CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

KHAI MẠC CHƯƠNG TRÌNH KHÁM, TƯ VẤN, PHẪU THUẬT CHUYÊN NGÀNH CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Sáng 16/12/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức khai mạc chương trình khám, tư vấn, phẫu thuật chuyên ngành chấn thương chỉnh hình. Dự lễ khai mạc có Đoàn chuyên gia Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức do PGS.TS Ngô Văn Toàn – Chuyên gia về phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình làm Trưởng đoàn. Cùng dự có lãnh đạo BVĐK, đại diện lãnh đạo các khoa, phòng và các bác sĩ của Bệnh viện. [[{"fid":"4648","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Trong chương trình, Đoàn chuyên gia cùng các bác sĩ BVĐK đã thực hiện khám, tư vấn cho hơn 60 bệnh nhân mắc các bệnh lý về chấn thương, di chứng sau chấn thương và các bệnh lý bẩm sinh hệ vận động, trong đó chỉ định nhập viện phẫu thuật cho 16 bệnh nhân. Đối với bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đến khám không có chỉ định phẫu thuật sẽ được tặng quà và hỗ trợ chi phí đi lại từ Đoàn chuyên gia. Nhân dịp này, Đoàn chuyên gia Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cũng trao tặng 11 suất quà, mỗi suất 5 triệu đồng cho 11 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong Bệnh viện; Trao 15 suất quà mỗi suất 1 triệu đồng cho 15 bệnh nhân phẫu thuật. [[{"fid":"4649","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"956","width":"1276","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Chương trình được tổ chức tại BVĐK Lạng Sơn nhằm giúp bệnh nhân mắc các bệnh lý về chấn thương chỉnh hình, di chứng sau chấn thương và trẻ em mắc các bệnh lý bẩm sinh hệ về vận động được khám, tư vấn và phẫu thuật bởi các chuyên gia đầu ngành ngay tại tỉnh mà không phải chuyển tuyến trên, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh đồng thời giảm bớt khó khăn cho người bệnh và gia đình. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ của BVĐK tiếp tục tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn từ các chuyên gia để dần làm chủ, đáp ứng tốt nhu cầu phẫu thuật của nhóm đối tượng này, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chung của Bệnh viện. [[{"fid":"4650","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]]  Chương trình phẫu thuật diễn ra từ ngày 15/12/2022 đến hết ngày 18/12/2022.

PHẪU THUẬT CỨU SỐNG BỆNH NHÂN LỒNG RUỘT HIẾM GẶP

Ngày 19/11/2022, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã chẩn đoán và phẫu thuật thành công, cứu sống bệnh nhân bị lồng ruột kiểu hỗng tràng - dạ dày hiếm gặp. Bệnh nhân là H.T.H (56 tuổi, địa chỉ Hưng Vũ – Bắc Sơn – Lạng Sơn). Người bệnh có tiền sử mổ cắt dạ dày cách đây khoảng 30 năm (không có giấy tờ phẫu thuật). Trước vào viện khoảng 10 giờ, người bệnh xuất hiện đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu đỏ tươi số lượng nhiều. Người bệnh được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng sơn cấp cứu với tình trạng: Đau bụng nhiều vùng trên rốn, nôn nhiều lần ra máu đỏ tươi, truỵ tim mạch. Tại đây, người bệnh được thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. Bác sỹ chẩn đoán hướng đến người bệnh bị lồng ruột hỗng tràng – dạ dày/ tiền sử cắt đoạn dạ dày. [[{"fid":"4644","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1943","width":"2560","style":"width: 500px; height: 379px;","class":"media-element file-default"}}]] Hình ảnh siêu âm ổ bụng bệnh nhân H Bệnh nhân nhanh chóng được tiến hành mổ cấp cứu dưới sự phối hợp của liên chuyên khoa Cấp cứu, Ngoại Tiêu hoá và Chẩn đoán hình ảnh. Trong phẫu thuật các bác sỹ nhận thấy quai hỗng tràng chui qua miệng nối vào dạ dày gây thắt nghẹt ruột đã tiến hành mở dạ dày tháo đoạn ruột lồng, cắt đoạn ruột bị hoại tử. Ca phẫu thuật thành công sau 2 giờ thực hiện. Hiện tại sức khoẻ bệnh nhân ổn định, đã ăn uống bình thường và được xuất viện. [[{"fid":"4645","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"820","width":"1387","style":"width: 500px; height: 296px;","class":"media-element file-default"}}]] Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng Khác với lồng ruột ở trẻ nhỏ có thể sử dụng phương pháp bơm hơi tháo lồng hoặc phẫu thuật. Còn đối với lồng ruột ở người lớn thì chỉ có phương pháp phẫu thuật mới giải quyết được dứt điểm nguyên nhân gây lồng ruột và tránh nguy cơ tái phát cho người bệnh. Đây là một ca bệnh khó, để chẩn đoán chính xác đòi hỏi các bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao về chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh và Ngoại Tiêu hóa đồng thời cần có hệ thống máy móc hiện đại như Chụp cắt lớp vi tính, Chụp Cộng hưởng từ,... mới có thể nhanh chóng, kịp thời cứu sống người bệnh. Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, chiếm tỷ lệ từ 1-5%  các trường hợp lồng, trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Các trường hợp lồng ruột ở người lớn thì có tới hơn 90% nguyên nhân do u, chủ yếu là u ruột non và đại tràng, một số khác do có túi thừa meckel, manh tràng di động…. vì hiếm gặp ở người lớn nên đa phần các ca lồng ruột ở người lớn thường bị bỏ sót, chẩn đoán muộn, gây thủng ruột, nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi xuất hiện đau bụng từng cơn, có thể có buồn nôn hoặc nôn, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.   Bác sĩ Nguyễn Thị Bách – Khoa Chẩn đoán hình ảnh

KÍCH HOẠT CHẾ ĐỘ "BÁO ĐỘNG ĐỎ" - CẤP CỨU THÀNH CÔNG BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) đã cấp cứu thành công bệnh nhân đa chấn thương nặng do tai nạn giao thông (TNGT). Bệnh nhân Lăng Đức Đ (17 tuổi, Địa chỉ: An Sơn, Văn Quan, Lạng Sơn) bị TNGT, ô tô đè qua bụng. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng nguy kịch, mất máu, huyết áp không đo được, da niêm mạc nhợt, bụng chướng, bầm tím khắp bụng. Ngay lập tức chế độ “báo động đỏ” được kích hoạt, bệnh nhân được hồi sức tích cực kết hợp làm cận lâm sàng xác định tổn thương. Kết quả chụp CT Scaners có hình ảnh gãy khung chậu, đứt động mạch chậu trong trái, vỡ thận trái, lồng ngực có hình ảnh đụng dập phổi 2 bên, tràn khí khoang màng phổi. Bệnh nhân được chẩn đoán “Đa chấn thương: chấn thương bụng kín (đứt động mạch chậu trong trái, vỡ thận trái), chấn thương ngực (tràn khí màng phổi phải), vỡ xương chậu. Ngay lập tức, BN được mổ cấp cứu với chẩn đoán vỡ xương chậu, rách động mạch chậu trong trái, vỡ bàng quang , vỡ gan, rách trực tràng. Bệnh nhân được phẫu thuật thắt động mạch chậu trong 2 bên, khâu bàng quang, khâu cầm máu nhu mô gan, khâu vết thương trực tràng, dẫn lưu khí khoang màng phổi. Trong mổ, bệnh nhân bị mất máu nhiều và đã được truyền 8 đơn vị máu. Sau 3 giờ đồng hồ phẫu thuật, tình trạng chảy máu của bệnh nhân đã được kiểm soát. Sau can thiệp, người bệnh tiếp tục được theo dõi và chăm sóc tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Hiện tại, sức khỏe của người bệnh tiến triển tốt, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.   [[{"fid":"4643","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2048","width":"1536","style":"text-align: center; width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện tại, sức khỏe của người bệnh tiến triển tốt, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới Việc cấp cứu thành công cho trường hợp bệnh nhân trên đã khẳng định trình độ chuyên môn cũng như tinh thần cấp cứu khẩn trương của các khoa Cấp cứu, Ngoại Tiêu hóa và Gây mê hồi sức. Trong thời gian qua, BVĐK đã cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng, góp phần nâng cao chất lượng Bệnh viện, đáp ứng tốt việc phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh nhà. Bác sĩ Nguyễn Đình Trọng Nghĩa - Khoa Ngoại Tiêu hóa  

CỬA HÀNG NGỌC LAN TP LẠNG SƠN TRAO TẶNG 200 CHAI DUNG DỊCH SÁT KHUẨN CHO BỆNH VIỆN

Chiều ngày 14/12/2022, Cửa hàng Ngọc Lan (địa chỉ 82 Trần Phú, TP Lạng Sơn) đã trao tặng 200 chai dung dịch sát khuẩn, trị giá 10 triệu đồng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"4641","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện xin chân thành cảm ơn Cửa hàng Ngọc Lan đã quan tâm, hỗ trợ cho Bệnh viện. Rất mong các nhà hảo tâm tiếp tục đồng hành cùng Bệnh viện, hỗ trợ người bệnh và nhân viên y tế.

NỘI SOI TIÊU HOÁ GÂY MÊ – PHƯƠNG PHÁP AN TOÀN, ÊM ÁI CHO NGƯỜI BỆNH

Nếu như với phương pháp nội soi tiêu hoá truyền thống, người bệnh phải trải qua những tình trạng khó chịu, đau đớn, buồn nôn, nôn, đau họng, nhu động ruột bị kích thích,... gây khó khăn cho bác sĩ, gây ảnh hưởng tới kết quả nội soi. Thì hiện nay với nội soi tiêu hóa gây mê, những tình trạng khó chịu ở người bệnh sẽ không còn. Người bệnh sẽ chỉ cảm giác như vừa trải qua một giấc ngủ sâu, vô cùng êm ái và dễ chịu. [[{"fid":"4638","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"4639","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2048","width":"1536","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Nội soi tiêu hoá gây mê được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Nội soi tiêu hoá gây mê là phương pháp được sử dụng trong thăm khám các bệnh lý đường tiêu hóa gồm cả đường tiêu hóa trên (dạ dày, thực quản, tá tràng) và đường tiêu hóa dưới (đại – trực tràng). Thông qua thiết bị nội soi, các bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề bất thường trong đường tiêu hóa như: các dị vật, các tổn thương niêm mạc,... Ngoài ra, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ ung thư, người bệnh có thể được thực hiện sinh thiết, lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP, phát hiện xuất huyết tiêu hoá,... Nội soi tiêu hóa gây mê là phương pháp an toàn, ít biến chứng và có độ chính xác cao. Lượng thuốc mê sử dụng để gây mê bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tính toán phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Người bệnh sẽ tỉnh lại ngay sau khi kết thúc quá trình nội soi và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, phương pháp nội soi tiêu hoá gây mê được thực hiện với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn, tay nghề cao trong nội soi, gây mê; hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn đem đến cho người bệnh sự yên tâm, tin tưởng và thoải mái.

CẤP CỨU THÀNH CÔNG BỆNH NHÂN MẮC LEPTOSPIRA THỂ NẶNG

Vừa qua, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) đã cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Leptospira (nhiễm khuẩn xoắn khuẩn vàng da) thể nặng. Bệnh nhân nam 40 tuổi, địa chỉ Văn Quan, Lạng Sơn nhập viện vì đau bụng. Trước đó, bệnh nhân nhiều ngày vào rừng lấy củi, ăn uống tại rừng, không ăn rau củ lạ, không bị động vật cắn. Cách vào viện 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau bụng thượng vị kèm đau lan lên vai, tê bì cột sống thắt lưng, lan xuống bắp đùi. Sau 2 ngày tình trạng tiến triển nặng hơn, bệnh nhân không đi lại được, lúc này xuất hiện vàng mắt, vàng da, ăn uống kém, sốt rét, sốt nóng nhiều cơn. Bệnh nhân được gia đình đưa tới TTYT huyện Văn Lãng trong tình trạng tỉnh, vàng da toàn thân, đau bụng hạ sườn phải. Kết quả siêu âm ổ bụng cho hình ảnh sỏi túi mật, xử trí truyền dịch, kháng sinh, giảm đau. Sau 1 ngày điều trị tình trạng không cải thiện, bệnh nhân được chuyển tới BVĐK, nhập khoa Ngoại Tiêu hóa với chẩn đoán “theo dõi viêm túi mật do sỏi”. Sau 1 ngày nhập viện bệnh nhân có diễn biến nhanh với triệu chứng lơ mơ, ngủ gà, ăn uống kém, vàng da tăng dần, nước tiểu ít, dưới 500ml/ngày, ho thúng thắng. Lúc này, người bệnh được hội chẩn chuyển khoa Hồi sức tích cực điều trị tiếp. Bệnh nhân được nghi ngờ và tiến hành làm xét nghiệm Leptospira nhưng thời gian trả kết quả là sau 5 ngày nên chưa thể khẳng định chắc chắn. Các bác sĩ đưa ra chẩn đoán tạm thời  theo dõi nhiễm Leptospira mức độ nặng có tổn thương đa cơ quan, nổi bật là tổn thương thận cấp, suy chức năng gan và giảm tiểu cầu. Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được Bệnh nhân được điều trị với oxy liệu pháp, giảm đau, truyền dịch đẳng trương, kết hợp kháng sinh tĩnh mạch, vitamin K1 tiêm mạch, Glucose 10%, thuốc lợi tiểu và cân bằng lượng dịch vào ra.... Sau 5 ngày, tình trạng bệnh nhân cải thiện hơn: hết sốt, bụng giảm đau và không còn gồng cứng, lượng nước tiểu tăng lên, da niêm mạc giảm vàng. Xét nghiệm máu và hình ảnh học cũng cho thấy những thay đổi tích cực qua từng ngày. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định và được ra viện. [[{"fid":"4636","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Triệu chứng vàng da của bệnh nhân Leptospira Trước đây, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã tiếp nhận nhiều trường hợp mắc bệnh Leptospira. Tuy nhiên, đây là trường hợp mắc thể nặng đầu tiên, các triệu chứng khởi phát không điển hình, nhiều triệu chứng nặng nề, có bệnh lý mắc kèm gây khó khăn trong chẩn đoán, nguy cơ tử vong cao. Việc điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân đã khẳng định trình độ chuyên môn, năng lực của các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực; góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nặng. Leptospira – xoắn khuẩn vàng da là một bệnh lý do vi khuẩn ảnh hưởng đến con người và động vật, lây truyền chủ yếu qua đường da, niêm mạc ngoài ra có thể qua đường tiêu hóa, hô hấp. Bệnh có thể gây ra một loạt các triệu chứng như: Sốt, rét run, đau đầu, nhức mắt, buồn nôn, đau cơ thường dữ dội, tự nhiên và tăng khi sờ nắn nhất là cơ bắp chân, da niêm mạc xung huyết, vàng da, vàng mắt, tiểu ít,… Tuy nhiên, một số người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng nào cả. Ở thể bệnh nặng (thể Weil) nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến tổn thương suy thận, suy gan, suy hô hấp và thậm chí tử vong. Leptospira là bệnh lý có tính chất đặc thù, do khả năng sống tự do trong đất, trong nước ngọt và hàng tháng trong môi trường nước mặn. Ở nước ta, bệnh hay gặp ở những người làm công việc trong rừng như bộ đội, công nhân địa chất, lâm nghiệp, công nhân chăn nuôi và nông dân. Do vậy, người dân cần hết sức lưu ý trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, cần sử dụng phương tiện phòng hộ (đi giày, ủng, găng tay… khi đi vào rừng) Khi có các triệu chứng bất thường ảnh hưởng tới sức khỏe, cần tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.   BS Nguyễn Thành Đô - Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc

HỘI THẢO KHOA HỌC “QUY TRÌNH CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO CẤP”

Nhằm giúp nhân viên y tế tại Lạng Sơn tăng cường cập nhật các kiến thức trong điều trị đột quỵ não, chiều 9/12/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Quy trình cấp cứu và điều trị đột quỵ não cấp”. Báo cáo viên là PGS TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai; BSCKII. Đinh Vĩnh Thái, Trưởng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn; DS. Đặng Thị Thu Trang, Công ty Boehringer IngelheimViệt Nam. [[{"fid":"4632","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] PGS TS Mai Duy Tôn trình bày báo cáo tại Hội thảo Việt Nam là khu vực có tỉ lệ mắc đột quỵ cao trên thế giới, đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở người bệnh với tỉ lệ tử vong hàng năm là 150.000. Mỗi năm, nước ta có 200.000 ca đột quỵ mới và con số này đang ngày càng gia tăng. Đột quỵ não để lại di chứng nặng nề, do vậy việc phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ giúp người bệnh được hồi phục, trở lại cuộc sống tốt hơn. [[{"fid":"4633","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] BSCKII. Đinh Vĩnh Thái trình bày báo cáo tại Hội thảo Tại hội thảo, hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y, dược sĩ các bệnh viện tuyến tỉnh, các TTYT huyện, thành phố đã được cập nhật kiến thức mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân đột quỵ não, giúp nhân viên y tế tại Lạng Sơn được thảo luận, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức chuyên môn, qua đó, góp phần nâng cao công tác khám và điều trị cho bệnh nhân, giúp cải thiện kết quả, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

KHÁM, TƯ VẤN, PHẪU THUẬT CHUYÊN NGÀNH CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Từ ngày 15/12 đến 18/12/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tổ chức chương trình khám, tư vấn, phẫu thuật cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về chấn thương chỉnh hình, di chứng sau chấn thương và đặc biệt là bệnh lý bẩm sinh về hệ vận động ở các bệnh nhân nhi trên địa bàn tỉnh. [[{"fid":"4629","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ảnh minh hoạ: Phẫu thuật dị tật bẩm sinh hệ vận động cho bệnh nhi trong chương trình phẫu thuật khuyết tật năm 2022 Bệnh nhân sẽ được các chuyên gia về chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và các bác sĩ BVĐK trực tiếp thăm khám, tư vấn. Bệnh nhân đủ điều kiện sẽ được nhập viện phẫu thuật, điều trị và được Bảo hiểm thanh toán theo quy định đối với bệnh nhân có BHYT. Để được hưởng BHYT, bệnh nhân lưu ý khi đến khám cần xin Giấy chuyển tuyến từ nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu. Chương trình nhằm giúp đỡ bệnh nhân mắc các bệnh lý về chấn thương chỉnh hình, di chứng sau chấn thương và đặc biệt là bệnh lý bẩm sinh về hệ vận động ở các bệnh nhân nhi trên địa bàn tỉnh được phẫu thuật mà không phải chuyển đến Bệnh viện Trung ương, giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình người bệnh. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ BVĐK học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các chuyên gia; từng bước làm chủ các kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của nhân dân.

LƯU Ý KHI ĐẾN KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Những ngày gần đây, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân khi đến khám bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) không có Giấy chuyển tuyến từ cơ sở y tế tuyến huyện hoặc phòng khám tư nhân (đủ điều kiện), dẫn đến việc người bệnh phải quay về xin Giấy chuyển tuyến thì mới được hưởng BHYT hoặc phải tự chi trả chi phí khám bệnh. [[{"fid":"4627","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 289px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Theo Thông tư 40/2015/TT-BYT, các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám, chữa bệnh BHYT khi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn bao gồm: - Người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. - Người có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tại các phòng khám đa khoa tư nhân có Giấy chuyển tuyến từ các Trung tâm y tế huyện, Phòng khám đa khoa tư nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh. - Trường hợp cấp cứu (Sau giai đoạn cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại BVĐK hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định). Người bệnh tự đi khám, chữa bệnh tại BVĐK không có Giấy chuyển tuyến từ tuyến huyện và không có chỉ định nhập viện điều trị thì thuộc trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến, khi đó người bệnh phải tự thanh toán chi phí khám bệnh. Đối với trường hợp bệnh nhân đến khám ngoài giờ hành chính, vào khoa Cấp cứu, nếu người bệnh được xử trí ổn định và không có chỉ định nhập viện điều trị thì không được tính là trường hợp cấp cứu và sẽ phải tự thanh toán chi phí khám, chữa bệnh. Nếu người bệnh vào khám tại khoa Cấp cứu và có chỉ định nhập viện điều trị thì được tính là trường hợp cấp cứu và được BHYT thanh toán chi phí theo quy định. Ví dụ 1: Bà A có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Trung tâm y tế (TTYT) huyện Bắc Sơn. Khi bà A đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: - Trường hợp 1: Bà A không có Giấy chuyển tuyến từ TTYT huyện Bắc Sơn thì sẽ phải tự chi trả chi phí khám tại Bệnh viện tỉnh. Nếu bà A có chỉ định nhập viện điều trị nội trú, bà A mới được BHYT thanh toán 100% chi phí khám và điều trị nội trú theo mức hưởng ghi trên thẻ BHYT. - Trường hợp 2: Bà A có Giấy chuyển tuyến từ TTYT huyện Bắc Sơn thì sẽ được hưởng 100% chi phí khám (ngay từ ban đầu) theo mức hưởng ghi trên thẻ BHYT. Khi nhập viện điều trị nội trú, bà A được BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng ghi trên thẻ BHYT. Ví dụ 2: Anh B có BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Phòng khám Đa khoa Trường Sinh, anh B bị tai nạn và được đưa đến khám tại Bệnh viện tỉnh (Ngoài giờ hành chính): Trường hợp 1: Anh B vào khám tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện tỉnh, vết thương nhẹ, được xử trí ổn định và được xuất viện ngay thì sẽ không được BHYT thanh toán chi phí. Trường hợp 2: Anh B vào khám tại khoa Cấp cứu Bệnh viện tỉnh và được bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị nội trú thì sẽ được BHYT thanh toán theo quy định. Như vậy, người bệnh khi tự đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh mà không có Giấy chuyển tuyến từ tuyến huyện (Trung tâm Y tế các huyện, thành phố) hoặc các Phòng khám Đa khoa tư nhân trên địa bàn thì sẽ không được BHYT thanh toán chi phí khám và chỉ được BHYT thanh toán chi phí khi bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú. Do đó, người dân khi đi khám cần có Giấy chuyển tuyến từ nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT để được thanh toán chi phí khám theo Bảo hiểm.

THĂM HỎI NẠN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG HƯỞNG ỨNG “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG DO TAI NẠN GIAO THÔNG”

Hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” tại Việt Nam năm 2022, chiều 28/11/2022, Đại diện Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Lạng Sơn, Tỉnh Đoàn, Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban ATGT TP.Lạng Sơn, Ban ATGT huyện Cao Lộc, Trường THCS Chi Lăng, CLB Thiện nguyện Hồng Xiêm, CLB Hy vọng xanh, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã đến thăm hỏi, động viên bệnh nhân tai nạn giao thông đang điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"4622","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên 2 trường hợp bệnh nhân là nạn nhân của tai nạn giao thông đang điều trị tại Bệnh viện. Trong đó, 1 bệnh nhân nữ chấn thương sọ não đã nằm viện điều trị 5 tháng và 1 bệnh nhân là trẻ em, gãy xương cẳng chân, điều trị gần 1 tháng nay, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho chính nạn nhân và người thân, gia đình. [[{"fid":"4623","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Hoạt động thể hiện sự giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng với các nạn nhân và gia đình nạn nhân tai nạn giao thông đồng thời cảnh báo cho toàn xã hội về thảm hoạ tai nạn giao thông, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức của toàn dân trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông năm 2022.

Trang