CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự pháp triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta, thời gian qua, cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân. Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 76 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. [[{"fid":"5471","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 286px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hành động của mọi người dân, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội. Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật. Thứ hai, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân. Thứ ba, đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân: Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là tính thượng tôn của pháp luật trong tổ chức đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bao gồm tính thống nhất, ổn định, minh bạch, công bằng và dân chủ. Tổ chức Ngày Pháp luật góp phần đáp ứng các yêu cầu trên và trở thành một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Thứ năm, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh; không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể Nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nguồn: Internet

THÊM BỆNH NHÂN NGUY KỊCH DO NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU LỢN SAU ĂN TIẾT CANH

Ngày 31/10/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân M.V.C (58 tuổi, ở xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng) nhập viện trong tình trạng nôn nhiều, đại tiện phân lỏng, ban đỏ tím hai tay, hai chân, mụn nước rải rác toàn thân. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, suy tim, xơ gan, lạm dụng rượu. Lần gần nhất người bệnh ăn tiết canh lợn vào ngày 29/10/2023. Sau ăn xuất hiện các dấu hiệu trên và được đưa đến Bệnh viện. Bệnh nhân vào viện với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn - nhiễm khuẩn huyết - nhiễm khuẩn tiêu hoá - Viêm màng não - Suy thận cấp/ Suy tim, xơ gan. Bệnh nhân được xử trí thở máy và dùng thuốc vận mạch, lọc máu hàng ngày. Hiện tại bệnh nhân hôn mê, tình trạng sốc nhiễm nhuẩn và suy đa tạng chưa được cải thiện, nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, Bệnh viện tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường xuất phát từ thói quen ăn tiết canh và ăn thịt lợn ốm, chết, thịt chưa được nấu chín hoặc tiếp xúc với lợn bị bệnh… Bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. [[{"fid":"5468","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 374px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bác sĩ khuyến cáo, người dân cần chú ý các biện pháp phòng tránh bệnh liên cầu lợn: - Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy phải có phương tiện bảo hộ.  - Không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch, dụng cụ sau khi chế biến thịt lợn sống. - Khi sốt cao (40-41 độ C) sau khi tiếp xúc với lợn (nhất là lợn ốm hoặc chết), xuất hiện các bất thường ở da nên đến Bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.

CỨU SỐNG SẢN PHỤ SỐC MẤT MÁU NGUY KỊCH SAU KHI SINH CON TẠI NHÀ

Khoảng 2h sáng ngày 2/11/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận bệnh nhân H.T.V (33 tuổi, ở Tân Thành, Cao Lộc, Lạng Sơn), vào viện trong tình trạng sốc mất máu, nguy cơ tử vong do băng huyết sau đẻ tại nhà giờ thứ 2. Theo lời người nhà kể, trước đây bệnh nhân đã mang thai 2 lần, đều đẻ tại nhà. Lần này mang thai lần 3, không nhớ rõ thai được bao nhiêu tuần, thấy đau bụng cũng tự đẻ tại nhà. Sau đẻ, bệnh nhân chảy nhiều máu âm đạo, không cầm được nên người nhà đưa đến Bệnh viện. Lúc vào, bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt, Mạch 0, Huyết áp 0, Tim nghe rời rạc, âm đạo có nhiều huyết, bánh rau bong một phần, cài răng lược; người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện đã ngay lập tức thực hiện chế độ Báo động đỏ, chuyển thẳng bệnh nhân đến phòng mổ. Các bác sĩ vừa thực hiện cấp cứu bệnh nhân, đồng thời vừa phẫu thuật cắt tử cung bán phần để cứu sống người bệnh. Trong phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 4 đơn vị khối hồng cầu và 2 đơn vị huyết tương. Với sự nỗ lực cấp cứu của các bác sĩ khoa Phụ sản và khoa Gây mê – Hồi sức, bệnh nhân đã được cứu sống, ổn định sức khoẻ sau phẫu thuật, đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa Phụ sản BVĐK. [[{"fid":"5466","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"852","width":"1280","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân đang được theo và điều trị tại khoa Phụ sản BVĐK Rau cài răng lược là tình trạng bánh rau xâm lấn vào thành tử cung và không thể tách rời khỏi thành tử cung sau khi sinh, gây nên các tình trạng băng huyết sau sinh, rối loạn đông máu, thậm chí tử vong cho người mẹ. Do vậy, để phát hiện sớm rau cài răng lược và hạn chế biến chứng rau cài răng lược trong khi sinh hoặc sau sinh thì phụ nữ mang thai cần phải được quản lý thai kỳ, siêu âm bởi các bác sĩ sản khoa có trình độ chuyên môn vững vàng tại các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị sản khoa hiện đại. Bác sĩ khuyến cáo, nếu được chẩn đoán xác định rau cài răng lược thì sản phụ nên sinh em bé tại các cơ sở y tế hoặc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, để đảm bảo an toàn, tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra đe dọa sự an toàn của mẹ và thai nhi.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH KHI GIAO MÙA

Khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, nóng – lạnh, mưa – nắng và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh. Bệnh hô hấp là bệnh hay gặp nhất như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và tái phát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn hay bệnh tim mạch mãn tính. Bên cạnh đó, thời điểm giao mùa, bệnh đau mắt đỏ, viêm xoang, dị ứng cũng có khả năng phát triển mạnh. Do vậy, cần chú ý thực hiện một số biện pháp phòng bệnh trong thời điểm giao mùa. 1. Những đối tượng dễ mắc bệnh thời kỳ giao mùa - Trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn. - Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi. - Phụ nữ mang thai: Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai nghén rất dễ bị dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên với thai phụ. [[{"fid":"5460","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 830px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2. Các bệnh thường gặp khi giao mùa Bệnh cảm cúm Thời tiết giao mùa là nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, điều này khiến hệ miễn dịch yếu đi nên rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là thời điểm giao mùa thu đông không khí lúc ẩm, lúc hanh khô và có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế đây cũng là thời gian cơ thể con người khó có thể thích nghi với thời tiết, điều này tạo thuận lợi cho virus cảm cúm thâm nhập vào cơ thể hơn. Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và có 3 type virus cúm gây bệnh ở người. Nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh. Viêm phổi Khí hậu chuyển mùa từ thu vào đông phổi sẽ rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là phổi của trẻ em và người cao tuổi. Khi bị viêm phổi là tình trạng các túi phế nang trong phổi bị viêm nhiễm do một tổn thương nào đó gây nên. Viêm nhiễm làm hai phổi chứa đầy dịch nhầy hoặc mủ bất thường, làm người bệnh khó thở và tạo nên phản xạ ho để đẩy dịch ra ngoài. Đặc biệt bệnh viêm phổi có thể có những biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm phổi mà bạn không nên bỏ qua: - Tức ngực, đặc biệt là khi thở hoặc ho. Đôi khi người bệnh còn bị khó thở  - Không minh mẫn, lú lẫn (hay gặp ở người cao tuổi).  - Ho có đờm. Đờm có thể kèm theo mủ.  - Mệt mỏi, thậm chí là suy nhược.  - Sốt, nhiệt độ cơ thể tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại ở người già, người có hệ thống miễn dịch suy yếu.  - Buồn nôn và nôn.  - Tiêu chảy. - Rối loạn nhịp tim. Khi bạn có những dấu hiệu như trên và sức khỏe yếu đi cần phải đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, cần rèn luyện sức khoẻ để tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ em, cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày giao mùa. Bệnh đau xương khớp Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau xương khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế… mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế. Người bị bệnh đau xương khớp cần phải chú ý việc phòng rét và mặc cho ấm, nhất là sau khi ra mồ hôi, không nên tắm ngay bằng nước lạnh. Ngoài ra, nếu người bệnh gặp tình trạng đau quá cần đến nay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp thăm khám kịp thời để tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Suy tim Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mạn tính. Khi giao mùa giữa thu và đông người bị bệnh suy tim thường có nguy cơ tái phát. Do thời tiết thay đổi quá đột ngột, cơ thể phải tìm cách thích ứng với sự biến đổi. Từ đó làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch. Vì thế người bệnh cần thăm khám định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của mình. Bệnh viêm xoang Vào mùa thu đông bệnh viêm xoang ở nước ta luôn tăng cao, do độ ẩm không khí xuống thấp, hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, chảy mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng,...  Bệnh đau mắt đỏ Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của căn bệnh viêm kết mạc mắt. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp kết mạc của nhãn cầu – lớp màng trong suốt bao phủ lên phần lòng trắng và mặt trong mi mắt. Khi bị đau mắt đỏ, các mạch máu nông của kết mạc giãn nở dẫn đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất tiết. Để phòng tránh căn bệnh này, người bệnh phải giữ vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt thật sạch sẽ. Bệnh rất dễ lây nên tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, không được dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh dụi mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Nên đeo kính khi ra ngoài để tránh gió và bụi bẩn bay vào mắt, nhỏ mắt hàng ngày, giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng. Bệnh dị ứng Khi giao mùa nhiệt độ ngày và đêm luôn có sự thay đổi, cùng với đó là độ ẩm không khí cũng giảm mạnh, thay vào đó là thời tiết hanh khô. Vậy nên, đây là những tác nhân gây ra bệnh dị ứng. Đây là bệnh ngoài da thường gặp nhất, ở bất cứ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy dị ứng da không gây nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và thẩm mỹ của người bệnh. Ở những người gặp phải những triệu chứng nặng hơn, dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. 3. Các biện pháp phòng bệnh khi giao mùa: - Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng - Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi - Tiêm phòng đầy đủ. - Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn. - Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch. - Giữ ấm cơ thể. - Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ.

HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH”

Chiều 27/10/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Hội thảo khoa học, chủ đề “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Dự hội thảo có các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng của BVĐK. Báo cáo viên là ThS. BS. Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng khoa Thăm dò và Phục hổi chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương. [[{"fid":"5458","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viết tắt là COPD, là một bệnh phổi tiến triển ngày càng nặng và có thể đe dọa mạng sống người bệnh. Bệnh COPD gây ra khó thở, dẫn đến tình trạng ngày càng trầm trọng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân hàng đầu của COPD là do tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc lá chủ động hoặc hút thuốc thụ động). COPD không thể chữa khỏi, nhưng điều trị có thể làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh. [[{"fid":"5459","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại hội thảo, hơn 80 bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện đã được cập nhật kiến thức thực tế điều trị bệnh nhân COPD hiện nay, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, đánh giá mức độ, triệu chứng, nguy cơ đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng cũng được tham gia thảo luận tình huống thực tế các ca bệnh thường gặp và hướng điều trị cụ thể trên từng bệnh nhân. Hội thảo đã giúp các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng cập nhật, nâng cao kiến thức mới về phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, qua đó vận dụng vào thực tiễn điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 33 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM 26/10

Chiều ngày 26/10/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình chào mừng 33 năm Ngày Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990 – 26/10/2023). Tham dự chương trình có đồng chí Từ Như Huyền – Chủ tịch Hội Điều dưỡng tỉnh Lạng Sơn, các đồng chí trong Ban lãnh đạo Bệnh viện, các đồng chí lãnh đạo các khoa, phòng cùng các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trong Bệnh viện. Trong chương trình, các đại biểu và điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y đã được nghe báo cáo hoạt động công tác điều dưỡng của Bệnh viện trong thời gian qua. Mặc dù còn nhiều khó khăn và áp lực, các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y của Bệnh viện đã luôn thể hiện vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công tác điều dưỡng, chăm sóc cho người bệnh, thể hiện sự chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, đóng góp phần không nhỏ cho xã hội và cộng đồng. [[{"fid":"5453","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bên cạnh những tiết mục văn nghệ hấp dẫn, các đại biểu và điều dưỡng cũng được hoà mình vào những giây phút sôi nổi, đầy thú vị trong cuộc thi Rung chuông vàng, với những câu hỏi xoay quanh kiến thức về nghề điều dưỡng, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực y tế. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho điều dưỡng Vi Văn Kim – Khoa Ngoại Tiêu hoá. [[{"fid":"5451","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Cũng trong chương trình, đồng chí Chủ tịch Hội Điều dưỡng tỉnh Lạng Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo Bệnh viện đã cắt băng khánh thành Khu vực truyền thông tại Nhà tròn Tầng 3 Bệnh viện. Đây là công trình trang trí chào mừng kỷ niệm 33 năm Ngày Điều dưỡng Việt Nam, nhằm truyền thông, quảng bá hình ảnh Bệnh viện chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại đến với người bệnh và nhân dân. Các hoạt động chào mừng Ngày Điều dưỡng Việt Nam 26/10 là dịp để khẳng định vai trò, vị trí của người điều dưỡng, tôn vinh những đóng góp của họ cho xã hội. Đồng thời động viên, chia sẻ những khó khăn, vất vả của người điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh, qua đó giúp các điều dưỡng Bệnh viện tiếp tục tự hào về công việc của mình, không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh và nhân dân.

UNG THƯ DẠ DÀY - PHÁT HIỆN SỚM, HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CAO

Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, Bệnh thường diễn biện âm thầm ở giai đoạn sớm nên người bệnh thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Do vậy cần chú ý bảo vệ sức khoẻ và phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư dạ dày để điều trị đạt hiệu quả cao. Ngày 15/8/2023, khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân L.V.C (64 tuổi, ở TP. Lạng Sơn) vào viện vì mệt mỏi, nôn sau ăn nhiều ngày, có bệnh nền Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Tai biến mạch máu não cũ. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán: Hẹp môn vị do K dạ dày/Tai biến mạch máu não cũ, Tăng huyết áp, Đái tháo đường. Nhận thấy đây là trường hợp bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm, các bác sĩ đã hồi sức cho bệnh nhân trước mổ, để bệnh nhân có một thể trạng tốt có đủ sức khoẻ cho ca phẫu thuật. Đến ngày 21/8, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa đã thực hiện phẫu thuật cắt đoạn dạ dày và nạo vét hạch cho bệnh nhân. Sau mổ, bệnh nhân tiếp tục điều trị hậu phẫu tích cực 16 ngày. Hiện nay, thể trạng bệnh nhân đã cải thiện, ăn uống tốt, sức khỏe ổn định và được xuất viện, tiếp tục được lên kế hoạch điều trị hóa chất. [[{"fid":"5449","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 582px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK khám cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, nguy hiểm với tỷ lệ gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường mơ hồ, không rõ ràng, nhiều khi không có triệu chứng nên người bệnh thường ít phát hiện. Đa số bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn, ung thư xâm lấn, di căn nhiều tạng trong cơ thể. Những biến chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn như: chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, di căn vào tụy, gan, lá lách, phổi,... có thể khiến người bệnh tử vong do sức khỏe suy kiệt hoặc do bị một số di chứng trên. Những triệu chứng sớm của K dạ dày như sụt cân, mệt mỏi, ăn kém, nôn sau ăn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Vì vậy người dân hãy đi khám sớm khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng trên và nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm, tầm soát các bệnh lý khác nếu mắc phải. Để phòng bệnh ung thư dạ dày, người dân cần chú ý điều trị dứt điểm các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt khi nhiễm HP kèm theo. Đồng thời thay đổi lối sống: Ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ quả, hạn chế đồ nướng, đồ ướp muối. Tập luyện thể dục thể thao. Không hút thuốc lá, uống rượu bia. Khám sức khỏe định kỳ, thực hiện tầm soát để phát hiện sớm ung thư dạ dày. Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều bước tiến mới trong thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hoá, giúp phát hiện sớm, điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Bs. Đinh Tuấn Bình – Khoa Ngoại Tiêu hoá

BỆNH THẬN MẠN TÍNH – PHÁT HIỆN SỚM ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Bệnh thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận không thể phục hồi hoàn toàn. Nếu không được điều trị, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cách duy nhất để duy trì sự sống cho bệnh nhân. Bệnh thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận. Tùy vào mức độ bệnh, chức năng thận có thể suy giảm một phần hoặc mất hoàn toàn chức năng, không thể đào thải chất độc hại và dịch thừa ra khỏi máu. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người đang bị suy thận, khoảng 26.000 người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo và 8.000 ca mắc mới mỗi năm. Trên thực tế, tỷ lệ này ngày có xu hướng ngày càng tăng. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK), theo thống kê sơ bộ, ước tính người bệnh đang được theo dõi và điều trị ngoại trú các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường... số bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn 2 đến giai đoạn IV là 130 bệnh nhân (chưa kể các bệnh nhân điều trị đợt cấp bệnh thận mạn tạm ổn định thường xuyên tái khám tại Phòng khám Nội thận nhưng vẫn chưa được điều trị tối ưu cho người bệnh). Tuy nhiên số bệnh nhân này chưa thực sự được điều trị bệnh thận mạn một cách tối ưu nhất, dẫn đến số lượng bệnh nhân phải chuyển sang giai đoạn lọc máu còn khá nhiều. [[{"fid":"5444","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh thận mạn nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải chạy thận nhân tạo - lọc máu để duy trì sự sống Bệnh thận mạn có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân phổ biến sau: Mắc bệnh lý ở cầu thận như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, viêm cầu thận do bệnh hệ thống… Tiền sử mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Đây cũng là hai nguyên nhân phổ biến khiến thận bị tổn thương, dẫn đến suy thận mạn. Mắc bệnh ống kẽ thận mạn do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn. Nhiễm độc trong thời gian dài. Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây tổn thương thận. Mắc bệnh thận bẩm sinh, di truyền. Mắc bệnh tự miễn như xơ cứng bì, lupus ban đỏ. Giảm lưu lượng máu cung cấp cho thận do bất cứ nguyên nhân nào, ví dụ bệnh tắc mạch động mạch thận, suy tim sung huyết… Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên ăn mặn, sử dụng thuốc lá, bia rượu, chất kích thích… Khi bị suy thận mạn, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng dưới đây: Chán ăn, ăn không ngon, mất khẩu vị, buồn nôn, nôn Khó ngủ, mất ngủ Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân không rõ nguyên nhân Đi tiểu bất thường, nhiều hơn hoặc ít hơn thông thường Thường hay bị chuột rút cơ bắp, sưng phù tay, chân, mắt cá chân. Da khô, ngứa da. Khó thở do tràn dịch phổi. Tăng huyết áp, đau ngực do tràn dịch ở màng tim Bệnh thận mạn là bệnh vô cùng nguy hiểm vì giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng, khó nhận biết. Khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn nặng, chức năng thận gần như mất hoàn toàn, người bệnh phải thực hiện chạy thận nhân tạo cả đời hoặc ghép thận nếu muốn duy trì sự sống. [[{"fid":"5445","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 377px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng khám ngoại trú điều trị bệnh thận mạn tại BVĐK tỉnh Hiện nay, BVĐK đã triển khai quản lý ngoại trú với bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn. Người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ, sẽ được thăm khám, làm xét nghiệm kiểm tra chức năng thận, siêu âm phát hiện tổn thương và cấp thuốc điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển nặng. Bệnh thận mạn cần được điều trị sớm để giảm sự phát triển, dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận suốt đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên và khám ngay khi có biểu hiện bất thường.

BỆNH NHÂN ÁP XE THỰC QUẢN DO HÓC XƯƠNG GÀ

Ngày 19/10/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện do hóc xương gà. Mảnh xương gà dài 2,5cm với hai đầu sắc nhọn cắm vào thành thực quản, tạo ổ áp – xe, gây đau đớn khiến người bệnh không ăn uống được. Người bệnh đã được đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu, nhanh chóng gắp thành công dị vật và bệnh nhân đã ổn định sức khoẻ. Bệnh nhân C.V.L (47 tuổi, ở huyện Chi Lăng) vào viện trong tình trạng sốt, nuốt vướng, nuốt đau, không ăn uống được gì sau khi ăn thịt gà. Qua thăm khám lâm sàng, chụp Xquang, các bác sĩ xác định có dị vật mắc ở thực quản, phía trước đốt sống cổ C4, gây áp xe thực quản. Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, Gây mê Hồi sức đã thực hiện nội soi thực quản gây mê gắp được dị vật là mảnh xương gà dài 2,5cm. Sau gắp dị vật, người bệnh hết đau, ổn định sức khoẻ, tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa. [[{"fid":"5441","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"795","width":"2558","style":"width: 500px; height: 155px;","class":"media-element file-default"}}]] Hình ảnh nội soi xương gà trong thực quản bệnh nhân [[{"fid":"5442","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1461","width":"1259","style":"width: 500px; height: 580px;","class":"media-element file-default"}}]] Dị vật gắp ra từ thực quản bệnh nhân là mảnh xương gà dài 2,5cm Hóc dị vật (xương gà, xương cá…) thường xảy ra chủ yếu do trong lúc ăn uống không tập trung chú ý, cười nói nhiều trong lúc ăn, ăn uống vội vàng, say rượu rồi ăn lẫn thức ăn có xương, nhai không kỹ trước khi nuốt… Để xử trí sơ bộ khi hóc dị vật, cần lưu ý thực hiện ngay các việc sau: Ngừng ăn và khạc hết thức ăn ra khỏi miệng; Súc họng bằng nước lọc 3 lần hoặc khạc mạnh nếu vẫn còn vướng họng, nuốt đau thì đến ngay cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kiểm tra và nội soi gắp dị vật; Tuyệt đối không móc họng hoặc không sử dụng các loại thức ăn như cơm, chuối, trái cây, rau… để cố gắng đẩy dị vật xuống dạ dày. [[{"fid":"5462","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Qua trường hợp của bệnh nhân, bác sĩ khuyến cáo người dân cần lưu ý: Trong khi ăn, cần nhai kỹ, tránh nuốt vội, không nói chuyện cười đùa. Đối với trẻ em, người già, cần loại bỏ xương trước khi ăn. Khi hóc dị vật không nên chữa mẹo, cần đến ngay cơ sở y tế khám và can thiệp để tránh các biến chứng nguy hiểm. Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ chuyên sâu về nội soi tai mũi họng và tiêu hóa, kèm theo dịch vụ nội soi gây mê, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

TOẠ ĐÀM NHÂN DỊP KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Chiều ngày 20/10/2023, Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức tọa đàm kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/1/1930-20/10/2023). Dự buổi tọa đàm có các đồng chí trong Ban lãnh đạo Bệnh viện, BCH Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Lãnh đạo các khoa, phòng và các nữ cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện. [[{"fid":"5437","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi tọa đàm đồng chí Nguyễn Thị Liễu thay mặt Ban nữ công đã ôn lại truyền thống của Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố của xã hội chị em phụ nữ đã luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước, người phụ nữ Việt Nam ngày càng có nhiều tri thức, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, đóng góp phần không nhỏ cho xã hội và cộng đồng. Trong chương trình, Đồng chí Trương Quý Trường, Giám đốc Bệnh viện đã chúc mừng các nữ cán bộ, viên chức, người lao động trong Bệnh viện nhân dịp 20/10 với những lời chúc tốt đẹp nhất, đồng thời mong muốn chị em tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt vai trò của người phụ nữ trong gia đình, vừa thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao trên từng cương vị công tác; tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, năng động sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động của cơ quan, đoàn thể… [[{"fid":"5438","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi toạ đàm, Ban chấp hành công đoàn Bệnh viện cũng đã trao giải cho các tác phẩm dự thi cuộc thi thiết kế poster chủ đề “Bệnh viện của tôi”. Đồng thời tổ chức các tiết mục văn nghệ, các trò chơi đem lại không khí vui tươi, đầy ắp tiếng cười. Qua đó, thể hiện tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ và cũng là dịp tôn vinh, quảng bá hình ảnh nữ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế Bệnh viện chuyên nghiệp, hiện đại, giỏi chuyên môn, giàu y đức.

Trang