CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TINH THẦN CHO BỆNH NHI NHÂN DỊP 1/6

Chiều ngày 15/5/2023, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức các hoạt động hỗ trợ tinh thần cho các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6/2023. [[{"fid":"5030","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hưởng ứng hoạt động thiết thực này, hơn 30 bệnh nhi và người nhà có mặt từ rất sớm, niềm vui và sự phấn khởi của người bệnh, người nhà người bệnh lan tỏa khắp bầu không khí xuyên suốt chương trình. Các em đã được tham gia chơi trò chơi, đố vui, tô tượng, vẽ tranh cát và được tặng các phần quà là bánh kẹo, sữa từ các nhà hảo tâm. Bà Vy Thị Tịnh (ở xã Bằng Mạc, huyện Chi Lăng) là người nhà bệnh nhi tham gia chương trình chia sẻ: Cháu tôi thường xuyên điều trị bệnh tại khoa Nhi, mỗi tháng bà cháu tôi lại đi viện 1 lần. Hôm nay được tham gia chương trình, cả tôi và cháu đều thấy rất vui vẻ, phấn khởi. Tôi cảm ơn Bệnh viện và các nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình ý nghĩa này cho các cháu, rất mong Bệnh viện có thêm nhiều hoạt động hỗ trợ cho bệnh nhân. Bà Nguyễn Thị Lan (ở Phường Đông Kinh, TP. Lạng Sơn) là người nhà bệnh nhân khoa Nhi cũng vui mừng chia sẻ: Tôi thấy chương trình rất hay và bổ ích, các cháu đi viện được tham gia chương trình là sự động viên rất kịp thời để các cháu vui vẻ, phấn khởi. Cảm ơn Bệnh viện và các nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm sóc cho các cháu trong thời gian điều trị. [[{"fid":"5031","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình tổ chức các hoạt động vui chơi cho bệnh nhi sẽ được tổ chức 1 lần/tháng. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ, động viên tinh thần đối với bệnh nhi và người nhà giúp các em có những giây phút thư giãn, thoải mái trong thời gian điều trị. Đồng thời lan tỏa tinh thần động viên, chia sẻ yêu thương trong cộng đồng đối với trẻ em. Mong rằng với sự vui tươi, phấn khởi của chương trình, các bệnh nhi và người nhà sẽ có thêm tinh thần và nghị lực, quên đi nỗi đau bệnh tật, sớm điều trị khỏi bệnh và ra viện. [[{"fid":"5032","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà hảo tâm: Lành Đức Đạt, Vy Ngọc Trường, Lý Thị Vân tại TP. Lạng Sơn; Sinh viên tình nguyện Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đã hỗ trợ Bệnh viện thực hiện chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này. Kính chúc Quý nhà hảo tâm sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các nhà hảo tâm đối với công tác hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5033","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 721px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]][[{"fid":"5034","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 709px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

TOẠ ĐÀM KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

Chiều 12-5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 58 năm Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5/1965 – 12/5/2023). Tham dự buổi tọa đàm có các đồng chí trong Ban Lãnh đạo Bệnh viện, BCH Chi hội Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa cùng hơn 100 Hội viên là các Điều dưỡng, Kỹ thuật viên trong toàn Bệnh viện. [[{"fid":"5025","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi tọa đàm, các điều dưỡng đã cùng ôn lại ý nghĩa lịch sử Ngày Quốc tế Điều dưỡng và tưởng nhớ bà Florence Nightingale – Người đã sáng lập ra ngành Điều dưỡng. Qua đó ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của điều dưỡng đối với người bệnh, ngành y tế và xã hội. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, lực lượng điều dưỡng chiếm hơn 60% tổng số nhân lực. Tiếp nối truyền thống của ngành điều dưỡng, các thế hệ điều dưỡng của Bệnh viện thời gian qua luôn vượt qua những thử thách, khó khăn, nỗ lực cống hiến trong chuyên môn, tận tụy với nghề. Đội ngũ điều dưỡng đã và đang khẳng định những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của Bệnh viện. [[{"fid":"5026","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phát biểu tại chương trình tọa đàm, Bác sĩ Đặng Huy Du – Phó Giám đốc Bệnh viện phụ trách công tác điều dưỡng đã ghi nhận, biểu dương nhiều thành tích của đội ngũ Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên trong công tác xây dựng và phát triển của Bệnh viện, đồng chí cũng mong muốn đội ngũ Điều dưỡng Bệnh viện tiếp tục nỗ lực, phát huy những thành tích đã đạt được để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, góp phần xây dựng Bệnh viện xứng đáng là nơi trao gửi niềm tin của nhân dân.  Tại buổi tọa đàm, các điều dưỡng đã cùng tham gia vào các trò chơi hết sức sôi nổi, thể hiện tinh thần đoàn kết đồng đội cao, mang đến không khí vui tươi, phấn khởi cho các điều dưỡng, giúp giảm đi những căng thẳng, áp lực trong công việc. [[{"fid":"5027","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5028","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình góp phần khơi dậy niềm tự hào nghề nghiệp và khát khao cống hiến trong mỗi cán bộ, nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, tôn vinh những cống hiến của đội ngũ điều dưỡng của Bệnh viện đã luôn tận tụy trong công việc, góp phần quan trọng xây dựng Bệnh viện Chuyên nghiệp – Uy tín – Thân thiện.

CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

Chặng đường hình thành và phát triển của ngành Điều dưỡng trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã diễn ra đầy chông gai nhưng ngập tràn vinh quang. Để thực hiện sứ mệnh cao cả và thiêng liêng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người bệnh không thể thiếu bóng dáng của người điều dưỡng. Ngày Quốc tế điều dưỡng ra đời mang ý nghĩa lớn nhằm tôn vinh vai trò của một ngành thầm lặng mà cao quý. Ngày 12/5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale (1820 -1910) – người khai sinh ra Ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng Ngành. Bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế, khẳng định tầm quan trọng của Người điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh. Đây là dịp tưởng nhớ những cống hiến to lớn của bà đối với việc hình thành và phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại cũng như ghi nhận, tôn vinh của xã hội về vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh. [[{"fid":"5023","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 733px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Công tác điều dưỡng luôn là một công tác đặc biệt quan trọng trong bệnh viện, là sự kết hợp giữa điều trị với chăm sóc và nuôi dưỡng, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, người điều dưỡng phải sử dụng kiến thức, kỹ năng ứng xử, cùng người bệnh vượt qua những cơn đau của bệnh tật và chăm sóc cả tinh thần cho họ trong suốt quá trình điều trị. Ngày nay, hệ thống điều dưỡng, kỹ thuật viên đã phát triển vượt bậc cả về mặt số lượng và chất lượng. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã có gần 500 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên. Song song với đó, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành chăm sóc, hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên chuyên nghiệp về chuyên môn, vững vàng về y đức. Đặc biệt trong công tác phòng chống bệnh dịch COVID-19 thời gian qua, các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên đã có những đóng góp rất hiệu quả cùng với các bác sĩ và nhân viên y tế từng bước đẩy lùi bệnh dịch. Ghi nhận những đóng góp tích cực của các thế hệ điều dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời chúc mừng và tri ân đến đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên đã cống hiến hết mình, hết lòng hoàn thành nhiệm vụ, sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Dù công việc có nhiều áp lực nhưng với lòng yêu nghề, yêu người, luôn thấu hiểu nỗi đau của người bệnh, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên Bệnh viện vẫn luôn sẵn sàng chăm sóc người bệnh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG TRẦM CẢM Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN, CẦN NHẬN BIẾT SỚM VÀ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ người dân mắc các bệnh về sức khoẻ tâm thần khoảng 14,9% dân số, nghĩa là có gần 15 triệu người, trong đó các bệnh lý về rối loạn lo âu, trầm cảm là nhóm bệnh lý có tỷ lệ mắc khá cao. Trầm cảm là vấn đề hay gặp ở trẻ vị thành niên. Nhưng đôi lúc cha mẹ không nhận biết được, mà thường nhầm lẫn đó là sự thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này. Điều đáng nói thời gian gần đây, tình trạng rối loạn lo âu có trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên dẫn đến hành vi tự tử đang là tình trạng rất đáng báo động. [[{"fid":"5018","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân tự tử bằng thuốc diệt cỏ được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Bệnh nhân L.P.H (17 tuổi ở huyện Bình Gia) được Trung tâm y tế huyện Bình Gia chuyển đến với chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt cỏ. Trước đó khoảng 6 giờ, do mâu thuẫn với bạn gái, người bệnh tự uống thốc diệt cỏ, được người nhà phát hiện và đưa đi cấp cứu. Trong quá trình theo dõi, điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ cho biết bệnh nhân này có hoàn cảnh sống khá phức tạp, nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Đặc biệt bệnh nhân có những biểu hiện buồn, lo âu, u uất, dễ cáu giận, không thích nói chuyện… Đây là dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhưng do không được chẩn đoán và điều trị sớm nên đã dẫn đến hành vi tự tử ở người bệnh. Khoảng 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận tới 5 trường hợp các em trong độ tuổi vị thành niên 15  - 19 tuổi vào viện với chẩn đoán ngộ độc thuốc trừ sâu, thuốc ngủ, hoá chất ăn mòn (chất tẩy rửa bồn cầu) do tự tử. Qua khai thác, tìm hiểu thông tin từ gia đình thì các trường hợp bệnh nhân này đều có những biểu hiện của trầm cảm như buồn, lo âu, u uất và trước đó đã có một hoặc vài lần có ý định tự tử. Theo các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần – Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, khi người bệnh tự tử, có 2 trường hợp để xác định nguyên nhân, thứ nhất là do bệnh nhân bị trầm cảm, thứ hai là do bệnh nhân bị tâm thần có ảo giác. Tự tử chính là một trong những biểu hiện nặng của bệnh trầm cảm. Trẻ vị thành niên bị trầm cảm ở thể nhẹ, một số trẻ cảm thấy “không vui” hoặc “buồn”; ở thể nặng, trẻ lại muốn làm tổn thương mình hoặc thậm chí là có ý định tự tử. Do đó, trẻ vị thành niên bị trầm cảm được phát hiện và điều trị sớm, kịp thời là cần thiết và rất quan trọng đối với sức khỏe về thể chất và tinh thần, cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Có nhiều nguyên nhân phối hợp dẫn đến trầm cảm ở trẻ vị thành niên. Nguy cơ trẻ bị trầm cảm tăng lên nếu trong gia đình có người bị trầm cảm. Một số trẻ bị trầm cảm do bị trải qua những điều căng thẳng trong cuộc sống như áp lực, sự kỳ vọng của gia đình với trẻ về học tập, mâu thuẫn bạn bè lâu ngày không được giải quyết, bất đồng quan điểm hoặc thiếu sự quan tâm đối với trẻ… Một số khác bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bị mất đi người thân, gia đình tan vỡ. Một số trải qua tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như: chấn thương, bệnh tật… Những điều này dẫn đến trẻ bị căng thẳng, buồn bã hoặc đau buồn kéo dài dẫn đến bị trầm cảm. Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ - Trẻ cảm thấy buồn rầu, hay trống rỗng; hoặc giận dữ, cáu kỉnh, thất vọng chỉ với những vấn đề rất nhỏ. - Biểu hiện mệt mỏi: Mất hứng thú hoặc niềm vui với các hoạt động yêu thích trước đây - Trẻ suy nghĩ bi quan về tương lai, cảm thấy vô vọng - Trẻ hay lo lắng, dễ kích động hoặc bồn chồn - Trẻ giảm tự tin, đánh giá thấp về bản thân, có cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm, cảm giác có tội. - Trẻ khó suy nghĩ, suy nghĩ chậm chạp; khó tập trung, khó đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.  - Trẻ rối loạn giấc ngủ: Không thể ngủ, hoặc ngược lại ngủ quá nhiều; - Bất thường ăn uống: Ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn; - Trẻ có suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử. - Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng cơ thể không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu, đau bụng… Đối với trẻ vị thành niên có bệnh trầm cảm, các triệu chứng trên có thể bị ẩn nấp, khó nhận ra. Thay vào đó, trẻ hay có xu hướng chống đối, không chịu lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến từ mọi người. Trẻ sẽ có những hành vi phản kháng lại những hành động mà cha mẹ đề cập đến, luôn có cảm giác đề phòng mà muốn xa lánh với tất cả mọi người. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị tấn công bằng lời nói, hành động, cử chỉ thì sẽ có hiện tượng nổi loạn, muốn phản kháng lại và ngừng tiếp nhận thông tin. Biểu hiện đó dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với sự khủng hoảng, nổi loạn của lứa tuổi. [[{"fid":"5019","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 420px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cha mẹ cần làm gì khi con có các dấu hiệu trầm cảm - Đừng lơ là các dấu hiệu của con: Cha mẹ cần quan tâm con, bày tỏ tình yêu thương, không dò xét con. Cha mẹ nên trò chuyện với con, gợi mở để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua; thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc. - Động viên kết nối với xã hội: Những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi các hoạt động yêu thích và bạn bè. Tuy nhiên, đơn độc chỉ khiến tình trạng trầm cảm thêm tồi tệ. Cha mẹ hãy khéo léo giúp con tái kết nối với xã hội, cho trẻ đi chơi, du lịch… - Ưu tiên hàng đầu củng cố sức khỏe thể chất: Sức khỏe thể chất và tinh thần có sự kết nối chặt chẽ. Trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và dinh dưỡng kém. Ngày nay, trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: thức khuya, dậy muộn, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại, máy tính. Vì vậy, cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày nghỉ. - Cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia: Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng trầm cảm của trẻ không cải thiện, cha mẹ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia tâm lý học. (Có thể khám và tư vấn tại Phòng khám chuyên khoa Tâm thần – Thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn).  Phòng bệnh trầm cảm ở trẻ em như thế nào? Phòng bệnh luôn hiệu quả và ít tốn kém công sức, thời gian hơn chữa bệnh. Trầm cảm tuổi vị thành niên có thể phòng ngừa được khi cha mẹ quan tâm và áp dụng liên tục các biện pháp như: - Luôn lắng nghe trẻ: Ở bất kỳ lứa tuổi nào, cha mẹ cần luôn quan tâm chia sẻ, học và thực hành liên tục cách làm bạn với con. Luôn lắng nghe trẻ chia sẻ mọi khó khăn cũng như niềm vui trẻ có trong cuộc sống. Sau lắng nghe, phụ huynh cần tránh đưa ra những nhận xét tiêu cực về những quan điểm hay vấn đề của trẻ, bởi sẽ gây cho trẻ cảm giác vô giá trị, tác động không tốt đến hành vi sau này của trẻ. - Thiết lập những thói quen tốt cho trẻ: Cha mẹ cùng con sắp xếp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phù hợp, luôn sát sao, khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, hoạt động thể chất và làm những việc mà con thích. Bố mẹ cần thiết lập những thói quen tốt cho chính mình, từ đó làm gương cho trẻ làm theo. - Đảm bảo đầy đủ tinh thần, vật chất cho trẻ: Những trẻ sống trong gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương, quan tâm và sẻ chia sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm. Cha mẹ cần biết chia sẻ và cùng trẻ thảo luận với trẻ để giúp con từng bước vượt qua các khó khăn trong cuộc sống. Cha mẹ hướng dẫn con tự thiết lập những mục tiêu theo khả năng bản thân, và chú ý không đặt ra quá nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ các áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt. - Giúp trẻ tránh rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực: Các bậc cha mẹ không nên quát mắng, xúc phạm khi trẻ có lỗi hoặc có kết quả học tập kém bạn bè mà nên phân tích, giảng giải cho trẻ hiểu. Đối với những suy nghĩ sai lệch của trẻ, cha mẹ cần nhẹ nhàng phân tích chứ không được làm trẻ xấu hổ. - Nhận biết những biểu hiện của trẻ: Trẻ thường cố gắng che giấu đi những vấn đề khiến chúng tổn thương. Vậy nên cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời tháo gỡ, giúp trẻ mở lòng và tự tin hơn trong cuộc sống. Khi trong gia đình có anh chị hoặc em của trẻ đã bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị trầm cảm rất cao. Bố mẹ cần theo dõi sát sao để phát hiện, ngăn chặn bệnh lý này. Thời gian gần đây, thật không hiếm để thấy những trường hợp tự tử của trẻ ở lứa tuổi vị thành niên. Đó là những cái chết rất thương tâm và ám ảnh đối với toàn xã hội. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan tâm, đồng hành, hỗ trợ về mặt tâm lý, suy nghĩ cũng như cân bằng các cảm xúc cho trẻ; không nên chủ quan, thiếu quan tâm đến trẻ. Cha mẹ cần chú ý nhận biết sớm những dấu hiệu về trầm cảm ở trẻ đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

THANH TOÁN VIỆN PHÍ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - NHANH CHÓNG, TIỆN LỢI

Cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn đang tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện “Cửa khẩu số”; phát triển nền tảng “Công dân số Xứ Lạng”,… Hiện nay, hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều tập trung cải tiến chất lượng, áp dụng chuyển đổi số trong mọi hoạt động. Theo bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện, Lạng Sơn luôn lọt top 10 tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số tốt nhất cả nước. Lĩnh vực y tế mang hoạt động đặc thù, phục vụ trực tiếp người dân. Do vậy, việc áp dụng chuyển đổi số, số hóa các thủ tục đăng ký khám, chữa bệnh đóng vai trò quan trọng, tạo sự thuận tiện cho người dân. Trong thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều biện pháp, ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động. Bệnh viện đã xây dựng nền tảng, cơ sở dữ liệu để triển khai bệnh án điện tử; triển khai ứng dụng “vnCare” hỗ trợ đặt lịch khám qua mạng… Một trong những giải pháp triển khai chuyển đổi số đó là đã đẩy mạnh thực hiện thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đem lại sự tiện lợi, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh. [[{"fid":"5015","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 449px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn mỗi ngày tiếp nhận khám và điều trị cho hơn 1.500 bệnh nhân. Trong quá trình khám, chữa bệnh, đa phần người bệnh đều phải tạm thu viện phí theo quy định. Trước đây, hầu hết các thanh toán viện phí đều sử dụng tiền mặt. Việc thanh toán bằng tiền mặt phải trải qua quá trình kiểm đếm, nếu số lượng tiền mặt lớn, thu ngân cần rất nhiều thời gian, không an toàn dễ dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình kiểm đếm. Bên cạnh đó, Bệnh viện mất một khoảng thời gian thu và nộp tiền mặt cho ngân hàng. Đối với người bệnh, sẽ phải xếp hàng chờ đợi lâu, dễ gây ùn tắc. Từ tháng 12/2019, Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai các phương thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, gồm: Thẻ ATM/VISA/MASTER… qua thiết bị POS, AGRIBANK E—MOBILE BANKING, mã QR-CODE,...để người bệnh thuận tiện ứng dụng các thiết bị điện tử trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh. [[{"fid":"5016","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 469px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt mang lại rất nhiều thuận tiện, giảm bớt thời gian giải quyết ở các bộ phận, giảm nguy cơ mất trộm cho người bệnh. Đối với phía bệnh viện, thanh toán không dùng tiền mặt giảm thời gian nhân viên kiểm tiền, bảo quản hay hủy bỏ tiền cũ, tiền rách, tiền giả, giảm nguy cơ nhầm lẫn tiền trong quá trình kiểm đếm, thanh toán viện phí… Có thể nói, thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò quan trọng trong việc giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Việc thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm nhu cầu giữ tiền mặt, giảm vận chuyển và phát hành tiền. Là đơn vị y tế tiên phong triển khai giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại Lạng Sơn, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư hạ tầng công nghệ, máy móc trang thiết bị, kết nối hệ thống phần mềm với ngân hàng, đảm bảo an toàn thông tin cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại BVĐK còn chưa phổ biến dù việc này mang lại rất nhiều tiện ích. Do vậy, Bệnh viện khuyến khích người dân lựa chọn các hình thức thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt giúp người dân, tạo sự nhanh chóng, chính xác, đồng thời tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình khám chữa bệnh.   Phương Nhật Anh - Phòng Tài chính Kế toán

PHÒNG BỆNH TAN MÁU BẨM SINH – VÌ TƯƠNG LAI GIỐNG NÒI

Nếu mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), người bệnh sẽ phải truyền máu suốt đời, chất lượng cuộc sống suy giảm, tỉ lệ tử vong rất cao. Căn bệnh này đến nay vẫn chưa thể chữa khỏi, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu được xét nghiệm trước khi kết hôn và chẩn đoán trước sinh. Mặc dù vậy, tỉ lệ người dân khám, thực hiện xét nghiệm trước hôn nhân còn rất hạn chế. Vợ chồng chị Vi Thị Sáng (ở xã Hoà Bình, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) sinh con trai đầu khỏe mạnh bình thường. Nhưng đến bé thứ hai thì không may mắn như vậy. Cháu phát hiện bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ khi mới 10 tháng tuổi. Từ đó đến nay, tháng nào vợ chồng chị cũng phải vượt vài chục cây số đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh truyền máu cho con. Điều tiếc nuối lớn nhất là chỉ đến khi sinh con mắc bệnh, anh chị mới được bác sĩ giải thích về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh này. Chị Sáng cho biết: Khi con được 10 tháng tuổi, thấy con không khỏe, tôi đưa con đi Bệnh viện Nhi Trung ương khám và phát hiện con bị bệnh Tan máu bẩm sinh. Bác sĩ giải thích là do 2 vợ chồng mang gen bệnh nên con sinh ra mới bị như thế. Trước khi kết hôn, chúng tôi cũng không biết đến việc khám sàng lọc, khi mang thai cũng chỉ đi siêu âm bình thường chứ không làm xét nghiệm để sàng lọc bệnh. [[{"fid":"5013","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 340px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân Tan máu bẩm sinh truyền máu tại BVĐK Gia đình chị Hướng Thị Thơ (ở Xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, Lạng Sơn) cũng phát hiện cháu mình mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ khi mới 7 tháng tuổi. Với thể trạng yếu ớt do thiếu máu, cháu không thể thoả thích vui chơi, nô đùa như các bạn của mình. Những chiếc ống truyền, kim truyền đã trở nên quen thuộc, khi đều đặn mỗi tháng 1 lần, cháu phải theo người thân vào viện để truyền máu, duy trì sự sống. Chị Thơ chia sẻ: Gia đình thấy cháu lúc nào cũng xanh xao, nhợt nhạt. Từ lúc 5, 6 tháng đã thấy cháu xanh xao, cứ sốt hàng tuần. Rồi gia đình quyết định đưa cháu đi Bệnh viện Nhi Trung ương khám mới phát hiện cháu bị bệnh tan máu bẩm sinh. Cùng với những ảnh hưởng về sức khoẻ, việc điều trị tan máu bẩm sinh còn gây ra gánh nặng kinh tế cho các gia đình không may có con mắc bệnh. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc chữa và người bệnh phải điều trị, truyền máu suốt đời. Theo thống kê, tỉnh Lạng Sơn hiện có khoảng 27% dân số mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là tỷ lệ cao so với toàn quốc, tuy nhiên nếu được tư vấn khám, làm xét nghiệm trước khi kết hôn, chẩn đoán trước sinh thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh này sẽ được hạn chế tối đa. Thế nhưng, việc xét nghiệm sàng lọc được rất ít người quan tâm. Theo Bác sĩ Ma Văn Minh, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền. Nếu 1 cặp vợ chồng kết hôn mà 2 người đều mang gen bệnh thì 25% trẻ sinh ra mắc bệnh thể nặng, 25% con sinh ra khỏe mạnh bình thường; 50% khả năng con mắc bệnh mức độ nhẹ hoặc mang gen bệnh. Trẻ mắc bệnh Tan máu bẩm sinh sẽ phải điều trị suốt đời bằng việc truyền máu, thải sắt, ghép tủy. Việc điều trị vô cùng tốn kém, tạo ra nòi giống không khỏe mạnh và trở thành gánh nặng cho xã hội. Để phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), ngoài việc cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa thì người dân trong độ tuổi kết hôn cần được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn, sàng lọc phát hiện sớm cho thai nhi để xác định xem cá nhân có mang gen bệnh hay không, từ đó giúp có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh. Mỗi người dân hãy chủ động thực hiện các hoạt động dự phòng bệnh tan máu bẩm sinh để chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng.

NGÀY THALASSEMIA THẾ GIỚI – CHUNG TAY ĐẨY LÙI BỆNH TAN MÁU BẨM SINH VÌ TƯƠNG LAI NÒI GIỐNG

Ngày Thalassemia thế giới 8-5-2023, với thông điệp “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì tương lai nòi giống”. Bệnh Tan máu bẩm sinh (TMBS) còn gọi là Thalassemia được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 1960. Đây là bệnh do tan máu di truyền, có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động... Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh Trên thế giới, bệnh TMBS ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người, với khoảng 500 ngàn người mắc bệnh ở thể nặng. Ở nước ta có trên 13 triệu người mang gen bệnh TMBS, tương đương 13% dân số. Trong đó, có trên 20 ngàn người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Mỗi năm có thêm khoảng 8 ngàn trẻ em sinh ra bị bệnh TMBS. Trong đó, có khoảng 2 ngàn trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Người bị bệnh và mang gen có ở tất cả các tỉnh/thành phố, các dân tộc trên toàn quốc. Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc miền núi chiếm từ 20 - 40%. Nếu cả vợ và chồng đều mang gen bệnh Thalassemia thì con sinh ra có 25% nguy cơ mắc bệnh ở thể nặng. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị TMBS rất thấp, số tử vong lớn. Qua báo cáo, từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân chết ở lứa tuổi từ 6 - 7. Nhiều em tử vong ở độ tuổi 16 - 17. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình. Bệnh tan máu bẩm sinh có thể dự phòng hiệu quả tới 90 – 95% nếu thực hiện các biện pháp dự phòng sau: - Biện pháp dự phòng cấp 1 là hạn chế việc kết hôn giữa người mang gen bệnh bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn, sàng lọc phát hiện sớm cho thai nhi để xác định xem cá nhân có mang gen bệnh hay không, từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh. Đây là biện pháp hiệu quả và chi phí thấp. - Biện pháp dự phòng cấp 2 là tầm soát, chẩn đoán trước sinh, góp phần phát hiện thêm các trường hợp mắc bệnh ở thai nhi để tư vấn chỉ định đình chỉ thai nghén với các trường hợp mắc bệnh thể nặng. Tuy nhiên, việc tầm soát, chẩn đoán trước sinh rất tốn kém và khó khăn hơn nhiều so với dự phòng cấp 1 vì phải đầu tư cho các cơ sở y tế các loại trang thiết bị, máy móc chuyên dụng, đắt tiền; hơn nữa cần phải có sự phối hợp giữa các chuyên gia thuộc lĩnh vực sản phụ khoa và lĩnh vực y học phân tử. - Biện pháp dự phòng cấp 3 là sàng lọc, chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sơ sinh. Biện pháp này dường như ít có giá trị thực tiễn vì nếu đứa trẻ có được phát hiện mắc bệnh thì cũng chỉ là để biết sớm và chuẩn bị cho việc điều trị sau này. [[{"fid":"5009","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 754px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội. Việt Nam đã có những nỗ lực lớn song việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ chưa thể chữa khỏi bệnh, chất lượng sống của bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh rất thấp, số tử vong lớn. Vì vậy, việc thực hiện tư vấn, tầm soát trước sinh và tầm soát sơ sinh là rất quan trọng, đây không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình mà chính là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội hướng tới một tương lai hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra. Mỗi người dân hãy phối hợp cùng Ngành Y tế địa phương trong các hoạt động dự phòng và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh, chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống.

CHỦ ĐỀ TUẦN LỄ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NĂM 2023: NƯỚC AN TOÀN VÀ ĐẦY ĐỦ CHO MỌI NGƯỜI" "

Theo đó, với chủ đề “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người”, các thông điệp chính của Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023 đó là: Nước sạch và vệ sinh an toàn mang lại cuộc sống, sức khỏe cho tất cả mọi người; Thực hiện cấp nước an toàn là thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội; Tiếp cận nước an toàn là quyền và nghĩa vụ của mỗi người; Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường vì chất lượng cuộc sống; Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch góp phần kiểm soát dịch bệnh; Mỗi người, mỗi ngày hãy làm một hành động tốt để giữ gìn vệ sinh môi trường… Nước là tài nguyên quan trọng và quý giá đối với bất kì sinh vật nào trên trái đất. Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện, hiện tượng trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, thế giới động vật và thực vật. Môi trường có mối quan hệ mật thiết qua lại với sức khỏe con người. Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng bởi vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống con người.  [[{"fid":"5006","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhân viên Phòng Hành chính quản trị kiểm tra các thiết bị điện, nước Theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế, Việt Nam hiện có trên 17,2 triệu người đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Tuy tài nguyên nước bề mặt của nước ta tương đối dồi dào, nhưng đó không phải là nước sạch để dùng cho ăn uống, sinh hoạt vì nước sông, suối, ao hồ đều đang bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Nước ngầm nhiều nơi hiện nay cũng đang trở nên ô nhiễm và thiếu do bị khai thác quá mức. Do đó, nếu không có các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch để tiết kiệm và bảo tồn tài nguyên nước sẽ không thể bảo vệ được nguồn tài nguyên hữu hạn này. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới viên chức, người lao động, người bệnh và người nhà người bệnh thực hiện sử dụng nước hợp lý. Các bộ phận chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát các thiết bị, tránh dò rỉ nước. Hưởng ứng tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2023, Bệnh viện kêu gọi cán bộ, viên chức, người lao động, người bệnh và người nhà người bệnh cùng chung tay, sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích; góp phần bảo vệ môi trường. Triệu Hằng - Phòng Hành chính quản trị

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG VÀ 30/4 - 1/5/2023

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trân trọng thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2023 như sau: Bệnh viện NGHỈ khám bệnh 05 ngày, bắt đầu từ Thứ Bảy ngày 29/4/2023 đến hết Thứ Tư ngày 03/5/2023. Bệnh viện sẽ làm việc bình thường trở lại vào Thứ Năm ngày 4/5/2023. Trong thời gian nghỉ lễ, Bệnh viện vẫn tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu tại Khoa Cấp cứu Tầng 1 – Nhà B Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kính chúc người bệnh và Quý khách hàng có kỳ nghỉ lễ an toàn, vui vẻ. Trân trọng cảm ơn! [[{"fid":"5000","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1232","width":"1748","style":"width: 500px; height: 352px;","class":"media-element file-default"}}]]

BỆNH NHÂN THỦNG ĐẠI TRÀNG DO THÓI QUEN NGẬM TĂM ĐI NGỦ

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) vừa phẫu thuật nội soi gắp 4 chiếc tăm tre nhọn dài khoảng 4cm xuyên thủng đại tràng trên bệnh nhân nam 47 tuổi. Bệnh nhân N.V.T (47 tuổi, ở xã An Sơn, huyện Văn Quan) bị đau bụng nhiều vùng hố chậu phải, đã đến khám tại phòng khám tư với chẩn đoán theo dõi viêm ruột thừa và được chuyển đến BVĐK. [[{"fid":"4994","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 356px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh chiếc tăm nhọn chọc thủng đại tràng bệnh nhân Tại Bệnh viện, sau khi bệnh nhân được siêu âm, làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phúc mạc, viêm ruột thừa và chỉ định phẫu thuật cắt ruột thừa cấp cứu. Trong phẫu thuật, bác sĩ kiểm tra và phát hiện có dị vật là tăm tre nhọn chọc thủng đại tràng của bệnh nhân đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây viêm ruột thừa thứ phát. Kíp phẫu thuật đã gắp ra 4 chiếc tăm tre nhọn với độ dài khoảng 4cm đồng thời khẩu thủng đại tràng, cắt ruột thừa và kiểm tra toàn bộ đường tiêu hoá cho bệnh nhân không phát hiện thêm tổn thương do tăm nhọn gây ra. Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, đang tiếp tục được điều trị kháng sinh, chống viêm. Qua khai thác, được biết, bệnh nhân T thường có thói quen ngậm tăm nằm xem ti vi và khi ngủ nên đã từng nhiều lần nuốt tăm vào bụng, có lần còn đi ngoài “ra tăm”. [[{"fid":"4995","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 4 chiếc tăm tre lấy ra từ ổ bụng của bệnh nhân Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa cho biết nuốt tăm tre và bị tăm đâm thủng tạng là tai nạn không hiếm. Đây cũng được coi là hóc dị vật nhưng nguy hiểm hơn nhiều so với hóc xương do theo thời gian, xương cá còn có thể bị các dịch vị ở dạ dày ăn mòn, phá hủy nhưng riêng với tăm tre thì không, vậy nên tăm tre nhọn trôi dạt đến đâu sẽ gây nguy hiểm tới đó. Thông thường khi tăm rơi vào đường tiêu hoá sẽ gây chảy máu, áp xe, tạo thành ổ viêm, khối u hoặc đâm thủng ruột và dịch chảy vào ổ bụng gây ra viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc… gây nguy hiểm tính mạng người bệnh. [[{"fid":"4997","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 481px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân T điều trị tại khoa Ngoại Tiêu hoá BVĐK Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên ngậm tăm sau xỉa răng, nhất là khi nằm, khi ngủ. Tuyệt đối không nên bẻ đôi tăm, không nên vừa xỉa răng, ngậm tăm vừa nói chuyện để tránh bị hóc tăm. Khi bị hóc tăm tuyệt đối không nên chữa mẹo hay xử lý tại nhà bằng biện pháp dân gian. Các phương pháp như nuốt cơm, nuốt một số loại quả, vỏ, lá… chữa hóc rất rủi ro, càng làm tăm đâm sâu vào thực quản, gây hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp nuốt trôi xuống đường tiêu hóa dưới cũng có thể đâm vào dạ dày, ruột gây thủng. Nếu không may bị hóc tăm, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và xử trí phù hợp.

Trang