CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

ĐẶT STENT ĐƯỜNG MẬT THÀNH CÔNG ĐIỀU TRỊ TẮC NGHẼN ỐNG MẬT CHO BỆNH NHÂN

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa thực hiện đặt Stent đường mật thành công cho bệnh nhân chít hẹp đường mật. Đây là kỹ thuật cao được thực hiện để điều trị tình trạng tắc nghẽn đường mật,giúp giải quyết tình trạng vàng da, xơ gan, sốc mật và tử vong ở người bệnh. Bệnh nhân N.T.S (53 tuổi, ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng vàng da, vàng mắt kèm theo sốt, kết quả xét nghiệm Bilirubin toàn phần tăng cao, siêu âm cho thấy hình ảnh giãn mật trong và ngoài gan. Bệnh nhân được chẩn đoán tắc mật trên tiền sử phẫu thuật ung thư dạ dày, di căn gây xâm chiếm đường mật. Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa và khoa Chẩn đoán hình ảnh đã hội chẩn và quyết định thực hiện kỹ thuật đặt stent dẫn lưu đường mật qua chỗ hẹp cho bệnh nhân dưới hướng dẫn của máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA. Trong quá trình thực hiện, phát hiện bệnh nhân có chít hẹp đường mật tại 2 vị trí là chỗ ngã ba đường mật và chít hẹp đoạn đầu ống mật chủ, gây khó khăn cho các bác sĩ thực hiện kỹ thuật. Nhưng với tay nghề chuyên môn cao và sự nỗ lực của các bác sĩ, ca phẫu thuật được thực hiện thành công, đường mật lưu thông xuống tá tràng tốt sau khi đặt stent, bệnh nhân đã ổn định sức khỏe. [[{"fid":"5380","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 231px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa và khoa Chẩn đoán hình ảnh thực hiện đặt stent đường mật cho bệnh nhân Tắc nghẽn đường mật xảy ra khi ống mật vận chuyển dịch mật từ gan xuống ruột non (tá tràng) bị chặn lại. Mật sẽ bị ứ lại ở gan vì không thể lưu thông bình thường (gọi là tắc mật). Hậu quả là người bệnh bị vàng da và xơ gan do tế bào gan bị phá hủy, thay thế bằng mô sẹo. Tình trạng sẹo trong gan sẽ làm cản trở dòng máu đi qua gan, gây phá hủy tế bào gan và càng tạo sẹo nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, tắc nghẽn ống mật còn dẫn tới các rối loạn về tiêu hóa, chức năng giải độc, gây tổn thương các cơ quan lân cận gan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân, có thể dẫn đến sốc mật và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nhờ việc thực hiện kỹ thuật đặt stent đường mật đã giải quyết được các vấn đề cấp bách trên bệnh nhân. Đặt stent đường mật sử dụng ống stent bằng nhựa tổng hợp hoặc kim loại, đưa vào trong lòng đường mật nhằm mục đích giảm bớt sự chít hẹp trong các ống mật. Kỹ thuật có các ưu điểm vượt trội giúplàm giảm tắc nghẽn ống mật, giúp mật lưu thông tốt hơn (ở khoảng 94% bệnh nhân thực hiện), đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, điều trị hiệu quả và an toàn, ít gây tổn thương vì ít tác động vào cơ thể người bệnh;Ít biến chứng;Bệnh nhân có thể ăn uống và đi lại ngay sau phẫu thuật, sớm hồi phục sức khỏe và xuất viện, giúp giảm thời gian, chi phí điều trị. Đặt stent đường mật trong điều trị tắc nghẽn ống mật là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm, tay nghề cao và thực hiện ở cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại.Việc thực hiện thành công kỹ thuật cao này tại Bệnh viện đã góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN - NÂNG CAO NĂNG LỰC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GLOCOM

Glôcôm là nguyên nhân thứ 3 gây mù sau đục thuỷ tinh thể và các bệnh đáy mắt. Nhằm phòng ngừa và điều trị các bệnh lý gây mù ở người bệnh, trong đó có bệnh Glôcôm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao năng lực khám và điều trị cho người bệnh Glôcôm trên địa bàn tỉnh. Bệnh Glôcôm là một nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương ngày càng trầm trọng và cuối cùng dẫn đến tình trạng mất thị lực không hồi phục. [[{"fid":"5375","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội hỗ trợ các bác sĩ sử dụng hệ thống chụp đáy mắt tự động DRS Nhằm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh lý gây mù, Tổ chức Orbis – một tổ chức phi chính phủ Quốc tế đang phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội, thực hiện Dự án Nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh Glôcôm tại Việt Nam. Trong khuôn khổ dự án, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã cử bác sĩ chuyên khoa Mắt tham gia các khoá đào tạo lý thuyết về Tiếp cận chẩn đoán và xử trí ban đầu bệnh Glôcôm từ đầu tháng 8 năm 2023 tại Hà Nội. Bác sĩ Khoa Mắt của Bệnh viện đã được đào tạo lý thuyết và thực hành về Diễn giải kết quả OCT và thị trường Octopus, Soi góc tiền phòng tìm các dấu hiệu Glôcôm, Đánh giá đầu thị thần kinh các kỹ thuật liên quan đến Phẫu thuật Glôcôm để tự tin đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị Glôcôm. Đến tháng 9 năm 2023, giảng viên của Trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp đến BVĐK đào tạo, nâng cao thực hành cho bác sĩ tại Bệnh viện, hỗ trợ các bác sĩ sử dụng một số thiết bị cần thiết phục vụ chẩn đoán và điều trị Glôcôm, hội chẩn các trường hợp bệnh nhân Glôcôm phức tạp, qua đó giúp nâng cao năng lực khám và điều trị Glôcôm cho các bác sĩ tại Bệnh viện tỉnh. [[{"fid":"5376","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khám, hội chẩn trường hợp bệnh nhân Glôcôm phức tạp Ths.Bs Hoàng Thanh Tùng – Giảng viên bộ môn Mắt, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã cử bác sĩ chuyên khoa đi đào tạo, nâng cao năng lực chẩn đoán và xử trí ban đầu bệnh Glôcôm, đồng thời trang bị các máy móc thiết bị phục vụ cho chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện. Cơ bản về mặt trang thiết bị và năng lực chuyên môn tại Bệnh viện đã đảm bảo thực hiện tốt công tác khám và điều trị cho bệnh nhân Glôcôm trên địa bàn tỉnh. Trong khóa đào tạo lần này, các chuyên gia của Trường Đại học Y Hà Nội và bác sĩ khoa Mắt BVĐK đã thực hiện khám, chẩn đoán và điều trị cho các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Glôcôm phức tạp tại Lạng Sơn. Trong quá trình thực hiện, các chuyên gia cũng quan sát và hướng dẫn điều chỉnh việc chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật Glôcôm theo đúng chuẩn mực an toàn của Tổ chức Y tế thế giới. Bác sĩ CKII. Hoàng Sơn – Phó Trưởng khoa Mắt BVĐK chia sẻ: Qua dự án lần này, chúng tôi đã được cập nhật, nâng cao kiến thức mới về khám và điều trị bệnh Glôcôm, qua đó nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân trong tỉnh, giúp người bệnh có tình trạng bệnh lý phức tạp được điều trị bệnh hiệu quả ngay tại tỉnh mà không phải chuyển tuyến trên, giúp giảm chi phí và thời gian cho người bệnh. Trong thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh nâng cao công tác khám, điều trị, phẫu thuật cho bệnh nhân Glôcôm, đồng thời triển khai theo dõi và quản lý, cấp phát thuốc hàng tháng cho bệnh nhân Glôcôm, góp phần hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh gây mù loà cho nhân dân trên địa bàn.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH LÂY LAN BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Dịch đau mắt đỏ đang lây lan với số ca tăng nhanh tại một số tỉnh thành, còn gọi là viêm kết mạc dịch. Cần lưu ý một số biện pháp để phòng tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ do Adeno virus gây ra. Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ thường là cộm, vướng mắt, đỏ mắt, chảy dịch ở mắt. Đỏ mắt cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm kết mạc do virus, viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm loét giác mạc…, dễ gây nhầm lẫn, do vậy người bệnh không nên tự chẩn đoán và sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi người bệnh thấy có các dấu hiệu trên, cần đến chuyên khoa mắt để thăm khám và điều trị. [[{"fid":"5368","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 463px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đau mắt đỏ có lây không? Bệnh đau mắt đỏ thường lây qua đường dịch tiết. Khi bệnh nhân đau mắt đỏ, dịch tiết từ trong mắt ra chứa rất nhiều virus. Bệnh nhân đưa tay lên mắt sau đó chạm vào các vật dụng xung quanh, người lành chạm vào những nơi có chứa virus sau đó đưa tay lên mắt và bị nhiễm bệnh. Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Đau mắt đỏ do Adeno virus cần ít nhất ngoài 2 tuần để khỏi hoàn toàn. Thông thường tâm lý người bệnh khi dùng thuốc theo chỉ định một vài ngày chưa đỡ sẽ đi khám lại. Người bệnh cần biết diễn biến bệnh đau mắt đỏ do Adeno virus được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn cấp: Bệnh nhân thấy mắt đỏ lên, có nhiều gỉ mắt và cộm vướng nhiều. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu nhiều. Sau 2 tuần bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn. Giai đoạn mạn: Bệnh nhân có biểu hiện nhìn mờ do biến chứng trong giác mạc. Trường hợp nhẹ có thể viêm giác mạc biểu mô, nặng hơn thì viêm giác mạc nhu mô. Lúc này sẽ mất thêm thời gian để điều trị. Hiện nay chưa có phương pháp nào giúp triệu chứng giảm nhanh hơn hoặc rút ngắn thời gian diễn biến bệnh. Do vậy bệnh nhân bị đau mắt đỏ do Adeno virus cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Khi bị đau mắt đỏ do Adeno virus, mắt bệnh nhân sẽ đỏ và việc đeo kính râm sẽ giúp giảm cộm, kích thích khi tiếp xúc với ánh nắng. Ngoài ra, việc đeo kính râm cũng giúp người bệnh hạn chế việc đưa tay lên mắt và giảm việc lây lan cho người lành. Đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Người bệnh đau mắt đỏ không cần kiêng gì trong chế độ ăn uống. Bởi đây là bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra. Chỉ cần lưu ý chế độ sinh hoạt để tránh lây lan cho người lành. Các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ Các bác sĩ khuyến cáo, hiểu biết về những cách lây bệnh đau mắt đỏ, người dân cần thực hiện các biện pháp để phòng tránh bệnh lây lan, cụ thể: - Người bị viêm kết mạc cần nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây cho người khác. - Sử dụng đồ vật riêng, không dụi tay lên mắt. Rửa tay trước và sau khi tra thuốc. Khi bắt buộc phải sử dụng các đồ vật chung phải rửa tay bằng xà phòng trước; sau khi khỏi bệnh cần rửa sạch kính đeo mắt bằng xà phòng để tránh tái nhiễm. - Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi nhiễm bệnh. - Không sử dụng một lọ thuốc tra mắt cho nhiều người. - Không sử dụng nước muối tự pha để nhỏ mắt vì không đảm bảo vô trùng; nồng độ muối và độ pH cũng không thích hợp với mắt. Bên cạnh đó, nước muối tự pha còn thường có lẫn những tạp chất có hại cho mắt. - Người bệnh không vứt bừa bãi bông gạc sau khi sử dụng thấm rửa mắt. Người bệnh cần thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi nắng. - Người bệnh đau mắt đỏ cần đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ, không cần thiết khám đi khám lại nhiều lần.

CÔNG TY TÀI CHÍNH F88 TẶNG 100 SUẤT CƠM NHÂN ÁI CHO BỆNH NHÂN KHÓ KHĂN

Trưa ngày 14/9/2023, Công ty Tài chính F88 tại TP Lạng Sơn đã tặng 100 suất cơm nhân ái cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn điều trị tại Bệnh viện. Những suất cơm được trao tận tay người bệnh, thể hiện tình cảm, sự quan tâm, sẻ chia, động viên của các nhà hảo tâm đối với người bệnh trong thời gian điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"5365","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5366","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Dự kiến, Công ty Tài chính F88 sẽ phát những suất cơm nhân ái cho người bệnh 1 lần/tháng, nhằm giúp người bệnh có thêm những suất ăn đảm bảo dinh dưỡng trong thời gian điều trị. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành của nhà hảo tâm Công ty Tài chính F88 dành cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện. Chúc các nhà hảo tâm luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành của Quý vị trong các hoạt động tiếp theo.

PHÒNG BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG Ở TRẺ KHI GIAO MÙA

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất hay gặp mỗi khi thời tiết thay đổi. Căn bệnh này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng Thời tiết chuyển mùa, trong khi sức đề kháng còn non nớt nên hiện tượng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều ở trẻ với các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, quấy khóc vào ban đêm. Nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho trẻ như viêm tai, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,... Tại khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) mỗi ngày điều trị cho gần 30 trẻ, chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thời điểm giao mùa là nguyên nhân chính gây ra viêm mũi dị ứng. Đây là tình trạng niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm do dị ứng với các tác nhân bên trong và ngoài cơ thể. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây ngứa, sưng và tích tụ chất lỏng ở bên trong mũi. Ngoài ra, một số trẻ khi tiếp xúc với vật lạ như bụi, phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá… cũng có thể gây viêm mũi dị ứng. [[{"fid":"5362","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thời tiết chuyển mùa dẫn tới trẻ hay mắc bệnh viêm mũi dị ứng Bệnh viêm mũi dị ứng tuy ít có khả năng đe dọa đến tính mạng nhưng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sự phát triển của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần sớm tìm biện pháp phòng ngừa cũng như cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ hiệu quả, để trẻ được phát triển một cách khỏe mạnh. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả cho trẻ, cha mẹ cần thực hiện đúng các nguyên tắc sau: - Dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc trẻ vừa từ ngoài đường về đến nhà. - Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da trẻ do lau chùi nước mũi. - Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu gia đình không có máy giữ độ ẩm, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp: Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho trẻ. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. - Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi. - Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. - Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi. - Tắm cho trẻ đúng cách và dùng nước ấm để tắm. - Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và chân. - Cho trẻ uống nhiều nước để giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt hơn. - Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết đột ngột, nên đưa trẻ đi đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.  

BÉ 9 TUỔI BỊ BỎNG NẶNG CẦN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CỘNG ĐỒNG

Ngày 10/9/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhi Triệu Văn Tấn (9 tuổi, ở thôn Bản Túm, xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập) vào viện trong tình trạng bỏng nặng độ III – IV, diện rộng 35% cơ thể. Em Tấn có hoàn cảnh rất khó khăn, gia đình thuộc hộ cận nghèo, không có ruộng vườn, bố mẹ em quanh năm đi làm thuê, ai thuê gì làm đấy, thu nhập rất bấp bênh. Mẹ Tấn là chị Dương Tài Múi, giao tiếp hạn chế nên khi đưa con đi Bệnh viện điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Khi con không may bị nước sôi đổ vào người gây bỏng nặng, chị Múi chỉ kịp chạy đi vay mượn được vài triệu đồng để đưa con đi viện. Người mẹ nghèo không có tiền, hiểu biết hạn chế, chỉ biết bất lực ngồi nhìn con đau đớn khi nguy hiểm đang đe doạ tính mạng của con. [[{"fid":"5355","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"1280","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5357","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trước hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân Tấn, Bệnh viện đã hỗ trợ tiền sinh hoạt cho bệnh nhân trong thời gian điều trị. Bệnh nhân đã có thẻ Bảo hiểm y tế nhưng do bỏng nặng, cần điều trị lâu dài, tốn kém nhiều chi phí ngoài Bảo hiểm chi trả nên bệnh nhân rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kêu gọi cộng đồng, các nhà hảo tâm chung tay cùng Bệnh viện, hỗ trợ cho bệnh nhân Tấn, giúp em có cơ hội điều trị, vượt qua giai đoạn khó khăn. Mọi thông tin và hỗ trợ xin liên hệ Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 02053.898.992. Số tài khoản hỗ trợ người bệnh: 0981.000.123.456 – Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Lạng Sơn, Chủ tài khoản: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Lưu ý: nhà hảo tâm chuyển khoản vui lòng ghi rõ họ tên và ghi “Ủng hộ bệnh nhân Triệu Văn Tấn”. Bệnh viện chỉ tiếp nhận ủng hộ thông qua số tài khoản Bệnh viện và đầu mối tiếp nhận là Phòng Công tác xã hội. Các nhà hảo tâm lưu ý không ủng hộ thông qua các tài khoản cá nhân không đáng tin cậy để tránh bị đối tượng xấu lợi dụng. Trân trọng cảm ơn.

RA MẮT PHÒNG QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH THẬN MẠN TÍNH

Sáng 5/9/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ ra mắt Phòng Quản lý điều trị ngoại trú các bệnh thận mạn tính. Dự lễ ra mắt có Bác sĩ Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện, các đồng chí trưởng, phó các khoa phòng và các bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính. [[{"fid":"5348","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng Quản lý điều trị ngoại trú các bệnh thận mạn tính thuộc khoa Nội Thận – Tiết niệu – Lọc máu, thực hiện khám, theo dõi và cấp phát thuốc điều trị tại nhà cho gần 20 trường hợp người bệnh mắc bệnh thận mạn tính điều trị ngoại trú. Hiện nay, người mắc bệnh suy thận mạn tính ngày càng tăng và trẻ hoá. Triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh thường không rõ ràng nên khó phát hiện, gây chậm trễ trong việc nhận biết và điều trị. Do vậy, người bệnh cần được thăm khám định kỳ, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ điều trị và cần hết sức chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, duy trì lối sống lành mạnh. [[{"fid":"5349","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng Quản lý điều trị ngoại trú các bệnh thận mạn tính tại Bệnh viện sẽ thực hiện khám, làm các xét nghiệm cần thiết như công thức máu, sinh hóa máu, kiểm tra chức năng thận cho người bệnh, theo dõi tiến triển của bệnh, cấp thuốc sử dụng trong 01 tháng, hẹn khám lại vào tháng sau hoặc khi bệnh nhân có bất thường nào đều có thể đến tái khám. [[{"fid":"5350","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Việc triển khai quản lý và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân thận mạn tính góp phần tạo điều kiện thuận lợi, giúp người bệnh giảm bớt chi phí điều trị bằng phương pháp lọc máu, lọc màng bụng hay ghép thận, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG KỸ THUẬT TÁN SỎI TÚI MẬT QUA DA BẰNG LASER

Ngày 18/8/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân B.T.N (61 tuổi ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng sốt, đau bụng vùng hạ sườn phải. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc mật do sỏi ống mật chủ, nhiều sỏi trong đường mật và trong túi mật. Do bệnh nhân đã tắc mật nên nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật rất cao, nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. [[{"fid":"5346","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"677","width":"1205","style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bác sĩ BVĐK thực hiện tán sỏi túi mật qua da bằng laser cho bệnh nhân Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa và khoa Chẩn đoán hình ảnh đã nhanh chóng thực hiện dẫn lưu đường mật và tán sỏi túi mật cho bệnh nhân với phương pháp tán sỏi qua da bằng laser. Đây là kỹ thuật cao, đòi hỏi các bác sĩ phải có trình độ chuyên môn sâu và thiết bị hiện đại mới có thể thực hiện được. Trước đây, với trường hợp bệnh nhân tắc mật do sỏi ống mật chủ, nhiều sỏi trong đường mật và trong túi mật thì người bệnh phải thực hiện đồng thời 2 ca phẫu thuật gồm: tán sỏi đường mật và phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tuy nhiên với tình trạng bệnh nhân cao tuổi và nhiều sỏi, các bác sĩ đã tiến hành tán sỏi túi mật và sỏi đường mật qua da bằng laser, giải quyết sỏi triệt để chỉ trong một lần phẫu thuật, nhằm đảm bảo sức khỏe và hồi phục nhanh chóng cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, người bệnh đã ổn định sức khoẻ và chuẩn bị ra viện. Tán sỏi túi mật qua da bằng laser là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay với các ưu điểm: Chỉ một lần tán sỏi lấy được hết sỏi túi mật; Đường vào tán sỏi nhỏ; Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng; Phù hợp với người cao tuổi, nhiều sỏi mật và đường mật; Phù hợp với bệnh nhân có bệnh nền; Giúp bảo tồn túi mật sau phẫu thuật lấy sỏi mật. Thực hiện kỹ thuật tán sỏi túi mật qua da bằng laser tại Bệnh viện là bước tiến vượt bậc dưới sự kết hợp của các bác sĩ lâm sàng và các bác sĩ điện quang can thiệp, khẳng định tay nghề chuyên môn của các bác sĩ Bệnh viện. Nhờ đó, người bệnh được sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tỉnh mà không phải chuyển tuyến trên, giúp giảm thời gian, chi phí điều trị, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.   Bác sĩ Hoàng Trọng Hiếu – Khoa Chẩn đoán hình ảnh

THÔNG BÁO THỰC HIỆN QUẢN LÝ BỆNH THẬN MẠN TÍNH

Từ ngày 05/9/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) thực hiện quản lý bệnh thận mạn tính. Theo đó, phòng khám Nội Thận – Tiết niệu sẽ làm hồ sơ bệnh án ngoại trú, khám, theo dõi và cấp phát thuốc điều trị tại nhà cho các trường hợp người bệnh mắc bệnh thận mạn tính. Người bệnh sẽ được khám, làm các xét nghiệm cần thiết như công thức máu, sinh hóa máu, kiểm tra chức năng thận … để theo dõi tiến triển của bệnh, cấp thuốc sử dụng trong 01 tháng, hẹn khám lại vào tháng sau hoặc khi bệnh nhân có bất thường nào đều có thể đến tái khám. Việc triển khai quản lý và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân thận mạn tính góp phần tạo điều kiện thuận lợi, người bệnh giảm bớt chi phí điều trị bằng phương pháp lọc máu, lọc màng bụng hay ghép thận, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. [[{"fid":"5344","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 244px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Người bệnh tới đăng ký khám và làm bệnh án ngoại trú cần mang theo các giấy tờ cần thiết gồm: Thẻ BHYT, Giấy tờ tùy thân có dán ảnh, Giấy chuyển viện (đối với các trường hợp thẻ BHYT không đăng ký KCB ban đầu tại BVĐK). Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin thông bảo để người dân biết và tới đăng ký khám khi có nhu cầu. Xin trân trọng cảm ơn.

THAY KHỚP HÁNG NHÂN TẠO GIÚP NGƯỜI BỆNH CHẤM DỨT CƠN ĐAU, HỒI PHỤC VẬN ĐỘNG

Tại Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, các trường hợp bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi đã và đang tin tưởng thực hiện thay khớp háng nhân tạo bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao với hệ thống trang thiết bị hiện đại, người bệnh được cung cấp các loại khớp háng nhân tạo chất lượng cao, phù hợp với tình trạng bệnh. Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp tối ưu trong điều trị hoại tử chỏm xương đùi, giúp người bệnh chấm dứt cơn đau, trở lại vận động bình thường. Phẫu thuật thay khớp háng là quy trình cắt bỏ khớp háng bị đau do tổn thương bệnh lý và thay thế bằng khớp nhân tạo. Thông thường, phẫu thuật này được chỉ định khi có tổn thương ở khớp háng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, học tập và lao động của bệnh nhân. Phẫu thuật này mở ra cho người bệnh cơ hội thoát khỏi cơn đau xương khớp dai dẳng, hồi sinh vận động. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó nên chỉ thực hiện được ở những bệnh viện lớn, có đội ngũ chuyên gia giỏi cùng thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp mới có thể thực hiện thành công ca mổ. Việc thay khớp sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, đi lại được thuận tiện nhất và cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống. Hiện nay, kỹ thuật này được phân ra 2 loại gồm: Thay khớp toàn phần: Bệnh nhân sẽ được thay toàn bộ phần mặt khớp của xương đùi và ổ cối. Phẫu thuật này được chỉ định khi bệnh nhân bị các tổn thương khớp như thoái hóa, hoại tử vô khuẩn và đảm bảo sức khỏe để trải qua cuộc mổ kéo dài. Thay khớp bán phần: Bệnh nhân chỉ thay thế phần chỏm xương đùi mà không thay thế ổ cối; đây là phẫu thuật được chỉ định các trường hợp chấn thương gãy cổ xương đùi ở người già, hoặc những trường hợp thể trạng yếu không thể đảm bảo thực hiện thay khớp háng toàn phần. Ngày nay, hầu hết khớp háng bán phần là loại khớp lưỡng cực, giúp biên độ vận động của bệnh nhân được cải thiện rất tốt.  [[{"fid":"5342","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 738px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ưu điểm của phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo: - Ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp - Thời gian mổ ngắn - Bộc lộ chính xác khớp cần thay thế - Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng - Giảm số ngày nằm viện sau mổ - Giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, khớp sau thay vững, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Chỉ định thay khớp háng đối với trường hợp: - Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng nặng cử động khớp háng khó khăn - Bệnh nhân bị bệnh lý tiêu chỏm xương đùi nặng cử động khớp háng khó khăn - Bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi hay vỡ chỏm xương đùi do chấn thương - Thoái hóa khớp háng độ IV - Đã thay khớp háng nhưng gặp biến chứng hoặc không đạt kết quả như mong muốn. Sau phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, cần thông báo tới bác sĩ điều trị và tái khám nếu gặp phải các dấu hiệu: - Vết mổ sưng nóng đỏ đau - Sốt - Tập vận động khớp rất đau - Trật khớp (nhân tạo) sau mổ - Chảy máu sau mổ (từ tủy xương sau khi doa ống tủy xương đùi và ổ cối) - Nhiễm trùng cấp tính và mãn tính vết mổ - Cứng khớp nếu không tập phục hồi chức năng sớm. Chế độ dinh dưỡng cho người thay khớp háng nhân tạo: Để đẩy nhanh quá trình hồi phục ngoài áp dụng các bài tập vật lý trị liệu người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe: - Bổ sung các nhóm thức ăn giàu canxi hoặc các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin. Bổ sung thêm rau xanh và thực phẩm giàu protein để sức khỏe người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. - Không sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. - Hạn chế những thực phẩm cay nóng. - Hạn chế sử dụng những thức ăn có mùi tanh, đặc biệt thịt gà, hải sản, rau muống, thịt bò… do các loại thực phẩm này làm quá trình hồi phục chậm hơn.

Trang