CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

CÁCH KHẮC PHỤC BIẾNG ĂN Ở TRẺ

Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tinh thần và thể chất của bé. Trẻ biếng ăn thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có biếng ăn do bệnh lý: Suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) sốt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…. Khi gặp nguyên nhân này các bà mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Biếng ăn do tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác "bị ép buộc" vào một khuôn khổ nào đó như: phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn, cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn: Cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn gây cho trẻ cảm giác chán ngán. Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn bã, lâu ngày dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng; cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2-3 tuổi; pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm xương, pha bột vào sữa… đều làm cho trẻ khó tiêu hóa. Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm cũng làm cho trẻ không nuốt được dẫn đến chán ăn. Phòng tránh biếng ăn cho trẻ: - Cần cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm (tròn 6 tháng tuổi). Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn. - Cho trẻ ăn vừa đủ số lượng và số bữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Khẩu phần của trẻ cần phù hợp với độ tuổi. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều làm trẻ quá no khiến trẻ khó chịu dẫn đến sợ ăn. Cần cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn để phòng tránh thừa hoặc thiếu vitamin, khoáng chất. - Để cho trẻ “được đói” bằng cách cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên bắt ép trẻ ăn, không quát mắng, dọa dẫm hay đánh trẻ. Cha mẹ hãy dừng bữa khi trẻ không còn muốn ăn thêm. - Hạn chế tối đa sự mất tập trung khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, chơi game hay đi rong.  Tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi cho trẻ ăn và sẵn sàng khen ngợi trẻ khi cần. [[{"fid":"2020","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 318px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nên làm gì khi trẻ biếng ăn? - Thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau. Hãy tôn trọng sở thích của bé bằng cách cho trẻ ăn món ăn trẻ thích. - Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt cá. Cho trẻ ăn lượng cân đối các dạng thức ăn. - Thường xuyên thay đổi cách chế biến để giúp trẻ ngon miệng. - Trang trí, chuẩn bị món ăn đẹp đẽ, hấp dẫn. Ví dụ như bát và thìa cho trẻ ăn có nhiều hình thù khác nhau giúp trẻ hứng thú khi ăn. - Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, cha mẹ đừng cố ép mà hãy thử vào khi khác. - Không nên cho trẻ ăn quà vặt như bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. - Bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút. - Cho trẻ ăn khi thấy trẻ đói, khi trẻ từ chối ăn không nên ép và cho trẻ thử ăn thức ăn khác (nếu phù hợp). Khen thức ăn ngon và tươi cười vui vẻ, khuyến khích trẻ thật nhiều để trẻ tự tin và thích thú với việc ăn. - Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn. - Hãy khen ngợi khi trẻ chịu ăn dù chỉ là một lượng thức ăn nhỏ.   Theo Sức khỏe và đời sống  

CÁCH XỬ TRÍ VÀ PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ

Nắng nóng oi bức của mùa hè khiến cho thực phẩm không bảo quản được lâu. Đây là thời điểm và điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn “tấn công”. Các thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều đạm như: thịt, cá, hải sản, sữa, trứng... nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc rất cao. Một thực tế đáng lo ngại nữa là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những nhà hàng, quán ăn sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là những người trực tiếp chế biến thức ăn nhưng lại thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, thức ăn đường phố nếu không có tủ kính che đậy cẩn thận thì khả năng nhiễm bụi, khí thải, côn trùng truyền bệnh là điều khó tránh khỏi và nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao. Dấu hiệu nhận biết Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên nhân do thực phẩm bị nhiễm khuẩn (từ vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm mốc...); bị nhiễm các chất hóa học (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia...); bị biến chất khi để quá lâu hoặc bản thân thực phẩm có chứa chất độc (cá nóc, gan cóc, nấm độc…). Ngộ độc cấp tính: Triệu chứng xảy ra sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm từ vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Có các biểu hiện: đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu hoa mắt, chóng mặt... Ngộ độc cấp tính thường do ăn phải các thức ăn có nhiễm vi sinh vật hay các loại hóa chất với lượng lớn. Ngộ độc mạn tính: thường không có các dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm, nhưng chất độc có trong thức ăn này sẽ tích lũy ở những bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa các chất, rối loạn hấp thụ gây nên suy nhược, mệt mỏi kéo dài hay các bệnh mạn tính khác, cũng có khi các chất độc gây biến đổi các tế bào và gây ung thư. Ngộ độc mạn tính thường do ăn phải các thức ăn ô nhiễm các chất hóa học liên tục trong thời gian dài. [[{"fid":"2015","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Rửa kỹ các loại rau quả dưới vòi nước chảy Cách sơ cấp cứu đúng Các trường hợp ngộ độc thực phẩm nên được tiến hành sơ cứu sớm, ngay sau khi thấy các biểu hiện. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng. Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể uống nước điện giải để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân. Trường hợp nặng cần đi khám bác sĩ để điều trị. Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc và chuyển bệnh nhân lên bệnh viện gần nhất. Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Sau đó, cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp. Phòng tránh hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm Lựa chọn thực phẩm đáng tin cậy bằng cách khi mua thịt lợn hoặc thịt bò, chị em nên chọn khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi, ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính, màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu. Đặc biệt nên chọn ở các cửa hàng có uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với cá, tốt nhất là chọn cá còn đang quẫy nước. Nếu cá chết, cần chọn cá còn nhớt bóng, mắt cá trong, vảy cá không bị rời, mang cá hồng, ấn ngón tay vào thịt cá không để lại vết lõm. Các loại rau nên chọn mua tại nơi uy tín, hoa quả tươi phải đúng mùa vụ, còn cuống và lá xanh. Thực phẩm chế biến sẵn nên mua ở những cửa hàng có uy tín, đồ hộp nên mua đồ hạn sử dụng còn dài, ghi rõ nhà sản xuất, nước sản xuất, vỏ không móp méo, không phồng, không rỉ sét. Cần phải ăn chín uống sôi, thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, chần nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Vệ sinh dụng cụ chế biến như dao, kéo, thớt... Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, hạn chế ăn sống. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín. Bảo quản đúng cách Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay, không để quá 2 tiếng. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh bằng các hộp, hoặc giấy nilon bảo quản, khi ăn phải hâm kỹ lại. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín. Thực phẩm phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt, cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, nhằm tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín thành các túi riêng. Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên, nếu không tủ lạnh lại là nơi phát sinh bệnh tật. Tránh để tồn đọng quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh, gây quá tải cho tủ lạnh khiến nhiệt độ lạnh không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, trước và sau khi chế biến cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu ăn. Theo Sức khỏe và đời sống  

HỘI CHỨNG BONG VẨY DA DO TỤ CẦU

Hội chứng bong vẩy da do tụ cầu là bệnh nhiễm trùng da cấp tính gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gây ra mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong cao. [[{"fid":"2010","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"451","width":"597","style":"width: 500px; height: 378px;","class":"media-element file-default"}}]] Trẻ sơ sinh mắc hội chứng bong vảy da do tụ cầu Nguyên nhân Hội chứng bong vẩy da do tụ cầu là bệnh nhiễm trùng da cấp tính do ngoại độc tố của tụ cầu vàng nhóm 2. Ngoại độc tố này gây tách lớp thượng bì da  làmthành bọng nước. Bệnh có thể khu trú hoặc lan khắp cơ thể. Bệnh thưởng gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do hệ thống miễn dịch, khả năng chống độc tố của trẻ chưa hoàn chỉnh. Trường hợp nặng, hoặc các rối loạn khác. Biến chứng gặp ở trẻ nhỏ có thể tử vong do mất lớp da bảo vệ, rối loạn thân nhiệt; bệnh nhân có thể bị mất nước mất nước, rối loạn điện giải do thoát dịch nhiều qua tổn thương; nhiễm khuẩn huyết. Ở người lớn, tiến triển bệnh phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của người bệnh, mức độ nhanh chóng khi điều trị và sự xuất hiện các biến chứng. Tỷ lệ tử vong ở người lớn có thể lên đến 60%, chủ yếu do các bệnh mạn tính kèm theo như suy thận, suy giảm miễn dịch hay bệnh ác tính. Nguồn lây bệnh Tụ cầu vàng ký sinh và xâm nhập qua da khi hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ (trầy xước, viêm nhiễm trên da hay thủy đậu) hoặc có thể từ các bà mẹ hoặc những người nuôi dưỡng trẻ mang vi khuẩn. Bệnh có thể bùng phát thành dịch ở những phòng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Dấu hiệu nhận biết Bệnh bắt đầu từ một nhiễm trùng ở quanh hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng và các nếp kẽ bẹn, nách xuất hiện các thương tổn đỏ da, mụn nước, mụn mủ dập vỡ nhanh đóng vẩy tiết kèm theo bệnh nhân mệt mỏi, sốt. Sau 24-48h, da đỏ nhanh chóng lan rộng ra toàn thân, phù nề, đau. Trên bề mặt da xuất hiện các bọng nước mềm, rất nông, không rõ ranh giới, dễ trợt, đôi khi các bọng nước này liên kết với nhau thành mảng rộng, sau đó trợt ra, bong vẩy mỏng như giấy cuốn thuốc lá, để lại nền da đỏ ẩm. . Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh đỡ nhanh trong vòng 5-7 ngày, các thương tổn khô lại, bong vẩy da và khỏi. Chẩn đoán Do việc nuôi cấy vi khuẩn thường âm tính nên việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, hơn nữa, bệnh tiến triển cấp tính nên đòi hỏi người thầy thuốc phải có kinh nghiệm, thái độ xử trí nhanh. Chẩn đoán chắc chắn dựa vào nuôi cấy thấy tụ cầu vàng. Cần phân biệt bệnh này với dị ứng thuốc, hội chứng Lyell, viêm da do liên cầu. Điều trị - Tắm thuốc tím 1/10000, rửa thương tổ bằng nước muối sinh lý 0,9% - Chăm sóc da tại chỗ giống như chăm sóc NB bị bỏng nặng. - Bôi các thuốc sát khuẩn như DD Milian, Mỡ kháng sinh - Kháng sinh toàn thân : có thể dùng một trong các loại sau: Dicloxacillin, Cloxacillin, Oxacillin, Nafcillin. Chống chỉ định điều trị bằng Glucocorticoid. - Trường hợp nặng cần được bồi phụ nước và điện giải. Phòng bệnh: - vệ sinh da đúng cách bằng nước sạch, đặc biệt là những trẻ có cân nặng vượt trội, có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa nhiều mồ hôi, bã nhờn. Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý trước và sau khi ăn, khi ngủ. Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường bui bẩn, ô nhiễm. - Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng. Nếu mẹ bị áp-xe vú do tụ cầu thì không nên cho con bú cho đến khi điều trị khỏi hẳn. Đối với những người nuôi dưỡng trẻ phải đủ sức khỏe, nếu bị viêm da,... cần điều trị khỏi hẳn mới tiếp tục chăm sóc trẻ. - Điều trị tích cực các bệnh viêm da, cho trẻ. Đặc biệt không được tự ý đắp hoặc bôi bất cứ loại thuốc nam hay lá cây nào lên da của trẻ, việc làm đó sẽ vô tình làm tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm tính mạng của trẻ. - Khi trẻ có các biểu hiện như sốt, nổi ban, mụn nước toàn thân, đặc biệt vùng hốc tự nhiên như mắt, môi, hậu môn cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và điều trị.   BS. MÔNG TUẤN HÙNG

THỰC PHẨM GIẢI NHIỆT MÙA NẮNG NÓNG

Thời tiết nóng bức khiến ai nấy đều cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Một vài giải pháp trong ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bạn giải nhiệt cho cơ thể. Trời nóng luôn tạo cho con người cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Bên cạnh ăn đủ chất, cần giảm thức ăn giàu năng lượng, nhất là dầu mỡ và đường bột vì tạo nhiều năng lượng làm cơ thể thấy nóng hơn. Thay vào đó, tăng cường ăn hoa quả và uống nhiều nước. Chọn hoa quả tươi, thành phần có chứa nhiều vitamin C như: dưa hấu, cam, thanh long, táo, cà chua… Ngoài ăn trực tiếp, dùng các loại hoa quả này ép lấy nước uống hoặc làm sinh tố cũng rất tốt. Hạn chế ăn các loại hoa quả có chứa nhiều đường như mít, vải, nhãn, xoài… Nên thêm chút muối hơi mặn vào nước uống (từ 0,5 - 1g muối ăn/lít nước giải khát). Một người bình thường uống 1,5 lít nước/ngày nhưng vào mùa nóng phải uống gấp hai, ba lần. Có thể tự chế biến một số loại nước giải khát, nước mát. Ngoài tác dụng giải khát, nước mát còn giúp đưa vào cơ thể một lượng nước có thể giải nhiệt làm bớt nóng nảy, bứt rứt khi nhiệt độ cơ thể lên cao. Nên hạn chế dùng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn dạng chiên, xào và các món chứa nhiều gia vị có tính cay nóng. Không ăn nhiều các món lên men: cà pháo muối, kim chi, dưa món. Nên ăn nhiều thức ăn mát, như: các loại rau củ quả giàu kali (rau má, cà chua, mồng tơi, rau đay, diếp cá, xà lách xoong…). Trung bình mỗi ngày một người nên ăn ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh. Các loại canh chua có nhiều nước, được chế biến đơn giản và có tác dụng làm mát như: canh cua, hến, thịt nạc nấu chua… rất thích hợp cho mùa hè. Ngoài ra còn có rất nhiều các món canh bổ dưỡng, có tác dụng mát phổi như: đậu phụ nấu cùng thịt nạc hoặc tôm khô xay nhuyễn… Khí hậu nóng, thức ăn mau bị ôi thiu, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh để tránh những bệnh lây qua đường tiêu hóa. Buổi tối trước khi ngủ, tránh ăn nhiều thực phẩm thịt, rau vì chúng làm khó ngủ. Uống nhiều nước sẽ làm bàng quang bị căng đầy, phải thường xuyên thức giấc đi tiểu. Tránh uống cà phê và thức uống có gas hoặc hút thuốc lá. Có thể uống trà tim sen để giúp làm mát cơ thể, dễ ngủ. [[{"fid":"2004","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tự làm một số đồ ăn, thức uống trị nóng - Nước ép bí đao: bí đao 500g, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm chút muối, uống 2 - 3 lần trong ngày, có tác dụng chống cảm nắng mụn nhọt, rôm sảy. - Nước atisô: mua atisô thành phẩm hoặc tươi về nấu lấy nước uống như trà. Bông atisô nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu. - Nước vối: lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nước vối giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát. - Nước mía: dân gian thường dùng dưới dạng ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống. Nước mía phòng các chứng bệnh viêm nhiệt, miệng khô họng khát, sốt cao mất nước... - Thịt bò nấu rau cải: thịt bò 200g; rau cải 400g; thịt bò thái mỏng; rau cải cắt khúc; gừng gọt vỏ, cắt thành miếng, đâm nhuyễn rồi ướp với thịt bò. Cho những thứ trên vào nồi, thêm hai lít nước, tí muối vừa đủ. Nấu với lửa mạnh trong khoảng một giờ, lấy nước dùng lúc còn ấm. Công dụng giải cảm mạo phong hàn, trị đau đầu, đau nhức xương khớp... - Cháo bạc hà: bạc hà tươi 1kg; gạo tẻ 150g. Bạc hà rửa sạch, chặt khúc. Gạo tẻ vo sạch. Cho bạc hà vào nồi cùng một lít nước, nấu sôi trong một giờ, lọc lấy nước, bỏ bã, cho nước lại vào nồi, đổ gạo tẻ vào nấu đến chín như cháo lỏng. Món này trị chứng da nóng ra nhiều mồ hôi, đau đầu, bụng trướng... - Đậu xanh nấu bạc hà, kim ngân hoa: đậu xanh 30g; bạc hà tươi 10g, kim ngân hoa 100g, lá tre 10g. Cho bạc hà, kim ngân hoa, lá tre vào nồi cùng hai lít nước, nấu độ một giờ, lọc lấy nước, bỏ xác. Cho đậu xanh cùng nước trên và một ít gạo vào nồi nấu chín, rồi cho vào lượng đường cát vừa đủ để dùng. Món này trị chứng toàn thân đau mỏi, khát nước...   Theo Sức khỏe và đời sống

XỬ TRÍ SỐC NHIỆT DO NẮNG NÓNG

Ở ngoài trời lâu lúc nắng nóng, sốc nhiệt (say nắng) có thể xảy ra với bất kỳ lứa tuổi nào, bất kỳ ai, trong đó, trẻ càng bé, người cao tuổi, người có bệnh mạn tính (tim mạch, hô hấp…) càng nguy hiểm. Sốc nhiệt là gì? Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng cao đột ngột, quá mức (thường trên 40oC) do tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong một thời gian dài, trong khi cơ thể con người chưa kịp thích nghi. Từ đó, cơ thể ra nhiều mồ hôi làm mất nước, chất điện giải gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt (làm giảm khả năng thải nhiệt) của thần kinh trung ương, sốc nhiệt xuất hiện gọi là say nắng. Nếu ở khu vực đô thị, càng dễ bị sốc nhiệt trong đợt nóng kéo dài do thiếu gió, chất lượng không khí kém, hơi nóng tỏa ra từ các nhà cao tầng, nhựa đường bị đốt cháy... Biểu hiện như thế nào? Sốc nhiệt hay say nắng thường có triệu chứng như sốt cao (39-40oC), đau đầu, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu. Một số trường hợp không ra mồ hôi, nhưng có trường hợp mồ hôi ra đầm đìa (do sốc nhiệt đến muộn), có hiện tượng chuột rút. Đối với sốc nhiệt nặng, cấp tính (nhất là người già yếu, mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, trẻ nhỏ thường sốt rất cao, chóng mặt, ngất xỉu, lú lẫn hoặc nặng hơn là co giật, hôn mê (do rối loạn hệ thần kinh), khó thở, thở nhanh (rối loạn hô hấp), nhịp tim nhanh, trụy mạch (rối loạn tim mạch), nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. [[{"fid":"2002","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Làm gì để sơ cứu nạn nhân sốc nhiệt? Khi thấy một người nào đó có dấu hiệu sốc nhiệt, nếu đang ở ngoài trời, cần nhanh chóng đưa người đó vào bóng râm, mát để nằm nghỉ. Đặt nạn nhân nằm đầu thấp để máu lên não được lưu thông dễ dàng. Cần nới lỏng quần áo, cởi bớt quần áo, chỉ mặc quần áo mỏng, sau đó lấy nước dội lên đầu, vẩy nước hoặc lấy khăn ướt phủ lên người. Nếu đã đưa nạn nhân vào nhà, có thể dùng quạt phun hơi nước, phun sương kết hợp với quạt làm mát cơ thể hoặc dùng bình phun nước xịt liên tục lên da để bay hơi nước làm hạ thận nhiệt. Đối với những người bị chuột rút do nắng nóng cần làm giảm co cứng cơ bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị co cứng, để chi bị chuột rút ở tư thế thích hợp làm tăng lượng máu lưu thông. Nếu người bệnh tỉnh táo, cho uống nước có ít muối, nước trái cây (cam, chanh, dưa hấu…). Có thể uống thuốc hạ nhiệt (nếu có). Nếu nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành các biện pháp hô hấp hà hơi thổi ngạt phục hồi tuần hoàn. Nếu nạn nhân bị ngừng tim, cần nhanh chóng xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hà hơi thổi ngạt. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim nạn nhân, tần số ép khoảng 100 lần/phút. Nếu có 2 người, một người ép tim ngoài lồng ngực, một người thổi ngạt, làm kiên trì đến khi tim đập lại và thở được. Cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu để khi đến bệnh viện sẽ được cấp cứu kịp thời và loại trừ các nguyên nhân khác có triệu chứng tương tự sốc nhiệt. Phòng sốc nhiệt được không? Có thể phòng sốc nhiệt hiệu quả, cụ thể, vào những ngày nắng nóng, trên 40oC không nên ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Không cho trẻ em hay người có tuổi, đặc biệt người mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, huyết  áp, bệnh phổi…) ra nắng lúc nhiệt độ ngoài trời tăng cao, đặc biệt là thời gian cao điểm (gần trưa, giữa trưa và đầu buổi chiều). Nếu cần đi ra ngoài trời lúc nắng, nóng cần mặc quần áo mỏng (vải cotton là tốt nhất), tránh mặc quần áo màu đen (hút nhiệt mạnh), cần đội mũ rộng vành hoặc dùng nón, ô… Nếu phải đi lại hay làm việc ngoài trời nắng không nên làm việc quá 2 giờ liên tục dưới nhiệt độ cao, cần nghỉ ngơi (tìm bóng râm, mát để nghỉ) và nên có khăn ướt che phủ phía sau gáy (nơi tập trung nhiều đầu mối dây thần kinh để vừa có tác dụng chống nắng chiếu vào gáy, giải nóng, tránh sốc nhiệt). Cần mang theo đủ nước uống (nếu có nước pha thêm một ít muối càng tốt hoặc có thêm nước trái cây) trước khi ra ngoài để uống tránh để cơ thể mất nước. Nếu tắm sông suối, ao, hồ, biển không nên tắm dưới trời nắng nóng, nhất là trẻ em và người có tuổi.   Theo Sức khỏe và đời sống

PHÒNG BỆNH MÙA NẮNG NÓNG Ở TRẺ EM

Thời tiết nắng nóng, đặc biệt là độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát Thời tiết nắng nóng, đặc biệt là độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát, tấn công và gây bệnh cho con người, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn yếu. Đây là điều phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ phòng bệnh. Những bệnh lý thường gặp Bệnh tiêu chảy: nhất là tiêu chảy cấp. Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng, thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh. Ngộ độc thức ăn: thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là môi trường học đường. Nhiễm siêu vi: mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn… Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ, chúng ta cần phải chú ý để có cách phòng ngừa chủ động bằng các loại vắc-xin sẵn có như siêu vi cúm, siêu vi sởi, siêu vi gây bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sốt phát ban rubella… Viêm não Nhật Bản B: trong mùa nắng nóng, theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản B ở trẻ em thường cao hơn mùa mưa. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em. Bệnh tay chân miệng: đây là bệnh lý đang gây hoang mang cho rất nhiều phụ huynh vì sự gia tăng đáng kể số lượng trẻ em mắc bệnh trong 2 tháng vừa qua. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh thật sự nguy hiểm nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ… nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Các bệnh khác: với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu; hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở. [[{"fid":"2000","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Rửa tay thường xuyên với xà phòng giúp phòng bệnh Biện pháp phòng ngừa Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: như rửa tay sạch sẽ - đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình. Ăn uống hợp vệ sinh: việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Tăng cường lượng dịch uống: để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật. Tiêm ngừa đầy đủ: tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc-xin sẵn có, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.   Theo Sức khỏe và đời sống

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Tiêu chảy là bệnh xảy ra quanh năm và mọi người đều có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn. Tiêu chảy là bệnh xảy ra quanh năm và mọi người đều có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn. Khi bị tiêu chảy, trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Tuy nhiên, qua tiếp xúc với các bà mẹ đưa trẻ đi khám, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này: nguyên nhân do đâu, có thể làm gì để phòng ngừa cũng như xử trí thế nào khi trẻ bị tiêu chảy. Vì sao trẻ dễ bị tiêu chảy? Gọi là tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần trong ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Tiêu chảy gồm 2 loại: tiêu chảy cấp tính gọi tắt là tiêu chảy cấp. Xảy ra đột ngột kéo dài vài ngày đến hàng tuần nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mạn tính là có ngày tiêu chảy nhiều có ngày ít kéo dài trên 2 tuần. Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu không được nấu chín kỹ hoặc để ruồi nhặng bâu đậu gây nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn. Vi khuẩn, virut sẽ theo đó tới ruột và ở đây chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết các chất độc. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hoà tan các virut, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra, đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước đó mang theo virut, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, điều đó sinh ra tiêu chảy. Có thể tử vong do tiêu chảy mất nước Nếu không được bù nước và điện giải cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mất nước và điện. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi... Ngoài ra, trẻ tiêu chảy dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng, vì trong khi tiêu chảy các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn, hơn nữa do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng. Nhận biết trẻ bị mất nước do tiêu chảy: có 3 mức độ Mất nước nhẹ: trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói chỉ biết quấy khóc chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc. Mất nước vừa: ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi... Mất nước nặng: ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã hoặc li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật. [[{"fid":"1998","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng Chăm sóc tại nhà thế nào? Những trẻ mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trẻ mất nước vừa thì tuỳ theo tình trạng chung của trẻ có thể được chữa tại nhà có hướng dẫn của thầy thuốc hoặc nhập viện điều trị. Những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải nhập viện điều trị. Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy: Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc loại gói nhỏ thì pha đúng 200ml). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng; Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường Những sai lầm cần tránh: Một số bà mẹ sai lầm là khi trẻ tiêu chảy lại không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn; Sai lầm thứ hai là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ngày nay, các công trình nghiên cứu về tiêu chảy chứng minh rằng trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hoá. Hơn nữa phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nên dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm. Vì vậy, chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Vậy khi nào cần truyền dịch: trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, việc truyền dịch phải được tiến hành tại cơ sở y tế do bác sĩ thăm khám chỉ định và theo dõi để tránh các tai biến có thể gặp khi đang truyền.   Theo Sức khỏe và đời sống  

CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ SỐT CAO CO GIẬT

Trong giai đoạn phát triển từ 2 tháng đến 6 tuổi, trẻ bị sốt cao co giật 1 hoặc 2 lần thì có thể coi là lành tính. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết cách xử lý khi trẻ bị sốt cao co giật sẽ dễ gây tổn thương cho trẻ, thậm chí có thể để lại di chứng động kinh về sau rất khó xử lý. Vì sao sốt cao co giật thường xảy ra ở trẻ nhỏ? Sốt không phải là một bệnh lý, mà là phản ứng rất bình thường ở trẻ nhỏ nhằm chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn, vi rut,… hoặc có thể do dị ứng thuốc, mọc răng, hay sau chích ngừa, tiêm vắc – xin,… Não bộ của trẻ trong giai đoạn sơ sinh cho đến 6 tuổi chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh, nên khá nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt. Nhiệt độ cao hoặc tốc độ thay đổi nhiệt quá nhanh đều có thể kích thích não bộ gây co giật. Các cơn co giật này thường là co giật toàn thể, kéo dài không quá 5 phút. Sau cơn, trẻ thường lờ đờ, chậm chạp, mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Sốt cao co giật có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia đánh giá, sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra một vài lần thì có thể đánh giá là lành tính, không gây bất cứ thiệt hại lâu dài nào cho trẻ. Tuy nhiên, một số ít trẻ nhỏ sốt cao co giật dù chỉ một lần cũng có thể tiến triển thành động kinh, tỉ lệ này chiếm khoảng 1.5%. Và nguy cơ có thể tăng lên 2.5 % nếu trẻ có những yếu tố sau: - Cơn sốt cao co giật xuất hiện lần đầu khi trẻ dưới 12 tháng tuổi. - Trẻ có những bất thường trong hệ thần kinh hoặc chậm phát triển. - Tiền sử gia đình có người bị động kinh. - Sốt nhẹ trước khi lên cơn co giật 1 tiếng. - Cơn co kéo dài trên 15 phút hoặc có nhiều cơn co giật trong 24 giờ. Mặc dù tỉ lệ trẻ mắc di chứng động kinh sau sốt cao co giật là thấp, nhưng nguy cơ tái phát cơn co giật ở những trẻ này trong hai năm kế tiếp có thể từ 15 – 70% từ khi cơn co giật đầu tiên xuất hiện. Thực tế cho thấy, co giật tái diễn nhiều lần sẽ không tốt cho não bộ não của trẻ. Bởi sự phóng điện đột ngột, quá mức của các nơron thần kinh có thể “giết chết” các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, giác quan, ngôn ngữ và làm giảm trí nhớ của trẻ. [[{"fid":"1992","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 307px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách xử lý khi trẻ bị co giật Khi trẻ bị co giật, cha mẹ chớ nên hoảng hốt mà phải thực sự bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu sau: - Nếu cơn co giật xảy ra khi đang bế trẻ trên tay, thay vì ẵm ngửa và ghì chặt tay chân thì bạn nên bế xoay trẻ sang tư thế nghiêng một bên để trẻ dễ thở và tránh sặc đờm dãi hoặc chất nôn, cơn co giật thường sẽ tự hết sau vài phút. - Trong trường hợp trẻ đang chơi và ngã co giật bất ngờ, hãy loại bỏ mọi vật sắc nhọn xung quanh khu vực trẻ đang nằm để tránh gây tổn thương cho trẻ. Nới lỏng quần áo, đặc biệt là vùng cổ để đường thở thông thoáng. Khi kết thúc cơn co giật, nên đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để nhanh hồi phục. Lưu ý là không nên cho ngón tay hoặc các vật cứng vào miệng trẻ. Điều này có thể gây tổn thương răng, cơ hàm, nướu, lợi, thậm chí gây tắc nghẽn đường thở, tử vong nếu trẻ cắn vỡ vật và nuốt mảnh vụn. Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, xác định rõ căn nguyên và có hướng điều trị kịp thời. Trong việc chăm sóc trẻ, cha mẹ lưu ý để trẻ được ngủ đủ giấc và bổ sung dinh dưỡng bằng những thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu nhằm giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Cách chăm sóc giúp phòng cơn sốt cao co giật tái phát Trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật rất dễ xuất hiện cơn co giật ở những lần sốt tiếp theo, thậm chí không sốt cũng có thể bị co giật, lâu dần tiến triển thành động kinh. Do vậy, ngay khi mới chớm sốt, bạn nên: -  Sử dụng thuốc hạ sốt đúng, đủ liều và kịp thời. Nếu trẻ không uống được thì có thể dùng dạng viên đút hậu môn để nhanh hạ sốt, đồng thời dùng khăn ấm chườm khắp vùng trán, lưng, nách, bẹn,… - Cho trẻ uống oresol, nước ép, sinh tố trái cây để cân bằng điện giải, bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang