CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

Làm gì để phát triển văn hóa đọc trong thời kì chuyển đổi số?

Trong xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, văn hóa đọc ngày càng có điều kiện phát triển khi người đọc có thể tiếp cận với những cuốn sách giá trị ở mọi lúc, mọi nơi…thông qua các thiết bị thông minh. Nhờ thế mà kho tàng kiến thức vô giá về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của nhân loại được mở ra ngày càng dễ dàng để những người yêu sách, có thói quen đọc sách lĩnh hội để tự hoàn thiện bản thân mình. [[{"fid":"4976","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Những thay đổi kỳ diệu Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng mới đọc sách. Thế nhưng, chúng ta lại có đến 70% người dân sử dụng Internet, nằm trong nhóm đầu thế giới. Mặc dù Việt Nam vẫn thường xuyên phát động phong trào đọc sách thông qua nhiều hoạt động thiết thực như ngày hội đọc sách, triển lãm sách…. nhưng theo thống kê, trung bình một người Việt Nam chỉ đọc 4 cuốn sách/năm. Trong số đó có đến 2,8 cuốn là sách giáo khoa; 1,2 cuốn còn lại là thể loại sách khác. So sánh với Singapore, trung bình người dân nước này đọc 14 cuốn sách mỗi năm, người Nhật là 20 cuốn. Qua đó, có thể thấy việc đọc sách của người Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Từ trước đến nay khi nhắc đến thư viện, mọi người thường liên tưởng đến những căn phòng chất đầy sách, tài liệu giấy. Thực tế hiện nay xu hướng chuyển đổi số đang từng bước thay đổi phương thức hoạt động của các thư viện truyền thống, mở ra một kỷ nguyên mới mà ở đó, sách giấy không còn vị trí độc tôn. Phương thức đó là thư viện điện tử hay còn được gọi là thư viện số. Cùng với thư viện điện tử, thói quen đọc sách cũng bắt đầu thay đổi, ngày càng nhiều người tiếp cận với văn hóa đọc trên nền tảng số, đặc biệt là giới trẻ. Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam cũng đang hình thành một thói quen mới cho người đọc sách hiện đại - thói quen “nghe sách”. Đây được cho là kết quả xuất phát từ chính nhu cầu có thực của những người trẻ hiện đại, những người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn được trau dồi kiến thức. Để thích ứng với câu chuyện chuyển đổi số, nhiều nhà xuất bản đã mở thêm kênh xuất bản sách điện tử, từ thể loại lật đơn giản như sách truyền thống đến sách tương tác, sách 3D, hay gần đây nhất là sách nói. Dù có những ưu điểm như cập nhật nhanh, lưu trữ tốt, nhiều người cũng đặt ra những lo ngại liên quan đến loại hình sách điện tử như ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng thiết bị điện tử để đọc sách quá lâu, chất lượng sách… Sách giấy truyền thống hay sách điện tử cùng tồn tại song hành và phát triển để mang đến cho người đọc trải nghiệm, “kênh” văn hóa đọc đa dạng hơn, tốt hơn sẽ là xu thế trong thời gian tới. Nhận định về vấn đề này nhiều chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy văn hóa đọc phát triển, sẽ không thể chỉ kêu gọi người dân đọc nhiều hơn, mà điều quan trọng nằm ở việc nâng cao chất lượng sách từ tác giả đến các nhà xuất bản. Sách điện tử được dự báo sẽ là xu hướng của thời đại. Tuy nhiên thị trường sách in truyền thống sẽ vẫn tồn tại như một phương tiện không thể thiếu để truyền bá thông tin, kiến thức. Và mỗi đối tượng độc giả lại có sự lựa chọn khác nhau giữa sách điện tử và sách giấy, hai loại sách này sẽ luôn song hành phát triển, hướng tới mục đích đưa nhiều cuốn sách hay đến với độc giả, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong xã hội. “Sách chính là kho tàng kiến thức vô giá về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của nhân loại. Đọc sách là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tích góp được mọi tri thức từ cơ bản đến chuyên sâu ở mọi lĩnh vực của nhân loại để có thể phát triển bản thân mình ngày càng tốt hơn”. Chính vì vậy quan tâm, phát triển văn hóa đọc chính là nâng cao dân trí, tạo nền tảng quang trọng để phát triển của mỗi một quốc gia. Cần tận dụng tối đa các không gian công cộng để xác lập sự tồn tại của sách Bàn về giải pháp phát triển văn hóa đọc thời kỳ chuyển đổi số rất nhiều chuyên gia đã khẳng định cần sự nỗ lực của các cấp các ngành với những giải pháp căn cơ, đồng bộ nhưng trên hết vẫn là ý thức của mỗi người dân. Để việc đọc sách trở thành thói quen của mỗi người dân, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.Các nhà xuất bản, công ty sách nên tham gia đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hoá đọc tại các trường học như: Hoạt động Hội sách Mini - sinh hoạt chuyên đề, giao lưu tác giả - tác phẩm, tác giả ký tặng sách, tổ chức Hội sách tại khuôn viên hay hội trường của các trường. Trường học là nơi thể hiện rõ nhất chức năng, sức mạnh của văn hóa đọc. Các trường học cần coi việc xây dựng văn hóa đọc là công việc quan trọng đầu tiên để hình thành sinh hoạt trường học. Cần xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng đọc trong môi trường truyền thống và môi trường điện tử để giảng dạy không chỉ trong nhà trường cho giáo viên, học sinh mà còn cho cả phụ huynh. Cần đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4 hàng năm, phát động tuần lễ đọc sách và nhiều hoạt động, sự kiện tôn vinh sách trong tuần lễ này. Nên tổ chức nhiều hội chợ sách và không chỉ tổ chức ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh thành, tổ chức thêm nhiều hội sách trực tuyến, phát triển thêm nhiều đường sách, phố sách, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ Reading Code. Về phía Nhà nước cũng cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện văn hoá khoa học tổng hợp. Đây là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, nơi học tập suốt đời cho mọi công dân. Thư viện trường học phải có đủ kinh phí hoạt động và phát triển ngang tầm các hệ thống thư viện trong khu vực cũng như quốc tế .Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên đưa việc đọc sách và xây dựng tủ sách gia đình vào tiêu chí của gia đình văn hóa. Mỗi người cần nâng cao ý thức đọc sách để làm giàu tri thức của bản thân. Bên cạnh đó cần đưa sách lại gần công chúng thông qua các hoạt động cho, tặng sách…Nhà nước và người dân cũng cần tận dụng tối đa các không gian công cộng để xác lập sự tồn tại của sách và văn hóa đọc. Chẳng hạn các quán nước, quán cà phê, quán ăn, bệnh viện, phòng khám, thẩm mĩ viện… có thể đặt thêm giá sách để cho khách đọc trong thời gian chờ đợi... Đọc sách lúc rảnh rỗi khi chờ đợi sẽ là một cơ hội tốt để người dân hình thành thói quen đọc sách. Nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) đã từng nói về giá trị của việc đọc sách: “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”. Những tinh túy, những kiến thức quý báu, quan trọng và những kinh nghiệm vô giá đều đã được đúc kết trong những trang sách. Nếu muốn khám phá thế giới, muốn mở mang tầm nhìn và muốn thành công thì mỗi người hãy hình thành thói quen đọc sách./. Nguồn: dangcongsan.vn  

SINH HOẠT KHOA HỌC THƯỜNG KỲ THÁNG 4 NĂM 2023

Chiều ngày 20/4/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức sinh hoạt khoa học thường kỳ tháng 4 năm 2023. Dự buổi sinh hoạt khoa học có hơn 80 bác sĩ, dược sĩ trong toàn Bệnh viện. Báo cáo viên là Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Diệp – Phó trưởng khoa Nhi. [[{"fid":"4973","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ, dược sĩ trong Bệnh viện đã cùng tìm hiểu, đưa ra ý kiến, thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác Hồi sức sơ sinh: cơ sở sinh lý của hồi sức sơ sinh và các bước hồi sức ban đầu cho trẻ sơ sinh... Các tình huống lâm sàng được đưa ra thảo luận tại buổi sinh hoạt đều là các tình huống thường gặp trong hồi sức sơ sinh và các bác sĩ đã cùng thảo luận đưa ra phương pháp xử trí phù hợp đối với từng tình huống. [[{"fid":"4974","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Buổi sinh hoạt khoa học đã giúp các bác sĩ, dược sĩ cập nhật những kiến thức mới nhất và có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin, phương pháp điều trị mới trong chuyên ngành, từ đó áp dụng vào thực tiễn điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

CHƯƠNG TRÌNH CẮT TÓC MIỄN PHÍ CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN

Được sự nhất trí của lãnh đạo Bệnh viện, chiều ngày 19/4/2023, Phòng Công tác xã hội đã kết nối với Salon tóc Sáng Huy (Địa chỉ: 39 Trần Hưng Đạo – TP Lạng Sơn) tổ chức chương trình “Cắt tóc miễn phí” cho bệnh nhân đang điều trị nội trú, đặc biệt là các bệnh nhân gặp khó khăn về vận động, điều trị nội trú dài ngày tại Bệnh viện. Ngay từ đầu giờ chiều các thợ cắt tóc chuyên nghiệp của Salon tóc Sáng Huy đã có mặt tại Bệnh viện, cùng Phòng Công tác xã hội chuẩn bị các công tác hậu cần phục vụ việc cắt tóc phục vụ bệnh nhân được diễn ra chu đáo và thuận tiện. Hưởng ứng hoạt động thiết thực này, các bệnh nhân cũng có mặt từ rất sớm, ngồi chờ đến lượt, đồng thời cũng thực hiện đúng các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19. Niềm vui và sự phấn khởi của người bệnh, người nhà người bệnh lan tỏa khắp bầu không khí chương trình như một ngày hội làm đẹp với nhiều ý nghĩa. [[{"fid":"4967","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Để tạo điều kiện tốt nhất cho các bệnh nhân nặng, các thợ cắt tóc đã đến từng giường bệnh khoa Nội Tổng hợp phục vụ các bệnh nhân có nhu cầu. Trong 1 buổi chiều, chương trình đã thực hiện cắt tóc và gội đầu miễn phí cho hơn 60 lượt bệnh nhân. Trong suốt chương trình, các thợ cắt tóc của Salon tóc Sáng Huy luôn tỉ mỉ, khéo léo cắt tỉa để mỗi bệnh nhân đều có mái tóc thật đẹp, gọn gàng và ưng ý. Với sự vui vẻ, tinh thần phấn khởi của người bệnh tham gia đã cho thấy sự ấm áp và ý nghĩa của chương trình. Mong rằng, với mái tóc mới, các bệnh nhân sẽ có thêm tinh thần và nghị lực tiếp tục chiến đấu với bệnh tật, sớm trở về với cuộc sống thường ngày. [[{"fid":"4968","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Chương trình cắt tóc miễn phí cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được thực hiện 2 lần/ tháng, với sự hỗ trợ của các Slon tóc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh điều trị vượt lên khó khăn, chiến thắng bệnh tật, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia yêu thương trong cộng đồng. [[{"fid":"4969","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên của Salon tóc Sáng Huy; Sinh viên tình nguyện Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; Các đơn vị tài trợ: VNPT Lạng Sơn, Công ty Sen Hồng, Công ty sữa Yakult đã hỗ trợ Bệnh viện thực hiện chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này. Kính chúc quý nhà hảo tâm sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các Salon tóc và các quý nhà hảo tâm đối với công tác hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"4970","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1774","width":"1227","style":"width: 500px; height: 723px;","class":"media-element file-default"}}]][[{"fid":"4971","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1746","width":"1239","style":"width: 500px; height: 705px;","class":"media-element file-default"}}]]

NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TỈNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Chiều ngày 17/4/2023, Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2023 do Bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện làm Chủ tịch Hội đồng đã tiến hành nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật qua da bằng Laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn”. Đề tài do Bác sĩ Trần Mậu Việt và Lê Tuấn Linh đồng chủ nhiệm. [[{"fid":"4962","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đề tài được thực hiện với mục tiêu ứng dụng thành công kỹ thuật điều trị sỏi đường mật bằng Laser qua da tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, nhằm thay thế các phương pháp phẫu thuật truyền thống chưa đem lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi mật. Kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật bằng laser qua da là kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất hiện nay trong điều trị sỏi mật, kỹ thuật này khắc phục nhược điểm của tất cả các kỹ thuật điều trị trước đây, bệnh nhân được điều trị với tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng, thời gian phục hồi nhanh. Kỹ thuật này hiện nay chỉ có một số bệnh viện tuyến trung ương và rất ít bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện được. [[{"fid":"4963","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nhóm nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng đặc điểm, chẩn đoán của bệnh lý sỏi mật, các biến chứng và phương pháp điều trị. Nhóm đã thực hiện phẫu thuật trên 15 bệnh nhân cho kết quả thành công 100%. Đề tài được thực hiện đúng tiến độ, có giá trị khoa học cao cả về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu đề tài cũng đã thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế đồng thời đưa ra một số góp ý để nhóm tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài được tốt hơn. Kết thúc buổi nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất thông qua đề tài với kết quả đánh giá xếp loại Xuất sắc. Việc thực hiện kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật qua da bằng laser thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định trình độ chuyên môn cao của các bác sĩ Bệnh viện, qua đó góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân.

KÊU GỌI ỦNG HỘ SÁCH, TRUYỆN CHO BỆNH NHI CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC VIỆT NAM 21/4

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích tinh thần đọc sách và nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đưa văn hóa đọc phát triển lên tầm cao mới, ngày 4/11/2021 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thay thế cho Ngày Sách Việt Nam trước đây và vẫn được diễn ra vào ngày 21/4 hằng năm. [[{"fid":"4959","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Năm 2023, ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được diễn ra từ Thứ Sáu, ngày 21/4/2023. Chào mừng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, Bệnh viện kêu gọi các nhà hảo tâm, đơn vị, và nhân dân ủng hộ cho Tủ sách thiếu nhi của Bệnh viện, các cuốn sách ủng hộ có nội dung giáo dục về kỹ năng sống, kiến thức cuộc sống, truyện tranh thiếu nhi,… để tạo thêm niềm vui cho các bệnh nhân nhi đồng thời góp phần tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. [[{"fid":"4960","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thời gian tiếp nhận: Từ ngày 17/04/2023 đến hết ngày 28/04/2023 Địa điểm tiếp nhận: Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Điện thoại: 02053 898 992 Trân trọng cảm ơn./.

VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU – PHƯƠNG PHÁP GIÚP NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN SỚM QUAY TRỞ LẠI CUỘC SỐNG

Trong thời gian vừa qua, khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã giúp được rất nhiều người bệnh tránh được các di chứng thứ phát do nằm lâu như: loét đè ép, teo cơ, cứng khớp… Trung bình mỗi ngày khoa điều trị cho khoảng 20 lượt bệnh nhân mắc các di chứng sau tai biến mạch máu não. Đối với người bệnh bị tai biến mạch mãu não, sau khi điều trị nội khoa, người bệnh thường gặp phải những di chứng như cứng khớp, teo cơ, yếu, liệt vận động,… Một số trường hợp do nằm lâu bị loét đè ép, gây ảnh hưởng sức khỏe cũng như khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt. [[{"fid":"4954","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"756","style":"width: 500px; height: 847px;","class":"media-element file-default"}}]] Kỹ thuật viên khoa Phục hồi chức năng hỗ trợ người bệnh điều trị phục hồi Để khắc phục những di chứng ấy thì việc tập phục hồi chức năng sẽ hỗ trợ cải thiện rất nhiều. Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng đã ứng dụng nhiều kỹ thuật, bài tập để giúp bệnh nhân luyện tập. Người bệnh sẽ được thăm khám, lượng giá chức năng bởi các bác sĩ chuyên khoa và đưa ra phương pháp điều trị phục hồi chức năng phù hợp với từng người bệnh, được tập luyện với các dụng cụ chuyên dụng, hiện đại. Đặc biệt, việc tập luyện được thực hiện bởi các kỹ thuật viên phục hồi chức năng giúp cho việc điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh - nhất là người bệnh sau tai biến mạch máu não, giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường. Bên cạnh đó, người nhà được hướng dẫn các kỹ thuật để tập luyện tại nhà. Tai biến mạch máu não (hay còn được gọi là đột quỵ não) bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não. Bệnh để lại nhiều di chứng và điều trị tốn kém. Một trong số những biến chứng thường gặp nhất là liệt nửa người. Trước đây, tập vận động tại bệnh viện hầu như rất hạn chế. Phần lớn người bệnh sau tai biến đều tự luyện tập tại nhà với các dụng cụ thô sơ và kỹ thuật tự phát. Chính vì thế mà tỉ lệ tàn tật, di chứng sau tai biến mạch máu não còn cao. [[{"fid":"4955","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"842","style":"width: 500px; height: 760px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện nay, việc áp dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng sớm, tập vận động trong giai đoạn đầu của tai biến mạch máu não đã được chú trọng hơn. Thực tế cho thấy, những người bệnh được tập vận động bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng có tỷ lệ hồi phục cao hơn. Các kỹ thuật vận động trị liệu bao gồm: Tập vận động thụ động Tập vận động có trợ giúp Tập vận động chủ động Tập vận động có kháng trở Tập ngồi thăng bằng tĩnh và động Tập đứng thăng bằng tĩnh và động Kỹ thuật tập đứng và đi cho người bệnh liệt nửa người Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho người bệnh liệt nửa người Tập lăn trở, tập di chuyển từ giường sang ghế, từ ghế sang giường Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi và ngược lại, từ ngồi sang đứng và ngược lại. Tập đi bằng khung tập đi Tập lên xuống cầu thang Tập các sinh hoạt hàng ngày như: mặc quần áo, ăn uống, tắm rửa… ​Bác sĩ Nông Thị Thanh - Khoa Phục hồi chức năng

3 BỆNH NHÂN CẤP CỨU SAU TRUYỀN DỊCH TẠI NHÀ

Ngày 9/4/2023, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân nhập viện do phản vệ sau khi truyền dịch tại nhà. Các bệnh nhân H.T.S (60 tuổi, ở Hợp Thành, Cao Lộc), N.Đ.X (54 tuổi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Lạng Sơn), Đ.T.D (63 tuổi, ở Gia Cát, Cao Lộc) vào viện (trong cùng một ngày) với các dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, run chân tay, khó thở sau khi truyền dịch tại nhà. Các bệnh nhân đã được cấp cứu, xử trí chống sốc và truyền dịch. Sau xử trí, sức khoẻ các bệnh nhân ổn định và đã ra viện. [[{"fid":"4952","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân vào viện với các dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, run chân tay, khó thở Hiện nay, một số người bệnh khi mệt mỏi, ăn kém thường tự truyền dịch tại nhà. Tuy nhiên, truyền dịch cũng có những tai biến có thể xảy ra nên cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, nhân viên y tế có đầy đủ khả năng chuyên môn để xứ trí. Các biến chứng xảy ra khi tự ý truyền dịch có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Trường hợp nhẹ, người bệnh bị sưng nề, đau tại vùng cắm kim truyền. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị viêm tĩnh mạch, phù tim, thận, tụt huyết áp, hôn mê, sốc phản vệ và tử vong. Bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên lạm dụng việc truyền dịch tại nhà, khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi thực hiện truyền dịch phải có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ và phải được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để có đầy đủ các phương tiện cấp cứu khi tai biến xảy ra.

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Số ca COVID-19 ở nước ta trong khoảng 1 tuần qua tăng nhanh, đặc biệt có 2 ngày số mắc mới vượt mức 100 ca/ ngày; trong đó, nhiều bệnh nhân vẫn chưa tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 theo khuyến cáo... Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ 05/4 -11/4/2023, số ca mắc Covid-19 trong cả nước là hơn 600 ca, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó. Trung bình, mỗi ngày ghi 90 ca mắc mới.  [[{"fid":"4949","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2206","width":"1448","style":"width: 500px; height: 762px;","class":"media-element file-default"}}]] Số ca COVID-19 gần đây chủ yếu tập trung tại miền Bắc, cao nhất là thành phố Hà Nội. Nhiều bệnh nhân với nhập viện điều trị, có triệu chứng nặng nề. Điều đáng nói là có những bệnh nhân điều trị COVID-19 tại đây đều thuộc đối tượng cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 nhưng hầu hết mới chỉ tiêm 2 hoặc 3 mũi, thậm chí có người chưa tiêm mũi nào. Trong tuần qua, tại Lạng Sơn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, với vị trí giáp Trung Quốc, hoạt động giao thương đã trở lại bình thường, nguy cơ Covi-19 quay trở lại cộng đồng là rất cao. Người dân cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh Covid-19, không lơ là, chủ quan. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp như: Đeo khẩu trang nơi công cộng; Vệ sinh tay đúng cách; Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, đặc biệt là trong mùa nồm ẩm này; Tăng cường rèn luyện thể lực, có chế độ dinh dưỡng hợp lý… Đặc biệt, một trong những biện phát hữu hiệu nhất là tiêm vaccine COVID-19. Khi có các triệu chứng nghi ngờ như ho, sốt, khó thở… cần xét nghiệm kiểm tra, khai báo y tế (nếu đã nhiễm), tự cách ly và báo cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị.   Dương Thần Trưởng - Phòng Quản lý chất lượng

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ KHI THỜI TIẾT MƯA PHÙN, NỒM ẨM

Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm có thể làm hệ miễn dịch bị suy yếu, dẫn đến mắc các bệnh cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn. Sau đây là một số lời khuyên để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm. 1. Tránh ra ngoài khi trời đang mưa phùn Thời tiết nồm ẩm, lạnh và mưa phùn làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan, trong đó làm giảm lưu thông máu tới mũi, khiến cho bạn dễ dàng bị cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang hơn. Do vậy, rất dễ bị cảm lạnh khi dính mưa. Vì vậy, cần giữ ấm cơ thể, tránh cơ thể nhiễm lạnh. Khi ra ngoài trời nhớ mặc áo mưa để không bị ướt. Với thời tiết mưa phùn này, hãy luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài. 2. Ăn thực phẩm giàu vitamin C Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C là các loại rau củ quả màu đỏ, cam và vàng, như bí ngô, khoai lang, ớt chuông, đu đủ, cam, dứa,... Đặc biệt cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm. Không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh bị nhiễm khuẩn. Đảm bảo bát đũa sạch sẽ, không bị mốc. 3. Tắm nước ấm Khi đi dưới mưa phùn, cơ thể bạn có thể bị nhiễm lạnh và nhiệt độ cơ thể giảm. Tắm nước ấm sẽ giúp cơ thể ấm lên, loại bỏ vi khuẩn cũng như bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn. Lưu ý sau khi tắm hãy lau thật khô người rồi mới mặc quần áo và mặc đủ ấm. Không mặc quần áo ẩm. Ngoài ra, ngâm chân nước ấm, có thể pha với thảo mộc trước khi đi ngủ cũng là cách giúp bạn lưu thông khí huyết, có một giấc ngủ ngon hơn. 4. Ăn các món ấm Thực phẩm nóng như trà nóng, canh nóng,... giúp giữ ấm cổ họng, giúp bạn tránh xa cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh đường hô hấp,... [[{"fid":"4942","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 649px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân Trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm, nên giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Đặc biệt nên rửa tay thường xuyên hoặc khử khuẩn để tránh nhiễm khuẩn. 6. Uống đủ nước Dù trong thời tiết nào, bạn cũng nên uống đủ nước. Đừng đợi khi khát mới uống vì có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Uống đủ nước cũng là cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 7. Ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng Trong những ngày mưa phùn ẩm ướt và lạnh, hãy đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường miễn dịch. Bạn nên tự nấu các món ăn tươi đủ dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn. Đặc biệt, cần vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, tránh ẩm mốc. 8. Phòng bệnh sốt xuất huyết Trời mưa phùn, ẩm ướt có thể làm muỗi sinh sôi, nên bạn cần đặc biệt phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Có thể dùng máy hút ẩm, máy lọc không khí, thuốc đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa bằng chất khử khuẩn để diệt muỗi. Đặc biệt, cần mắc màn khi ngủ để không bị muỗi đốt. 9. Tránh thức ăn cay Bạn cần hạn chế đồ ăn cay trong mùa mưa vì những thực phẩm này có thể gây dị ứng, kích ứng da. Sẽ tốt hơn cho bạn nếu giảm ăn cay. 10. Không mặc quần áo ẩm Trời nồm khiến quần áo rất lâu khô, dễ bị ẩm. Dính nước mưa hoặc mặc quần áo ẩm khiến bạn dễ bị cảm lạnh, ho hoặc cúm. Vì vậy, đảm bảo mặc quần áo khô ráo. Nếu quần áo hơi ẩm, bạn cần là hoặc sấy cho khô hẳn rồi mới nên mặc để tránh bị nhiễm lạnh.

BLOUSE TRẮNG – NHÂN LÊN NHỮNG GIỌT HỒNG SẺ CHIA

“Mỗi giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”, đó là thông điệp, cũng chính là ý nghĩa cao cả của việc hiến máu cứu người. Suốt nhiều năm qua, từ những tấm lòng nhân ái, từ những giọt hồng được sẻ chia, đã có nhiều người bệnh vượt qua cơn nguy kịch, ở lại với cuộc đời. Phát hiện con mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ khi con mới 15 tháng tuổi. Từ đó đến nay, đều đặn mỗi tháng 1 lần, chị Hoàng Thị Quy (ở xã Thượng Cường, huyện Chi Lăng) lại đưa con đến truyền máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Căn bệnh quái ác hiện vẫn không có bất cứ loại thuốc nào chữa trị được, con chị phải sống chung và phải truyền máu suốt cả cuộc đời. Nếu không có những giọt máu của người hiến tặng thì những người mắc bệnh như con chị khó có thể duy trì sự sống. Chị Quy chia sẻ: Xác định căn bệnh này theo con cả đời nên tôi cứ đi cùng con điều trị thôi, còn nước còn tát. Nếu không có những người hiến máu, bản thân tôi và con sẽ rất vất vả. Bố mẹ cũng không có đủ máu để truyền cho con. Tôi vô cùng biết ơn những người đã hiến máu để con tôi được điều trị bệnh đến ngày hôm nay. Công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, hơn ai hết, bác sĩ Đoàn Anh Đức (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống của Bệnh viện) càng thấu hiểu mức độ nguy hiểm khi người bệnh không đủ máu để truyền trong lúc nguy kịch. 23 năm qua, bác sĩ Đức không chỉ thầm lặng hiến máu cứu người, anh còn đứng ra thành lập Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống của Bệnh viện để kịp thời giúp đỡ bệnh nhân cần máu. Từ hơn 20 thành viên là các bác sĩ, điều dưỡng trong Bệnh viện, đến nay, Câu lạc bộ đã phát triển lên đến hơn 100 thành viên, với nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng đều chung một tấm lòng nhân ái, sẵn sàng hiến máu, phục vụ điều trị cho người bệnh, đặc biệt là kịp thời cấp cứu cho nhiều bệnh nhân nguy kịch. [[{"fid":"4939","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Đoàn Anh Đức đã có 23 lần hiến máu tình nguyện và rất nhiều lần hiến máu đột xuất cấp cứu người bệnh Bác sĩ Đức cho biết: Là một bác sĩ, tôi hiểu được việc hiến máu là rất cần thiết cho người bệnh và cũng an toàn đối với người cho nên 23 năm qua, tôi không chỉ tham gia hiến máu trong các đợt hiến máu tình nguyện mà ngay khi có người bệnh cần truyền máu trực tiếp để cấp cứu tôi cũng luôn sẵn sàng cho máu. Trong những trường hợp nguy kịch, người bệnh không chỉ phải truyền 1 đơn vị máu mà phải 5-10, thậm chí 15 đơn vị máu mới giúp được người bệnh qua cơn nguy kịch. Mình tôi thì không thể cung cấp đủ số lượng đó nên tôi đã chia sẻ với đồng nghiệp trong đơn vị và thống nhất thành lập Câu lạc bộ (CLB) Ngân hàng máu sống với số lượng hiện nay đã lên đến hơn 100 thành viên. Mỗi năm CLB giúp được khoảng 15 đến 20 trường hợp bệnh nhân cần máu trực tiếp tại Bệnh viện. Mỗi lần cứu sống được bệnh nhân, chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì giúp gia đình bệnh nhân giữ lại được người thân của mình. Tôi cũng hy vọng trong thời gian tới với tinh thần tương thân tương ái, việc hiến máu ngày càng trở nên phổ biến hơn, Ngân hàng máu sống của chúng tôi ngày càng lớn mạnh hơn, giúp đỡ được nhiều người bệnh hơn trong những tình huống nguy kịch. Những năm gần đây, với việc đẩy mạnh, đổi mới và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động, phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã lan tỏa rộng khắp. Từ các phong trào và các ngày hội hiến máu như “Hành trình đỏ”, “Giọt hồng Xứ Lạng”, “Chủ nhật đỏ”, “Blouse Trắng – Trái tim hồng”… đã huy động được đông đảo nhân viên y tế và các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu, nhân lên tinh thần tương thân tương ái. Đã có rất nhiều người bệnh được cứu sống từ những giọt hồng được sẻ chia. [[{"fid":"4940","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 547px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chị Vi thị Thùy - Điều dưỡng đã có hàng chục lần hiến máu cấp cứu bệnh nhi Bên cạnh đó, hiến máu cứu người cũng trở thành việc làm thường xuyên của cán bộ, viên chức, người lao động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Nhiều cá nhân đã có hàng chục lần tham gia hiến máu và sẵn sàng là “kho máu sống” để cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân. Đây là hành động nhân đạo, nghĩa cử cao đẹp của những lương y khoác trên mình áo Blouse trắng. Bác sĩ Đặng Huy Du, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người, hàng năm, Bệnh viện đã ban hành kế hoạch hiến máu tình nguyện đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị phân công nhân lực hỗ trợ trong các đợt hiến máu, nêu cao trách nhiệm của nhân viên y tế trong công tác hiến máu, tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động tham gia hiến máu với số lượng đăng ký và tham gia hiến ngày càng tăng qua các năm. Đặc biệt, Bệnh viện có CLB Ngân hàng máu sống hoạt động rất tích cực, nhiều nhân viên y tế của Bệnh viện đã có hàng chục lần cho máu, kịp thời cấp cứu người bệnh qua cơn nguy kịch, mang đến niềm vui, hy vọng cho gia đình bệnh nhân. Mặc dù không biết những giọt máu được truyền vào cơ thể là do ai hiến tặng, song đối với những người bệnh, đó là những giọt hồng nghĩa tình của những ân nhân, những "người hùng” thầm lặng, sẵn sàng sẻ chia, thắp lên niềm hy vọng để những bệnh nhân nguy kịch, mắc bệnh hiểm nghèo như họ tiếp tục được sống. Còn với những người tham gia hiến máu tình nguyện, hạnh phúc là được sẻ chia, được làm những điều ý nghĩa, bởi “mỗi giọt máu cho đi là một cuộc đời ở lại”.

Trang