CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI TỪ BƠI LỘI

Bơi lội là một hoạt động thể thao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đối với cả người lớn và trẻ em. Không chết đuối khi rơi xuống nước: đây chính là lợi ích lớn nhất khi trẻ biết bơi. Tránh được hậu quả đáng tiếc trong trường hợp xảy ra tai nạn. [[{"fid":"2169","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"525","width":"800","style":"width: 500px; height: 328px;","class":"media-element file-default"}}]] Dạy trẻ tập bơi để phòng đuối nước Trẻ sẽ tự tin hơn khi đi bơi: nhiều đứa trẻ sợ sệt khi xuống nước và luôn e dè trước đám đông. Tuy nhiên, khi đi bơi, phải mặc áo tắm và mọi người đều giống nhau, chẳng ai dám phá cách mặc đồ lạ xuống bể bơi. Khi trẻ vượt qua được sự e dè ban đầu, tức là đã chiến thắng được mình. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn cho biết, bơi lội giúp ích rất nhiều trong việc chữa bệnh cho trẻ tự kỉ. Bơi lội giúp trẻ có những phản ứng tích cực khi tiếp xúc với môi trường. Sự kết hợp giữa bơi lội với đồ chơi, âm nhạc và các trò chơi sẽ giúp trẻ tự kỉ có phản ứng tương tác với những người xung quanh. Bơi giúp trẻ tăng chiều cao: đây là một lợi ích mà hầu như ai cũng đã biết đến. Bơi lội là môn thể thao tốt cho toàn bộ cơ thể, giúp cải thiện chức năng tim, phổi, các cơ và xương được thư giãn hoàn toàn. Do đó, rất phù hợp với những người muốn tăng chiều cao, đặc biệt là thanh thiếu niên ở tuổi đang phát triển. Giảm cân hữu hiệu cho trẻ béo phì: khi đi bơi phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn các môn thể thao tập luyện ngoài trời khác. Khả năng dẫn nhiệt của nước gấp 24 lần không khí và nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ bình thường của không khí, vì thế bơi giúp cơ thể hạ nhiệt và đốt cháy chất béo nhanh chóng nên rất hữu hiệu cho việc giảm cân. Tốc độ trao đổi chất diễn ra rất nhanh trong suốt và sau thời gian bơi, 30 phút bơi tiêu tốn khoảng 1.100 calo, vì thế bơi là phương pháp giảm cân lý tưởng cho những người có thân hình đẫy đà, nhất là trẻ béo phì. Giảm chấn thương đồng thời phục hồi chấn thương: các hoạt động thể thao khác có thể gây đau một số vùng trên cơ thể như chân tay hoặc vùng eo hông, vì thế ảnh hưởng đến các khớp, xương tay và chân làm cơ thể dễ mệt mỏi và giảm hứng thú tập luyện. Bơi giúp tránh các chấn thương ở chân tay và vùng eo, giảm nguy cơ đau các khớp xương. Vì vậy, bơi lội chính là một môn thể thao an toàn cho trẻ, đem lại nhiều lợi ích và giảm được những chấn thương không đáng có. Massage cơ thể: Trong khi bơi, áp suất nước tác động lên toàn bộ cơ thể có tác dụng như một bài massage giúp đẹp da và giảm đau nhức, mệt mỏi toàn cơ thể. Lực tác động của nước đối với cơ thể sẽ tác động tích cực lên hệ tim mạch, làm máu lưu thông, dung tích thở của người bơi được tăng lên. Khi bơi, các cơ khớp và hệ xương được vận động liên tục, cơ thể trở nên dẻo dai, tan bớt những chỗ mỡ thừa, giúp cơ thể săn chắc. Đối với các bé, khi bơi vận động được toàn cơ thể nên bơi luôn là môn thể thao được đánh giá hàng đầu về việc rèn luyện sức khỏe dẻo dai, bền bỉ. Điều cốt lõi nhất khi học bơi là cần học được cách thở và điều tiết nhịp thở ổn định, một điều rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để có thể cho trẻ đi bơi đúng cách, cha mẹ cần nắm được những điều cần thiết về: độ tuổi phù hợp để trẻ đi bơi, thời gian, địa điểm bơi và những điều lưu ý trước, trong và sau khi cho trẻ đi bơi.   Theo Sức khỏe và đời sống

CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRONG “MÙA VẢI”

Cách đây vài năm, người dân ăn vải hoang mang khi có tin đồn vải gây viêm não Nhật Bản . Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Theo các chuyên gia của Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, đây chỉ là một sự trùng hợp nhẫu nhiên. Thực tế, vào mùa vải, tức tháng 6-7 cũng là mùa cao điểm nguy dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Hiểu đúng về Viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh cấp tính do vi rút gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Sở dĩ bệnh có tên là viêm não Nhật Bản là do được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản cũng là người tìm ra vi rút gây bệnh và đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản. Ổ chứa vi rút viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên là các loài sống hoang dã như chim, một số loài bò sát và các loài động vật có xương sống – nơi vi rút nhân lên, lưu trữ lâu dài trong tự nhiên và phát tán tới vật nuôi gần người, đặc biệt là lợn, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê, v.v và từ đó truyền sang người. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh và tất nhiên việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh VNNB. Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu sinh sản ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên thường gọi là muỗi đồng ruộng. Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, phát triển vào những tháng mùa hè, nóng lắm, mưa nhiều. Thông thường khoảng từ chập choạng tối đến đêm, muỗi từ cánh đồng bay về các chuồng gia súc để kiếm ăn, hút máu súc vật. Nếu chuồng gia súc gần nhà thì muỗi bay vào nhà hút máu người và truyền bệnh. Muỗi có thể bay xa tới 1,5 km và có thể bay lên cao trên mặt đất khoảng 13 mét – 15 mét. [[{"fid":"2153","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"261","width":"668","style":"width: 500px; height: 195px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Các quốc gia lưu hành viêm não Nhật Bản cao bao gồm các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippine. Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản ghi nhận ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch thường gặp ở vùng đồng bằng, trung du và cả ở một số khu vực miền núi Tây Bắc nơi trồng nhiều lúa nước có kết hợp nuôi nhiều lợn gần người. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, đỉnh điểm dịch khoảng tháng 6-7. Hàng năm ở nước ta có khoảng từ vài trăm đến 1000 trường hợp mắc viêm não vi rút và khoảng 20% trong số này là viêm não Nhật Bản. Từ năm 1997 sau khi triển khai vắc xin viêm não Nhật Bản trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, số mắc và chết do viêm não Nhật Bản đã giảm đi rất nhiều. Dấu hiệu nhiễm Viêm não Nhật Bản Dấu hiệu mắc VNNB thường gặp bao gồm những triệu chứng như: Sốt cao đột ngột 39-40 độ C  kèm đau đầu, buồn nôn và nôn, sau đó co giật, co cứng, liệt và có rối loạn về tinh thần như  vật vã, mê sảng, li bì, lú lẫn, hôn mê. Với trẻ nhỏ, các dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: sốt, nôn  nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20% Phòng chống Viêm não Nhật Bản hiệu quả Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sau đây: - Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: + Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi + Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần + Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. - Xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi. - Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu. -  Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi. - Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.   Theo Sức khỏe và đời sống  

COI TRỪNG TRẺ BỊ VIÊM PHỔI

Không chỉ gặp trong mùa lạnh, bệnh viêm phổi ở trẻ cũng gia tăng trong điều kiện thời tiết nóng bức và thường là biến chứng của viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhưng không được chăm sóc, điều trị đúng cách… Các thống kê cho thấy mỗi năm, trung bình một đứa trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp 3 – 8 lần, khoảng 1/3 số trẻ đó có diễn tiến thành viêm phổi, nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 4 triệu trẻ mỗi năm (chiếm 1/3 tổng số ca tử vong ở độ tuổi đó). Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này. Tại sao trời nóng vẫn viêm phổi? Mùa nắng nóng, nếu trẻ luôn dùng đồ ăn, nước uống lạnh liên tục trong nhiều ngày thì các bộ phận rất nhạy cảm ở họng, miệng, hầu, thanh quản cũng như các bộ phận khác của đường hô hấp dưới dễ bị tổn thương. Biểu hiện của sự nhiễm lạnh là viêm họng, hầu hoặc viêm thanh quản hoặc viêm amiđan, viêm VA… Từ các bệnh này trẻ sẽ bị viêm phổi mức độ nhẹ đến mức  nặng nếu không phát hiện kịp thời. Mùa hè, nếu sử dụng máy điều hòa mà nhiệt độ quá chêch lệch giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng sẽ không thích hợp với sức khỏe của trẻ do trẻ khó thích nghi. Nếu trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ liên tục trên 4 giờ, da, họng hầu, đường hô hấp cuả trẻ sẽ bị khô và rất dễ để các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn đã có sẵn ở đường hô hấp trên của trẻ như H. influenzae, phế cầu... Ngoài ra, nếu dùng máy điều hòa nhiệt độ lâu, trẻ cũng dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột quá mức, nhất là đang lạnh đột ngột lại bị nóng làm xuất hiện viêm đường hô hấp trên, thậm chí cả viêm phổi cấp tính. Trời nóng nực, nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu, trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Một số trẻ sau khi tắm xong một thời gian thấy sốt cao, đau họng, chảy mũi nước, thậm chí khó thở, đó là dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp tính. [[{"fid":"2128","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trẻ mặc quần áo dày, ra mồ hôi nhiều làm ướt hết áo quần hoặc tã lót cũng dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí thích đáng thì bệnh tình của trẻ sẽ nặng thêm mà biểu hiện là thân nhiệt tăng cao, ho cũng tăng lên, li bì, khó thở nhiều, liên tục. Nếu trẻ còn bú mẹ sẽ xuất hiện tình trạng trẻ bú ít hoặc bỏ bú. Tình trạng viêm hô hấp nặng lên khi trẻ có các dấu hiệu môi tím, các kẽ liên sườn bị co kéo, môi và các đầu ngón tay, ngón chân bị tím lại. Trẻ bị viêm phổi cũng có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Vì vậy, khi có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, tím tái và có tiêu chảy, chớ hiểu lầm là trẻ không phải bị viêm phổi, đặc biệt cần quan tâm là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi khi bị cảm lạnh gây viêm đường hô hấp, phụ huynh rất khó để nhận biết. Cần phát hiện sớm Viêm phổi diễn tiến cực nhanh và có thể gây tử vong trong một thời gian ngắn, nên việc phát hiện sớm là chuyện sống còn. Vậy đâu là dấu hiệu? Sớm nhất là thở nhanh, hậu quả của tình trạng thiếu ôxy do phổi không còn hoạt động hiệu quả như trước.Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở mỗi phút trên 60 lần với trẻ dưới 2 tháng, 50 lần trở lên với trẻ 2 – 11 tháng và 40 lần trở lên với trẻ 12 – 60 tháng. Nên đếm nhịp thở khi trẻ ngủ hoặc nằm im, thay vì lúc trẻ bú hay quấy khóc. Khi trẻ bị viêm phổi nặng sẽ thấy phần dưới lồng ngực lõm xuống khi trẻ hít vào, bởi trẻ phải gắng sức rất nhiều mới thở được. Nếu thấy dấu hiệu này khi trẻ vẫn nằm yên thì hãy biết rằng, nhập viện ngay là cách tốt nhất để cứu sống bé. Nếu trẻ ngủ li bì khó đánh thức, co giật, không uống được, thở có tiếng rít thì hãy biết rằng tính mạng con bạn đang bị đe dọa nghiêm trọng, nếu không cấp cứu ngay lập tức sẽ khó sống. Với trẻ dưới 2 tháng, dấu hiệu nguy kịch là bỏ bú, co giật, ngủ li bì, thở khò khè, người nóng bỏng hoặc rất lạnh. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm phổi ở Hà Nội đã tăng gấp 3 lần mà nguyên nhân ngoài sự thay đổi khí hậu và môi trường còn do thói quen dùng kháng sinh tùy tiện. Vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh nhất thiết phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự mua uống theo kinh nghiệm hay đơn thuốc của người khác. Một khi bác sĩ đã kê kháng sinh thì phải uống đủ liều, đủ ngày, không nên vì thấy đỡ mà dừng lại. Đặc biệt, không lạm dụng thuốc chống ho, vì ho là một phản xạ cần thiết để tống xuất đờm dãi, giúp đường thở thông thoáng. Nếu dùng thuốc ngăn ho tùy tiện, đờm không được tống ra ngoài, bệnh càng khó khỏi. Đó là chưa kể nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc cho trẻ. Để giảm ho, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, có thể sử dụng chanh hấp mật ong, húng chanh… Cách phòng bệnh Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi, cần hạn chế cho trẻ dùng nước mát, nước đá, hoa quả và các thực phẩm chế biến sẵn để trong tủ lạnh. Về việc này các bậc phụ huynh cần kiểm soát được hành vi sử dụng của trẻ, nhất là các trẻ lớn. Mỗi khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ nên có sự điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào cơ thể trẻ. Ngoài giờ trẻ ngủ, không nên để trẻ trong phòng máy điều hòa nhiệt độ quá nhiều giờ trong một ngày, bởi vì trẻ sẽ bị cảm lạnh và rất có thể bị thiếu ánh sáng mặt trời làm cho dễ bị còi xương. Mùa hè không nên cho trẻ mặc quần áo quá dày hoặc quấn tã lót chặt làm cho dễ bị cảm lạnh do quần áo hoặc tã lót thấm mồ hôi. Khi trẻ chơi hoặc ngủ không nên cho quạt xoáy vào trẻ và chỉ nên dùng tốc độ của quạt ở mức độ thấp hoặc trung bình. Trong phòng trẻ chơi hoặc ngủ không được có khói thuốc lá hoặc khói bếp (bếp dầu, bếp củi, rơm rạ, bếp than). Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho tắm nước lạnh. Lời khuyên thầy thuốc Trẻ bị viêm phổi vẫn cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng (ăn uống, bú mẹ) thay vì ăn  kiêng như tập quán sai lầm ở nhiều địa phương. Đặc biệt, cần cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm, giảm ho, cơ thể dễ chịu. Khi trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp trên như ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi hoặc có kèm theo sốt, cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh không nên chần chừ làm bệnh nặng thêm gây khó khăn cho việc xử trí khi được khám bệnh.   Theo Sức khỏe và đời sống

ĐỐI PHÓ VỚI CHỨNG SUY NHƯỢC THẦN KINH

Suy nhược thần kinh là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Tại nước ta, bệnh suy nhược thần kinh có tỷ lệ gia tăng và hiện tại số người bị suy nhược thần kinh chiếm từ 3 - 4% số dân. [[{"fid":"2120","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 350px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các triệu chứng suy nhược thần kinh Trạng thái kích thích suy nhược: Nguyên nhân sâu xa của một số suy yếu về quá trình ức chế, tức là bệnh nhân đang ở trạng thái hưng phấn lan tỏa. Biểu hiện của trạng thái này là bệnh nhân dễ bị kích thích, dễ cáu kỉnh, dễ nhạy cảm với các kích thích, thông thường khó tập trung, khó nhớ. Ngoài ra, bất kì một kích thích nhỏ nào cũng làm cho người bệnh khó chịu, ví dụ như tiếng nói chuyện to, tiếng cười, tiếng ồn ngoài phố, tiếng động của các đồ vật rơi... tất cả những âm thanh trên đều có thể làm cho người bệnh thấy bực mình. Sự kích thích có thể bắt đầu và cũng có thể kết thúc nhanh bằng phản ứng suy nhược, chóng mặt mệt mỏi hay có thể hưng phấn làm việc hăng hái trong một thời gian, nhưng sau đó lại bị suy nhược kéo dài. Những người bị mắc chứng suy nhược thần kinh thường thiếu kiên nhẫn, hay phản ứng quá mức, hay nôn nóng, hay bỏ cuộc. Người bệnh sẽ hay gặp phải những triệu chứng như đau đầu, kích thích suy nhược, tức ngực, khó thở, tê tay chân, giảm tình dục... Nếu để bệnh lâu ngày và không sớm điều trị thì người bệnh có thể bị tổn thương thực thể. Đau đầu: Người bị suy nhược thần kinh thường bị đau đầu âm ỉ, đau toàn bộ vùng trán, vùng đỉnh đầu hay vùng thái dương. Thời điểm xuất hiện đau đầu là tùy từng bệnh nhân, có người sẽ bị đau cả ngày nhưng cũng có người chỉ bị đau vài giờ. Sau một thời gian, tình trạng nhức đầu sẽ tăng lên khi bị xúc động, mệt mỏi và được giảm khi người bệnh thoải mái và có thể ngủ tốt. Mất ngủ: là triệu chứng thường thấy khi bị suy nhược thần kinh, thường không ngủ sâu giấc, hay bị mơ và có thể nằm mãi không ngủ được, hay trằn trọc nóng lòng chờ đợi giấc ngủ vì thế càng mất ngủ. Các tác nhân gây kích thích như ánh sáng, tiếng động cũng có thể gây ra hiện tượng khó ngủ ở những người bị mắc chứng này. Ban ngày, những người bệnh cảm thấy rất buồn ngủ, hay ngủ gà nhưng đến khi lên giường nằm lại không thể nào ngủ được. Triệu chứng cơ thể và thần kinh: Các bệnh nhân mắc chứng suy nhược thần kinh thường bị đau cột sống, buốt xương sống và đau thắt lưng, mỏi cổ. Hay bị rối loạn cảm giác, hoa mắt chóng mặt, giác quan và nội tạng, rung chân tay, run lưỡi,... Rối loạn thần kinh thực vật nội tạng đa dạng: Những người bị mắc chứng suy nhược thần kinh thì mạch đập không ổn định, lúc thì chậm, lúc thì nhanh. Huyết áp thường xuyên không ổn định, hay đánh trống nhực, đau vùng tim, thân nhiệt tăng hoặc giảm bất thường, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,... Triệu chứng tâm thần: Những người này sẽ có thêm những biểu hiện như cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, dễ hồi hộp, lo lắng, khí sắc hô trầm và khả năng tập trung, chú ý kém, giảm sút vì trí nhớ nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế. Đi tìm nguyên nhân Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Bệnh được xác định là do căn nguyên tâm lý gây nên (nên còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược). Cơ chế phát sinh suy nhược thần kinh rất phức tạp. Bệnh lý chủ yếu là rối loạn liên hệ lưới - vỏ não. Do đó các dòng xung đột từ bên ngoài vào không được sàng lọc qua tổ chức lưới thân não dồn cả lên vỏ não. Vì thế vỏ não không chịu đựng nổi dẫn đến sự suy yếu ức chế, suy yếu quá trình hưng phấn và cuối cùng hậu quả của sự quá căng thẳng quá trình thần kinh tâm thần trong vỏ não đi đến sự ức chế giới hạn. Suy nhược thần kinh là một bệnh phổ biến hiện nay mà nhiều người gọi nó là căn bệnh của thời đại, như: người ta lo toan tính toán mất quá nhiều thời gian vào công việc để làm sao kiếm nhiều tiền, rất ít thời gian để nghỉ ngơi giải trí, mất đi sự thanh nhàn, thêm vào đó có quá nhiều sang chấn tâm lý (stress), đó là yếu tố thuận lợi để cho bệnh phát sinh, phát triển. Bệnh gặp ở người lao động trí óc nhiều hơn ở chân tay, ở thành thị lớn hơn ở nông thôn, nam chiếm nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp 30-50 tuổi. Do những nhân tố gây chấn thương tâm thần tác động trên người bệnh, kéo dài, dẫn đến suy nhược thần kinh. Căn nguyên tâm lý (chấn thương tâm thần, stress) rất đa dạng cấp tính hay mạn tính như: tranh chấp quyền lợi, thất bại trong công việc và đời sống, mâu thuẫn và bất hòa với tập thể, bị oan, gia đình bất hòa, con cái hư hỏng, mất người thân, phá sản... Thường là nhiều sang chấn tích lại, cường độ trường diễn, làm cho người bị sang chấn luôn ở trạng thái lo âu, áy náy, căng thẳng nội tâm. Tình trạng đó không tìm ra được phương hướng giải quyết, khiến người bệnh luôn ở trạng thái tự kiềm chế, ức chế khiến bệnh phát sinh. Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn và biểu hiện rõ khi gặp thêm một nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố đó là: người có thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, mắc bệnh viêm nhiễm mạn tính: viêm túi mật, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng; những bệnh nhiễm độc mạn tính: nhiễm độc rượu, thiếu dinh dưỡng kéo dài, kiệt sức... Biện pháp phòng ngừa suy nhược thần kinh Nguyên nhân của bệnh phần lớn là do áp lực tinh thần, vì vậy để phòng bệnh cần giải quyết vấn đề tinh thần trước. Muốn loại bỏ sự mệt mỏi do suy nhược thần kinh, phải bắt đầu từ vấn đề điều chỉnh tâm lý, trên khía cạnh tinh thần. Bệnh thần kinh suy nhược có thể chữa khỏi và phòng ngừa được. Người bệnh suy nhược thần kinh cần chú ý đến những điểm sau đây: Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, tập thể; tránh các chấn thương tâm thần mạn tính. Khắc phục các tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Phối hợp hài hòa giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa lao động với nghỉ ngơi giải trí. Nên tránh tiếng ồn, tiếng động trong khi làm việc cũng như ở môi trường sống, luôn tin tưởng lạc quan và tự tạo cho mình niềm vui trong công việc và cuộc sống; Đảm bảo giấc ngủ tốt, rèn luyện thân thể thường xuyên, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh thực thể...   Theo Sức khỏe và đời sống  

XỬ TRÍ CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG MẮT

Chấn thương mắt thường gặp trong cuộc sống hàng ngày đến từ những sự việc rất tình cờ như chơi cầu lông, tennis bị trái bóng vô tình đập vào mắt hay té ngã hoặc đánh nhau, tai nạn trong lao động…, trong giao thông gây tổn hại mắt hoặc do bị bỏng mắt hóa chất, bỏng do nhiệt thường để lại hậu quả nặng nề có khi mù lòa nếu không xử trí đúng và kịp thời. [[{"fid":"2117","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"338","width":"460","style":"width: 500px; height: 367px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhận biết chấn thương mắt, bỏng mắt Có 3 mức độ chấn thương mắt: Chấn thương phần phụ (phần bảo vệ bên ngoài của mắt) như mi mắt, lệ đạo... Chấn thương trong mắt: giác mạc (lòng đen), kết mạc (lòng trắng); Chấn thương cả mi mắt lẫn trong mắt (cả phần chính lẫn phần phụ). Và 2 loại chấn thương mắt: Chấn thương đụng giập: thường không chảy máu ra ngoài nhưng gây dập bên trong  do những vật tù đập vào mắt như: nắm tay, quả bóng, trái banh tennis… gây ra các tổn thương cho mắt và các bộ phận quanh mắt như: tụ máu, bầm mi mắt, hốc mắt; Chảy máu trong mắt: xuất huyết kết mạc, xuất huyết tiền phòng, pha lê thể, võng mạc…; Tổn thương các tổ chức của mắt như: thể thủy tinh, võng mạc, thần kinh thị…; gây vỡ các thành xương bảo vệ mắt. Bỏng mắt cũng thuộc về chấn thương đụng giập thường gặp các dạng sau: bỏng mắt do hóa chất, nhiệt, keo dán sắt. Trong các nguyên nhân gây bỏng, bỏng do hóa chất thường gây ra những tổn thương rất nặng nề ở cả mi mắt, lòng trắng, lòng đen. Nhẹ thì giảm thị lực, nặng đưa đến mù mắt, teo nhãn, có khi phải bỏ mắt… Chấn thương xuyên thủng: thường gây rách tổ chức và chảy máu ra bên ngoài,  thường do các vật sắc  nhọn đâm vào mắt như mảnh ly vỡ, dao kéo, đất đá… gây ra các tổn thương như: rách, vỡ các thành phần trong và ngoài mắt như rách da mi, đứt đường dẫn nước mắt, rách lòng trắng, lòng đen, đục vỡ thể thủy tinh… và làm thoát các chất bên trong mắt ra ngoài hoặc để lại những vật lạ bên trong mắt: di vật nội nhãn, dị vật hốc mắt… Cách xử trí chấn thương mắt tại nhà Xử trí chấn thương mắt ban đầu đúng cách sẽ tránh làm tổn thương mắt nghiêm trọng hơn và giúp phần xử lý tiếp theo được thuận lợi và góp phần phục hồi mắt về sau tốt hơn. Đối với chấn thương phần phụ của mắt: mi mắt, hốc mắt, lệ đạo Nếu là chấn thương đụng giập như bầm máu mi mắt, sưng phù, tụ máu quanh hốc mắt nên sử dụng băng che mắt lại rồi đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để khám và điều trị. Nếu là chấn thương xuyên thủng có gây rách và chảy máu nên phải cầm máu ngay, có thể sử dụng kháng sinh nhỏ mắt thông dụng như chloramphenicol... Tra pomade kháng sinh và băng mắt lại sau đó đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để được khâu vết thương. [[{"fid":"2118","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"285","width":"400","style":"width: 500px; height: 356px;","class":"media-element file-default"}}]] Đối với chấn thương trong mắt (giác mạc (lòng đen) và kết mạc (lòng trắng) Đối với dị vật kết giác mạc (bụi, mạt sắt): tránh dụi mắt vì có thể làm dị vật ghim sâu hơn hay làm trầy lòng đen. Hãy chớp mắt vào ly nước sạch giúp dị vật trôi ra ngoài. Nếu không được, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được lấy ra. Đối với các trường hợp bỏng mắt: Dù do bất cứ nguyên nhân gì đều phải rửa mắt ngay tại chỗ bằng các loại nước sạch có sẵn, rửa càng nhiều càng tốt (có thể để mắt dưới vòi nước máy để rửa hoặc vục mặt vào thau nước lớn để rửa từ 5 - 10 phút). Trừ trường hợp bỏng vôi sống phải lấy hết vôi ra trước khi tiến hành rửa mắt vì vôi sống gặp nước mắt sẽ sôi lên gây thêm bỏng nhiệt. Sau đó, băng mắt và chuyển đến bệnh viện chuyên khoa mắt không được chậm trễ vì bất cứ lý do gì. Đối với các trường hợp có vết thương xuyên thủng trong mắt kèm dịch nhầy nhớt, lẫn máu: băng mắt ngay và chuyển đến cơ sở có chuyên khoa mắt gần nhất, không rửa mắt bằng nước và tuyệt đối không được tự ý lấy những vật lạ như đất, đá, cây… cắm trong mắt ra. Chú ý: Băng mắt nhẹ nhàng, không nên ép chặt vì các tổ chức nội nhãn sẽ phòi ra hết. Nên băng che hoặc dùng khiên che bảo vệ mắt có lỗ sẽ tiện lợi hơn. Điều trị chấn thương mắt rất phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian nhưng kết quả thường không như mong muốn. Do vậy, phòng tránh chấn thương, bảo vệ mắt là biện pháp hiệu quả nhất, thiết thực nhất.   Theo Sức khỏe và đời sống

CÁCH XỬ TRÍ CÁC TAI NẠN THƯỜNG GẶP MÙA MƯA BÃO

Trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều bệnh dịch và các tai nạn rủi ro. Nếu chủ quan, không biết các kỹ năng phòng tránh thì nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho bản thân và gia đình, dưới đây là một số kỹ năng giúp xử trí đúng và phòng tránh tai nạn thương tích hay gặp trong mưa lũ. [[{"fid":"2115","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"521","width":"727","style":"width: 500px; height: 358px;","class":"media-element file-default"}}]] Sét đánh mùa mưa bão Hiện đang vào mùa mưa giông vì vậy hiện tượng sét đánh thường xuyên xảy ra rất dễ gây nguy hiểm cho con người. Người bị sét đánh có thể ngừng tim ngay lập tức. Ở những người khác có thể không thấy các dấu hiệu tổn thương bên ngoài. Một số người có thể mất ý thức trong thời gian khác nhau. Họ có vẻ lú lẫn hoặc không nhớ chuyện gì xảy ra... Xử trí sét đánh tại nhà hoặc hiện trường là cần đặt nạn nhân nằm lên chỗ khô ráo, bằng phẳng, nới rộng quần áo để người bị nạn thở được dễ dàng. Khẩn trương tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu phát hiện nạn nhân bị gãy xương, cần cố định xương chắc chắn trước khi di chuyển. Đặc biệt cẩn thận, không di dời nạn nhân nếu nghi ngờ bị gãy cột sống. Đối với những vị trí bỏng khô, phải để yên, không sờ mó, không bôi các loại lá, mỡ theo kinh nghiệm dân gian lên vết bỏng. Sau khi đã thực hiện sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Để phòng chống sét hiệu quả: Khi thấy chuyển mưa dông, những người làm việc ngoài trời cần nhanh chóng về nhà hoặc vào trú ẩn ở các lán trại. Nếu không sơ tán kịp thì phải tránh xa các vật dụng kim loại như: cày bừa, cuốc xẻng, máy bơm nước, xe máy, xe đạp... Đặc biệt lưu ý không tránh mưa dưới các gốc cây to, nhất là những cây cao đơn độc trong vùng trống trải. Bởi  khi tia sét bắt vào cây, dòng điện mạnh có thể truyền sang bất cứ một vật nào dẫn điện hoặc truyền xuống gốc cây tỏa ra trên mặt đất gây tai nạn cho những người trú ẩn dưới gốc cây. Ngạt nước Trong mùa mưa bão, nước sông, suối, ao, hồ dâng cao, chảy xiết, làm thay đổi dòng chảy bình thường nên người qua lại các khu vực này rất dễ bị tai nạn. Nếu nạn nhân mới bị uống nước và hít nước vào đường thở, sẽ hoảng loạn, vùng vẫy nhiều ở trên và dưới mặt nước. Khi được cứu vớt lên bờ: Nạn nhân có thể chưa có biểu hiện gì hoặc hốt hoảng, sợ hãi, tim đập nhanh, thở nhanh, hạ thân nhiệt. Cách xử trí: Cấp cứu ngay dưới nước : Đỡ đầu nạn nhân nhô lên mặt nước và bơi ngửa để đưa nạn nhân vào bờ. Có thể tát mạnh vào hai má 2 - 3 cái để gây phản xạ thở lại. Ủ ấm, xoa các loại dầu nóng. Theo dõi nếu nặng lên thì chuyển đến cơ sở y tế gần nhất, khi chuyển, cần theo dõi nhịp thở và nhịp tim. Nếu được phát hiện và cứu vớt muộn: Nạn nhân đã bị uống và hít nhiều nước vào đường thở, nên thiếu ôxy nặng. Thường dãy dụa dưới mặt nước, sủi bọt lên mặt nước. Khi được cứu vớt lên bờ có các biểu hiện hoảng loạn, vật vã, thở nhanh, nông, miệng trào bọt hồng, toàn thân lạnh, da nhợt nhạt, tím, tim đập nhanh, yếu hoặc đập chậm, mạch nảy yếu khó bắt. Cách xử trí: Để nằm sấp nghiêng đầu, ấn đẩy mạnh hai tay vào vùng thượng vị hoặc dốc ngược nhanh nạn nhân lên, nhưng không kéo dài quá 1 phút. Lau mũi, miệng, họng. Nếu nạn nhân thở yếu thì thổi ngạt miệng - miệng. Thay quần áo ướt bằng quần áo khô hoặc bọc phủ bằng khăn khô. Sau đó ủ ấm cho nạn nhân, xoa các loại dầu nóng sau đó chuyển nhanh đến cơ sở y tế gần nhất, trên đường vận chuyển phải tiếp tục hồi sức hô hấp (nếu cần) và theo dõi nhịp tim. Tuyệt đối không chữa theo mách bảo, kinh nghiệm. Để phòng chống đuối nước người dân cần lưu ý không đi qua các khu vực ngập nước, nước chảy xiết. Nếu phải vượt qua các khu vực ngập nước phải có phao cứu sinh, đi nhiều người (để tương trợ nhau lúc cần thiết); tại những vùng nguy hiểm phải có biển báo hoặc cử người túc trực để báo cho người dân biết các đoạn nguy hiểm. Điện giật Hệ thống điện ở một số nơi chằng chịt, mất an toàn, dễ bị đứt do gió lớn nên mưa bão dễ bị tai nạn này. Vì vậy, nếu gặp nạn nhân bị điện giật cần xử trí như sau: Cần nhanh cắt cầu dao điện. Dùng gậy gỗ khô, ván gỗ, cây nhựa... tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát. Đối với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: Tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại. Đối với nạn nhân còn tỉnh táo: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ, bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Để phòng tai nạn điện giật: Người dân chủ động kiểm tra hệ thống điện của gia đình mình, xung quanh khu vực mình sinh sống; nếu có gì bất thường phải báo cho cơ quan điện lực biết để sửa chữa kịp thời. Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần. Lắp đặt cầu chì, cầu dao, ổ điện... ở nơi khô ráo, tiện sử dụng, cách sàn nhà 1,4m để tránh xa tầm tay trẻ em. Không cắm thẳng dây điện vào ổ điện mà phải dùng phích cắm. Không đứng nơi ẩm ướt để đóng cắt điện. Lau tay khô ráo khi chạm vào dây dẫn hoặc thiết bị điện. Khi rút phích cắm điện phải nắm vào phần vỏ nhựa của thân phích cắm, không được nắm vào dây dẫn điện. Trường hợp nhà bị ngập nước mà không cắt được điện thì phải đứng trên các nơi chưa bị ngập, gọi điện hoặc kêu cứu để mọi người báo cơ quan điện lực cắt điện. Không tự ý lội trong nhà dọn đồ đạc sẽ bị điện rò trong nước gây tai nạn chết người. Các thiết bị điện bị ngấm nước phải sấy khô mới được sử dụng. Sơ cấp cứu gãy xương Gãy xương hay gặp do nhà sập, cây đè, té ngã. Gãy xương nếu không được sơ cấp cứu  đúng sẽ làm nặng thêm cho nạn nhân. Vì vậy khi gặp một nạn nhân nghi ngờ có gãy xương, người sơ cứu nên bình tĩnh, phán đoán xem nạn nhân bị gãy xương ở chi nào, có các thương tổn kèm theo không, có gãy xương, xương hở không và bệnh nhân mê hay tỉnh. Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân khi chưa được cố định xương gãy. Cần cố định chi gãy theo tư thế cơ năng (chi ở tư thế nào nên cố định ở tư thế đó), không kéo, nắn hay chỉnh sửa tư thế chi; cố định đúng kỹ thuật, bất động được các khớp trên và dưới chỗ gãy một khớp); dùng nẹp đúng cỡ, có chèn gạc hoặc giẻ ở những nơi nẹp ép sát vào da của nạn nhân (tránh xây xát, rách da). Trong trường hợp nạn nhân mê, cho đầu nghiêng về một bên (để tránh tụt lưỡi lấp đường hô hấp). Sau khi đã cố định được gãy xương, di chuyển nạn nhân nhẹ nhàng đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện để điều trị tốt hơn.   Theo Sức khỏe và đời sống

NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ SAU BỎ THUỐC

- 20 phút: Huyết áp và mạch giảm dần tới mức bình thường - 8 giờ: Lượng oxy trong máu trở về trạng thái bình thường. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bắt đầu giảm. Nhiệt độ ngoài da bắt tăng. - 24 giờ: Lượng CO trong máu bắt đầu được đào thải. Phổi bắt đầu quá trình tự làm sạch và phản xạ ho tăng để thải đờm. 70 % bắt đầu tăng cảm giác ăn ngon miệng. - 48 giờ: Cảm giác ngon miệng và mùi vị bắt đầu cải thiện. - 1 tuần: Giấc ngủ trở lại bình thường. - 2 tuần tới 3 tháng: Sự lưu thông máu trong cơ thể và chức năng thông khí được cải thiện - 1-9 tháng: Các triệu chứng như ho, tiết dịch nhầy, mệt mỏi, khó thở giảm. Nhung mao của tế bào niêm mạc phế quản trở lại hoạt động bình thường. Giảm tốc độ suy chức năng thông khí đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. - 1-2 năm: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20-50%. Giảm tỷ lệ bệnh tái phát và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị, phẫu thuật mạch vành. - 5 năm: Nguy cơ bị đột quỵ giảm tới mức như người không hút thuốc sau 5-15 năm cai thuốc. - 10 năm: Nguy cơ bị chết do ung thư phổi giảm một nửa so với người tiếp tục hút; các nguy cơ bị ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuỵ cũng giảm như vậy. Tốc độ phát triển, di căn của ung thư chậm hơn so với người hút thuốc. Nguy cơ nhồi máu cơ tim trở về như người không hút. [[{"fid":"2080","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 745px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cai thuốc không bao giờ là muộn, hãy suy ngẫm để cai thuốc ngay bây giờ và mãi mãi. Một số thay đổi về sinh lý và tinh thần sau khi bỏ thuốc. Triệu chứng Nguyên nhân Cách đối phó Đói thuốc Cơ thể của bạn đã quen với 1 lượng nicotine, khi lượng đó giảm đi sẽ khiến bạn có cảm giác đói để bạn hút thuốc. Cảm giác cực kỳ thèm thuốc thường chỉ kéo dài 1-5 phút. Hãy làm 1 cái gì đó đến khi cảm giác đó giảm đi – uống nước, tập thở sâu... Đầu bồng bênh, mất tập trung Điều này có thể do thiếu nicotine trong máu. Hãy nhớ là bộ não của bạn đã quen làm việc với sự có mặt của nicotine và bây giờ phải tập làm việc không có nicotine. Hãy làm việc từ từ thôi, đừng quá cố gắng trong vài ngày. Tập thể dục nhiều hơn, làm việc thời gian ngắn hơn xen kẽ với thời gian giải lao nhiều hơn. Chú ý xem mình ăn uống có bình thường không? Ho Đây là phản xạ tự làm sạch của phổi. Sau khi ngừng hút thuốc những lông mao giúp làm sạch phổi bắt đầu hoạt động trở lại sẽ đẩy đờm từ những phế quản nhỏ lên các phế quản lớn rồi được ho khạc ra ngoài. Nhấp từng ngụm nước ấm sẽ có thể làm giảm ho và sẽ tự hết ho sau đó 1 thời gian sau 1 đến 2 tuần. Căng thẳng và cáu kỉnh Bởi vì lượng nicotine trong máu giảm, thành phần hoá học trong người bạn thay đổi. Cơ thể bạn đang cố gắng đối phó với những sự thay đổi đó. Vì vậy nó làm cho bạn cảm giác căng thẳng và cáu kỉnh. Đi bách bộ, ngâm trong nước ấm, và làm vài động tác thư giãn. Nói chuyện với ai đó về cảm giác của mình. Buồn rầu, trì trệ Nicotine là chất hoá học kích thích tế bào não tạo nên cảm giác hưng phấn. Phải mất một thời gian để cơ thể của bạn sản xuất cân bằng chất hoá học gây hưng phấn tự nhiên thay cho chất nicotine. Trong thời gian điều chỉnh lại này bạn có thể có cảm giác buồn rầu. Một bài tập đơn giản như là đi bộ nhanh 5-10 phút chẳng hạn có thể làm bạn thay đổi. Tình trạng này sẽ hết dần dần, không nên lo lắng. Cảm giác chóng đói Chuyển hoá trong cơ thể bạn đang trở lại bình thường Hãy ăn những bữa nhỏ ít năng lượng như là bỏng ngô, cà rốt, quả mận hay cái gì đó. Cố gắng ăn khoảng 6 bữa nhỏ và uống nhiều nước. Khó ngủ Bộ não của bạn đang học cách làm việc không có nicotine. Chât gây ngủ trong não của bạn có thể đang bị ảnh hưởng trong quá trình tự điều chỉnh lại này. Ngâm mình trong nước ấm, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ. Có thể đọc cái gì đó hoặc nghe nhạc. Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp như khô miệng, rát họng, đau đầu, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, chảy nước mắt, loét miệng và tăng cân. Điểm đáng chú ý nhất ở đây là tăng cân. Không phải tất cả mọi người đều tăng cân sau khi bỏ thuốc. Trung bình bỏ thuốc có thể làm tăng khoảng 2 kg. Nguyên nhân có thể là người bỏ thuốc hoạt động ít hơn, và hay gặp hơn là người bỏ thuốc thường lấy thức ăn thay cho hút thuốc. Rất may là sự tăng cân này có thể tránh được. - Ăn 3 đến 6 bữa nhỏ hàng ngày chứ không ăn 1 bữa thật nhiều - Tránh những chất béo - Ăn nhiều hoa quả và rau tươi - Vẫn giữ phong độ làm việc, tập luyện nhiều hơn (ví dụ đi bộ nhanh ...) Nếu vẫn tiếp tục tăng cân cũng đừng lo sợ. Cơ thể của bạn có thể cần có thời gian quen dần với tình trạng không có nicotine. Nếu bạn ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều, tập luyện đều đặn, bạn sẽ giảm cân. Và hãy nhớ rằng lợi ích của việc bỏ thuốc còn giá trị hơn rất nhiều so với cái hại do tăng vài kg.   Theo Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia  

THUỐC LÁ VÀ NGUY CƠ UNG THƯ

Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành, các nghiên cứu này ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi và hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng. [[{"fid":"2078","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"301","width":"400","style":"width: 500px; height: 376px;","class":"media-element file-default"}}]]   Ung thư phổi Cách đây gần 50 năm Doll và Hill đã chỉ ra rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc hút. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Tỷ lệ ung thư phổi thấp ở những quần thể dân cư không phổ biến hút thuốc lá. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87% trong số 177,000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền. 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Giả định nguy cơ của những người không hút thuốc lá bị ung thư phổi là 1 thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư, nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào nhỏ ở những người hút thuốc tăng 5 đến 20 lần trong khi nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn tăng 2 đến 5 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá càng sớm càng nguy hiểm. Hút bao nhiêu thuốc thì tăng nguy cơ bị ung thư phổi? Người ta thấy rằng với bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nói cách khác không có giới hạn dưới của của lượng thuốc hút cần thiết để gây ung thư phổi. Thời gian hút thuốc lá cũng rất quan trọng, thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn. Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. Trong khi rất nhiều phụ nữ tin rằng ung thư vú là nguyên chính gây tử vong ở nữ thì đến năm 1988 ung thư phổi lại cao hơn nhiều so với ung thư vú trong các trường hợp tử vong ở phụ nữ. Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5. Khi đồng thời hút thuốc và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần. 2. Các loại ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ Các loại ung thư các bộ phận thuộc đầu và cổ bao gồm ung thư thực quản, thanh quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và họng. Những nguy cơ của các bệnh ung thư này sẽ tăng dần cùng với số lượng và thời gian hút thuốc. Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố mạnh nhất gây ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ. Nghiện rượu và các sản phẩm chế xuất từ thuốc lá cùng nhau tăng nguy cơ về lâu dài gây ung thư. - Ung thư thực quản.  Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm từ 25 tới 50 phần trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu. - Ung thư thanh quản. Hút thuốc gây nên 80 % trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc. - Ung thư miệng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc. - Ung thư mũi. Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần hơn người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi. 3. Ung thư thận và bàng quang Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới 70 % là vì sử dụng thuốc lá. 4. Ung thư tuyến tuỵ Tuyến tuỵ là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể tới tuyến tuỵ qua máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30 % của tổng số ung thư tuyến tuỵ. 5. Ung thư bộ phận sinh dục - Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư âm hộ. - Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và thời gian sử dụng thuốc. - Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở nam giới hút thuốc hơn là những người nam không hút thuốc. 6. Ung thư hậu môn và đại trực tràng - Ung thư hậu môn. Bằng chứng mới đây đã phát hiện ra hút thuốc lá đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75 tới 100 %…so với những người cùng lứa tuổi không hút thuốc.   Theo Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia

Trang