CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

Rối loạn tiền đình không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nếu không chữa trị sẽ gây nhiều biến chứng, đặc biệt là ở người cao tuổi (NCT). Cần hiểu về nguyên nhân của căn bệnh này để phòng và điều trị ngay từ đầu. Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau hai bên của ốc tai. Vai trò quan trọng là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não. Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi di chuyển, cúi, xoay..., hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể nhằm giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Vì vậy, những rối loạn có liên quan đến thăng bằng là xuất phát từ hệ thần kinh nắm sau ốc tai. Nguyên nhân Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình rất đa dạng. Với NCT, rối loạn tiền đình còn phức tạp hơn và có liên quan đến một số bệnh mạn tính (tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp hoặc xơ vữa động mạch) làm ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não kém dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Một số trường hợp rối loạn tiền đình do quá căng thẳng, bị nhiều stress, nghiện rượu, bia… Một số trường hợp NCT bị rối loạn tiền đình do bị viêm thần kinh sọ não bởi virút (dây số 8) hoặc thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình hoặc do viêm tai giữa, chấn thương mê lộ hoặc do nghẽn tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống hoặc do thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não bị hạn chế hoặc rất ít. Rối loạn tiền đình ở NCT có thể do tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhất là động mạch thân nền, động mạch não làm cho lượng máu đi lên não thiếu. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ như thường xuyên sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa, nhất là nóng lạnh đột ngột, nhiễm độc thức ăn (hóa chất, độc tố của vi sinh vật), người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động, nghiện rượu bia, căng thẳng thần kinh… [[{"fid":"2279","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Triệu chứng Hầu hết bị rối loạn tiền đình luôn có triệu chứng chính là chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên, ngồi xuống khó khăn, nhất là khi xoay người thay đổi tư thế (nghiêng sang trái, sang phải) hoặc bước đi rất khó khăn vì loạng choạng rất dễ ngã. Bên cạnh đó có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn thực sự. Có thể có đau đầu (đau nhiều hay ít tùy theo mức độ của bệnh), tê chân và không tập trung, chóng quên. Nhịp tim, nhịp thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, nếu do tăng huyết áp, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn, nếu do huyết áp thấp, chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn. Một số trường hợp nặng có đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy… Biến chứng Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi hết nhưng có thể kéo dài và hay tái phát. Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống do mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, tê bì tay chân, mắt mờ mà còn có thể gây ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm. Trong cơn bệnh nếu cố gắng đi lại có thể ngã gây chấn thương xây xước da, chảy máu, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não (ngã cầu thang)… Biến chứng nguy hiểm nhất là có thể gây đột quỵ do máu lên não kém. Để xác định chính xác rối loạn tiền đình cần đi khám bệnh. Tại đây sẽ được đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT-Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm mỡ máu nhằm mục đích xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó để có phương hướng và chỉ định điều trị đúng, kịp thời tránh để xảy ra biến chứng Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh Cần được điều trị đúng, dứt điểm đề phòng bệnh tái phát và gây biến chứng. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị, bởi vì thuốc chống nôn do rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh, vì vậy cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc, cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác. Trong trường hợp NCT bị chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác, nên đi bệnh viện khám ngay. Cần tích cực điều trị các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ, tăng mỡ máu…) theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho mình. Việc ăn, uống cần kiêng khem đúng mức, không kiêng khem thái quá gây suy dinh dưỡng (bệnh rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh huyết áp…). NCT không nên lạm dụng rượu, bia và cần uống đủ lượng nước hàng ngày. NCT nên tắm rửa bằng nước ấm, trong buồng kín gió, vào mùa lạnh cần mặc ấm, ngủ trong phòng ấm, có đủ chăn, đệm, khi ra đường cần có khăn quàng cổ, áo, quần đủ ấm, chân, tay cần có tất. Cần vận động cơ thể một cách thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2 - 3 lần. Tuy vậy, không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng. Tránh ngồi quá lâu một vị trí (trước máy tính, TV, đọc sách, báo…). Theo Sức khỏe và đời sống

XỬ TRÍ ĐÚNG CÁCH KHI LÊN CƠN ĐỘNG KINH

Động kinh là một bệnh mạn tính, không lây nhiễm phổ biến của hệ thần kinh trung ương, biểu hiện lâm sàng bởi những cơn động kinh. Đây là một bệnh lý cũng khá phổ biến trong cộng đồng... Nhiều người có quan niệm cho rằng động kinh là bệnh không chữa khỏi, không tiếp cận điều trị dẫn tới bỏ lỡ cơ hội được điều trị, đặc biệt điều trị không kiên trì, bỏ cuộc giữa chừng... đã làm gián đoạn điều trị. Nhiều trường hợp đang điều trị thuốc chống động kinh lại chuyển sang các bài thuốc lá, thuốc nam khiến bệnh trở nặng, hoặc gây ngộ độc cho cơ thể... Nguyên nhân nào gây ra bệnh động kinh Các nguyên nhân có thể gặp như: Chấn thương sọ não các loại (hiện nay thường do chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm phần lớn, trong đó tình trạng say rượu, nghiện ma túy góp phần không nhỏ); các bệnh của não bộ như tai biến mạch máu não (chảy máu não, nhũn não), u não, viêm não, các loại ngộ độc rượu, ma túy, hóa chất…Ngoài ra còn có những loại bệnh động kinh nguyên phát không rõ lý do. [[{"fid":"2276","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 400px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh sóng não. Biểu hiện của bệnh Khi lên cơn động kinh, biểu hiện thay đổi tùy người. Có người chỉ đơn giản là nhìn ngây người trong vài giây, trong khi người khác lại là một cơn co giật thực sự. Nghiên cứu của các chuyên gia Hoa Kỳ cho thấy, cứ 100 người dân thì có 1 người xảy ra 1 cơn động kinh vô cớ trong đời của họ. Động kinh toàn thể: Bệnh thường dễ chẩn đoán, cơn xuất hiện rất đột ngột, người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra, ngay lập tức mất ý thức hoàn toàn. Cơn thường trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn co cứng (kéo dài trong khoảng chừng một phút): Co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi. Hậu quả gây ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi. Giai đoạn co giật cơ (kéo dài trong khoảng chừng một vài phút): Giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu. Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: Sau giai đoạn co giật người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở rống, đái trong quần. Sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu, mỏi mệt. Cơn không điển hình: Người bệnh chỉ mất ý thức, té ngã. Cơn vắng ý thức: Đặc trưng bởi sự đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong thời gian rất ngắn vài chục giây. Lúc đó người bệnh như đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi bút, đồ vật đang cầm hoặc chữ viết bỗng trở nên nguệch ngoạc. Rất nguy hiểm nếu người bệnh đang điều khiển phương tiện giao thông, hay làm việc trên cao... Động kinh cục bộ: Ngoài ra còn có thể gặp các cơn co giật cục bộ ở mặt, một phần chi... Động kinh thái dương: Bệnh còn gọi là động kinh tâm thần, rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán được vì biểu hiện của nó rất giống rối loạn tâm thần. Các biến chứng có thể xảy ra Ngoài những rối loạn tâm thần trong cơn, về lâu dài nếu không được điều trị tích cực, có thể thấy các biến chứng sau đây: Biến đổi nhân cách, tính tình (người bệnh trở nên dễ giận dữ, tư duy lai nhai), rất phiền hà cho gia đình và những người mà bệnh nhân tiếp xúc. Lâu hơn nữa có thể mất trí, sa sút tâm thần do bệnh động kinh. Nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc gây ra tai nạn như bỏng, ngã xe, ngã sông, có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời. Cần làm gì nếu xảy ra một cơn động kinh? Những điều nên làm Đưa bệnh nhân đến nơi có mặt nền an toàn. Mặt nền phải mềm, không gây tổn thương khi bệnh nhân co giật, không có vật nguy hiểm xung quanh; tránh va chạm khi bệnh nhân lên cơn giật; nới rộng quần áo bệnh nhân; kê gối hoặc dưới đầu bệnh nhân và nghiêng đầu sang một bên; ngồi bên cạnh bệnh nhân để theo dõi và chăm sóc. Những điều không nên làm Không nắm giữ (ghì, đè...) cơ thể bệnh nhân: Khi thấy bệnh nhân bị co giật, không nên dùng sức mạnh của tay mình để nắm, giữ hạn chế sự co giật của tay, chân bệnh nhân vì dễ gây nên trật khớp, gãy xương hoặc tổn thương cơ. Không đưa bất kỳ vật gì vào miệng bệnh nhân: Người nhà sợ bệnh nhân cắn vào lưỡi nên thường đưa đồ vật vào miệng để hạn chế cắn vào lưỡi. Nếu đồ vật quá cứng sẽ làm gãy răng hoặc nếu vật đó quá mềm sẽ gây gãy vật đó. Cả hai đều có khả năng gây tắc đường hô hấp. Không cho bệnh nhân uống thuốc hoặc bất kỳ nước gì khi đang co giật để tránh tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh nhân. Không nặn chanh vào miệng bệnh nhân, cũng như không ép bệnh nhân uống thuốc hoặc uống nước cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn. Cần biết rằng cơn động kinh chỉ kéo dài từ 1-2 phút, sau đó sẽ tự ngưng. [[{"fid":"2277","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nếu được chẩn đoán và điều trị đúng, 70% bệnh nhân khống chế được cơn động kinh. Tư thế phục hồi sau cơn động kinh Bước 1: Quỳ gối xuống một bên bệnh nhân, đặt cẳng tay của bệnh nhân gần nhất với bạn thẳng góc với cơ thể bệnh nhân, gập cánh tay lên trên. Bước 2: Đặt bàn tay của bạn lên mu bàn tay của bệnh nhân. Đặt gan bàn tay của bệnh nhân vào má bên đối diện của tay (ví dụ: Gan bàn tay phải đặt ở má trái). Bước 3: Lấy tay của bạn đặt lên gối của chân bệnh nhân xa với người bạn, kéo gối lên để chân của bệnh nhân gấp lại và bàn chân còn áp sát nền (tay kia vẫn áp vào má bệnh nhân). Bước 4: Bạn kéo gối của bệnh nhân về phía bạn do đó bệnh nhân sẽ quay mặt về phía bạn. Các bước  này cần thực hiện nghiêm túc vì giúp cho đường hô hấp bệnh nhân được thông tốt. Nước bọt sẽ chảy ra ngoài. Cần tuân thủ điều trị Vấn đề chẩn đoán động kinh thường không khó với những trường hợp điển hình, trong đó kiến thức của thầy thuốc về động kinh đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán đúng và điều trị hợp lý. Nếu được chẩn đoán và điều trị đúng, 70% bệnh nhân khống chế được cơn động kinh. Nhưng trên thực tế có tới 80-90% các trường hợp động kinh sống ở các nước đang phát triển không nhận được sự điều trị phù hợp. Điều trị động kinh hiện nay chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng nhằm mục đích cắt cơn với các thuốc kháng động kinh. Bên cạnh đó còn có các phương pháp khác như kích thích dây X, điều trị bằng phẫu thuật, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt... Ngoài ra cũng cần điều trị tâm lý cho bệnh nhân, điều trị nguyên nhân và điều trị các rối loạn do cơn động kinh gây nên. Việc lựa chọn thuốc kháng động kinh cần chọn loại thuốc kiểm soát được cơn, hạn chế được tác dụng phụ của thuốc, khuyến khích sử dụng một loại thuốc để kiểm soát cơn và nâng dần liều để đạt được liều tác dụng. Ngoài ra thuốc phải có giá thành hợp lý để bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài và có thể mua được dễ dàng tại nơi sinh sống. Cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc kháng động kinh cho phụ nữ có thai vì các thuốc kháng động kinh làm tăng nguy cơ dị tật lên gấp 2 lần so với người bình thường. Cần tránh sử dụng các thuốc hay gây dị tật cho thai nhi như valproat (gây dị tật ống thần kinh), phenytoin (gây dị tật hàm mặt)....   Theo Sức khỏe và đời sống  

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA – BỆNH CẤP CỨU NGUY HIỂM

Bệnh xuất huyết tiêu hóa là một bệnh xuất huyết thường gặp. Đó là hiện tượng máu nuôi dưỡng tại ống tiêu hóa chảy ra khỏi mạch, đi ra ngoài hoặc vào trong lòng mạch, từ đó sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình. Bệnh cần có các biện pháp điều trị kịp thời, nếu không sẽ có nguy cơ đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Tùy vào vị trí xuất huyết mà người ta chia xuất huyết tiêu hóa ra làm hai loại: xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. Mức độ nguy hiểm và nguyên nhân gây xuất huyết  tiêu hóa trên Chảy máu ở thực quản: Nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu tại thực quản là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Khi gan có các mô xơ, sẹo hoặc huyết khối thì lượng máu về gan giảm, điều này làm máu bị ứ lại ở ngoại biên, trong đó có tĩnh mạch thực quản. Các tĩnh mạch này rất nhỏ nên khi lượng máu tăng lên đột ngột sẽ rất dễ vỡ. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân ít gặp hơn như loét thực quản, HC Mallory weiss,...Bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Chảy máu tại dạ dày - tá tràng: Chủ yếu là do loét dạ dày - tá tràng. Loét dạ dày thường ở bờ cong nhỏ, vùng tâm vị, mặt sau dạ dày. Tỷ lệ xuất huyết trong loét dạ dày là từ 15-16%. Loét tá tràng hiếm gặp hơn, vị trí thường ở hành tá tràng. Tỷ lệ loét tá tràng có biến chứng chảy máu là 25%. [[{"fid":"2264","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Xuất huyết tiêu hóa là bệnh thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ đe dọa tính mạng. Sự nguy hiểm và nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới Chảy máu ở ruột non: Có nhiều bệnh dẫn đến tình trạng chảy máu tiêu hóa tại ruột non trong đó có một số bệnh thường gặp trên lâm sàng như: Viêm ruột xuất huyết: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bởi độc tố của vi khuẩn với các biểu hiện của nhiễm khuẩn (môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi), đau bụng, tiêu chảy, phân có máu tươi hoặc màu đỏ sẫm kèm theo mất nước. Bệnh thương hàn: Biến chứng chảy máu thường xảy ra sau 1-2 tuần do biến chứng loét ruột, hoặc thủng ruột. Bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, đại tiện phân có màu đỏ gạch hoặc sẫm. Viêm ruột xuất huyết hoại tử: Bệnh thường xảy ra với trẻ nhỏ. Bệnh nhân có biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốt cao 40-410C. Bệnh Scholein Henoch: Nguyên nhân gây bệnh được nhắc đến nhiều nhất là miễn dịch dị ứng. Bệnh nhân thường có biểu hiện chảy máu tại ruột ở thể tổn thương tiêu hóa, kèm theo các biểu hiện khác như tình trạng nhiễm khuẩn với sốt, đau khớp, đau bụng. Bệnh Crohn: Vị trí gây hại của bệnh thường ở vùng hồi manh tràng với biểu hiện đau bụng, đại tiện phân lỏng từng đợt kèm theo sốt, máu lắng tăng. Vào giai đoạn 2 hoặc 3 của bệnh, tổn thương loét hoặc rò thủng vách ruột đã dẫn đến tình trạng chảy máu. Lồng ruột: Thường xảy ra ở những trẻ em bụ bẫm 8-9 tháng tuổi. Khởi bệnh với đau bụng từng cơn, sau đó có dấu hiệu tắc ruột và đại tiện phân nhầy máu. Các bệnh khác có thể gây chảy máu tại ruột non nhưng ít hơn như: lao ruột, ung thư ruột non, sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp... Chảy máu ở đại tràng: xảy ra với tỷ lệ cao nhất trong chảy máu tại đường tiêu hóa và có biểu hiện trên các bệnh lý nghiêm trọng sau: Lỵ trực tràng với đối tượng thường gặp là trẻ nhỏ, đi ngoài phân lỏng hoặc toàn máu, màu đỏ như nước rửa thịt. Lỵ amip, sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và vùng hạ vị; đại tiện phân nhầy máu. Ung thư đại tràng bên phải thường kèm theo đại tiện phân lỏng và máu đỏ sẫm. Ung thư đại tràng bên trái thường có dấu hiệu táo bón, đại tiện phân máu tươi. Ung thư trực tràng, hậu môn, bệnh thường kèm theo dấu hiệu kích thích đại tiện nhiều lần hoặc nhiều khi chảy máu hậu môn một cách tự nhiên. Viêm loét đại trực tràng chảy máu thường xảy ra ở phụ nữ trẻ với biểu hiện từng đợt bao gồm sốt, đau khớp, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và đại tiện ra máu, thường là máu tươi. Bệnh Crohn đại - trực tràng cũng gây đại tiện lẫn máu. Trĩ nội gây chảy máu, chủ yếu là máu tươi, có thể chảy thành tia hoặc giọt. Polyp đại tràng, thường chảy máu từng đợt. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa Triệu chứng cơ năng: Nôn ra máu, máu tươi, máu đen, máu cục, có thể lẫn với thức ăn, số lượng ít hoặc nhiều. Đi cầu phân đen, phân thường có màu đen như bã cà phê, mùi thối khắm. Số lượng và tính chất máu phụ thuộc vào thời gian lưu chuyển trong ruột và lượng máu xuất huyết. Trường hợp chảy máu nhiều phân thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn. Trường hợp chảy máu ít phân vẫn thành khuôn, màu đen như nhựa đường, mùi khắm. Triệu chứng thực thể: Loét dạ dày - tá tràng (đau thượng vị hay 1⁄4 trên phải). Loét thực quản (trào ngược thực quản, có rối loạn nuốt trước đây). Mallory Weiss (nôn, buồn nôn, ho nhiều). Vỡ, giãn tĩnh mạch thực quản (vàng da, yếu ớt, thiếu máu, mệt mỏi,...) Những biểu hiện của rối loạn huyết động: Da niêm mạc lạnh, niêm mạc nhợt, trắng bệch. Mạch nhanh, khó bắt. Huyết áp giảm, hạ huyết áp tư thế. Tri giác: tỉnh, mệt, li bì, vật vã. Sốt: 80% trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên có sốt. Điều trị và phòng bệnh Điều trị xuất huyết tiêu hóa tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, vị trí chảy máu. Ngoài việc điều trị triệu chứng, ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh... bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa hoặc nội soi can thiệp, qua đó rất nhiều trường hợp xuất huyết đã được xử trí tốt. Phòng bệnh cần không uống rượu bia và hút thuốc, không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày, nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả. Trong đợt xuất huyết cần dùng các thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa trong ngày. Cần tái khám định kỳ theo quy định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả.   Theo Sức khỏe và đời sống  

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ. Vì vậy, việc hướng dẫn cho bé bú mẹ ngày từ giờ đầu sau sinh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Lợi ích khi trẻ được bú sữa mẹ Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng và kháng thể mà bé cần. Sữa mẹ làm giảm nguy cơ bị bệnh đái tháo đường và bệnh bạch cầu ở trẻ em, bảo vệ trẻ khỏi sự nhiễm trùng hô hấp, tai và một số bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm. Sữa mẹ còn có vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch tự nhiên của bé bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật… Trẻ sinh thiếu tháng, được nuôi bằng sữa mẹ sẽ phát triển hơn những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài. Ngoài ra, trẻ nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn. Các thành phần trong sữa mẹ thường không giống nhau, nó thay đổi theo tuổi của trẻ và thay đổi trong suốt một lần bú. Sữa non có từ các ngày đầu sau sinh, có lượng ít, đặc và sáng màu. Sau vài ngày, sữa non chuyển thành sữa chuyển tiếp, lượng sữa nhiều hơn. Sữa đầu có màu hơi xanh được sản xuất vào đầu bữa bú, sữa cuối có màu trắng hơn được sản xuất vào cuối bữa bú. Sữa cuối chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lượng và hàm lượng chất béo tăng dần vào cuối bữa bú. Sữa đầu được sản xuất với một lượng lớn, cung cấp nhiều protein, lactose và các chất dinh dưỡng khác và bởi vì trẻ bú một lượng lớn sữa đầu nên trẻ đã nhận được một lượng lớn nước, do đó khi bú mẹ trẻ không cần phải cho trẻ uống thêm nước. Sữa non tuy ít nhưng rất quan trọng. Sữa non cung cấp cho trẻ nhiều kháng thể và các protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng - đây chính là những nguy cơ đối với trẻ sơ sinh - như: tiêu chảy nhiễm trùng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Sữa non dễ tiêu hóa giúp trẻ phòng chống các bệnh dị ứng tiến triển và bất dung nạp với các loại thức ăn khác. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống phân su đồng thời giàu vitamin A hơn sữa chuyển tiếp. [[{"fid":"2262","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1200","width":"1327","style":"width: 500px; height: 452px;","class":"media-element file-default"}}]] Lợi ích cho người mẹ Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp bà mẹ tiêu thụ tích cực nguồn năng lượng dự trữ trong lúc mang thai, do đó dễ dàng duy trì cân nặng bình thường sau sinh. Cho trẻ bú sữa mẹ, giúp tử cung người mẹ dễ co lại đúng kích thước và giảm chảy máu sau sinh. Cho con bú sữa mẹ còn có tác dụng trì hoãn thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, người mẹ có thể cho con bú bất cứ lúc nào trẻ đói, thỏa mãn được nhu cầu của trẻ. Hơn nữa, sự tiếp xúc giữa 2 cơ thể khi người mẹ bồng con giúp trẻ tự tin hơn, có cảm giác an toàn hơn, ấm áp hơn. Lợi ích cho xã hội khi nuôi con bằng sữa mẹ Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe. Kinh phí cho y tế của một đất nước mà trẻ được bú mẹ hoàn toàn thấp hơn những nước mà trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, vì phải tốn chi phí cho khám chữa bệnh. Hướng dẫn cách cho trẻ bú mẹ Sau khi sinh một giờ sau đó, mẹ có thể cho bé bú được ngay, trừ trường hợp mẹ mệt hay có ý kiến của bác sĩ. Người nhà hoặc nhân viên y tế hỗ trợ giúp cho bé bú mẹ, bằng cách đặt mẹ nằm nghiêng một bên mà cần cho bú, hay mẹ nằm ngửa bế bé áp sáp bụng mẹ và bụng bé với nhau, mặt bé quay về vú mẹ, giúp bé há miệng to để bé ngậm trọn núm vú mẹ, cằm bé áp sát vào bầu vú mẹ, chú ý, trước khi cho bé bú, cần lau sạch bầu vú mẹ bằng khăn ướt sạch và nặn bỏ giọt sữa đầu. Để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ, nên cho bé bú “theo nhu cầu” hay cho bé bú “không hạn chế”. Cho bé bú khi trẻ có các biểu hiệu đòi bú (cựa quậy, há miệng), không nên đợi đến khi bé khóc mới cho bú. Số lần cho trẻ bú mẹ có thể từ 8 - 12 lần/ngày hoặc thậm chí nhiều hơn. Không cần hạn chế số lần bú của bé. Mỗi lần cho bé bú, hãy để bé bú theo nhu cầu cho đến khi bé thấy đủ và tự nhả vú. Sau đó, cho bé bú nốt bên vú còn lại, bé có thể bú tiếp hoặc không - mỗi lần bé bú một hoặc hai bên đều được. Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay Vắt sữa là cách làm tốt nhất khi mẹ không thể cho bé bú. Cách này có thể giúp mẹ nghỉ ngơi, ăn uống hoặc khi mẹ không ở gần bé nhưng vẫn muốn bé có đủ các chất dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Việc làm này đồng thời cũng là một yếu tố đảm bảo cho sự tiết sữa mẹ một cách đều đặn. Chuẩn bị dụng cụ: ly hoặc bình sữa đã được rửa sạch, tráng nước sôi và để ráo nước, thìa sạch (nếu vắt sữa ra ly và đút sữa cho bé ngay sau khi vắt), túi đựng sữa chuyên dụng (nếu bảo quản trong ngăn đá hay tủ đông). Thực hiện vắt sữa: người mẹ cần rửa sạch tay và dùng khăn mềm, sạch lau qua bầu vú. Người mẹ nên ngồi (hoặc đứng) một cách thoải mái và để ly (bình sữa) ở gần vú.Trước tiên, đặt ngón tay trỏ phía bên dưới bầu vú, gần về phía quầng vú; còn ngón tay cái ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ. Ở tư thế này, người mẹ có thể cảm nhận thấy các túi sữa như những hạt đậu nhỏ nằm ở dưới da. Sữa được chứa trong những túi này và khi kích thích vào đây, sẽ vắt được sữa. Mỗi bên vú được chia làm khoảng 15 phần (tuyến sữa), mỗi một tuyến có một túi sữa riêng. Nếu quầng vú rộng, có thể đặt các ngón tay lùi vào bên trong quầng vú một chút. Ngược lại, nếu quầng vú hẹp, có thể đặt các ngón tay lui ra bên ngoài. Các ngón tay còn lại được đặt để đỡ ngực. Giữ các ngón tay ở nguyên vị trí trên ngực, nhẹ nhàng ấn các ngón tay về phía sau. Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép xuôi nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra khỏi các túi sữa, tràn ra đầu vú. Nới lỏng lực ép để các tuyến sữa đầy lại rồi lặp lại thao tác trên. Một số lưu ý hướng dẫn cho bú mẹ Rất cần thiết cho bé bú ngay sau 1 giờ sinh, để tận dụng nguồn sữa non, mặc dù sữa non rất ít, khoảng 3 - 5ml sữa, nhưng đó là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà bé bú được. Lúc mới sinh ngày đầu tiên, dạ dày của bé giống như trái táo nhỏ, có dung tích khoảng 5 - 6ml, nên các bà mẹ yên tâm khi bé bú mẹ là đầy đủ rồi, không sợ bé đói mà bú thêm sữa nhân tạo nữa, sang ngày hôm sau và những ngày kế tiếp, dạ dày của bé sẽ dãn nở khi đó lượng sữa sẽ tăng, đồng thời sữa mẹ cũng về đủ để bé bú.   Theo Sức khỏe và đời sống  

VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH VÀ NỖI LO BIẾN CHỨNG

Bệnh viêm đại tràng mạn tính là sự tổn thương lớp niêm mạc của đại tràng với những vết viêm loét. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng  này nhưng chủ yếu là do việc ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Bệnh tái phát dai dẳng, khó điều trị dứt điểm có khả năng thành ung thư đại tràng. Vì vậy, việc điều trị và tuân thủ chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng. [[{"fid":"2259","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đâu là nguyên nhân? Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương mạn tính của niêm mạc đại tràng còn gọi là ruột già, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tổn thương có thể khu trú hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Viêm đại tràng là một bệnh không chỉ làm người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống kém, gầy yếu, sút cân... mà bệnh còn xảy ra biến chứng có thể đe dọa tới tính mạng. Nguyên nhân viêm đại tràng mạn có thể là các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như lao, thương hàn, lỵ trực khuẩn... hoặc nhiễm ký sinh trùng như amibe , Giardia... Nhiễm nấm như Candida, Aspergillus, Histoplasmosis... Nguyên nhân tự miễn gây viêm loét đại tràng không đặc hiệu... Khi bị viêm đại tràng, trong thành đại tràng có các ổ viêm loét, viêm nhiễm - đây là nơi cư trú của các vi khuẩn gây hại. Chúng sinh sản, phát triển và sinh ra độc tố làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Khi lợi khuẩn chết, lớp lông mao trên thành ruột già cũng trơ đi, không còn lớp lá chắn bảo vệ, dễ bị các chất độc hại tấn công gây viêm loét trở lại, làm cho đại tràng phù nề và tình trạng viêm sẽ cản trở sự hấp thu nước từ thức ăn gây ra tình trạng tiêu chảy do nước không được hấp thu vào đại tràng. Mủ và chất tiết của đại tràng tăng tiết, máu chảy từ các vết loét hay trợt từ lòng đại tràng theo phân ra ngoài. Nhận biết như thế nào? Bệnh thường có những biểu hiện điển hình như: Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Bệnh nhân thường đi ngoài phân lúc táo bón, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hoặc có cảm giác mót rặn muốn đi đại tiện nữa. Bụng trướng hơi khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu. Đau bụng là triệu chứng hay gặp, thường đau ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện (xì hơi) hoặc đi đại tiện thì giảm đau. Các triệu chứng này càng nặng hơn khi người bệnh ăn các thức ăn lạ, tanh, sống, có dầu mỡ hoặc uống rượu, bia. Cần có chế độ ăn uống thích hợp Với người bệnh tiêu hóa nói chung và đại tràng hay dạ dày nói riêng, vấn đề quan trọng cần chú ý  là kiêng thuốc lá, bia rượu, đồ ăn quá cay như ớt, tiêu, tránh thức ăn ôi thiu (nhiễm khuẩn) nhiễm hóa chất. Các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, cá đồng, tôm, đỗ, đậu, vừng, lạc, trứng đều ăn được. Các loại rau củ quả cần chú ý rửa sạch, ăn chín, uống sôi. Tuy nhiên, cũng nên theo dõi khi ăn thức ăn nào đó mà hễ cứ ăn vào gây khó chịu, đau bụng hoặc tiêu phân lỏng, phân sống thì cần tránh. Thông thường các thực phẩm không nên ăn là các loại rau củ quả như đậu quả, bông cải xanh, ngô và nấm, hành củ. Vì chúng có hàm lượng chất xơ cao và có thể gây đầy hơi, khó tiêu cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Các loại gia vị và nước sốt nhiều chất béo, như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, đôi khi có thể gây ra các triệu chứng viêm loét đại tràng. Bệnh viêm loét đại tràng vốn “kỵ” thịt chứa nhiều mỡ. Hãy chọn thịt nạc và nên được chế biến dưới dạng xay và làm thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn khi dùng nguyên miếng lớn. Tuy nhiên, cá nhiều mỡ lại dễ tiêu hóa hơn. Các loại đồ uống có thể khiến người bị viêm loét đại tràng khó kiểm soát triệu chứng bệnh là rượu, cà phê, trà và những loại thức uống khác chứa caffeine như nước ngọt có ga và nước tăng lực. Các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy. Vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này nên ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Lời khuyên của thầy thuốc Viêm đại tràng mạn là một bệnh thường gặp , chẩn đoán nguyên nhân thường khó khăn, điều trị kéo dài và dễ tái phát.  Vấn đề phòng bệnh cần chú ý vệ sinh thực phẩm, không uống sữa bò tươi chưa triệt trùng, hạn chế dùng kháng sinh kéo dài. Khi có triệu chứng rối loạn đi cầu, phân có đàm máu bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định chẩn đoán và điều trị.   Theo Sức khỏe và đời sống

NGUY HẠI TỪ BỆNH UỐN VÁN

Uốn ván là một dạng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và từng là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ. Hiện nay nhờ vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh uốn ván đã giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý những thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc- xin ngừa uốn ván cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh uốn ván lây truyền như thế nào? Uốn ván  hay bệnh phong đòn gánh (tetanus) là bệnh do vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có mặt ở mọi nơi trên trái đất, song nó được tìm thấy chủ yếu trong lòng đất. Vi khuẩn uốn ván có thể tồn tại bình thường trong ruột của động vật, đặc biệt là các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa... và kể cả ở người. Nha bào uốn ván thường được bắt gặp ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên như đất, cát, phân người, phân gia súc,...và có khả năng xâm nhập qua hầu hết các loại vết thương. Vi khuẩn uốn ván sẽ phát triển trên cơ thể người tại vị trí vết thương trong điều kiện yếm khí. Đặc biệt, vi khuẩn này tiết ra chất độc gây tổn thương hệ thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị tê liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể gây tử vong. Uốn ván có thể phát triển bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh uốn ván chủ yếu do nhiễm trùng vết thương, chủ yếu là vết thương hở với những bào tử vi khuẩn sinh sôi sẽ gây bệnh uốn ván. Khi các bào tử này xâm nhập vào vết thương trên da sẽ sinh sôi, nảy nở và tạo độc tố gây tê liệt các dây thần kinh. Ở trẻ sơ sinh, uốn ván thường bắt nguồn từ sự nhiễm trùng do cắt dây rốn. [[{"fid":"2257","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 330px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Bệnh uốn ván ủ bệnh từ 7-14 ngày (có thể lâu hơn - khoảng 3 tuần). Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh ngắn nhất khoảng 48-72 giờ. Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2-5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh lại càng nặng. Nhìn chung, nếu vết thương bị nhiễm bẩn càng nặng thì thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn và tiên lượng bệnh càng xấu. Dựa theo biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván, giới y học đã chia ra làm 4 loại uốn ván chính là: toàn thân, uốn ván cục bộ, uốn ván đầu và uốn ván rốn. Vậy, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh bao lâu? Bệnh uốn ván bao gồm một số thể bệnh sau đây: Uốn ván toàn thân: Đây là thể uốn ván thường gặp nhất. Các dấu hiệu sớm bao gồm triệu chứng khó mở miệng (cứng hàm), nuốt khó, cứng và đau ở vùng cổ, vùng vai và sau lưng. Tiếp theo là tình trạng co cứng cơ bụng, cơ ngực, cơ hoành và các cơ ở chi, cuối cùng sẽ xuất hiện các cơn co cứng kịch phát toàn thân. Cơn co cứng toàn thân được kích thích bởi ánh sáng, tiếng động và tần suất ngày càng tăng dần. Các cơn co cứng kịch phát làm bệnh nhân uốn cong người, rách hay đứt cơ, co thắt cơ hô hấp gây ngạt và dẫn đến tử vong đột ngột. Uốn ván cục bộ ít gặp hơn và là thể nhẹ, có tiên lượng tốt hơn. Triệu chứng co cứng chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương. Uốn ván ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là uốn ván rốn, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh, nguyên nhân do sử dụng các vật dụng không vệ sinh khi cắt cuống rốn cho trẻ. Trẻ sẽ có dấu hiệu bỏ bú, co cứng cơ và dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván Thể trạng chung của bệnh nhân thời kỳ đầu tương đối tỉnh táo, không có biểu hiện sốt cao trong hai ngày đầu và khi mới phát bệnh. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt. Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi. Bởi vậy, khi điều trị bệnh uốn ván cần đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc: Đảm bảo yên tĩnh và tránh các kích thích đối với người bệnh. Dùng kháng sinh tiêu diệt trực khuẩn uốn ván. Trung hòa độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu bằng SAT. Khống chế co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật. Duy trì chức năng sống bằng các điều trị hỗ trợ. Để phòng tránh bệnh uốn ván các bác sĩ khuyến nghị người dân khi giẫm phải đinh, sắt gỉ... cần phải vệ sinh sạch vùng vết thương bằng oxy già, bôi thuốc sát trùng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho trẻ Tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin ngừa uốn ván là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Theo thông tin từ Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trẻ cần được tiêm tổng cộng 5 mũi vào các thời điểm sau: Trẻ cần tiêm 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 (vắc-xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan b, và viêm phổi, viêm não do vi khuẩn Hib) khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Khi trẻ 18 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại bằng vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DPT). Sau 5 - 10 năm tiêm nhắc lại một liều.   Theo Sức khỏe và đời sống  

DỰ PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng thứ 2 trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Vi rút gây u nhú (sùi mào gà) HPV (Human Papiloma virus) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến UTCTC. Trung bình mỗi năm, UTCTC ảnh hưởng đến hơn 500.000 phụ nữ và dẫn đến hơn 270.000 ca tử vong. UTCTC là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. [[{"fid":"2245","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"397","width":"665","style":"width: 500px; height: 298px;","class":"media-element file-default"}}]] Các yếu tố nguy cơ UTCTC - Quan hệ tình dục sớm (dưới 17 tuổi). - Quan hệ tình dục với nhiều người. - Sinh con sớm và sinh nhiều con. - Vệ sinh sinh dục không đúng cách. - Viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục. - Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp - Hút thuốc lá, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV)… Một số triệu chứng chẩn đoán UTCTC: - Ra máu âm đạo bất thường - Ra dịch nhầy âm đạo màu vàng, hoặc lẫn máu, có mùi khó chịu. - Triệu chứng chèn ép: đau hông, đau thắt lưng, phù chân. - Xâm lấn bàng quang: đái máu - Xâm lấn trực tràng: đi ngoài ra máu - Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm sàng lọc UTCTC giúp phát hiện bệnh giai đoạn sớm và tăng khả năng điều trị khỏi, tiết kiệm chi phí. Hiện nay có nhiều kỹ thuật sàng lọc UTCTC góp phần chẩn đoán chính xác giai đoạn sớm UTCTC. Xét nghiệm tế bào có độ chính xác cao trong phát hiện các tổn thương tiền ung thư. Xét nghiệm HPV có thể phát hiện các type HPV có nguy cơ cao sinh ung thư. Việc phối hợp hai xét nghiệm trên giúp có kế hoạch theo dõi tốt, giảm thiểu chi phí và thời gian thăm khám. Các xét nghiệm này có thể thực hiện tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và huyện. Dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung : Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Tiêm vắc-xin HPV là biện pháp dự phòng chủ động nhằm phòng ngừa lây nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao, từ đó phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vắc xin phòng HPV được tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi, dù đã từng có quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, việc tiêm phòng HPV ở người càng trẻ, chưa có quan hệ tình dục thì đáp ứng miễn dịch càng cao. Tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục ở độ tuổi 30 - 65 nên làm xét nghiệm sàng lọc sớm UTCTC 1 lần/năm. Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên hoặc đã có hoạt động tình dục nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm UTCTC.   Bác sỹ Lý Hoàng Hạnh – Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân  

CÁC BỆNH MÙA MƯA BÃO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều bệnh tật do ảnh hưởng môi trường sống do nước thải từ cống rãnh, các công trình vệ sinh hòa tan trong nước, những xác động vật chết. Đây là nguyên nhân khiến một số dịch bệnh bùng phát. Những bệnh nào có nguy cơ xảy ra? Bệnh do ấu trùng xâm nhập da: Do trứng của giun sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập da người, di trú trên da với tốc độ vài centimet một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo, hơi nổi cao, rộng khoảng 2 - 3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp là ở cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay; ấu trùng tồn tại trên da trung bình 2 - 8 tuần. Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân. Bệnh đường tiêu hóa: Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc amíp. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp. Điển hình hay gặp nhất trong và sau mưa, lũ, lụt là bệnh tiêu chảy. Đứng hàng đầu là tiêu chảy cấp tính. Bệnh tiêu chảy cấp tính có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng nguy hiểm nhất là vi khuẩn tả (Vibrio cholera). Ở những vùng, miền xảy ra mưa, lũ, lụt mà trong các nguồn nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả thì căn nguyên gây tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác cũng đóng vai trò đáng kể trong việc gây bệnh tiêu chảy gặp ở vùng mưa, lũ, lụt liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống). [[{"fid":"2232","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 404px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh về da: Bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lũ. Các bệnh này bao gồm một số bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân (dân gian gọi là nước ăn chân); mẩn ngứa; viêm da. Theo đó, bệnh nhiễm khuẩn da chủ yếu lây do nguồn nước bẩn. Vì vậy cần thường xuyên tắm và rửa mặt bằng nước đã được làm trong, khử khuẩn để phòng bệnh ngoài da. Bệnh sốt xuất huyết: Sau mưa lũ các bệnh do vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình là bệnh sốt xuất huyết. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virut sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt. Diệt bọ gậy bằng cách thả cá đuôi cờ vào các nơi chứa nước để cá diệt bọ gậy; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: (thu gom, hủy bỏ các vật dụng phế thải xung quanh nhà là những nơi có thể chứa nước mưa tạo nơi đẻ trứng của muỗi như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ và gáo dừa, lốp xe...); đậy kín các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum, vại, lu khạp; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hay nhỏ dầu hỏa vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), thường xuyên thay rửa lọ hoa (bình bông); phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nơi ở. Bệnh viêm gan A: Bệnh do một loại virut lây từ người sang người khi ăn phải các thực phẩm bị nhiễm độc bởi chất thải và nước tiểu của người đã bị viêm gan A. Tình trạng này rất dễ xảy ra trong mùa mưa bão khi virut từ nơi này dễ lây lan sang nơi khác. Để phòng tránh viêm gan A, cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến đồ ăn. Các loại hải sản có vỏ như sò, trai được bán khá rẻ trong mùa mưa vì dễ đánh bắt nhưng cần được nấu tối thiểu 4 phút để đảm bảo diệt hết vi khuẩn. Bệnh đau mắt đỏ: Khi mùa mưa, bão lụt điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm; thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virut gây bệnh đau mắt. Bệnh đau mắt đỏ dễ lây nên rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh lây khi người lành tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virut; cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh; dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối; sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh... Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ lây lan thành dịch: Vệ sinh cá nhân phải đảm bảo, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (0,9%) ít nhất 3 lần/ngày. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, đồ đạc với người đau mắt. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. Nên đeo kính râm khi ra đường. Phòng bệnh trong mùa mưa bão Trước tình hình mùa mưa bão đang diễn ra, để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân cần chú ý:  Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ. Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn... Theo Sức khỏe và đời sống

Trang