Sức khỏe và đời sống

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH SÁN LỢN Ở NGƯỜI

Từ đầu năm 2019 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận điều trị 4 trường hợp bệnh nhân nhiễm sán lợn. Người bị nhiễm sán lợn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Sán lợn là gì? Sán lợn (sán dây lợn) là một bệnh nằm trong hệ thống các bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa động vật và người, trong đó, lợn mang ấu trùng sán lợn đóng vai trò là vật chủ trung gian truyền bệnh. Sán dây lợn gây bệnh lợn gạo, khi người ăn phải trứng hoặc ấu trùng sán lợn sẽ mắc bệnh và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân mắc bệnh sán lợn ở người Người mắc bệnh sán lợn do nguyên nhân chính là ăn phải thực phẩm, rau, quả, nước bị nhiễm trứng sán lợn, nhất là ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi hoặc ăn phải ấu trùng sán lợn có trong thịt lợn bị nhiễm sán, do ăn các loại thức ăn chưa được nấu chín (ăn tiết canh, nem chua, nem chạo…). [[{"fid":"1918","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"972","width":"964","style":"width: 500px; height: 504px;","class":"media-element file-default"}}]] Đường đi của sán lợn vào cơ thể người như thế nào? Khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh theo thực phẩm, rau quả, nước uống vào ruột non phát triển thành ấu trùng hoặc những người đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non. Những đốt sán già, rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị, tại đây, trứng từ các đốt già được giải phóng ra và đi xuống tá tràng (có hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng) và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, tổ chức não, cơ tim… phát triển thành nang ấu trùng sán. Thông thường, sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng, ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng, ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17-20x7-10 mm), còn được gọi là gạo lợn, trong nang gạo lợn có dịch màu trắng, mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc. Ấu trùng sán lợn có thể đi đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt, da và đặc biệt là não (chiếm 60-80% các trường hợp). Biểu hiện của bệnh sán lợn Người nhiễm bệnh sán lợn có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng gì suốt trong nhiều năm liền. Ở da có các nang nhỏ bằng hạt đỗ đường kính khoảng từ 5 - 10mm, đôi khi lớn hơn, thường nổi ở mặt trong cánh tay nhưng có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào và có tính cách đối xứng. Các nang thường không đau, di động trên nền sâu, lặn dưới da. Khi xuất hiện ở não được biểu hiện như u trong não gây nên nhiều triệu chứng như động kinh, rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, có thể bị liệt, thậm chí đột tử. Ở mắt, ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng gây giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt. Nếu nang ấu trùng ở cơ tim sẽ gây nên tim đập nhanh, rối loạn nhịp, có thể bị ngất. Để chẩn đoán bệnh sán lợn ở người, có thể chọc hút nang sán dưới da, xét nghiệm công thức máu, dịch não tủy (bạch cầu ái toan tăng), lấy máu làm phản ứng ELISA. Nếu có các biểu hiện thần kinh, cần chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) não. [[{"fid":"1919","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1200","width":"892","style":"width: 500px; height: 673px;","class":"media-element file-default"}}]] Cách phòng bệnh sán lợn - Thực hiện ăn chín, uống sôi. Sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh, sơ chế sạch trước khi nấu. - Không sử dụng thịt lợn mắc bệnh để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, nấu chưa chín kỹ; các loại nem chua, tiết canh; không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh,… - Vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. - Cần quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có nhiễm sán dây lợn. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. - Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không được phóng uế bừa bãi.

Trang