CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

THƯ NGỎ KÊU GỌI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH “CẮT TÓC MIỄN PHÍ”

Kính gửi: Các Salon Tóc trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe đến Quý vị. Kính thưa các Salon Tóc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn mỗi ngày tiếp nhận và điều trị cho hơn 800 người bệnh, trong đó có rất nhiều người bệnh nặng, cần điều trị lâu dài. Để đạt hiệu quả cao trong điều trị thì việc vệ sinh và chăm sóc cá nhân cho người bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh; Giúp người bệnh thoải mái, lạc quan, hài lòng khi nằm viện và đặc biệt hơn là lan tỏa tình yêu thương của Quý vị tới những người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trân trọng mời các Salon Tóc tham gia chương trình “Sạch thơm mái tóc – ấm tình yêu thương” cắt tóc gội đầu miễn phí cho người bệnh với thông điệp “Chia sẻ yêu thương”.  Bệnh viện rất mong muốn và hi vọng các Salon Tóc sẽ dành thời gian để “Chia sẻ yêu thương” với người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện. Sự chung tay của Qúy vị sẽ góp phần giúp Bệnh viện và người bệnh có thêm sức mạnh và nghị lực để chiến thắng bệnh tật. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc Quý vị sức khỏe, thành công! Mọi thông tin xin liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Địa chỉ: Thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. SĐT: 02053.898.992 [[{"fid":"4886","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

Trẻ mắc thủy đậu rồi có mắc lại không?

Hiện nay, một số nơi có nhiều trẻ mắc bệnh thủy đậu nên các bậc cha mẹ rất lo lắng, không biết trẻ đã mắc thủy đậu rồi liệu có mắc lại căn bệnh này không? Và cách phòng bệnh thủy đậu thế nào để tránh lây nhiễm? Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. ‎Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên và là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi 1 người mang virus thủy đậu nói, hắt hơi, nhảy mũi hoặc ho... thì các virus đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi và người khác hít phải bụi sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng có không ít người lớn mắc bệnh này. Trẻ mắc thủy đậu rồi có mắc lại không? Đây là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Theo các nghiên cứu, chúng ta có thể bị virus Varicella - Zoster gây bệnh thủy đậu tấn công nhiều lần, nhưng loại virus này chỉ gây bệnh thủy đậu một lần trong đời. Các thống kê cho thấy rất hiếm trường hợp bị tái phát thủy đậu, nghĩa là mắc lần thứ 2, bởi sau khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể tự tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, virus gây bệnh sẽ đi sâu vào các rễ thần kinh và tồn tại ở đó, chờ lúc hệ miễn dịch suy yếu để tái hoạt động trở lại và gây bệnh zona. Các ghi nhận cho thấy đối với trường hợp xảy ra (rất hiếm gặp chiếm 10 - 20% trong số người đã bị nhiễm thủy đậu lại lần 2) có thể do kháng thể sinh ra và tồn tại không đủ mạnh để phòng chống bệnh. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng, điều này tương tự như chúng ta đã tiêm phòng thủy đậu và không phải tất cả các trường hợp đã tiêm phòng đều có thể phòng chống bệnh. Tuy nhiên, nếu mắc thủy đậu sẽ nhẹ hơn và kéo dài ít ngày hơn. [[{"fid":"4883","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]   Diễn biến của bệnh thủy đậu Người ta chia bệnh thủy đậu ra 4 thời kỳ phát triển, mỗi thời kỳ có dấu hiệu khác nhau. Cụ thể: - Thời kỳ ủ bệnh Đây là khi nhiễm virus, thời kỳ virus trong người và phát bệnh. Ở thời gian này kéo dài từ 10 - 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết. - Thời kỳ khởi phát (phát bệnh) Thời điểm phát bệnh với những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu. Một số bệnh nhân còn có hạch sau tai, kèm viêm họng. - Thời kỳ toàn phát Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu. Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.Thống kê cho thấy có khoảng 80 - 90% số người được tiêm vaccine thủy đậu sẽ miễn dịch hoàn toàn với bệnh thủy đậu, những người còn lại nếu có mắc thủy đậu thì triệu chứng bệnh sẽ nhẹ và kéo dài ít ngày hơn.   Và như vậy, nếu trẻ đã từng mắc thủy đậu thì cha mẹ cũng yên tâm sẽ hiếm khi mắc lại bệnh này. - Thời kỳ hồi phục Sau từ 7 - 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm. Bởi thủy đậu sẽ để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất. Dự phòng bệnh thủy đậu cho trẻ có được không? Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, vì vậy việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Để phòng bệnh những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh không có miễn dịch, người suy giảm miễn dịch... để tránh bị phơi nhiễm bằng cách tiêm chủng cho những người trong gia đình, những người tiếp xúc gần. Vaccine phòng bệnh thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau: + Tất cả trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi được tiêm 1 lần. + Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. + Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4 - 8 tuần. Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền. Nếu đã được phòng vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80 - 90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu và thường là không bị biến chứng.

BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO HỒI PHỤC BÌNH THƯỜNG NHỜ SỬ DỤNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT TRONG “GIỜ VÀNG”

Khoảng 10h sáng ngày 10/3/2023, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân V.V.T (62 tuổi, ở xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng nói ngọng, liệt mặt trái nhẹ, liệt nửa người phải, huyết áp tăng 190/100. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, trước vào viện khoảng hơn 2 giờ, bệnh nhân đột ngột xuất hiện các dấu hiệu trên, được người nhà phát hiện và đưa đến Bệnh viện cấp cứu. [[{"fid":"4881","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục tốt, tự đứng dậy, đi lại được và tiếp tục tập phục hồi chức năng để trở về vận động bình thường Các bác sĩ khoa Cấp cứu BVĐK đã khám và chẩn đoán bệnh nhân Nhồi máu não cấp giờ thứ 3/Tăng huyết áp và nhanh chóng khởi động chương trình Tiêu sợi huyết để điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân được xử trí hạ áp và chụp cắt lớp sọ não, kết quả thấy hình ảnh nhồi máu não, không phát hiện tổn thương xuất huyết não, bác sĩ chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân ngay tại phòng chụp để tiết kiệm thời gian. Như vậy bệnh nhân đã được dùng thuốc tiêu sợi huyết điều trị nhồi máu não chỉ sau khoảng 20 phút vào viện. Sau 10 phút dùng thuốc tiêu sợi huyết, tình trạng liệt của bệnh nhân đã được cải thiện, nói dễ dàng hơn. Sau 1 giờ dùng thuốc, bệnh nhân cơ lực bên phải cải thiện, đã tự cử động được tay chân, kết quả chụp cắt lớp vi tính kiểm tra không còn thấy hình ảnh nhồi máu não. Sau 7 ngày điều trị tại BVĐK, bệnh nhân hồi phục tốt, tự đứng dậy, đi lại được và tiếp tục tập phục hồi chức năng để trở về vận động bình thường. Thuốc Tiêu sợi huyết (tiêu huyết khối) có vai trò làm tan huyết khối (cục máu đông làm tắc dòng chảy lòng mạch máu não và gây ra đột quỵ não). Thuốc Tiêu sợi huyết (Alteplase) có vai trò giảm tỉ lệ tàn tật và tăng khả năng phục hồi vận động của bệnh nhân sau đột quỵ não. Để đạt tác dụng, người bệnh cần được điều trị thuốc tiêu sợi huyết trong vòng 3 giờ kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện các dấu hiệu đau đầu, nói khó, nói ngọng, tê liệt mặt, yếu hoặc liệt nửa người, mắt mờ, rối loạn ý thức,… cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhất là trong “giờ vàng” (3 giờ đầu tính từ khi khởi phát bệnh) để giúp người bệnh tăng khả năng phục hồi nhanh chóng mà không để lại bất cứ di chứng nào. Xem thêm: http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/thuoc-tieu-soi-huyet-trong-cap-cuu-nguoi-benh-dot-quy-nao.html

HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH "GIỜ TRÁI ĐẤT NĂM 2023"

Theo đó, sự kiện tắt đèn trong vòng 1 giờ hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023 sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30, thứ Bảy, ngày 25/3/2023. Chiến dịch Giờ Trái đất sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bằng biểu tượng 60+, thông điệp của Giờ Trái đất gửi đến cộng đồng không chỉ là tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong 1 giờ đồng hồ, mà chúng ta phải thực hành nó thường xuyên trong suốt 365 ngày của cả 1 năm. Với hiệu ứng và sức lan tỏa trên khắp cả nước, Chiến dịch cũng sẽ góp phần hiện thực hóa cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. [[{"fid":"4877","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 300px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kêu gọi cán bộ, viên chức, người lao động, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hưởng ứng chiến dịch "Giờ Trái Đất năm 2023", tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30-21h30 Thứ Bảy, ngày 25/3/2023; góp phần tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

CHỦ ĐỀ NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC NĂM 2023 - "HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI"

Vào tháng 6/2012, cựu Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon chính thức công bố Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 tại một hội nghị của Liên Hợp quốc về vấn đề này. Ngày 12/7/2021, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 66/281 tuyên bố ngày 20/3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Ngày Quốc tế Hạnh phúc hàng năm là dịp là để cả thế giới cùng biểu thị mong muốn, niềm tin và quyết tâm phấn đấu vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo; một thế giới phát triển thịnh vượng và bền vững; một thế giới mà tất cả mọi người dù khác màu da, dân tộc, tôn giáo đều được hưởng trọn niềm hạnh phúc. Ngày Quốc tế Hạnh phúc đầu tiên đã được Liên Hợp quốc tổ chức vào ngày 20/3/2013 với thông điệp “Hãy hành động vì hạnh phúc”. Ông Ban Ki-moon tin tưởng rằng: “Ngày Quốc tế Hạnh phúc đầu tiên cho chúng ta cơ hội để tăng cường cam kết nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững và toàn diện của nhân loại, cũng như làm mới lại các cam kết của chúng ta để giúp đỡ những người khác. Khi chúng ta đóng góp cho lợi ích chung, chúng ta cũng làm giàu cho chính mình. Lòng nhân ái mang lại hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng được tương lai như chính chúng ta mong muốn”. [[{"fid":"4871","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"411","width":"823","style":"width: 500px; height: 250px;","class":"media-element file-default"}}]] Năm 2015, Liên Hợp quốc đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và bảo vệ hành tinh của chúng ta - vốn là ba khía cạnh chính dẫn đến hạnh phúc và sung túc. Liên Hợp quốc kêu gọi mọi người ở mọi độ tuổi, đến từ mỗi lớp học, mỗi doanh nghiệp và chính phủ tham gia kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Ngày Quốc tế hạnh phúc lấy từ ý tưởng của Bhutan, một vương quốc bé nhỏ nằm sâu trong lục địa miền Đông Himalayas, vốn được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như: Sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Liên Hợp quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, bởi đây là ngày xuân phân - ngày đặc biệt nhất trong năm. Vào ngày này, mặt trời nằm ngang đường xích đạo, độ dài ngày và đêm bằng nhau đại diện cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Điều này cũng là biểu tượng cho sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực. Với những ý nghĩa đặc biệt đó, ngày Quốc tế Hạnh Phúc truyền tải thông điệp rằng: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc. Cho đến nay, có trên 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ Ngày Quốc tế Hạnh phúc bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân. Thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 do Liên Hợp quốc phát động, ngày 26/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc 20 tháng 3 hàng năm” nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, gia đình, toàn xã hội về Ngày Quốc tế Hạnh phúc, từ đó có hạnh động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam; tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Năm 2014 là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc cùng nhiều hoạt động hưởng ứng với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc của Việt Nam cùng với thế giới mong muốn và quyết tâm phấn đấu vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo, một thế giới phát triển thịnh vượng và bền vững, một thế giới mà tất cả mọi người dù khác màu da, dân tộc, tôn giáo đều được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc. [[{"fid":"4878","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 296px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2023 là “Hạnh phúc cho mọi người” với khẩu hiệu là: “Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc”. Liên Hợp quốc đã chọn ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc, công nhận ngày này như một sự kiện để thúc đẩy các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân. Đích đến cuối cùng của mọi mục tiêu phát triển được Liên Hợp quốc nêu rõ là hạnh phúc và an sinh của người dân. Vào Ngày Quốc tế Hạnh phúc, Liên Hợp quốc sẽ đưa ra Báo cáo chỉ số hạnh phúc toàn cầu, xếp hạng những nỗ lực của các nước trên thế giới vì mục tiêu này. Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới thường niên do Liên Hợp quốc tài trợ được công bố, năm 2022, Việt Nam đã thăng hạng từ vị trí thứ 79 lên 77 (Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 83). Đánh giá về "Hạnh phúc" cơ bản dựa vào các chỉ số như tuổi thọ, sức khỏe, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội trong thời kỳ khó khăn, mức độ tham nhũng và lòng tin xã hội. Cùng với đó là độ rộng lượng của cộng đồng và người dân được tự do đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống. Nguồn: Sưu tầm Internet  

PHÒNG NGỪA GIẢM THỊ LỰC DO BỆNH GLOCOM

Bệnh Glôcôm được gọi là “kẻ cắp thị lực thầm lặng” khiến thị lực người bệnh vĩnh viễn không hồi phục. Đây cũng là nguyên nhân gây mù lòa đứng hàng thứ 2 ở Việt Nam và nhiều khu vực trên thế giới.  Nhiều người bị bệnh Glôcôm nhưng không biết mình bị bệnh. Glôcôm gây tăng nhãn áp từ từ làm tổn thương dây thần kinh thị giác - dây thần kinh tối quan trọng kết nối giữa mắt và não. Người bị bệnh Glôcôm thường mất thị lực trước khi họ nhận thấy bất kỳ vấn đề nào về mắt. Người bệnh không thể lấy lại thị lực đã mất do bệnh Glôcôm. Và các bác sĩ nhãn khoa cũng chưa biết cách nào để chặn đứng mọi bệnh nhân Glôcôm ngừng tiến triển ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, có nhiều cách để ngăn ngừa tình trạng mất thị lực nghiêm trọng và mù lòa do bệnh Glôcôm. [[{"fid":"4867","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 836px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Glôcôm là một bệnh rất nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa tuy nhiên có thể phòng tránh được mù lòa do bệnh Glôcôm bằng cách: Khám mắt thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo dõi thường xuyên, khi thấy mắt có những biểu hiện bất thường cần phải đi khám ngay; khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Những người trên 40 tuổi phải thường xuyên đi khám mắt và đo nhãn áp, những người đã mổ Glôcôm cần được theo dõi thường xuyên và khám lại định kỳ để được bác sỹ nhãn khoa tư vấn, theo dõi một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tình trạng giảm thị lực của mắt. Một người trong gia đình bị bệnh Glôcôm thì phải đo nhãn áp cho tất cả mọi người trên 25 tuổi có cùng huyết thống. Mọi người không được lạm dụng thuốc có chứa Corticoid nhất là những thuốc tra tại mắt vì có thể dẫn đến mù loà do bị Glôcôm, đục thể thuỷ tinh, loét giác mạc. Nếu  phải điều trị Corticoid toàn thân trong một số bệnh lý khác cần phải được theo dõi chặt chẽ nhãn áp để phát hiện kịp thời những biến chứng do thuốc gây ra. - Những người bị mắc bệnh đái đường, bệnh cao huyết áp cần thiết được điều trị đúng để đường huyết, hoặc huyết áp ổn định ở mức bình thường, mặt khác phải được kiểm tra đáy mắt định kỳ nhằm phát hiện tình trạng  võng mạc thiếu máu do những bệnh này gây ra để điều trị laser dự phòng Glôcôm tân mạch. - Những người được chẩn đoán bị đục thể thuỷ tinh cần theo dõi và mổ đúng thời điểm để tránh những biến chứng do đục thể thuỷ tinh giai đoạn cuối gây ra. - Hướng dẫn cho người dân biết cách sơ cứu bỏng hoá chất, chấn thương. Điều trị đúng, tích cực những trường hợp bỏng hoặc chấn thương tránh biến chứng xảy ra. Và cần lưu ý một số điều sau đây: - Ăn nhiều rau xanh và trái cây có màu, quả mọng và rau mỗi ngày. Chúng chứa các vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ cơ thể và đôi mắt của bạn. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy thực phẩm tốt cho mắt tốt hơn dùng vitamin trong việc ngăn ngừa bệnh glôcôm. - Tập thể dục thường xuyên với tốc độ vừa phải có thể làm giảm nhãn áp và cải thiện sức khỏe. - Bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi bị chấn thương: Chấn thương mắt có thể dẫn đến bệnh Glôcôm. Luôn đeo kính bảo vệ khi chơi thể thao hoặc khi làm việc ngoài trời. - Tránh các tư thế cúi đầu thấp: Người bị bệnh tăng nhãn áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh Glôcôm, không nên để đầu thấp hơn tim trong thời gian dài. - Ngủ đúng tư thế: Nếu bạn bị tăng nhãn áp, tránh kê mắt lên gối hoặc đè trên cánh tay khi ngủ. Những người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn. - Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời: Có một số bằng chứng cho thấy tia UV của mặt trời có thể gây ra một loại bệnh Glôcôm. Nên đeo kính râm và đội mũ khi ra ngoài trời. - Giữ vệ sinh răng miệng: Một vài nghiên cứu chỉ ra việc liên quan giữa bệnh nướu răng với tổn thương thần kinh thị giác trong bệnh Glôcôm. Vậy nên giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày và đi khám răng thường xuyên.

NỘI SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM – HIỆU QUẢ TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HÔ HẤP

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã đẩy mạnh thực hiện kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm, giúp hỗ trợ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý đường hô hấp. Từ đầu năm 2023 đến nay, Bệnh viện đã thực hiện được gần 100 ca nội soi phế quản bằng ống mềm. Hầu hết các bệnh nhân có chỉ định nội soi mắc các bệnh lý như ho ra máu; ho kéo dài chưa rõ nguyên nhân, nghi ngờ ung thư phế quản phổi… Các bệnh nhân sau khi được bác sĩ thăm khám, tiến hành nội soi đều có hướng điều trị phù hợp, tiến triển tốt. Nội soi phế quản ống mềm là một thủ thuật xâm nhập sử dụng ống nội soi có đèn và camera nối qua đường dẫn tới màn chiếu. Bác sĩ sẽ đưa ống soi qua đường mũi, miệng tới sâu bên trong phế quản người bệnh, trong quá trình thực hiện bác sĩ có thể đánh giá được hình ảnhsinh lý hoặc bệnh lý đường hô hấp, ngoài ra có thể lấy dịch phế quản trong trường hợp viêm, nhiễm, sinh thiết các khối u, polyp hay gắp dị vật trong đường hô hấp… [[{"fid":"4862","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bác sĩ BVĐK Lạng Sơn tiến hành nội soi phế quản cho bệnh nhân Nội soi phế quản ống mềm thường diễn ra từ 20 – 60 phút, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm về các yếu tố đông máu, rối loạn nhịp tim, chụp xquang hoặc cắt lớp vi tính lồng ngực, đo chức năng hô hấp ở các trường hợp đặc biệt. Trước làm thủ thuật 6 tiếng, bệnh nhân sẽ được nhịn ăn, uống. Bệnh nhân sẽ được giải thích về các bước trong quá trình làm, để hiểu hơn cũng như phối hợp tốt cùng các bác sĩ. Trong quá trình nội soi, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc gây tê, kết hợp thở oxy để hạn chế việc kích thích, khó chịu khi thực hiện kỹ thuật. Chỉ định nội soi phế quản thường rất rộng, các bệnh lý đường hô hấp đều có thể chỉ định nội soi phế quản. Trong đó, những chỉ định phổ biến như : - Đánh giá U phế quản, phổi, giai đoạn của ung thư phế quản, phổi. - Viêm phổi điều trị không thuyên giảm hoặc tái diễn nhiều lần - Chẩn đoán các nguyên nhân gây khó thở - Theo dõi sau khi chụp Xquang ngực hoặc CT ngực cho thấy các dấu hiệu của khối u hoặc tổn thương phổi - Đánh giá tắc nghẽn đường thở - Ho kéo kéo không rõ nguyên nhân - Ho ra máu… Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện thành công nhiều ca nội soi phế quản. Kỹ thuật nội soi phế quản có tính ứng dụng cao trong chẩn đoán bệnh lý đường hô hấp, giúp người bệnh phát hiện sớm, qua đó nâng cao công tác điều trị, mang lại sự hài lòng cho người bệnh. Bác sĩ Nguyễn Thành Đô - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc

BỆNH GLOCOM: TẦM SOÁT VÀ PHÁT HIỆN BỆNH SỚM

Bệnh Glôcôm (bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là cườm nước) là một bệnh do sự tăng quá mức áp lực bên trong nhãn cầu, dẫn đến tổn thương tiến triển dây thần kinh thị giác của mắt và tổn hại thị trường mắt. Mức độ tổn hại phụ thuộc vào nhãn áp và sức chịu đựng của sợi thần kinh thị giác. Bệnh Glôcôm có 2 dạng: Bệnh Glôcôm cấp tính còn gọi là bệnh thiên đầu thống; Glôcôm mãn tính là dạng bệnh diễn biến âm thầm. Glôcôm là nguyên nhân thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) gây mù lòa cho người ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Ước tính hiện nay có khoảng hơn 80 triệu người mắc bệnh glôcôm trên thế giới, khoảng 50% người mắc bệnh không biết rằng họ mắc bệnh và con số này có thể cao hơn ở các nước đang phát triển. Đa số những người mù đang sống tại các nước đang phát triển, đặc biệt là người dân sinh sống tại nông thôn và miền núi, thiếu các dịch vụ chăm sóc mắt (47% bệnh nhân glôcôm thuộc về Châu Á). Điều này là do trong giai đoạn đầu, bệnh glôcôm không có triệu chứng. Nếu không được điều trị, bệnh glôcôm có thể tiến triển thành mù lòa. [[{"fid":"4859","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2054","width":"1241","style":"width: 500px; height: 828px;","class":"media-element file-default"}}]]= Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh: Những người trên 40 tuổi, tuổi càng cao, khả năng bị Glôcôm càng lớn; người ruột thịt của bệnh nhân Glôcôm; bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân; những bệnh nhân có bệnh toàn thân như đái tháo đường, cao huyết áp...; người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu… là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn Glôcôm và người có nhãn áp cao trên 25 mmHg (đo bằng Maclakov). Những biểu hiện của bệnh Glôcôm: Tùy vào dạng bệnh và mức độ bệnh mà mỗi người sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường khác nhau. Các triệu chứng có thể gặp phải nếu mắc bệnh Glocom: – Mắt nhìn mờ như có sương che – Mất dần tầm nhìn ngoại vi: thấy vùng rìa của sự vật có màu xám đen – Thấy chói sáng, hào quang như cầu vồng quanh bóng đèn – Đau nhức hốc mắt, cộm mắt, chảy nước mắt – Mắt sưng, đỏ, căng tức, sờ vào sẽ thấy cứng như hòn bi – Đau nhức đầu, đặc biệt là vùng đỉnh đầu – Nhạy cảm hơn với ánh sáng và âm thanh – Buồn nôn, nôn mửa Đây là dạng bệnh cấp cứu nhãn khoa, cần phải nhập viện và điều trị tích cực để giữ thị lực. Bệnh Glôcôm mãn tính là dạng bệnh diễn biến âm thầm với một vài dấu hiệu thoáng qua, bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, đôi khi chỉ thấy căng tức nhẹ, nhìn mờ như qua màn sương rồi tự hết, khiến bệnh nhân không mấy để ý và dễ dàng bỏ qua. Bệnh diễn tiến đến mù lòa hẳn không phục hồi nhưng người bệnh cứ nghĩ là mù do tuổi già.  Phòng bệnh Glôcôm: Glôcôm là một bệnh rất nguy hiểm tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh được mù lòa do bệnh Glôcôm bằng các biện pháp thiết thực như phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo dõi thường xuyên, khi thấy mắt có những biểu hiện bất thường cần phải đi khám ngay, khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Đối với những người trên 40 tuổi phải thường xuyên đi khám mắt và đo nhãn áp. Những người đã mổ Glôcôm cần được theo dõi thường xuyên và khám lại định kỳ để được bác sỹ nhãn khoa tư vấn, theo dõi một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tình trạng giảm thị lực của mắt. Một người trong gia đình bị bệnh Glôcôm thì phải đo nhãn áp cho tất cả mọi người trên 25 tuổi có cùng huyết thống. Người dân không được lạm dụng thuốc có chứa corticoid nhất là những thuốc tra tại mắt vì có thể dẫn đến mù loà do bị glôcôm, đục thể thuỷ tinh, loét giác mạc. Nếu phải điều trị corticoid toàn thân trong một số bệnh lý khác cần phải được theo dõi chặt chẽ nhãn áp để phát hiện kịp thời những biến chứng do thuốc gây ra. Những người bị mắc bệnh đái đường, bệnh cao huyết áp cần thiết được điều trị đúng để đường huyết, hoặc huyết áp ổn định ở mức bình thường, mặt khác phải được kiểm tra đáy mắt định kỳ nhằm phát hiện tình trạng võng mạc thiếu máu do những bệnh này gây ra để điều trị laser dự phòng glôcôm tân mạch. [[{"fid":"4860","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1723","width":"1247","style":"width: 500px; height: 691px;","class":"media-element file-default"}}]]

TUẦN LỄ GLOCOM THẾ GIỚI 2023: “THẾ GIỚI TƯƠI SÁNG, HÃY CỨU LẤY THỊ GIÁC CỦA BẠN”

Glocom là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể. Glocom được biết đến với tên dân gian thường gọi là bệnh thiên đầu thống hay cườm nước.  Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Glocom là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể.  Trong điều trị Glocom, không có biện pháp nào tốt hơn là tầm soát và phát hiện bệnh sớm. [[{"fid":"4857","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"217","width":"232","style":"width: 500px; height: 468px;","class":"media-element file-default"}}]] Tuần lễ Bệnh Glôcôm thế giới năm nay (từ ngày 12 – 18/03/2023) với chủ đề “Thế giới tươi sáng, hãy cứu lấy thị giác của bạn” mang đến thông điệp hãy kiểm tra mắt định kỳ để được phát hiện sớm và cứu lấy thị giác của bạn. Đây là chương trình được tổ chức hằng năm, nhằm tuyên truyền về tác hại của bệnh Glôcôm, từ đó nâng cao ý thức phòng, chống bệnh trong cộng đồng. Hưởng ứng tuần lễ Glôcôm thế giới năm 2023, từ ngày 12 - 18/3/2023, toàn xã hội hãy tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc mắt và phòng, chống mù lòa. Mỗi người dân thực hiện kiểm tra mắt định kỳ để “Cứu lấy thị giác của bạn”.

HỘI CHẨN VỚI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LỘC BÌNH VÀ HỮU LŨNG QUA HỆ THỐNG KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA

Chiều 10/3/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), hội chẩn trực tiếp ca bệnh với Trung tâm y tế huyện Lộc Bình và Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng. Trong chương trình, các bác sĩ của Trung tâm y tế (TTYT) huyện Lộc Bình đã xin ý kiến hội chẩn từ các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) về trường hợp bệnh nhân nam (36 tuổi ở xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình). Bệnh nhân bị đau bụng thượng vị kèm theo nôn nhiều, đã uống thuốc không rõ loại, tình trạng đau bụng ngày càng tăng. Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhân được TTYT Lộc Bình chẩn đoán Loét dạ dày/Theo dõi tắc ruột. Bệnh nhân đã được dùng thuốc kháng sinh, giảm co thắt, chống trào ngược, sau 6 giờ điều trị không có tiến triển, được chuyển đến BVĐK điều trị tiếp. Sau 1 tuần điều trị tại khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK, bệnh nhân đã được xuất viện. [[{"fid":"4853","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sau khi nghe báo cáo và xem bệnh án, các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, các bác sĩ BVĐK đã đưa ra ý kiến đối với từng chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Ngoại Tiêu hoá, Ngoại Tiết niệu và cùng TTYT huyện Lộc Bình thảo luận về nguyên nhân, các phương pháp chẩn đoán và cách điều trị phù hợp đối với bệnh nhân này. Bệnh nhân được TTYT huyện Hữu Lũng xin ý kiến hội chẩn của BVĐK là bệnh nhân nam (62 tuổi, ở xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng). Trước vào viện 3 ngày, bệnh nhân sốt kèm theo co giật nên được đưa đến TTYT Hữu Lũng điều trị. Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán Hội chứng tăng Ure máu/Suy thận mạn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy sỏi niệu quản 1/3 dưới bên trái. Sau phẫu thuật bệnh nhân tạm ổn định. Các bác sĩ TTYT Hữu Lũng đã xin ý kiến về chẩn đoán và hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân. Các bác sĩ BVĐK tỉnh đã đưa ra hướng dẫn cách tiếp cận, đánh giá, chẩn đoán và xử trí đối với từng chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Hồi sức, Nội Thận – Tiết niệu – Lọc máu, Ngoại Tiết niệu đồng thời đánh giá phương pháp chẩn đoán và điều trị. Về cơ bản, các bác sĩ TTYT Hữu Lũng đã có giải pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân, tuy nhiên cần lưu ý theo dõi thêm việc cải thiện của chức năng thận ở bệnh nhân này. Qua chương trình hội chẩn khám chữa bệnh từ xa, các ca bệnh tương tự sẽ được xử trí tốt ngay tại tuyến huyện, hạn chế tình trạng bệnh nhân chuyển tuyến, giảm quá tải cho tuyến trên. Bên cạnh đó, các bác sĩ tại tuyến huyện cũng sẽ tích lũy được kinh nghiệm, cập nhật phác đồ, phương pháp điều trị mới, nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh tại địa phương.

Trang