CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

NGUY CƠ ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁCH SƠ CỨU

Tăng huyết áp (THA) được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi người bị THA có thể không thấy bất cứ dấu hiệu cảnh báo gì, từ đó dẫn tới tâm lý chủ quan. Khi không được điều trị thường xuyên và theo dõi hằng ngày, tình trạng THA có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy thận. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có hơn 1,5 tỉ người mắc phải căn bệnh THA. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát cho thấy 25% người dân mắc bệnh THA, trong đó 40% không được điều trị. Sau đây là những kiến thức giúp bạn nhận biết sớm bệnh THA và sơ cứu khi gặp người đột quỵ. [[{"fid":"2222","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 600px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các biểu hiện của THA Nhức đầu: Đau nhức phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày; Chóng mặt: cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu; Mệt: cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở; Ù tai, mất ngủ, mắt mờ, miệng lệch, phát âm khó, yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút, chảy máu cam tái phát nhiều lần… Khi người bệnh bị THA, hãy để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Người bệnh không nên nói nhiều vì khi nói không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm HA càng tăng cao. Dùng máy đo HA để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp. Nguy cơ bị đột quỵ khi thời tiết lạnh Đột quỵ vì uống nhiều rượu Nguyên nhân dẫn tới xuất huyết não gây đột quỵ chủ yếu do bệnh nhân sử dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia quá độ. Điều này tác động trực tiếp tới HA, làm HA tăng. Trong não có rất nhiều mạch máu nhỏ, khả năng chịu áp lực kém. Đặc biệt, với những người bị THA, một số mạch máu đã bị xơ vữa, khi huyết áp tăng cao, việc xuất huyết là khó tránh khỏi. Thời tiết lạnh làm THA Ngoài nguyên nhân sử dụng chất kích thích, thời tiết thay đổi cũng làm cho các mạch máu co lại dẫn tới THA gây xuất huyết não. Người cao tuổi có nhiều nguy cơ bị xuất huyết não khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, khi trời lạnh, các cụ ông, cụ bà thường ít vận động dẫn tới tăng cân. Tăng cân cũng là yếu tố làm huyết áp tăng và tăng nguy cơ bị đột quỵ. Trong các ca bị xuất huyết não có nhiều bệnh nhân bị THA nhưng không uống thuốc đều đặn. Một số người uống thuốc một thời gian, thấy HA trở lại bình thường thì tự ý ngưng thuốc bởi 2 lý do: Một là những người này nghĩ mình đã khỏi bệnh; hai là sợ huyết áp đã bình thường, uống thêm thuốc làm huyết áp tụt. Điều cần nhấn mạnh, những bệnh nhân THA không được bỏ thuốc và cần hiểu mình phải sử dụng loại thuốc này suốt đời. Đa số bệnh nhân đột quỵ khi chuyển tới bệnh viện đều trong tình trạng muộn, hậu quả là họ phải sống tàn phế suốt đời hoặc tử vong. Để kịp thời giúp người thân được cứu sống và có cơ hội phục hồi khi bị đột quỵ, thân nhân cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện trong 3 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng sau: Bệnh nhân đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân, bỗng dưng không nói được hoặc nói nhảm, mất thị lực (đặc biệt chỉ xuất hiện triệu chứng ở một bên mắt), đau đầu dữ dội, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, không thể vận động theo ý muốn. Với những người đã từng bị đột quỵ, được điều trị hồi phục, cần lưu ý đến khả năng tái phát. Tỉ lệ đột quỵ tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ, những bệnh nhân này cần uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ và tái khám đều đặn. Cách sơ cứu đột quỵ Với bệnh nhân chưa rơi vào hôn mê nhưng có biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt kèm theo tê nửa người (tê mặt, tê tay chân). Hoặc bệnh nhân nói đớt, nói khó, nuốt nghẹn…, phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Với bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, tiểu tiện không tự chủ, nuốt sặc thì cho người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên. Cách này sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng trào ngược đờm dãi vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến ngưng tim ngưng thở. Lúc này, người bệnh bị liệt hô hấp nên khi đờm dãi tiết ra thì bệnh nhân lại không nuốt được xuống thực quản. Do đó, tuyệt đối không cho người bệnh uống nước. Khi chuyển lên taxi hay xe cấp cứu luôn để bệnh nhân nghiêng đầu một bên. Người nhà không được thoa dầu cạo gió, không sử dụng kim chích vào đầu các ngón tay… vì những cách này không hiệu quả mà còn gây tổn thương cho cơ thể, thậm chí sự chà xát, gây áp lực lên mạch máu còn khiến cơ thể người bệnh dễ THA. Cũng không nên cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp vì tình trạng hạ HA đột ngột sẽ gây tổn thương não nặng hơn. Hơn nữa, tổn thương của đột quỵ lại xảy ra ở vùng thần kinh trung ương của não bộ, do đó, những biện pháp này rất ít công dụng. Do đó, cần gọi xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân tới trung tâm đột quỵ nhanh nhất. Nếu đưa bệnh nhân đến bệnh viện sau 3 giờ (giờ vàng) thì việc điều trị đột quỵ cho người bệnh sẽ khó khăn hơn. Nếu nhập viện trễ, tế bào não rất khó hồi phục như những tế bào thông thường; người bệnh có thể bị yếu liệt tứ chi suốt đời, không nói được, di chứng thần kinh, rối loạn hành vi, không tự ăn uống được. Để phòng tránh đột quỵ, người bệnh cần tự bảo vệ mình bằng cách phòng tránh những nguyên nhân làm tăng huyết áp như: xúc động mạnh, căng thẳng thần kinh,… Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục hàng ngày, luôn vui vẻ, yêu đời là phương thuốc hiệu quả duy trì huyết áp ổn định. Những người có nguy cơ bị đột quỵ (bệnh tiểu đường, huyết áp, béo phì,…) cần hạn chế ăn mặn, thức ăn chứa nhiều mỡ, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.   Theo sức khỏe và đời sống

BỆNH THALASSEMIA – HIỂU BIẾT, PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ

Thalassemia (còn gọi là Bệnh tan máu bẩm sinh) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925, tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu vào năm 1960. Thalassemia đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh được khi có hiểu biết đầy đủ về bệnh và có biện pháp phòng tránh ngay từ hôm nay. [[{"fid":"2213","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 297px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thalassemia là bệnh gì? Thalassemia là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Người bình thường có 2 gen khỏe mạnh, người bị bệnh có 2 gen bệnh, người mang gen có 1 gen bệnh và 1 gen khỏe mạnh. Bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh có ở mọi quốc gia, dân tộc, bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Ước tính trên thế giới hiện có khoảng 7% dân số mang gen bệnh; 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh; 0,27% trường hợp có thai sinh ra con bị bệnh HST; mỗi năm có khoảng 300.000 – 500.000 trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia mức độ nặng. Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 20.000 người bị Thalassemia thể nặng, mỗi năm có thêm khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia (người mang gen không có biểu hiện bệnh lý nhưng là nguồn di truyền gen bệnh cho thế hệ sau).   [[{"fid":"2214","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết Do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu, chất lượng hồng cầu suy giảm làm hồng cầu dễ bị vỡ (tan máu) dẫn đến thiếu máu mạn tính. Biểu hiện nhận biết bệnh như: - Mệt mỏi; - Hoa mắt chóng mặt; - Da xanh nhợt nhạt hơn bình thường; - Da, củng mạc mắt vàng; - Nước tiểu sẫm màu; - Chậm lớn; - Khó thở khi làm việc gắng sức…. Nếu người bệnh không được điều trị sớm, đầy đủ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng do thiếu máu và thừa sắt gây ra trên tất cả các cơ quan làm thay đổi diện mạo người bệnh như thể trạng thấp bé, trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết.. Thalassemia có 2 thể bệnh là Alpha-Thalassemia và Beta-Thalassemia.   [[{"fid":"2215","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 171px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Mức độ biểu hiện Bệnh có 5 mức độ biểu hiện tùy theo số lượng gen bị tổn thương: - Mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp thường gây hỏng thai trước khi sinh). - Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng khi trẻ chưa đến 2 tuổi; - Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ khi trẻ trên 6 tuổi; - Mức độ nhẹ, triệu chứng máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai…; - Thể ẩn không có biểu hiện gì khác biệt, không thiếu máu (thậm chí có thể hiến máu được).  [[{"fid":"2216","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng bệnh và điều trị Phòng bệnh cần hiểu biết được cơ chế di truyền thì hoàn toàn có thể phòng tránh được. Tránh không sinh ra trẻ mang 2 gen bệnh do nhận từ cả bố và mẹ bằng các biện pháp như: - Tầm soát và phòng tránh bệnh từ sớm: Với các biện pháp xét nghiệm, tư vấn tiền hôn nhân. Các cặp vợ chồng chuẩn bị có thai hoặc đang mang thai, đặc biệt các gia đình đã có người bệnh Thalassemia nên được tư vấn và chẩn đoán tiền hôn nhân - Sàng lọc  phát hiện bệnh sớm cho thai nhi: Phòng ngừa bằng các xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán gen đột biến trong thời thai kỳ. Đây là biện pháp hiệu quả và chi phí thấp. Nếu cả vợ và chồng đều mang gen thì thai nhi có 25% nguy cơ bị mắc bệnh ở thể nặng, trường hợp này cần được thực hiện chẩn đoán trước sinh bằng phương pháp chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau và tìm đột biến gen. Đối với bệnh nhân mức độ nặng và trung bình cần: - Truyền máu định kỳ và dùng thuốc thải sắt suốt cuộc đời. - Đến khám và điều trị đúng hẹn - Khám lại ngay khi có dấu hiệu bất thường như: mệt nhiều, đau tim, khó thở, sốt cao, phù… - Phẫu thuật cắt lách giúp kéo dài khoảng cách thời gian giữa các đợt truyền máu. - Ghép tế bào gốc điều trị bệnh, biện pháp này cần phải đáp ứng điều kiện ngặt nghèo hơn như: phải tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp, điều kiện sức khỏe đảm bảo, các chi phí ghép… [[{"fid":"2217","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 507px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]         Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe khi bị bệnh Người bệnh Thalassemia có thể sinh hoạt, làm việc, kết hôn và sinh con khi được điều trị đầy đủ, tuân thủ các phác đồ điều trị và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Chế độ dinh dưỡng - Cân bằng các chất giàu dinh dưỡng; - Không ăn thức ăn chứa nhiều sắt (thịt bò, mộc nhĩ, rau cải xoong…); - Để hạn chế hấp thu sắt khi ăn từ các thực phẩm sau bữa ăn nên uống 1 cốc nước chè xanh; - Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm ( sò, củ cải đường, đậu nành...). Chế độ sinh hoạt - Sinh hoạt bình thường , hạn chế lao động nặng các hoạt động gắng sức. - Tránh bị nhiễm trùng: rửa tay thường xuyên, tiêm vắc xin phòng bệnh. - Vận động, tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp… Thalassemia là bệnh có thể phòng tránh được. Do vậy, việc phòng tránh, tìm hiểu và được tư vấn, tầm soát gen bệnh sớm, trước kết hôn sẽ hạn chế được nguy cơ sinh ra những đứa trẻ mang gen hoặc bị bệnh, góp phần đảm bảo chất lượng dân số cho cộng đồng.     Nguồn: Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương  

LÀM SAO BIẾT BỊ THIẾU MÁU NÃO?

Thiếu máu não ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, có thể gây tai biến mạch máu não, đột quỵ…với nguy cơ gây tử vong đứng thứ ba, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Vì vậy, việc nhận biết sớm để điều trị thiếu máu não là hết sức quan trọng. Thiếu máu não nguy hiểm thế nào? Bộ não tiêu thụ đến 20% dưỡng khí toàn cơ thể nên não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Chỉ trong 10 giây, nếu không được cung cấp máu, mô não sẽ bắt đầu rối loạn. Nếu tình trạng thiếu máu xảy ra quá 4 phút, các tế bào thần kinh đã bị huỷ hoại sẽ không thể hồi phục, gây ra tổn thương vĩnh viễn. Thiếu máu não khiến người bệnh mỏi mệt, chóng mặt, ngủ không ngon và là nguyên nhân của nhiều tổn thương thần kinh, suy chức năng tâm thần, rối loạn nhịp tim. Nếu không điều trị thiếu máu não hiệu quả, có thể dẫn đến suy tim, sung huyết, đột quỵ… [[{"fid":"2209","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 186px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Vì sao bị thiếu máu não? Hiểu rõ nguyên nhân là mấu chốt để hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả. Các bệnh lý về tim mạch, thoái hóa đốt sống cổ... là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu não ở người già. Đối với người trẻ tuổi, thiếu máu não có nguyên nhân từ rối loạn thần kinh thực vật, đặc biệt ở phụ nữ, việc hành kinh hàng tháng có ảnh hưởng đến tuần hoàn não. Các yếu tố tâm lý như: stress, chế độ ăn thừa chất, ít vận động, làm việc quá sức… cũng ảnh hưởng đến thiếu máu não. Đau đầu với những cơn nhức đầu khủng khiếp: Ban đầu, bệnh nhân chỉ bị đau nhói một vùng đầu cố định, sau đó dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu. Người bệnh sẽ có cảm giác đầu mình nặng trịch, nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: bệnh nhân rất dễ bị ù tai, dù đang ở trong không gian yên tĩnh và không có gió. Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng sẽ kéo đến vào những lúc không ngờ nhất. Nếu bạn cảm thấy mình đứng không vững nữa, hãy dựa ngay vào đâu đó. Khi không có chỗ bám thì hãy ngồi thụp xuống, tránh để bị mất thăng bằng không tự chủ, không kiểm soát được rất dễ bị ngã ra đằng sau, đặc biệt là người già, ngã như vậy rất nguy hiểm gây ra các chấn thương về xương khớp hoặc sọ não. Mất ngủ: người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được. Vì mất ngủ triền miên nên người bệnh luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi, không có hứng thú và tinh thần để làm việc. Tính khí hay gắt gỏng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ bị kích động. Suy giảm trí nhớ: thiếu máu não dẫn đến máu không đủ để não bộ có thể hoạt động. Triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… xảy ra thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc. Suy giảm trí nhớ vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não, vừa do tình trạng thiếu máu nuôi não. Tê bì, nhức mỏi chân tay: người mắc bệnh thường có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Thường đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn. Tê đầu ngón tay và toàn thân nhức mỏi do đau xương gây rất nhiều bất tiện đối với người bệnh. Yếu tố nguy cơ cao hẹp động mạch cảnh thường ở những người trên 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ, béo phì, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp. Các dấu hiệu sớm nhận biết bệnh thiếu máu não này lúc đầu có vẻ nhẹ nhàng nhưng tiến triển khá nhanh. Đặc biệt, những cơn choáng ngất đến bất ngờ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi một trong những dấu hiệu bệnh xuất hiện, bạn đừng nên chần chừ mà hãy đến ngay cơ sở y tế khám để có hướng điều trị kịp thời. Hỗ trợ điều trị thiếu máu não thế nào? Để hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả, cần sự kết hợp giữa chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống…khoa học với các loại thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng cho người bị thiếu máu não. Người bệnh nên tập luyện những phương pháp dưỡng sinh, đi bộ, khí công, yoga, thái cực quyền, luyện thở… để cung cấp thêm dưỡng khí cho não cũng như toàn thân, giải tỏa stress. Việc cải thiện môi trường sống, giảm bớt gánh nặng về tinh thần, tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn có ý nghĩa quan trọng. Ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ các nguyên liệu tạo máu, ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng, protein, vitamin, sắt. Ăn thêm một lượng thích hợp các loại thịt, gan, trứng, sữa, vừng… Bạn nên hạn chế ăn các loại chất béo động vật, thực phẩm chiên rán là nguyên nhân gây ra các bệnh về máu. Không uống rượu, cà phê, trà đặc, hút thuốc để tránh kích thích mất ngủ. Đặc biệt, người bệnh phải thực hiện đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để bệnh mau hồi phục.   Theo Sức khỏe và đời sống  

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HIẾN MÁU

Hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân thương ái, là hành động giúp đỡ những người bệnh đang cần những giọt máu quý giá để duy trì sự sống. Máu của chúng ta có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có thời gian sống nhất định và luôn luôn được đổi mới, vì thế, việc hiến máu khoa học sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. [[{"fid":"2204","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 354px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Theo quy định tại Thông tư 26 năm 2013 của Bộ Y tế về Tiêu chuẩn người hiến máu: Người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau: 1. Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi. 2. Sức khỏe: - Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần. - Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml. [[{"fid":"2206","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 544px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] - Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu; - Tỉnh táo, tiếp xúc tốt; - Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg; - Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút; - Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.          Đối với người hiến máu nhắc lại, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai lần cho máu là 3 tháng. [[{"fid":"2205","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 737px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Để bảo đảm sức khỏe, trước ngày hiến máu không nên thức khuya, không nên uống rượu, bia; nên ăn uống đầy đủ. Khi tham gia hiến máu, người hiến máu cần có giấy CMND, vì mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu. Không nên uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu. Trong 2 - 3 ngày sau khi hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực như: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao, không thức quá khuya, không uống rượu bia. Nên tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu như: thịt, gan, trứng, sữa; dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể. [[{"fid":"2207","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 708px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

BỆNH TIÊU CHẢY CẤP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng 4 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày. Bệnh tiêu chảy cấp có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Có nhiều nguyên nhân gây  bệnh tiêu chảy cấp, trong đó có nguyên nhân do vi rut, do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và một số nguyên nhân khác như dùng kháng sinh... trong đó nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nguồn nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân. Trường hợp có nguy cơ cao dễ mắc bệnh tiêu chảy là người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh; dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối...; sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt cũng dễ mắc bệnh. [[{"fid":"2200","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2400","width":"3200","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Triệu chứng của bệnh Bệnh có một số triệu chứng điển hình như đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo); nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh... và có thể dẫn đến tử vong. Các dạng tiêu chảy cấp thường gặp Tiêu chảy do vi khuẩn: liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, Clostridium difficile, tụ cầu (phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân). Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia (phân thường có nhầy, đôi khi có máu). Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng và tiêu chảy nhiều lần/ngày. Tiêu chảy do Rotavirus: Chứng tiêu chảy do Rotavirus thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi bị lây nhiễm khoảng 24-48h, bệnh bắt đầu bằng những biểu hiện: sốt, ói mửa nhiều và sau đó là tiêu chảy. Phân lỏng hoàn toàn, có lúc màu xanh nhưng không có máu, tiêu chảy và nôn ói lên đến 20 lần mỗi ngày. Do bị nôn và đi tiêu lỏng nhiều nên trẻ rất dễ bị mất nước, nhanh chóng khô kiệt nếu không được chăm sóc kịp thời. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 - 8 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần. Rotavirus phá hủy lớp bảo vệ của ruột non nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy. Các biến chứng liên quan tới sự mất cân bằng muối và nước có thể dẫn đến suy yếu, đầy hơi và mất cân bằng acid máu, thường phải nhập viện kịp thời để điều trị, tránh tình trạng nặng có thể dẫn đến tử vong. Tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả: Đó là do nhiễm vi khuẩn tả từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Vi khuẩn tả gây bệnh sẽ có biểu hiện cấp tính, bùng phát trong vài giờ hoặc trong vài ngày tùy thể trạng mỗi người. Những biểu hiện của người bị bệnh tả sẽ là: bụng đau quặn thắt, đi cầu xối xả, liên tục 10-15 lần/ngày, phân lỏng toàn nước. Đặc biệt phân rất tanh có màu trắng đục như nước vo gạo, phân thải ra không kèm máu và chất nhầy, miệng nôn thốc. Do đi ngoài nhiều, người bệnh nhanh chóng bị mất nước. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân dễ bị trụy mạch, có biến chứng, thậm chí tử vong nhanh chóng. Cần làm gì khi nghi ngờ bị tiêu chảy cấp? Bệnh tiêu chảy cấp có thể xảy ra với bất cứ ai, đồng thời dễ lan rộng thành dịch, vì vậy khi phát hiện có những biểu hiện đi tiêu phân lỏng và nôn nhiều lần trong ngày phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Do bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm vì tình trạng mất nước có thể dẫn đến tử vong, do đó việc bù nước là cực kỳ quan trọng. Bù nước bằng cách cho uống dung dịch oresol (ORS): pha với nước đun sôi để nguội theo đúng hướng dẫn. Cho uống đến khi người bệnh thấy hết khát. Phần nước còn lại đổ vào chai sạch dùng trong ngày. Nếu ngày hôm sau còn dư thì đổ bỏ, không được dùng lại mà phải pha gói khác. Có thể bù nước bằng cách khác như: cho uống nước cháo muối. Dùng tay bốc một nắm gạo đem vo sạch, đổ vào xoong và thêm 6 bát nước. Dùng ba ngón tay: cái, trỏ và giữa bốc một nhúm muối bỏ vào xoong. Nấu cho tới khi gạo nở bung ra, không cần nấu thật nhừ. Chắt lấy nước cháo cho người bệnh uống. Phần cháo còn lại có thể nấu với thịt, cá... cho người bệnh ăn. Nên nhớ nước cháo này để bù nước chứ không phải để thay bữa ăn. Trong trường hợp không có gói ORS hoặc không chuẩn bị kịp nước cháo muối thì có thể cho người bệnh uống nước muối đường: lấy 1 muỗng cà phê muối, 8 muỗng cà phê đường pha trong 1 lít nước chín. Ngoài ra có thể cho người bệnh uống các loại nước trái cây như: nước dừa, nước cam, nước chanh,... Bên cạnh việc bù nước, người bệnh cần ăn thêm những thức ăn loãng dễ tiêu như cháo thịt, cá, súp... để giúp có sức khỏe. Đối với trẻ em nếu bị tiêu chảy thì vẫn cho trẻ bú, ăn bình thường. Có thể chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Tuyệt đối không được bắt trẻ kiêng ăn. Nếu trẻ bị nôn, đi tiêu nhiều lần cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất. Đối với thai phụ nếu bị tiêu chảy cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn và điều trị. Không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tự chữa bệnh. Đưa người bệnh tới bệnh viện ngay nếu dấu hiệu bệnh không thuyên giảm và/hoặc nặng lên. Theo Sức khỏe và đời sống

DẤU HIỆU VIÊM RUỘT THỪA

Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm phía dưới bên phải bụng, có một đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Khi lòng ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ gây viêm, sưng và nhiễm trùng. Viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh, có thể hoại tử, vỡ ra, gây khó khăn cho việc điều trị và dễ có biến chứng như viêm ruột, tắc ruột, nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cách nào nhận biết sớm về bệnh viêm ruột thừa ở trẻ giúp cho việc điều trị đúng và kịp thời? [[{"fid":"2186","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 360px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Biểu hiện của viêm ruột thừa Điển hình của viêm ruột thừa là đau vùng bụng dưới bên phải. Chứng đau của viêm ruột thừa thường bắt đầu vùng quanh rốn trước khi khu trú ở hố chậu phải. Do bệnh viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3-4 tuổi. Vì trẻ còn nhỏ nên khi kể bệnh, trẻ không miêu tả rõ vị trí đau, thậm chí sờ bụng chỗ nào trẻ cũng kêu đau nên các bậc cha mẹ rất dễ nhầm với các bệnh lý đau bụng khác. Tuy nhiên, điều cần chú ý khi trẻ bị viêm ruột thừa thường có triệu chứng môi khô, rêu lưỡi trắng, nhợt, hơi thở hôi, biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng. Trẻ sốt nhẹ, khoảng 38-38,5OC, cũng có khi trẻ không sốt, chỉ khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ mới sốt cao. Trẻ xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo buồn nôn và nôn, đại tiện lỏng… Biến chứng nguy hiểm của viêm ruột thừa Viêm ruột thừa là một bệnh lý ngoại khoa khá phổ biến. Biểu hiện nôn và tiêu chảy ở trẻ viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa. Trong đó, có những trường hợp viêm ruột thừa cấp, nếu cho trẻ đi khám sớm, mổ trước 6 giờ khi chưa có biến chứng, mổ xong trẻ hồi phục rất nhanh; nhưng cũng có những trường hợp trẻ đau bụng (viêm ruột thừa), gia đình lại tự động điều trị, cho uống kháng sinh và thuốc giảm đau. Bệnh không khỏi mới đưa trẻ đến bệnh viện, ruột thừa đã bị hoại tử, vỡ ra, vi khuẩn tăng sinh làm mủ lan tràn ổ bụng gọi là viêm phúc mạc gây tắc ruột, gây nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), suy đa cơ quan trong cơ thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi chưa xác định được nguyên nhân đau bụng, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Điều trị viêm ruột thừa Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là một trong những phương pháp điều trị chính của bệnh viêm ruột thừa. Phương pháp phẫu thuật truyền thống: Mổ mở với một đường rạch nhỏ ở phần dưới của ổ bụng bên phải và qua đó ruột thừa được loại bỏ. Gần đây, phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng đã được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh viêm ruột thừa với ưu điểm là quan sát được toàn thể ổ bụng, giảm đau sau mổ, thời gian hồi phục sớm. Nếu ruột thừa viêm không bị vỡ tại thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân thường được xuất viện trong vòng 1 - 2 ngày. Nếu ruột thừa bị vỡ, thời gian nằm ở bệnh viện có thể từ 4 - 7 ngày, tùy vào mức độ của bệnh và thể lực của trẻ. Nếu là viêm ruột thừa cấp (mới chớm viêm), viêm ruột thừa chưa vỡ thì khả năng biến chứng sau mổ rất thấp. Nhưng đối với các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì nguy cơ biến chứng tắc ruột sau mổ là rất cao.   Sức khỏe và đời sống

TIÊM CHỦNG CHO MẸ BẦU – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Tiêm phòng vắc-xin cho bà mẹ mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho bé trong 9 tháng thai kỳ. Bà bầu nên theo dõi lịch và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin từ quá trình lên kế hoạch đến hết thời kỳ mang thai. Các vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai Viêm gan B: Đây là căn bệnh có tỷ lệ lây lan cao từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Do đó để phòng bệnh cho trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bà mẹ nên làm xét nghiệm viêm gan B và tiêm phòng. Cúm: Nếu thai phụ bị cúm trong quá trình mang thai cũng rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là bị cúm trong 3 tháng đầu, nguy cơ cao gây dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non và nhẹ cân. Trường hợp được tiêm phòng, tỷ lệ mắc cúm sẽ giảm đi đáng kể, thời gian hiệu lực của vắc-xin thường trong vòng 1 năm. Thủy đậu: Đối với những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng bệnh thì thủy đậu là một vắc-xin cần thiết để tiêm phòng. Có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, mẹ bầu hoàn toàn có thể trở thành người truyền bệnh lúc em bé sinh ra. Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Đây là loại vắc-xin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp, nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên. Sởi, quai bị, Rubella: Tất cả 3 bệnh này đều dễ lây qua đường hô hấp. Nếu trong quá trình mang thai người phụ nữ mắc một trong ba bệnh này thì nguy cơ sinh con ra bị dị tật, suy dinh dưỡng là rất cao. Thời gian tiêm phòng thích hợp nhất Trước mang bầu Mũi tiêm 3 trong 1 (sởi, quai bị, Rubella): Tiêm phòng trong 3-6 tháng trước khi có thai, muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng. Tiêm phòng viêm gan B: Vắc-xin có thể tiêm vào trước hoặc trong khi có bầu. Tốt nhất là bạn nên tiêm trước khi có bầu để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe. Cúm: Vắc-xin có độ nhạy cao và thiết yếu với cuộc sống nên có thể tiêm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai, nhưng khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm. Bạch hầu - ho gà - uốn ván: Tiêm 1 liều duy nhất vẫn đảm bảo phòng bệnh hiệu quả. Trong khi mang bầu Đối với mang thai lần đầu: Nên tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 20 trở đi. Sau một tháng, tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Tuy nhiên, cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi bạn sinh ít nhất là 1 tháng. Lần có thai sau: Chỉ tiêm 1 mũi vắc-xin phòng uốn ván nếu lần có thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh này. [[{"fid":"2178","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các lưu ý cần thiết khi tiêm phòng Không nên tiêm một số loại vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin virut sống cho phụ nữ mang thai, vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. Vắc-xin sống được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng virut sống. Một số vắc-xin có thể được cung cấp cho người mẹ trong tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ, trong khi những loại khác chỉ nên được tiêm ít nhất 3 tháng trước hoặc ngay sau em bé chào đời. Sau khi vắc-xin đã vào cơ thể, có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 - 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không? Việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng, thai phụ khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm kể trên thì bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí mẹ bị sảy thai, sinh non.Vì thế, trước khi có ý định mang thai, các chị em nên có kế hoạch chích ngừa vắc-xin đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, các mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại vắc-xin như ngừa cúm (bất hoạt), viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc-xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mắc các bệnh gan mạn tính khác). Riêng vắc-xin ngừa thủy đậu và sởi - quai bị - Rubella không được tiêm cho phụ nữ mang thai. Làm gì khi lỡ tiêm phòng thì biết mình mang thai? Với vắc-xin ngừa thủy đậu và sởi - quai bị - Rubella, các chị em tuyệt đối không được tiêm nếu phát hiện mình đã được làm mẹ. Trong trường hợp lỡ tiêm 2 loại vắc-xin trên rồi mới phát hiện mình mang thai (thời gian từ lúc tiêm vắc-xin đến lúc mang thai chưa được 1 tháng), các mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Lưu ý là không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp lỡ tiêm ngừa khi mang thai. Tuy nhiên, cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ.   Theo Sức khỏe và đời sống

NHẬN BIẾT VÀ XỬ TRÍ SỚM SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM

Sốt xuất huyết (SXH) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, cần nhiệt biết, phát hiện trẻ bị SXH để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng... Sốt xuất huyết (SXH) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, cần nhiệt biết, phát hiện trẻ bị SXH để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng... Biểu hiện của bệnh SXH ở trẻ Sau khi bị muỗi đốt từ 7-10 ngày, bắt đầu có biểu hiện bệnh. Khởi đầu, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau mỏi người, đau khớp, tiếp theo là biểu hiện sốt. Nhiệt độ thường tăng nhanh lên 39-400C, kèm theo có các biểu hiện đau đầu vùng trán hoặc sau hố mắt, chán ăn, nôn, buồn nôn và đầy bụng, đau bụng vùng thượng vị và vùng hạ sườn phải. Ở trẻ em có thể có co giật khi sốt cao. Biểu hiện sốt liên tục, kéo dài khoảng 2-7 ngày. Một số người bệnh có biểu hiện sốt 2 pha (sốt 1-2 ngày đầu rồi hết sốt trong ngày 3-4, sau đó sốt trở lại ngày thứ 5-6). [[{"fid":"2176","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 308px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, chườm ấm giúp trẻ hạ sốt Sau khi sốt 2-3 ngày, trên da toàn thân người bệnh có biểu hiện sung huyết và phát ban dát đỏ (khi căng da mất ban), hoặc có ban xuất huyết dưới dạng chấm, nốt (căng da không mất ban), chảy máu cam. Nặng hơn là các mảng bầm tím trên da hoặc xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện nôn và đi ngoài ra máu. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt, ở một số người bệnh có thể có diễn biến bệnh nặng hơn do biến chứng của bệnh, với các biểu hiện ban đầu là bứt rứt, khó chịu, nhiệt độ giảm đột ngột; đau bụng từng cơn có xu hướng tăng; nôn nhiều hơn; lượng nước tiểu giảm và người bệnh trở nên lừ đừ. Đây là trình trạng chuẩn bị có sốc do mất khối lượng tuần hoàn, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Nếu không được phát hiện và truyền dịch thích hợp, người bệnh sẽ đi vào tình trạng sốc với các biểu hiện da và đầu các chi lạnh, tím tái, mạch quay nhanh nhỏ, khó bắt, thậm chí đi vào tình trạng hôn mê và tử vong. Nếu được điều trị hợp lý, tình trạng nặng sẽ được phục hồi: tay chân ấm, mạch, huyết áp ổn định dần, lượng nước tiểu nhiều hơn, bệnh nhân tỉnh táo. Tuy nhiên, việc truyền dịch quá nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng phù toàn thân, tràn dịch màng bụng và màng phổi. Ở một số trường hợp, dù được điều trị hợp lý nhưng bệnh vẫn diễn biến nặng lên, suy tuần hoàn tái phát lại hoặc kéo dài dẫn đến xuất huyết nặng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đại tiện ra máu tươi), chảy máu kéo dài có thể gây tử vong. Ngoài những biểu hiện trên, ở một số trường hợp có biểu hiện biến chứng não như li bì hoặc la hét, co giật và đi vào hôn mê, hoặc có biểu hiện của suy gan như vàng da, vàng mắt tăng. Sau sốt 5-7 ngày, nói chung bệnh có xu hướng thuyên giảm với các biểu hiện như nhiệt độ giảm dần, có biểu hiện ra mồ hôi, toàn trạng khá lên, người bệnh tỉnh táo hơn, bắt đầu ăn ngon miệng và sinh hoạt bình thường. Khi nghi ngờ mắc SXH, cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và làm xét nghiệm theo dõi. Về điều trị bệnh Phần lớn các trường hợp trẻ SXH đều có thể điều trị ngoại trú tại y tế cơ sở và khám lại đầy đủ theo đúng hẹn. Cần chú ý chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể như sau: Nếu bệnh nhân sốt cao trên 390C, uống thuốc hạ nhiệt paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ, nới lỏng quần áo, lau mát. Chú ý không được uống paracetamol quá liều, không được dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen, vì có thể gây xuất huyết, toan máu. Khuyến khích người bệnh uống nhiều oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc nước cháo loãng với muối. Về chế độ ăn, nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ. Không nên dùng thực phẩm hoặc thuốc có màu sẫm (tránh trường hợp nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa). Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động trong giai đoạn có sốt. Trong trường hợp trẻ không uống được nước do nôn quá nhiều, li bì nhiều, cần đưa đến khám lại tại cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm. Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ có một hoặc nhiều các biểu hiện sau, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời: vật vã, lừ đừ, đau bụng vùng gan có xu hướng tăng; da sung huyết nhưng chân tay lạnh; nôn có xu hướng tăng đột ngột; chảy máu tiêu hóa đột ngột; tiểu ít. Về phòng bệnh Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc-xin tiêm phòng, vì vậy việc phòng bệnh là khâu quan trọng nhất. Chú ý các biện pháp vệ sinh môi trường: Dọn dẹp các nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, thu dọn các vật dụng chứa nước cặn, lưu thông cống rãnh. Nhà cửa thoáng sạch, tránh để tối tăm, bí gió là nơi muỗi cư trú… Nuôi cá diệt bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi, dùng nhang đuổi muỗi, dùng kem bôi da để chống muỗi đốt.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang