CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

ĂN THỨC ĂN CHỨA NITRAT GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH GLÔCÔM

Ăn chế độ ăn chứa nitrat, đặc biệt là từ các loại rau lá xanh, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh glôcôm, theo nghiên cứu trên tạp chí nhãn khoa JAMA Ophthalmology. [[{"fid":"1915","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hơn 104.000 người được chia thành năm nhóm dựa trên lượng nitrat có trong chế độ ăn uống của họ, dao động trung bình hàng ngày từ 80 mg đến 240 mg. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm dùng chế độ ăn uống chứa nitrat cao nhất có liên quan với 20% đến 30% nguy cơ thấp hơn cho bệnh glôcôm góc mở. Đặc biệt, 10 khẩu phần rau xanh mỗi tuần, tương đương khoảng 1,5 ly mỗi ngày, đã có ảnh hưởng lớn nhất để giảm nguy cơ bệnh glôcôm góc mở. Các nguồn thực phẩm hàng đầu bao gồm rau diếp, cải xoăn, mù tạt, củ cải, củ dền, khoai tây… Bệnh glôcôm có thể xảy ra khi áp lực tích tụ từ dịch lỏng mắt mà không thoát đúng cách. Áp lực này có thể làm hỏng các sợi thần kinh và thần kinh thị giác từ võng mạc và dẫn đến mất thị lực. Bệnh glôcôm cũng có thể phát triển khi có sự tưới máu thấp cho các dây thần kinh thị giác. Nitrate có thể giúp cả hai vấn đề. "Lượng nitrat cao hơn dẫn đến tăng oxid nitric trong cơ thể, và oxit nitric có thể duy trì nhãn áp bình thường bằng cách điều hòa các mô của con đường thoát dịch," Tiến sĩ Kang nói. "Ngoài ra, oxid nitric giúp giãn các mạch máu và có thể cải thiện lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác." Tất nhiên, bạn phải chọn rau củ quả “sạch”, chứa lượng nitrat cho phép, không ảnh hưởng xấu lên sức khỏe, nếu cách trồng trọt không đúng và lạm dụng phân bón có thể làm cho lượng nitrat cao trong rau quả vượt ngưỡng cho phép thì rõ ràng không phải rau “sạch” như mong muốn.   Theo Sức khỏe và đời sống

DẤU HIỆU BỆNH GLÔCÔM Ở TRẺ NHỎ

Glôcôm không phải là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh này là 1/10.000. Các triệu chứng bệnh ở trẻ rất khác với ở người lớn. Không có cách nào phòng ngừa glôcôm bẩm sinh (xuất hiện trong 3 tháng đầu sau khi sinh) hoặc glôcôm thanh thiếu niên. Nhưng biết về các triệu chứng sớm của bệnh có thể giúp đưa ra những can thiệp y tế ngay lập tức để phòng ngừa mù lòa. [[{"fid":"1913","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"353","width":"655","style":"width: 500px; height: 269px;","class":"media-element file-default"}}]] Chảy nước mắt Hay chảy nước mắt là dấu hiệu dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể báo hiệu bệnh glôcôm ở trẻ. Nếu bé bị chảy nước mắt liên tục, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng chói) Một triệu chứng khác của bệnh glôcôm ở trẻ là sợ ánh sáng hoặc rất nhạy cảm với ánh sáng, thậm chí là ánh sáng mặt trời. Nếu trẻ hay than phiền là đèn quá sáng, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân chính xác. Co giật mi mắt Trẻ em bị glôcôm cũng bị những cơn co giật mi mắt không tự chủ và bất thường. Mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra, nhưng co giật các cơ xung quanh mắt thường gây đau. Đây là dấu hiệu đáng báo động và không nên xem thường. Tăng kích thước giác mạc Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sự gia tăng áp lực nội nhãn (áp lực dịch bên trong mắt) dẫn tới sưng mắt, làm tăng kích thước của giác mạc. Vì vậy, nếu trẻ bị sưng, nặng mắt hoặc nếu có những thay đổi trong mắt, cần đi khám bác sĩ sớm. Củng mạc có màu xanh Củng mạc màu xanh có thể là dấu hiệu của bệnh glôcôm. Vì vây, nếu củng mạc vốn có màu trắng chuyển sang màu xanh hoặc hơi xám, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm.   Theo Sức khỏe và đời sống

CẨN THẬN VỚI BỆNH GLÔCÔM NHÃN ÁP KHÔNG CAO

Khi thấy triệu chứng đau nhức mắt, nhức đầu, người ta thường nghĩ đến bệnh glôcôm rất nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải hình thái glôcôm nào cũng có triệu chứng này. Glôcôm nhãn áp không cao rất ít triệu chứng, do vậy việc chẩn đoán bệnh rất khó khăn và thường được chẩn đoán muộn. Glôcôm nhãn áp không cao là một hình thái glôcôm góc mở nguyên phát trong đó không có nhãn áp cao. Theo quan điểm hiện nay, glôcôm nhãn áp không cao không chỉ đơn thuần là bệnh lý của thị thần kinh trước mạn tính mà nó còn kết hợp sự bất thường của đĩa thị, dẫn đến thay đổi thị trường mà nhãn áp vẫn trong giới hạn bình thường. Như vậy sự khác nhau giữa glôcôm góc mở nguyên phát và glôcôm nhãn áp không cao là nhãn áp cao mà thôi. Tiến triển của bệnh glôcôm nhãn áp không cao cũng như glôcôm nhãn áp cao. Hình thái thiếu máu tiến triển nhanh hơn. Tiên lượng tồi nếu như có kèm với tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Nếu không được điều trị, bệnh ngày càng tiến triển nặng lên, biểu hiện thị lực ngày càng giảm, thị trường ngày càng thu hẹp, cuối cùng dẫn đến mù lòa không thể hồi phục được. Chẩn đoán xác định không đơn giản Cũng như glôcôm nhãn áp cao, glôcôm nhãn áp không cao là bệnh diễn biến không triệu chứng, trừ những trường hợp tổn hại thị trường muộn, tổn hại thị trường nhiều. Bệnh thường được phát hiện ngẫu nhiên khi đi khám mắt hoặc khám sức khỏe định kỳ thấy lõm teo gai thị rộng, trong khi đó nhãn áp trong giới hạn bình thường, làm các khám nghiệm khác thì thấy tổn hại của bệnh glôcôm. [[{"fid":"1911","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 507px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh tổn hại gai thị Theo dõi bệnh nhân glôcôm nhãn áp không cao, thấy sự dao động nhãn áp mà đỉnh dưới 21mmHg. Cần lưu ý đến nhãn áp đích, là ngưỡng mà khi vượt quá ngưỡng này sẽ gây ra tổn hại thị thần kinh và tổn hại chức năng thị giác như thị lực và thị trường. Cần lập biểu đồ theo dõi sự thay đổi nhãn áp trong ngày để giúp chẩn đoán xác định glôcôm nhãn áp không cao. Hiện nay, có thể theo dõi nhãn áp theo những giờ nhất định bằng cách sử dụng nhãn áp kế bút điện tử để theo dõi nhãn áp. Trong glôcôm nhãn áp không cao, tổn hại gai thị không có sự khác biệt với các loại glôcôm khác, tuy nhiên, cũng có một số đặc điểm riêng: Lớp viền thần kinh quanh gai thị mỏng hơn so với glôcôm nhãn áp cao; Lõm gai không quá sâu và lớp lá sàng ít bị đẩy ra phía sau hơn; Hay gặp tổn hại viền thần kinh gai thị khu trú ở 1 vị trí kèm theo lõm gai thị sâu và thay đổi lớp lá sàng tạo thành hố gai thị mắc phải, 75% gặp ở glôcôm nhãn áp không cao so với 15% ở glôcôm nhãn áp cao. Các triệu chứng khác đi kèm: Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất trong glôcôm nhãn áp không cao là teo võng mạc cạnh gai thị (vùng α và vùng β), tuy nhiên dấu hiệu này không đặc hiệu cho glôcôm nhãn áp không cao. Xuất huyết gai thị: rất hay gặp trong glôcôm nhãn áp không cao. Tổn hại lớp sợi thần kinh quanh gai thị: hay gặp tổn hại lớp sợi thần kinh khu trú ở một vị trí nào đó hơn là tổn hại toàn bộ chu vi gai thị. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên không đặc hiệu cho glôcôm nhãn áp không cao, không cho phép chẩn đoán xác định mà chỉ có giá trị gợi ý glôcôm nhãn áp không cao mà thôi. Ngoài ra, soi góc tiền phòng thấy các góc mở rộng. Tổn hại thị trường khu trú, khi thì gặp tổn hại thị trường hình cung 1/2 trên, khi thì gặp ở 1/2  dưới, cung có khi cả trên và dưới. Chiều dày giác mạc trung tâm hiện nay là một yếu tố để đánh giá nhãn áp. Trong glôcôm nhãn áp không cao, chiều dày giác mạc trung tâm mỏng hơn bình thường, do đó nhãn áp thường bị đánh giá thấp hơn so với nhãn áp thực tế. Mục đích để tìm các yếu tố nguy cơ, trên thực tế người ta khuyên nên theo dõi huyết áp 24 giờ, làm siêu âm mạch máu vùng cổ nếu như hỏi bệnh thấy có rối loạn mạch máu. Chụp scanner hoặc chụp cộng hưởng từ nếu không có sự tương xứng giữa tổn hại thị lực, thị trường và gai thị. Cần phân biệt với những loại glôcôm khác Phân biệt với glôcôm nhãn áp cao đã được điều trị: đã sử dụng các thuốc hạ nhãn áp như thuốc ức chế β, ức chế men chuyển... Với glôcôm nhãn áp thay đổi: là glôcôm góc mở do sự dao động lớn của nhãn áp. Khi đo vào lúc nhãn áp thấp dễ lầm tưởng với glôcôm nhãn áp không cao. Cần phải theo dõi chặt chẽ nhãn áp và lập đồ thị theo dõi nhãn áp trong ngày. Glôcôm nhãn áp cao đã được điều trị ổn định: trước đó đã từng có nhãn áp cao như glôcôm do cortison. Đặc điểm là thị trường ổn định. Phân biệt với bệnh lý thị thần kinh không phải do glôcôm. Tổn hại do chèn ép đường thị giác: Một số teo thị thần kinh do thoái hóa sợi trục thần kinh cũng gây ra lõm gai như trong bệnh glôcôm, nhưng trong trường hợp này gai thị bạc màu (teo gai thị). Bệnh thị thần kinh thiếu máu: lõm teo gai thị giống như trong bệnh glôcôm nhưng thị trường ổn định, không tiến triển. Điều trị Mục tiêu điều trị  là đạt được nhãn áp đích: Điều trị hạ nhãn áp đến khi bệnh không tiến triển nặng hơn, mức độ hạ nhãn áp khác nhau tùy từng bệnh nhân. Tuy nhiên, mức độ hạ nhãn áp tối thiểu là 30% nhãn áp của bệnh nhân. Tìm và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như phát hiện tăng huyết áp và điều trị tăng huyết áp, không dùng thuốc co mạch, phát hiện huyết áp thấp. Một số thuốc như thuốc ức chế men canxi, thuốc chống thiếu máu (nifedipine, adalat) có tác dụng giãn mạch, cũng có tác dụng tăng cường dinh dưỡng thị thần kinh. Các phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu như prostagladine, laser vùng bè, phẫu thuật lỗ dò... Có thể dùng tất cả các loại thuốc hạ nhãn áp trừ thuốc ức chế beta không chọn lọc do có tác dụng gây co mạch. Chỉ định phẫu thuật khi dùng thuốc thất bại.   Theo Sức khỏe và đời sống

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH GLÔCÔM

Bệnh glôcôm là một bệnh nguy hiểm, thường gặp trong nhãn khoa. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Glôcôm đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù ở hầu hết các khu vực trên thế giới, thường chỉ đứng sau đục thể thủy tinh. [[{"fid":"1907","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"331","width":"540","style":"width: 500px; height: 306px;","class":"media-element file-default"}}]] Ai dễ mắc bệnh glôcôm? Bình thường trong mắt luôn có sự cân bằng giữa lượng dịch (thủy dịch) được tiết ra từ thể mi và lượng dịch được dẫn lưu ra ngoài qua một bộ phận gọi là vùng bè. Khi đường dẫn lưu ra ngoài bị cản trở sẽ gây ra tăng áp lực trong mắt và gây tổn hại lên dây thần kinh thị giác, gây ra bệnh glôcôm. Những người trên 40 tuổi; tiền sử gia đình có người bị glôcôm; người có cấu trúc giải phẫu thuận lợi: viễn thị cao, góc tiền phòng hẹp; người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, cận thị, người bị chấn thương mắt hoặc đã một lần phẫu thuật các bệnh về mắt,... là những người có nguy cơ dễ mắc bệnh glôcôm. Các triệu chứng thường gặp của bệnh Bệnh glôcôm có 2 dạng: glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở. Bệnh glôcôm góc đóng thường có biểu hiện cơ năng rầm rộ như: nhìn mờ, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, đau nửa đầu cùng bên, nôn, buồn nôn, mắt đỏ nhiều, sưng và chảy nhiều nước mắt. Tuy nhiên, bệnh glôcôm góc đóng cũng có thể biểu hiện âm thầm gọi là glôcôm góc đóng mạn tính. Ngược lại với glôcôm góc đóng, bệnh glôcôm góc mở thường biểu hiện rất âm thầm, mang tính mạn tính: không đau nhức, không đỏ mắt, người bệnh thường chỉ tự nhận ra mình có bệnh khi mắt đã nhìn mờ nhiều hoặc thị trường đã bị tổn hại nặng (co hẹp từ ngoại biên, hoặc mất một vùng nhìn ở trung tâm). Người bệnh có thể tự phát hiện sớm được bệnh glôcôm hay không? Glôcôm là bệnh lý có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân không thể tự nhận biết được bệnh. Để chẩn đoán cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt: bác sĩ sẽ xác định bệnh dựa trên đo nhãn áp (đo áp lực trong mắt), kiểm tra thị trường và soi đáy mắt... [[{"fid":"1908","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"556","width":"1024","style":"width: 500px; height: 271px;","class":"media-element file-default"}}]] Khám mắt để phát hiện sớm bệnh glôcôm Phương pháp điều trị Tùy theo tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị thích hợp như dùng thuốc hạ nhãn áp trong giai đoạn glôcôm sớm, laser hoặc phẫu thuật để kiểm soát nhãn áp, nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương dây thần kinh thị giác, phòng tránh mù lòa. Cách phòng bệnh Nguyên nhân gây bệnh đến nay chưa được xác định rõ ràng nên bệnh khó phòng ngừa. Tuy nhiên có thể phòng tránh được mù lòa do glôcôm bằng cách phát hiện sớm, điều trị sớm, điều trị đúng và theo dõi thường xuyên. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh glôcôm, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với người bình thường khi có những biểu hiện như: Đau nhức mắt, đau lan lên đầu cùng bên, nhìn mờ, quầng xanh đỏ... cần đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để khám và điều trị đúng. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc nhỏ mắt khi không có chỉ định của bác sĩ. Cần đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được phát hiện bệnh sớm.   Theo Sức khỏe và đời sống

5 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁCH NGỪA

Người cao tuổi sức khỏe ngày càng yếu dần và các chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người cao tuổi thường không giống nhau. Phần lớn người cao tuổi dễ mắc bệnh khi tuổi càng cao, bệnh mạn tính cũng hay bị tái phát vào mùa lạnh do suy giảm chức năng đề kháng của cơ thể và các bệnh cũng theo đó mà phát sinh.  Dưới đây là 5 bệnh thường gặp ở người cao tuổi mùa lạnh. Cứng khớp và khó vận động Tự nhiên ngủ dậy, không vận động được khớp cổ tay, khó vận động khớp bàn ngón tay, khớp gối, cổ chân. Người cao tuổi khó thực hiện được các động tác nhỏ như đi lại, cầm bát đũa. Đây là hiện tượng cứng khớp ở người già. Không giống như trong các bệnh có hiện tượng cứng khớp như viêm khớp dạng thấp, tình trạng này xảy ra là do các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn cho vận động. Đây là dấu hiệu thoái hóa khớp dạng khô khớp. Để giảm mức độ, người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục, đi lại, phân phối thời gian nằm và vận động hợp lý. Vận động từ từ vào buổi sáng, các màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn. [[{"fid":"1905","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 329px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tập thể dục giúp phòng bệnh ở người cao tuổi Viêm đường hô hấp Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong những điều kiện thời tiết như thế, đường hô hấp rất dễ bị bệnh như: viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì gần như là tuyệt đối. Ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè... là những dấu hiệu cơ bản. Giữ phòng ngủ có một không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm thấp vào mùa hè là những biện pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi. Đột quỵ não Tuổi cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột quỵ não. Đó là vì ở giai đoạn này, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, lại hay kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh quỵ ngã đột ngột và bất tỉnh. Chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Để phòng bệnh đột quỵ vào mùa đông nên vận động nhiều, vận động trong nhà tránh gió lùa, tránh tập thể dục khi sáng sớm và tránh ra ngoài trời ban đêm. Phải làm ấm cơ thể trước khi rời khỏi giường. Nhà vệ sinh gần nơi sinh hoạt, tiện sử dụng cho người già. Ra ngoài phải mặc ấm, mang tất, găng tay, khăn quàng cổ...  Phòng ngủ ấm áp, cung cấp đầy đủ không khí, giường ngủ êm ái thoáng khí để đảm bảo thông khí cho cơ thể. Đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối, nên dùng thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa. Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, hạn chế muối, ăn ít mỡ, ít đường, tránh uống rượu bia, không dùng chất kích thích bia rượu, chè đặc, cà phê... Chủ động phòng bệnh từ xa, kiểm soát tốt bệnh sẵn có như huyết áp, xét nghiệm mỡ máu, đường huyết... Tuân thủ điều trị của bác sĩ, không được bỏ thuốc hoặc tự ý mua thuốc hoặc dùng đơn thuốc cũ, đơn thuốc của người khác chữa bệnh cho mình. Viêm khớp gối Đây là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Lý do cơ bản là thoái hóa xương, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Vào mùa lạnh, các mạch máu nuôi dưỡng trở nên kém tuần hoàn. Dấu hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang... Người bệnh ít khi sốt, trong các trường hợp này, nên vận động chân từ từ, sau một vài động tác sẽ giảm đau cho khớp. Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu lưu thông tại chỗ. Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Nhiệt độ lạnh, không khí ẩm là những yếu tố làm bệnh viêm khớp tái phát vào mùa đông ở người cao tuổi. Cùng với uống thuốc và tập luyện, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp xoa dịu các cơn đau nhức khớp do bị viêm và thoái hóa khớp. Với người lớn tuổi cần có chế độ ăn chú ý phải vừa phù hợp bệnh tăng huyết áp, vừa giúp điều trị bệnh khớp và phòng ngừa suy dinh dưỡng người già. Người bệnh cần ăn uống điều độ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, đừng bỏ bữa. Chú ý bữa ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), phối hợp đa dạng các thực phẩm mỗi ngày. Đau lưng Vấn đề đau lưng dường như là một công thức mang tính quy luật. Ngày thường cũng đã có hiện tượng đau lưng nhưng vào những ngày chuyển mùa, đau lưng trở nên rõ ràng hơn. Nguyên do chủ yếu là thoái hóa xương cột sống, cột sống không còn thẳng mà bị “còng”. Đau lưng vào những ngày này gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngủ, nằm đau, ngồi cũng đau. Biện pháp xoa bóp là hiệu quả nhất vì làm tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương này. Hãy xoa bóp chính giữa cột sống và khối cơ hai bên ở vùng thắt lưng. Việc sử dụng thuốc giảm đau tỏ ra công hiệu nhưng phải tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của nó trên người cao tuổi.   Theo Sức khỏe và đời sống

CÁCH PHÒNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦY ĐẬU

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virut Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Tuy đây là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và màng não. Do vậy, cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh Virut gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai. [[{"fid":"1900","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"style":"width: 500px; height: 331px;","class":"media-element file-default"}}]] Cách phát hiện và các biến chứng thường gặp Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp, nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước. Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100-500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vẩy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5-10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ. Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan...  Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Viêm phổi do thủy đậu ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị. Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh... Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này. [[{"fid":"1901","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"866","width":"660","style":"width: 500px; height: 656px;","class":"media-element file-default"}}]] Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu Vì là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc, phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. Lưu ý: Tránh làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài. Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vẩy hoàn toàn. Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa. Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch. Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng. Đối với trẻ em:  Nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm khuẩn da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước. Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả. Dùng dung dịch xanh milian (xanh methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ. Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm khuẩn: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh. Nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.   Theo Sức khỏe và đời sống

CẨN TRỌNG VỚI BỆNH CÚM KHI MANG THAI

Thời tiết đang rất thất thường, khi thì ấm và khô, lúc lại lạnh ẩm, là điều kiện cho các loại virut cúm phát triển và lan nhanh. Thời tiết đang rất thất thường, khi thì ấm và khô, lúc lại lạnh ẩm, là điều kiện cho các loại virut cúm phát triển và lan nhanh. Bệnh cúm đối với người bình thường đã đáng ngại, với bà bầu thì lại càng phức tạp hơn. Vì virut cúm có thể gây một số tác hại đối với thai nhi, nhất là những trường hợp không có biện pháp điều trị bệnh phù hợp. Bệnh cúm là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, do virut gây ra. Virut cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa virut do người bị bệnh ho hay hắt hơi hay có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, tiếp xúc với đồ vật có chứa virut. Người mắc bệnh cúm thường có các biểu hiện như: sốt tương đối cao (trên 39 độ), lúc nóng, lúc lạnh, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, kèm theo đó là các triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng... khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao nhiều và hồi phục chậm. [[{"fid":"1893","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"339","width":"550","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Vì sao bà bầu dễ mắc cúm? Các bệnh truyền nhiễm do virut, vi khuẩn là nguy cơ hàng đầu đối với phụ nữ mang thai, trong đó có bệnh cúm. Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch. Phụ nữ mang thai do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt, do có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch của thai phụ bị suy giảm nhiều so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng thường kéo dài hơn... Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do virut gây ra thì ở phụ nữ mang thai thường bị kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do virut. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Còn các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở thai phụ không nặng hơn ở những phụ nữ khác. Tỷ lệ tử vong của cúm cũng tăng lên nhiều đối với phụ nữ mang thai. Cúm nguy hiểm với thai nhi thế nào? Bị cúm khi mang thai là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu. Virut của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật (nhất là khi mẹ bị cúm trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), mà khi sốt cao cộng với độc tính của virut cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi. Thai phụ bị cúm có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, tim bẩm sinh (hở van tim) và gây ra một số khiếm khuyết trên cơ thể... Đồng thời đã có những khẳng định có mối tương quan giữa sự nhiễm cúm của người mẹ khi mang thai với nguy cơ rối loạn tâm thần ở trẻ. Bởi não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong 5 tháng đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là: Các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Cộng với sự hiện diện của gene của virut cúm và thân nhiệt của mẹ tăng cao khi bị bệnh, là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Đặc biệt, các thuốc trị cúm cũng có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Phương pháp phòng tránh cúm cho thai phụ Các bà bầu cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm và gia cầm tươi sống, không nên đến những nơi công cộng. Để phòng tránh cảm cúm, bà bầu nên tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thai phụ có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống chút mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng để làm sạch vùng họng. Bà bầu phải luôn luôn giữ gìn sức khỏe, hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường. Trong khi ngủ, nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách không nằm thẳng luồng gió thổi vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi. Khi đã bị mắc cúm thì thai phụ cần kịp thời có biện pháp khống chế bệnh, không để lây sang người khác, loại trừ mầm bệnh nhanh chóng, đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp cho mình như: dùng khăn lạnh hay chườm đá lên vùng trán, uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể. Hãy luôn nhớ là chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi loại thuốc do tự ý sử dụng đều ít nhiều có sự nguy hại đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhiều loại thuốc trị cúm có thể dùng cho người bình thường, nhưng khi dùng cho bà bầu có thể dẫn đến sẩy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén... Vì vậy, khi thai phụ có những triệu chứng của mắc cúm thì cần đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc bừa bãi.   Theo Sức khỏe và đời sống

ĐÔNG XUÂN VÀO MÙA, PHÒNG BỆNH QUAI BỊ Ở TRẺ

Quai bị là bệnh lây và có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn... Bệnh có thể phòng ngừa được bằng nhiều biện pháp. Bệnh do virút có tên khoa học là Paramyxovirus gây nên, chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi,  nhất là trẻ từ 6 - 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh; xuất hiện ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi; trong nước bọt của người bị bệnh quai bị. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước đó khi tuyến mang tai chưa sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. [[{"fid":"1887","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 275px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Triệu chứng quai bị Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 - 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể  điển hình nhất, trẻ sốt 38 - 390C, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Có khi viêm cả tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc, thường 4 - 5 ngày sau hết thì sốt, sưng đau, giảm dần và khỏi. Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng  vô sinh sau này; viêm buồng trứng ở bé gái thường gặp ở tuổi dậy thì, ít để lại di chứng vô sinh; biến chứng viêm tụy là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp. Ngoài ra cũng có thể gặp một số biến chứng khác như: tổn thương thần kinh, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác, viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu… Về điều trị, hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ  thể, nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn, cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10 - 15 ngày từ khi phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và  dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng Prednisolon 60mg/ ngày, sau đó giảm dần trong 7 - 10 ngày [[{"fid":"1888","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 358px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tiêm vacxin để phòng bệnh quai bị Về phòng bệnh, điều trước tiên là người bệnh phải được cách ly tại nhà, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ở trường học, khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị thì cần cho nghỉ học ngay để tránh lây cho học sinh khác.Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện bệnh. Ngày nay thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vắcxin Trimovax hay MMR,  vắcxin  không nên tiêm  cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi, không tiêm phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắcxin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ… Vắcxin được tiêm  từ 12 tháng tuổi, tiêm 2 lần, lần thứ nhất  lúc 1tuổi và chích nhắc lại sau  4 -12 tuổi. Trường hợp cần thiết tiêm cho trẻ lúc  9 tháng tuổi, phải tiêm 3 lần, lần thứ nhất lúc 9 tháng, lần thứ 2 cách mũi thứ nhất là 6 tháng và  lần thứ 3 sau  4 - 12 tuổi.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang