CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

THÔNG BÁO Về việc khám chữa bệnh tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn trong thời gian di chuyển Bệnh viện

Thực hiện Kế hoạch số 72/KH-BCĐ ngày 30/8/2019 Ban chỉ đạo di chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đến cơ sở mới của UBND tỉnh, BVĐK xin thông báo về việc thực hiện khám, chữa bệnh (KCB) tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn sẽ được thực hiện như sau: Từ ngày 18/09/2019 Bệnh viện sẽ bắt đầu thực hiện di chuyển đến cơ sở mới. Thời gian di chuyển dự kiến trong khoảng 10-15 ngày. Dự kiến từ ngày 18 đến 24/9, Bệnh viện vẫn khám chữa bệnh tại cơ sở cũ; từ ngày 25 đến 28/9/2019 sẽ khám chữa bệnh tại cơ sở mới. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, thời điểm kết thúc KCB tại cơ sở cũ, bắt đầu KCB tại cơ sở mới sẽ được cập nhật trên website và fanpage của Bệnh viện. Trong thời gian Bệnh viện di chuyển: - Bệnh nhân cấp cứu, hoặc phẫu thuật cấp cứu vẫn được tiếp nhận điều trị bình thường. Sau đó tùy theo tình trạng bệnh lý và diễn biến, có thể sẽ được chuyển lên tuyến trên hoặc đưa về tuyến dưới. Bệnh viện vẫn làm thủ tục chuyển tuyến trên cho bệnh nhân như bình thường. - Bệnh nhân có nhu cầu khám, chữa các bệnh thuộc Y học cổ truyền sẽ đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền. - Bệnh nhân có nhu cầu khám, chữa các bệnh Phục hồi chức năng sẽ đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Phục hồi chức năng. - Bệnh nhân khám các bệnh về Phổi, các bệnh nội khoa sẽ đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Lạng Sơn. - Các bệnh nhân mổ theo kế hoạch, Bệnh viện sẽ hẹn tiếp nhận lại và phẫu thuật sau khi hoàn thành di chuyển đến cơ sở mới. Trong thời gian di chuyển, Bệnh viện sẽ không thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám và điều trị các bệnh lý thông thường. Do vậy rất mong mọi người có nhu cầu tạm đến các Trung tâm Y tế huyện, các Bệnh viện khác trong tỉnh và các phòng khám để được đáp ứng. Bệnh viện sẽ hỗ trợ về chuyên môn, nhân lực, trang thiết bị cho Trung tâm Y tế Cao Lộc để nâng cao khả năng thu dung, điều trị một phần bệnh nhân nặng tại Trung tâm Y tế Cao Lộc. Khi hoàn thành di chuyển đến cơ sở mới, đảm bảo các điều kiện cho khám, chữa bệnh, Bệnh viện sẽ sớm phục vụ trở lại và thông báo rộng rãi ngay. Rất mong bà con trong tỉnh theo dõi sát, giúp Bệnh viện phổ biến rộng rãi thông tin này và hết sức thông cảm về sự bất tiện do việc di chuyển Bệnh viện gây ra. Xin trân trọng cảm ơn!  

CHỈ ĐẠO TUYẾN CỦA BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC TẠI BVĐK LẠNG SƠN

Ngày 10/9/2019, Đoàn Công tác của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức do PGS.TS Nguyễn Đức Tiến – Phó Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi, Phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp dẫn đầu đã đến chỉ đạo tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). [[{"fid":"2322","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chỉ đạo tuyến tại BVĐK Tại buổi làm việc, BVĐK đã báo cáo về các hoạt động khám chữa bệnh, đặc biệt là lĩnh vực ngoại khoa của Bệnh viện. Đồng thời Bệnh viện cũng đề xuất các lĩnh vực chuyên môn cần ưu tiên hỗ trợ phát triển. Đoàn đã đánh giá việc triển khai các gói kỹ thuật theo Dự án Bệnh viện vệ tinh, NORRED năm 2018. Đoàn cũng khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có và khả năng tiếp nhận các gói kỹ thuật của BVĐK theo Đề án 1816, Dự án Bệnh viện vệ tinh năm 2020 và Dự án NORRED. Nhận định của đoàn là Bệnh viện đủ điều kiện về nhân lực, trang thiết bị để nhận chuyển giao các gói kỹ thuật: Phẫu thuật nội soi tiêu hóa; Phẫu thuật Tiết niệu: nội soi tán sỏi qua da…; Thần kinh – lồng ngực: phẫu thuật nội soi lồng ngực, thay động mạch chủ bụng,…; Phẫu thuật sọ não: vi phẫu u não; Phẫu thuật chấn thương cột sống cổ, thắt lưng…; Phẫu thuật dị tật ở trẻ sơ sinh; Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ; Chẩn đoán hình ảnh: kỹ thuật chụp và can thiệp mạch, chụp cộng hưởng từ… [[{"fid":"2323","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kết nối với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là điều kiện thuận lợi để BVĐK nâng cao năng lực chuyên môn Kết thúc buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Đức Tiến khẳng định bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ và chuyển giao các gói kỹ thuật theo nhu cầu của BVĐKLS đảm bảo chất lượng Việc kết nối với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là điều kiện thuận lợi để BVĐK nâng cao năng lực chuyên môn, qua đó, giúp người dân được thụ hưởng nhiều kỹ thuật hiện đại ngay tại địa phương.

PHƯƠNG ÁN KHÁM CHỮA BỆNH TRONG THỜI GIAN DI CHUYỂN BỆNH VIỆN ĐẾN CƠ SỞ MỚI

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đi vào hoạt động ổn định tại cơ sở mới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn họp triển khai phương án di chuyển Bệnh viện đến cơ sở mới 700 giường tại thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc. [[{"fid":"2320","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"3024","width":"4032","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] BVĐK họp triển khai phương án di chuyển Bệnh viện đến cơ sở mới Bệnh viện sẽ di chuyển đến cơ sở mới cao điểm trong thời gian 11 ngày, từ 18/9/2019 đến hết ngày 28/9/2019. Trong đó, 7 ngày đầu sẽ di chuyển vật tư trang thiết bị y tế, trang thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác. Những ngày sau sẽ di chuyển bệnh nhân và các trang thiết bị còn lại. Trong thời gian di chuyển, việc phuc vụ người bệnh chắc chắn bị ảnh hưởng. Bệnh viện vẫn phục vụ cấp cứu và khám chữa bệnh thiết yếu, làm thủ tục chuyển tuyến ở cả 2 cơ sở: cơ sở cũ trong 7 ngày đầu, sau đó là tại cơ sở mới. Tuy nhiên, Bệnh viện sẽ thực hiện giảm ít nhất 1/2 số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh trong thời gian di chuyển. Đối với bệnh nhân cần khám, chữa bệnh Y học cổ truyền sẽ được chuyển sang Bệnh viện Y học cổ truyền; bệnh nhân cần khám, chữa bệnh Phục hồi chức năng sẽ điều chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng. Bệnh nhân ngoại trú lấy thuốc định kỳ hàng tháng về các bệnh huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ được điều chỉnh lịch hẹn khám đến ngoài thời gian di chuyển Bệnh viện. Đối với bệnh nhân điều trị nội trú, các bệnh nhân ổn định sẽ được chuyển về các Trung tâm Y tế huyện hoặc cho ra viện sớm hơn; các bệnh nhân nặng, đủ điều kiện sẽ chuyển tuyến trên điều trị. Bệnh viện chỉ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu và mổ cấp cứu mà các cơ sở trong tỉnh không đáp ứng được; tạm dừng các trường hợp mổ kế hoạch và mổ theo yêu cầu. Các thông tin về di chuyển Bệnh viện và hướng dẫn khám chữa bệnh ở 2 cơ sở sẽ được cập nhật trên website và fanpage của Bệnh viện tại địa chỉ http://bvdklangson.com.vn/ và https://www.facebook.com/benhviendakhoalangson/. Rất mong bà con trong tỉnh theo dõi sát, giúp Bệnh viện phổ biến rộng rãi thông tin này và thông cảm về sự bất tiện do việc di chuyển Bệnh viện gây ra. Xin trân trọng cảm ơn./.

CỨU SỐNG THAI NHI VÀ SẢN PHỤ BỊ TIỀN SẢN GIẬT – RAU BONG NON NẶNG

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) vừa cứu sống cả mẹ và con sản phụ bị tiền sản giật – rau bong non nặng. Ngày 5/9/2019, Khoa Phụ sản BVĐK tiếp nhận trường hợp sản phụ N.T.C (41 tuổi, ở Đình Lập, Lạng Sơn) được TTYT huyện chuyển đến trong tình trạng đau bụng, ra máu âm đạo, phù 2 chân, huyết áp tăng cao (160/100 mmHg). Siêu âm có hình ảnh khối máu tụ sau bánh rau, kích thước lớn (66 x 68 mm); suy thai cấp - tim chậm (nhịp tim 80 lần/phút - bình thường là 140lần/phút). Sản phụ được chẩn đoán thai lần 2, 36 tuần, tiền sản giật - rau bong non. Đây là một biến chứng sản khoa nguy cấp, đe dọa tính mạng của cả mẹ và con, đặc biệt là đối với con. [[{"fid":"2316","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1156","width":"1500","style":"width: 500px; height: 385px;","class":"media-element file-default"}}]] Rau bong non Ngay lập tức, các bác sỹ khoa Phụ Sản hội chẩn, hoàn thành các xét nghiệm cấp cứu và bệnh nhân nhanh chóng được chuyển mổ chỉ sau hơn 20 phút đến viện. Phẫu thuật lấy ra bé gái nặng 2,1kg, bị suy hô hấp nặng, không tự khóc được, tim đập yếu. Đồng thời phẫu thuật cũng lấy ra khối máu tụ sau rau nặng 500g. Sau 10 phút cấp cứu tích cực, bé gái khóc được to, được chăm sóc tích cực tại khoa Phụ sản đến nay đã ổn định. Sản phụ được truyền 1 đơn vị máu và điều trị tích cực sau mổ. Hiện tại sức khỏe của 2 mẹ con sản phụ đã ổn định.   [[{"fid":"2317","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"768","width":"1024","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"2318","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"768","width":"1024","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Sức khỏe của 2 mẹ con sản phụ đã ổn định Cứu sống cả 2 mẹ con sản phụ tiền sản giật nặng – rau bong non là kết quả sự nỗ lực, khẩn trương của các thầy thuốc khoa Phụ sản, đặc biệt là kíp phẫu thuật. Kết quả cứu sống cả mẹ và con thể hiện sự sẵn sàng - tích cực, tính chuyên nghiệp trong việc chẩn đoán, phẫu thuật cấp cứu và và hồi sức sơ sinh. Một lần nữa chất lượng chuyên môn, tinh thần hết lòng vì người bệnh của Bệnh viện được khẳng định.

DI CHUYỂN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẾN CƠ SỞ MỚI TỪ NGÀY 18/9

Chiều 28/8/2019, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp Ban Chỉ đạo di chuyển Bệnh viện Đa khoa đến cơ sở mới. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Dự án Bệnh viện Đa khoa 700 giường được khởi công xây dựng ngày 26/12/2010 với quy mô 700 giường, dự án được điều chỉnh thành 2 giai đoạn. Đến nay, giai đoạn I đã thực hiện xong 18/20 hạng mục bổ sung; hiện đang hoàn thiện việc lắp đặt thang máy các khu nhà, bổ sung trạm biến áp số 4; các phòng máy nhà C và một số hạng mục khác như: cổng, tường rào, sơn lại các khu nhà và dọn vệ sinh. [[{"fid":"2307","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo di chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh đến cơ sở mới phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Tính đến tháng 9/2019, Bệnh viện Đa khoa 700 giường giai đoạn I đã cơ bản hoàn thành. Theo dự thảo kế hoạch, việc di chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh đến cơ sở mới sẽ thực hiện trong 10 ngày gồm: di chuyển trang thiết bị y tế, văn phòng, các trang thiết bị khác và di chuyển bệnh nhân. Trong thời gian di chuyển phải đảm bảo hoạt động ổn định đồng thời tại hai cơ sở, bảo đảm an toàn cho người bệnh. Tại cuộc họp, đã có 8 lượt ý kiến về phương án di chuyển, thời gian, nhân lực, công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình di chuyển. Phát biểu kết luận tại cuộc họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất thời gian di chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh sang cơ sở mới từ ngày 18/9/2019. Đồng chí chỉ đạo: Sở Y tế phối hợp với các nhà thầu khẩn trương hoàn thiện các hạng mục còn lại; quan tâm vệ sinh công nghiệp và vệ sinh khuôn viên bệnh viện cơ sở mới; chủ động phối hợp chặt chẽ với Cục Giám định, Bộ Xây dựng tiến hành nghiệm thu tổng thể công trình. Các sở, ngành, đơn vị liên quan hỗ trợ nhân lực, phương tiện, đảm bảo an ninh trật tự; các đơn vị bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn thành phố hỗ trợ thu dung bệnh nhân trong quá trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh di chuyển sang cơ sở mới. Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và các cơ quan báo chí trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền về việc này để nhân dân kịp thời nắm bắt.   Theo Báo Lạng Sơn  

ĐƯA VÀO SỬ DỤNG MÁY CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ

Từ chiều 26/8/2019, máy chụp cộng hưởng từ (MRI) 1.5Tesla – Magnetom Esenza Siemens do Dự án NORRED hỗ trợ bắt đầu được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (cơ sở mới). [[{"fid":"2302","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Máy MRI của Bệnh viện có tính năng tương tự và mới hơn các máy phổ biến của các bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Ưu điểm nổi bật của máy MRI là không dùng tia xạ, không gây hại với cơ thể nên đảm bảo an toàn cho bệnh nhân nhưng lại cho ra những hình ảnh rõ nét và chẩn đoán chính xác hình ảnh bệnh lý của bộ phận cơ thể. Máy có thể chụp toàn diện từ hệ thần kinh, cột sống, tim mạch đến vùng bụng, cơ xương khớp,…; Khi chưa có máy chụp MRI, một số trường hợp bệnh nhân đột quị, chấn thương cột sống, cơ khớp, có khối u khó chẩn đoán sẽ phải chuyển tuyến trên. Có máy chụp MRI, các bác sỹ của BVĐK sẽ có điều kiện chẩn đoán tốt hơn, nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị , đặc biệt là với một số kỹ thuật cao trong các chuyên khoa sâu như Hồi sức cấp cứu, thần kinh, cột sống, chấn thương chỉnh hình, tiêu hóa,…, giúp người dân không phải chuyển lên tuyến trên, tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị. Khi chụp cộng hưởng từ, người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được BHYT chi trả chi phí theo quy định. Đối với người bệnh không có thẻ BHYT sẽ phải thanh toán như sau: - Chụp cộng hưởng từ không thuốc: 1.754.000đ/ca - Chụp cộng hưởng từ có thuốc: 2.336.000đ/ca - Chụp cộng hưởng từ tưới máu phổ chức năng: 3.136.000đ/ca Trong thời gian Bệnh viện chưa chuyển lên cơ sở mới, sẽ có phương tiện vận chuyển miễn phí, đưa người bệnh đi chụp MRI.

CA KHỚP HÁNG NHÂN TẠO ĐẦU TIÊN CHO CỤ BÀ 73 TUỔI THÀNH CÔNG

Khoa Chấn thương – Bỏng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiến hành phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thành công cho cụ bà 73 tuổi bị gãy cổ xương đùi. Đây là ca đầu tiên được thực hiện hoàn toàn do các bác sĩ của Bệnh viện thực hiện. [[{"fid":"2299","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2208","width":"1242","style":"width: 500px; height: 889px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân T đang trong quá trình tập phục hồi chức năng Bà Vũ Thị T (73 tuổi, ở TT Cao Lộc, huyện Cao Lộc) bị ngã. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán gãy cổ xương đùi trái. Bác sỹ chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần cho bệnh nhân T. Sau hơn 1 giờ, ca phẫu thuật thành công, khớp háng của bệnh nhân T được thay thế bằng vật liệu nhân tạo. Sau 5 ngày phẫu thuật, bệnh nhân T đã ngồi dậy được và tập vận động khớp háng nhẹ nhàng. Sau 4 tuần điều trị bệnh nhân sẽ có thể đi lại bình thường. Từ tháng 3/2019, BVĐK đã gửi bác sỹ nhận chuyển giao kỹ thuật thay khớp háng nhân tạo tại bệnh viện Việt Đức. Sau 3 tháng học tập, bác sĩ của khoa Chấn thương – Bỏng BVĐK độc lập thực hiện kỹ thuật thay khớp háng bán phần tại tỉnh. Đây là phương pháp tối ưu trong điều trị gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi (trên 60 tuổi), giúp bệnh nhân phục hồi sớm và gần như đảm bảo chức năng vận động bình thường.   Tham khảo kỹ thuật thay khớp háng nhân tạo: http://bvdklangson.com.vn/video/thay-khop-hang-nhan-tao.html

NHẬP VIỆN DO SỬ DỤNG BÓNG CƯỜI

Ngày 20/8/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân nữ tên A (18 tuổi, ở huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng tê tay chân, mất thăng bằng, đi lại khó khăn. Bệnh nhân A đã sử dụng bóng cười đã hơn 1 năm nay, hầu như ngày nào A cũng hít vài quả. Khoảng 6 tháng trở lại, bệnh nhân thấy có dấu hiệu tê bì tay chân, đau tức vùng ngực nhưng các dấu hiệu thường tự khỏi sau vài ngày. Khoảng 3 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân A xuất hiện tê yếu nhiều cả tay và chân, chuột rút, mất thăng bằng, đi lại khó khăn nên được người nhà đưa vào viện. Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn cảm giác do sửu dụng khí N2O. Hiện tại, bệnh nhân đã được xử trí ổn định. Đây là trường hợp đầu tiên ngộ độc khí N2O do sử dụng bóng cười được ghi nhận tại Bệnh viện. Bóng cười là quả bóng được bơm khí N2O, loại khí gây hưng phấn thần kinh, tạo cảm giác muốn cười khi hít vào nên còn được gọi là khí cười. Trong y học được sử dụng để gây mê. Sau khi hít khí N2O, cơ thể có cảm giác phấn khích. Khi vào cơ thể, nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh và tim mạch, gây tê liệt người, thậm chí có thể tử vong. Khí cười là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự cá ma túy khác. Đây là một chất mà gần đây giới trẻ có xu hướng dùng nhiều và cho rằng không nguy hiểm như thuốc lắc hay ma túy đá. Ở Việt Nam bóng cười không nằm trong danh mục quản lý đặc biệt, không xếp loại chất ma túy. Tuy nhiên, lạm dụng bóng cười gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Đặc biệt, lạm dụng khí cười sẽ dẫn đến phụ thuộc và nghiện. Khi thiếu “khí cười” dễ bị trầm cảm. Do vậy, người dân, đặc biệt là giới trẻ tuyệt đối không sử bóng cưới dưới bất kỳ hình thức nào.

TỪ NGÀY 20/8, ĐIỀU CHỈNH GIÁ DỊCH VỤ Y TẾ

Bộ Y tế vừa đồng thời ban hành Thông tư 13/2019/TT-BYT và Thông tư 14/2019/TT-BYT thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các bệnh viện, bao gồm giá khám chữa bệnh có BHYT và ngoài phạm vi BHYT. Cả hai Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/8 tới, theo đó, giá khám bệnh BHYT tăng nhẹ tại tất cả các tuyến bệnh viện. Tăng nhẹ giá các dịch vụ y tế Bộ Y tế cho biết, so với Thông tư 37 và Thông tư 39 thì không thay đổi cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà chỉ thay đổi mức lương cơ sở tính vào giá dịch vụ từ  1.390.000 đồng (theo quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 sang mức lương cơ sở 1.490.000 đồng (theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019). Theo đó, mức giá điều chỉnh tăng bình quân như sau: giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 4,4%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 1,1%. Theo đó, tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 38.700 đồng (tăng 1.700 đồng); bệnh viện hạng II: 34.500 đồng (tăng 1.500 đồng); bệnh viện hạng III: 30.500 đồng (tăng 1.500 đồng); bệnh viện hạng IV, trạm y tế xã: 27.500 đồng (tăng 1.500 đồng). Đồng thời, một số dịch vụ khác ngoài phạm vi chi trả của BHYT cũng được điều chỉnh tăng như: Giá dịch vụ khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa; Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe; Khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, Xquang) là 160.000 đồng (tăng 15.000 đồng). Giá khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động là: 450.000 đồng (tăng 30.000 đồng). Ngoài ra, 2 Thông tư còn quy định tăng giá dịch vụ ngày giường bệnh và giá một số dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm khác... Theo đó, tại bệnh viện hạng đặc biệt, giá giường bệnh là 782.000 đồng/ngày (tăng 29.000 đồng); Đối với bệnh viện hạng I, mức giá dịch vụ ngày giường bệnh tối đa là 705.000 đồng/ngày, bệnh viện hạng II là 602.000 đồng/ngày. Về khả năng cân đối Quỹ BHYT, từ số liệu đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ước tính khi điều chỉnh mức lương từ 1.150.000 đồng lên 1.390.000 đồng; Bộ Y tế đã đánh giá việc điều mức lương lên 1.490.000 đồng thì vẫn bảo đảm khả năng cân đối Quỹ BHYT. [[{"fid":"2293","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"328","width":"500","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Không ảnh hưởng đến đối tượng chính sách, người nghèo Nói về tác động đến người dân, theo Bộ Y tế, Thông tư này không ảnh hưởng đến người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn, người sinh sống ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại huyện đảo, xã đảo; người có công với cách mạng, thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội thuộc diện được ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ BHYT, khi đi khám chữa bệnh được BHYT thanh toán 100%. Đối với người cận nghèo, tỷ lệ đồng chi trả là 5% (tỷ lệ điều chỉnh giá tăng bình quân 4,4% đối với ngày giường, 1,1% đối với các dịch vụ khác) nên mức độ tác động không đáng kể (tăng thêm 5% của 4,4% đối với ngày giường là 0,22%, tăng thêm 5% của 1,1% đối với các dịch vụ khác là 0,05%). Các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh BHYT thì có bị ảnh hưởng, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không nhiều (tăng thêm 20% của 4,4% đối với ngày giường là 0,88%, tăng thêm 5% của 1,1% đối với các dịch vụ khác là 0,2%). Mặt khác, với người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 06 tháng lương cơ sở thì việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo mức lương 1.490.000 đồng tạo điều kiện cho các trường hợp này được thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT hơn khi thực hiện mức giá theo Thông tư 39 (từ 8.340.000 đồng lên 8.940.000 đồng). Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc điều chỉnh giá lần này vẫn chưa kết cấu chi phí quản lý theo lộ trình giá dịch vụ công quy định tại Nghị định 16/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá cũng góp phần tăng nguồn thu cho các cơ sở y tế; các bệnh viện có nguồn kinh phí để trả lương theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng Bộ Y tế nêu rõ, Thông tư 13/2019/TT-BYT và Thông tư 14/2019/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 20/8/2019. Người bệnh vào viện điều trị từ trước ngày 20/8/2019 vẫn tiếp tục áp dụng mức giá dịch vụ cũ, giá mới áp dụng với người bệnh vào viện từ ngày 20/8/2019.   Theo Sức khỏe và đời sống  

THÔNG TIN GIẢI QUYẾT PHẢN ÁNH CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN

Ngày 19/8/2019, trên trang facebook cá nhân (tên Thanh Mai) có phản ánh bức xúc về việc cháu bé 1 tuổi đến khám tại Bệnh viện mà không được thăm khám kịp thời. Ngay sau khi có thông tin, Lãnh đạo Bệnh viện đã giao cho các bộ phận chức năng gồm: Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng, phòng Công tác xã hội và khoa Khám bệnh xác minh làm rõ sự việc. Kết quả như sau: Khoảng 12 giờ 45 phút, ngày 19/8/2019, bệnh nhi Nguyễn Thư K, sinh ngày 12/4/2018, địa chỉ: phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, được gia đình đưa đến khoa Khám bệnh vì đau bụng. Khi vào, cháu bé tỉnh, quấy khóc ít, sốt 37.50, bụng mềm, tim phổi bình thường. Bác sĩ trực phòng khám đã chỉ định siêu âm, X quang ổ bụng. Kết quả không có gì bất thường (hồi 13 giờ). Chẩn đoán sơ bộ: đau bụng chưa rõ nguyên nhân. Bác sĩ đã thông báo kết quả, giải thích cho gia đình bệnh nhân, chuyển khám chuyên sâu chuyên khoa Nhi. Điều dưỡng khoa Khám bệnh đã chuyển qua mạng máy tính tên bệnh nhi đến phòng khám Nhi, đồng thời hướng dẫn gia đình đưa bệnh nhi đến đợi khám. Tuy nhiên, do sơ suất trong thao tác, điều dưỡng đã chuyển nhầm bệnh nhân vào khoa Nhi nên bệnh nhi không có tên trong danh sách chờ khám của phòng khám Nhi. Từ 13 giờ 30 đến 15 giờ 15, sau nhiều lần gia đình bệnh nhi hỏi điều dưỡng phòng khám Nhi và được hướng dẫn ngồi đợi thực hiện khám theo số thứ tự, khi đó mới phát hiện không có tên bệnh nhân trong danh sách chờ khám và bệnh nhân mới được khám. Khám bệnh nhân chưa thấy dấu hiệu bệnh lý rõ ràng để chẩn đoán xác định. Để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhi và tránh bỏ sót bệnh lý, bác sĩ khám bệnh đã giải thích, tư vấn đưa trẻ nhập viện để theo dõi. Bệnh nhi được đưa lên khoa trước, hồ sơ bệnh án hoàn thiện chuyển lên sau. Sau khi vào khoa, điều dưỡng khoa Nhi thực hiện đo các dấu hiệu sinh tồn và hỏi mẹ cháu bé về hồ sơ bệnh án của cháu. Khi đó, gia đình bức xúc, to tiếng và đưa trẻ về. Trước sự việc trên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận thấy do sơ suất của điều dưỡng trực và việc kiểm tra thông tin bệnh nhân chưa kịp thời, khiến bệnh nhân phải chờ đợi lâu, gia đình người bệnh bức xúc. Bệnh viện sẽ làm rõ trách nhiệm của các cá nhân có sai phạm và có hình thức xử lý tương xứng đối với những nhân viên có lỗi trong sự việc này. Bệnh viện xin trân trọng cảm ơn các ý kiến phê bình, đóng góp và cũng mong muốn mọi người nhìn nhận, đánh giá khách quan về cả mặt tích cực và hạn chế của tập thể Bệnh viện để chúng tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Khi có kết quả xử lý, Bệnh viện sẽ thông báo tới người nhà cháu bé và cộng đồng.

Trang