CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

CẤP CỨU 7 TRƯỜNG HỢP NẠN NHÂN TỪ VỤ TAI NẠN NGHIÊM TRỌNG TẠI DỐC QUÝT

Sáng 6/1/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 7 trường hợp bệnh nhân từ vụ tai nạn ô tô nghiêm trọng tại Dốc Quýt, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Theo thông tin ban đầu, 7 nạn nhân bị thương trong cùng một vụ tai nạn do xe container bị đổ khi đến đoạn đường cua, đã chèn vào xe chở khách và xe máy đi ngược chiều. [[{"fid":"2502","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"768","width":"1024","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"2503","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"768","width":"1024","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Ngay khi nhận được tin báo, Bệnh viện đã cử kíp cấp cứu khẩn trương tới điểm xảy ra tai nạn. Các nạn nhân nhanh chóng được đưa tới Bệnh viện và tiến hành cấp cứu. Trong số 7 nạn nhân, có 5 trường hợp chấn thương sọ não, 2 trường hợp vết thương phần mềm đang được cấp cứu và theo dõi thêm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về tình trạng sức khỏe các các nạn nhân.

THÔNG BÁO TIẾP NHẬN LẠI BỆNH NHÂN MỔ KẾ HOẠCH

Ngày 16/12/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã đăng thông báo về việc dừng tiếp nhận bệnh nhân mổ kế hoạch do sự cố điện gây ảnh hưởng đến hệ thống phòng mổ. Đến nay Bệnh viện đã khắc phục được sự cố và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo cho tất cả các trường hợp phẫu thuật. Từ ngày 6/1/2020, BVĐK sẽ tiếp nhận lại bệnh nhân mổ theo kế hoạch. Bệnh viện xin thông báo đến bà con trong tỉnh để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh.

NGHIỆM THU, BÀN GIAO HỆ THỐNG MÁY CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN (DSA)

Ngày 26/12/2019, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) Ban quản lý Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng (NORRED) Trung ương và Tỉnh đã nghiệm thu bàn giao thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) cho BVĐK. Dự kiến trong ít ngày tới, máy sẽ được đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị của Bệnh viện. [[{"fid":"2489","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (Digital Subtraction Angiography - DSA) 1 bình diện có tính năng tương đương và cao hơn nhiều máy chụp DSA của các bệnh viện lớn ở Trung ương. Đây là một hệ thống chụp hình mạch máu kết hợp giữa chụp X-quang và xử lý số, sử dụng thuật toán để xóa nền trên hình ảnh thu nhận được sau khi tiêm chất cản quang , cho hình ảnh mạch máu hiển thị trên màn hình tăng sáng của máy vi tính giúp thấy rõ các tổn thương, bệnh lý mạch máu trước khi có chỉ định can thiệp mạch. Giá trị của hệ thống này gần 20 tỷ đồng. [[{"fid":"2490","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trước đây, khi chưa có máy DSA, rất khó xác định tổn thương mạch máu, các trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp hoặc nhồi máu não cấp… sẽ phải chuyển tuyến trên điều trị, một số bệnh nhân không được can thiệp kịp thời đã tử vong. Khi đưa vào sử dụng hệ thống DSA, các bác sĩ sẽ có đầy đủ căn cứ chẩn đoán và điều trị hợp lý. Một số kỹ thuật can thiệp chuyên sâu trong điều trị các bệnh lý tim mạch như chụp và can thiệp động mạch vành (đặt sten), chụp và can thiệp mạch não, chụp và can thiệp mạch chi và các tạng, đặt máy tạo nhịp, …sẽ được triển khai ngay tại BVĐK. [[{"fid":"2491","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Việc đưa vào sử dụng hệ thống DSA sẽ giúp người bệnh trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận có điều kiện thụ hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, không phải chuyển lên tuyến trên làm tăng cơ hội cứu chữa người bệnh, giúp giảm thời gian và chi phí điều trị; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đem lại cơ hội sống cao hơn cho người bệnh.

TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA NĂM 2019 CỤM THI ĐUA SỐ 2

Chiều 18/12/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (đơn vị cụm trưởng 2019) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua Cụm thi đua số 2 năm 2019. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, Công đoàn và viên chức phụ trách thi đua của các đơn vị trong Cụm thi đua; cùng đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh của Bệnh viện. Cụm thi đua số 2 có 7 đơn vị gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền và trung tâm y tế các huyện: Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng. [[{"fid":"2473","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hội nghị Tổng kết công tác thi đua Cụm thi đua số 2 năm 2019 Năm 2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh là Trưởng cụm, Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn là  Phó trưởng cụm. Dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, với sự chủ động, sáng tạo; các đơn vị trong cụm đã nỗ lực thi đua, góp phần nâng cao kết quả hoạt động của các đơn vị trong Cụm. Phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch công tác chuyên môn do Sở Y tế giao của đơn vị trong cụm đều đạt và vượt; nhiệm vụ trên các lĩnh vực: khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dân số được thực hiện tốt… góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh nhà. [[{"fid":"2474","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2475","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các đơn vị trong cụm phát biểu ý kiến 5/7 đơn vị trong cụm xếp loại Khá trong đánh giá chất lượng bệnh viện, 3 đơn vị còn lại cũng tiệm cận mức Khá; trên 80% bệnh nhân hài lòng với cung cách phục vụ và chăm sóc. Kết quả thi đua năm 2019, Bệnh viện Đa khoa đứng thứ Nhất; Bệnh viện Phổi đứng thứ Nhì và Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn đứng thứ Ba. Hội nghị đã thống nhất bầu Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn là đơn vị Trưởng cụm trong và Bệnh viện Phổi là đơn vị Phó trưởng cụm năm 2020. Tại Hội nghị, các đơn vị trong cụm thi đua số 2 đã cùng ký kết Giao ước thi đua năm 2020. [[{"fid":"2476","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các đơn vị trong cụm ký kết Giao ước thi đua năm 2020

THÔNG BÁO TẠM DỪNG TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN MỔ KẾ HOẠCH DO SỰ CỐ ĐIỆN

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin thông báo: Do sự số điện gây ảnh hưởng đến hệ thống phòng mổ tại Bệnh viện, do đó không đảm bảo điều kiện đáp ứng cho tất cả các trường hợp phẫu thuật. Từ ngày 16/12/2019, Bệnh viện chỉ tiếp nhận các trường hợp mổ cấp cứu, tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân mổ theo kế hoạch. Các bệnh nhân mổ theo kế hoạch, Bệnh viện sẽ hẹn tiếp nhận lại và phẫu thuật sau khi khắc phục được sự cố. Các hoạt động khám chữa bệnh vẫn diễn ra bình thường. Rất mong bà con trong tỉnh thông cảm về sự bất tiện do sự cố điện gây ra.

TIỀM ẨN NGUY CƠ TAI NẠN GIAO THÔNG TỪ XE ĐẠP ĐIỆN

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ tai nạn giao thông xảy ra với xe đạp điện. Nhiều trường hợp Hậu quả rất thương tâm, bởi các nạn nhân phần lớn ở lứa tuổi học sinh. Riêng trong ngày 10/12/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông giữa xe đạp điện với ô tô. Cả 2 trường hợp đều phải chuyển tuyến trên điều trị, cả 2 bệnh nhân mới 12 tuổi. [[{"fid":"2460","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 382px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Xe đạp điện có thể là “hung thần” với chính người điều khiển Hiện nay, việc sở hữu một chiếc xe đạp điện khá dễ dàng do giá thành thấp. Xe đạp điện chạy trong thành phố tốc độ không hề thua kém xe máy trong khi hệ thống an toàn kém hơn hẳn so với xe máy. Người sử dụng phân lớn ở lứa tuổi học sinh từ khoảng 10 tuổi trở lên, trong khi đa phần các em lứa tuổi này lại thiếu cả kiến thức và ý thức về quy tắc khi tham gia giao thông. Đó là những nguyên nhân chính khiến xe đạp điện luôn luôn có thể là “hung thần” với chính người điều khiển và người tham gia giao thông. Mọi người vẫn chủ quan do coi loại phương tiện này giống với xe đạp thông thường. Nhiều học sinh đi quá nhanh, dẫn đến không kịp xử lý các tình huống phức tạp xảy ra. Một nguyên nhân khác, xe đạp điện không có tiếng nổ động cơ, hạn chế bật đèn để tiết kiệm acqui,... khiến người khác khó phát hiện, nhất là vào ban đêm. Để hạn chế tình trạng mất an toàn giao thông từ việc sử dụng xe đạp điện, trước hết các bậc cha mẹ nên cân nhắc kĩ khi nào thì cho phép con em mình sử dụng loại phương tiện này. Thêm nữa gia đình và nhà trường cần trang bị đầy đủ kiến thức và xây dựng ý thức về an toàn giao thông cho các em học sinhtrước khi cho phép sử dụng xe đạp điện.Đó là những việc rất cần thiết góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn từ xe đạp điện.  

LỄ PHÁT ĐỘNG VÀ KÝ CAM KẾT PHÒNG, CHỐNG KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

Hưởng ứng Tuần lễ Truyền thông về phòng, chống kháng thuốc năm 2019, sáng 29/11/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Lễ phát động và ký cam kết “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm”. Dự lễ phát động có Ban lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo các khoa, phòng cùng đông đảo nhân viên trong Bệnh viện. [[{"fid":"2444","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sỹ Phan Thanh Huy - Giám đốc Bệnh viện kêu gọi sử dụng kháng sinh có trách nhiệm Hiện nay, tình trạng kháng thuốc kháng sinh tại BVĐK đang có xu hướng gia tăng, một số loại thuốc kháng sinh mới đưa vào sử dụng cũng đã bị kháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng lạm dụng kháng sinh (của cả người dân và thầy thuốc): tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, chỉ định kháng sinh khi không cần thiết hoặc không phù hợp với bệnh lý.... Sử dụng kháng sinh đúng cách sẽ rút ngắn thời gian và giảm chi phí điều trị, giảm tình trạng kháng thuốc, giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và giảm tỷ lệ tử vong và ngược lại nếu sử dụng sai. Phát biểu tại lễ phát động, bác sỹ Phan Thanh Huy – Giám đốc Bệnh viện kêu gọi các cán bộ, nhân viên trong đơn vị hãy sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, với lương tâm của người thầy thuốc. Tăng cường tư vấn, hướng dẫn người bệnh không tự ý sử dụng kháng sinh, góp phần đẩy lùi tình trạng kháng thuốc trong bệnh viện và cộng đồng. Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo các khoa đã ký cam kết “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” với lãnh đạo Bệnh viện. [[{"fid":"2445","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Đại diện lãnh đạo các khoa ký cam kết “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” với lãnh đạo Bệnh viện  Lễ phát động và kí cam kết đã tạo động lực thúc đẩy cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh; Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc, góp phần giảm gánh nặng về y tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra.

Cứu sống bệnh nhân vết thương ngực – bụng hở do bị chém

Vào hồi 21h ngày 19/11/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân N.T.L (20 tuổi bị chém. vết thương há rộng kích thước 20x10 cm, lộ phổi, gãy xương sườn số 9 và động mạch liên sườn, rách cơ hoành, sờ thấy mỏm, tim đập nhanh, kèm theo vết thương cẳng tay trái đứt thần kinh trụ. Do vết thương ngực hở gây xẹp hoàn toàn phổi trái, làm đảo ngược nhịp thở, bệnh nhân suy hô hấp rất nặng, đe dọa tử vong. Ngay lập tức cơ chế "Báo động đỏ" được kích hoạt, bệnh nhân được chuyển thẳng lên phòng mổ. Kíp trực cấp cứu gồm trực lãnh đạo, khoa Gây mê hồi sức, khoa Thần kinh – Lồng ngực và khoa Ngoại Tiêu hóa khẩn trương hội chẩn và tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. [[{"fid":"2432","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện tại, bệnh nhân L tỉnh, nói chuyện được và tiếp tục được điều trị tại khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực Do vết thương phức tạp, tổn thương lớn, ca phẫu thuật do 2 kíp tiến hành: một kíp xử trí vết thương ngực, đồng thời một kíp xử trí vết thương bụng. Các bác sĩ đã tiến hành mở ngực, xử trí thương tổn, cố định xương sườn; mở bụng thăm dò để phát hiện những tổn thương khác. Với vết thương ở cẳng tay trái, các bác sĩ đã tiến hành nối gân cơ và thần kinh trụ để đảm bảo vận động sau này cho người bệnh. Với sự cố gắng và tay nghề vững vàng, kíp phẫu thuật đã nhanh chóng xử lý các tổn thương. Sau hơn 2 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật thành công. Nhờ cấp cứu khẩn trương, khôi phục hô hấp, cầm máu kịp thời, hiện tại, bệnh nhân tỉnh, nói chuyện được và tiếp tục được theo dõi, điều trị tích cực. Có thể nói, việc cứu sống bệnh nhân có tổn thương nghiêm trọng, phức tạp là kết quả của cơ chế “Báo động đỏ” với sự khẩn trương của các các bác sỹ khoa Gây mê hồi sức, Ngoại Thần kinh – Lồng ngực và Ngoại Tiêu hóa. Trong thời gian qua, Bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu thành công cho nhiều trường hợp bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch cũng nhờ cơ chế này.

GẮP CUỘN THƯỚC DÂY TỪ DẠ DÀY BỆNH NHÂN

Chiều 12/11/2019, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân nữ tại TP. Lạng Sơn. Trước đó, bệnh nhân do uống rượu say đã nuốt phải dị vật. Khi đến khám tại BVĐK, bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân có dị vật trong dạ dày. Ngay lập tức các bác sỹ Khoa Thăm dò chức năng tiến hành nội soi gắp dị vật cho bệnh nhân. Với sự cố gắng, các bác sỹ đã gắp ra một cuộn thước dây (thường sử dụng trong may mặc). Ngay sau khi gắp được dị vật, bệnh nhân đã được xuất viện. [[{"fid":"2427","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"1280","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Thước dây gắp ra từ dạ dày bệnh nhân Dị vật đường tiêu hóa là những vật do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Với những dị vật có hình thù sắc nhọn có thể gây rách ống tiêu hóa, chảy máu, nhiễm khuẩn. Do vậy, ngay khi có các biểu hiện như nuốt khó, khó thở, đau bụng, buồn nôn… mà nghi ngờ đến hóc dị vật, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - BỘ Y TẾ ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN

Sáng 6/11/2019, đoàn công tác của Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Y tế do Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Cường làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). Tiếp đoàn có bác sĩ Phan Thanh Huy – Giám đốc Bệnh viện cùng 1 phó giám đốc và lãnh đạo các phòng chức năng của Bệnh viện. [[{"fid":"2417","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đoàn công tác đã trao đổi với BVĐK, thống nhất về những cơ hội, tiềm năng và những khó khăn trong việc triển khai hợp tác quốc tế của Bệnh viện. Hiện nay, Bệnh viện có cơ sở mới khang trang, theo hướng hiện đại, đội ngũ cán bộ trẻ và năng động; về chuyên môn, Bệnh viện đang được sự hỗ trợ từ Dự án Norred và các bệnh viện tuyến trung ương… Đây là những điểm mạnh giúp BVĐK dễ dàng kêu gọi và tiếp nhận hỗ trợ y tế quốc tế. Trong thời gian tới, Vụ Hợp tác quốc tế sẽ xem xét, tìm các cơ hội để hỗ trợ BVĐK về đào tạo, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với nước ngoài; đưa chuyên gia nước ngoài về làm việc tại Bệnh viện và giới thiệu Bệnh viện đến với các diễn đàn y tế quốc tế. Đây sẽ là cơ hội để Bệnh viện có thể nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Trang