CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

SALON TÓC HÀ NỘI CẮT TÓC MIỄN PHÍ CHO GẦN 100 BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN

Chiều ngày 28/6/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã kết nối với Salon tóc Hà Nội (Địa chỉ: PG1.05 Vincom – Phường Chi Lăng – TP Lạng Sơn) tổ chức chương trình “Cắt tóc miễn phí” cho bệnh nhân đang điều trị nội trú, đặc biệt là các bệnh nhân gặp khó khăn về vận động, điều trị dài ngày tại Bệnh viện. Trong thời tiết nắng nóng, rất nhiều bệnh nhân điều trị dài ngày tại Bệnh viện đã lâu không cắt tóc nên cảm thấy rất khó chịu. Bên cạnh cắt tóc và gội đầu tập trung cho các bệnh nhân có thể đi lại được thì các thợ cắt tóc của Salon đã đến từng giường bệnh tại các khoa phục vụ các bệnh nhân có nhu cầu nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân nặng không đi lại được. Trong 1 buổi chiều, chương trình đã thực hiện cắt tóc và gội đầu miễn phí cho gần 100 bệnh nhân. Trong suốt chương trình, các thợ cắt tóc của Salon tóc Hà Nội luôn tỉ mỉ, khéo léo cắt tỉa để mỗi bệnh nhân đều có mái tóc thật đẹp, gọn gàng và ưng ý. Với không khí vui vẻ, phấn khởi của chương trình, người bệnh và người nhà người bệnh tham gia đã gửi lời cảm ơn đến Salon tóc Hà Nội vì những hỗ trợ kịp thời giúp người bệnh có mái tóc đẹp và thoải mái trong thời tiết nắng nóng. [[{"fid":"5167","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình cắt tóc miễn phí cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được thực hiện thường xuyên, với sự hỗ trợ của các Slon tóc trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ, động viên tinh thần người bệnh điều trị vượt lên khó khăn, chiến thắng bệnh tật, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia yêu thương trong cộng đồng. [[{"fid":"5168","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5169","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên của Salon tóc Hà Nội; Sinh viên tình nguyện Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn đã hỗ trợ Bệnh viện thực hiện chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa này. Kính chúc quý nhà hảo tâm sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các Salon tóc và các quý nhà hảo tâm đối với công tác hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6

Vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 mỗi người Việt Nam thường nhớ đến những người thân của mình, nghĩ về yêu thương và trách nhiệm để vun đắp cho gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc. Nguồn gốc Ngày Gia đình Việt Nam Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của gia đình đối với sự phát triển chung của xã hội. Người khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Hưởng ứng lời dạy đó, ngày 28/6 năm 2000, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chỉ thị coi việc xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc là một mục tiêu quan trọng. Chỉ thị này cũng yêu cầu đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em. [[{"fid":"5158","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"400","width":"711","style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"}}]] Ngày 4/5/2001, Thủ Tướng ký quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28/6 hàng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nhấn mạnh đến vai trò của gia đình cũng như những trách nhiệm của các cán bộ ngành, các cấp và toàn thể xã hội xây dựng gia đình văn minh, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý nghĩa của Ngày Gia đình Việt Nam Ngày Gia đình Việt Nam là ngày cả nước tôn vinh những giá trị tốt đẹp, cốt lõi của gia đình, nhắc nhở những giá trị truyền thống quý báu của cha ông ta từ ngàn xưa, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu thương con người, đùm bọc, chở che cho nhau. Đây cũng là ngày mà mọi người trong gia đình nhớ về nhau, xã hội quan tâm nhiều hơn đến trẻ em, đặc biệt là trẻ mồ côi, các cặp vợ chồng hiểu được giá trị của mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một cuộc sống hạnh phúc.  [[{"fid":"5165","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 637px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bên cạnh đó, ngày này cũng nhắc nhở về sự thủy chung, lòng son sắt của vợ chồng, sự sẻ chia và cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vào Ngày Gia đình Việt Nam, các gia đình có nhiều cách để bày tỏ tình cảm và tăng cường sự gắn kết như tặng quà, cùng nấu một bữa cơm đoàn viên, trao nhau lời chúc ý nghĩa. Đây cũng là cách người lớn dạy con trẻ về ý nghĩa của gia đình và trách nhiệm đối với các thành viên.

NHỮNG LƯU Ý KHI NỘI SOI TIÊU HOÁ GÂY MÊ

Nội soi tiêu hóa gây mê là phương pháp chẩn đoán các vấn đề tiêu hóa, cũng như giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Nội soi tiêu hóa gây mê là phương pháp an toàn, có độ chính xác cao và ít biến chứng. 1. Nội soi tiêu hóa gây mê là gì? Nội soi tiêu hoá gây mê là phương pháp được sử dụng trong thăm khám các bệnh lý đường tiêu hóa gồm cả đường tiêu hóa trên (dạ dày, thực quản, tá tràng) và đường tiêu hóa dưới (đại – trực tràng). Thông qua thiết bị nội soi, các bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề bất thường trong đường tiêu hóa như: các dị vật, các tổn thương niêm mạc,... Ngoài ra, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ ung thư, người bệnh có thể được thực hiện sinh thiết, lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP, phát hiện xuất huyết tiêu hoá,… Nội soi tiêu hóa gây mê được đánh giá là phương pháp an toàn, độ chính xác cao, ít biến chứng. Lượng thuốc mê sử dụng để gây mê bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tính toán phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Người bệnh sẽ tỉnh lại ngay sau khi kết thúc quá trình nội soi và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Với phương pháp nội soi tiêu hoá truyền thống, người bệnh phải trải qua những tình trạng khó chịu, đau đớn, buồn nôn, nôn, nhu động ruột bị kích thích,... gây khó khăn cho bác sĩ, gây ảnh hưởng tới kết quả nội soi; một số trường hợp người bệnh cảm thấy đau họng sau khi tiến hành nội soi. Nhưng đối với nội soi tiêu hóa gây mê, những tình trạng ở trên sẽ không còn. Người bệnh sẽ chỉ cảm giác như vừa trải qua một giấc ngủ sâu, vô cùng êm ái và dễ chịu. [[{"fid":"5155","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 757px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2. Trước khi nội soi bệnh nhân cần chuẩn bị gì? Để quá trình nội soi thuận lợi và có được kết quả chính xác nhất giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán đúng bệnh và có được phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây: - Nhịn ăn trước ít nhất 6 giờ để thuận lợi hơn trong quan sát và an toàn tránh trào ngược khi gây mê. - Không uống đồ uống có màu. Đặc biệt, với nội soi tiêu hóa gây mê, nhịn uống nước trước gây mê nội soi ít nhất 2 giờ để tránh tình trạng trào ngược vào phổi. - Với nội soi dạ dày, người bệnh không được uống các loại thuốc có tác dụng bọc niêm mạc dạ dày trước khi soi. - Đối với nội soi đại tràng có gây mê: bệnh nhân cần làm sạch ruột trước khi tiến hành kỹ thuật. - Những bệnh nhân dưới 10 tuổi nên hạn chế thực hiện nội soi tiêu hóa gây mê, trừ những trường hợp khẩn cấp có chỉ định của bác sĩ. 3. Những ai không được nội soi tiêu hóa gây mê Nội soi dạ dày là một thủ thuật phổ biến và khá an toàn với hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, có một số trường hợp phải hoãn nội soi dạ dày nếu: - Nghi ngờ bị thủng dạ dày, bỏng do uống phải axit. - Suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, suy hô hấp. - Bệnh nhân vừa mới ăn no. - Bị loét thủng ống tiêu hoá. 4. Những điều lưu ý khi nội soi tiêu hóa gây mê - Nội soi gây mê, sẽ cần một khoảng thời gian để thuốc mê hết tác dụng (thường là khoảng 1 giờ). Người bệnh nên nghỉ ngơi chờ tỉnh táo nên cần có người nhà đi cùng. - Sau khi nội soi, người bệnh có thể cảm thấy: đau rát họng, khó nuốt, đau bụng, chướng bụng nhẹ. Tình trạng này sẽ giảm dần trong ngày. - Sau nội soi tiêu hoá gây mê nên ăn món cháo, súp nấu, đồ lỏng dễ tiêu hóa. Có thể dùng sữa nguội và không nên uống sữa nóng vì có thể làm tổn thương dạ dày. - Ngày đầu tiên sau khi nội soi, bệnh nhân tránh ăn rau củ quả có vị chua như chanh, xoài, bưởi,.. hay các món ăn được muối chua như dưa, cà muối... Tránh sử dụng rượu, bia, các loại thuốc lá, cà phê, chất kích thích vì sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày bị tổn thương. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm chuyên môn, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại sẽ đem đến cho người bệnh sự an tâm, tin tưởng, hài lòng khi thực hiện dịch vụ nội soi tiêu hoá gây mê tại Bệnh viện.

PHÒNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG MÙA MƯA LŨ

Hàng năm, vào mùa mưa với nhiều đợt mưa, bão lớn gây ra lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, cảm cúm, đau mắt đỏ, bệnh nước ăn chân,… Người dân cần chú ý thực hiện các biện pháp để phòng bệnh trong mùa mưa lũ. Sốt xuất huyết Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Bệnh rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Mùa mưa bão hàng năm đồng thời cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi. Để phòng bệnh, mọi nhà cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, dẹp bỏ các dụng cụ chứa nước tù đọng, diệt bọ gậy/loăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi. Bệnh đường hô hấp Những ngày mưa kéo dài dễ làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Đối tượng thường gặp nhất là người cao tuổi, trẻ em và người mắc các bệnh mạn tính về đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhất là viêm họng, cảm cúm. Nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt có thể biến chứng sang viêm tiểu phế quản, phế quản, viêm phổi gây khó khăn trong điều trị, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Các dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp: triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, rát cổ họng, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Khó thở cũng là triệu chứng rất dễ gặp khi mắc các bệnh hô hấp. Các bệnh về da Sau mùa mưa, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), mẩn ngứa... Nước ăn chân: Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước nhiều, luôn ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển, hay gặp ở các kẽ ngón chân. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn. Ghẻ: Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi: Sarcoptes Scabies xâm nhập da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ, hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách, gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh. Viêm nang lông: Do thiếu nước sạch trong sinh hoạt, vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa. Chốc lở: Là một chứng bệnh da hay gặp khi điều kiện vệ sinh sau mưa bão kém. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi giập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Viêm kẽ do vi khuẩn: Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum phát triển và gây bệnh. Vị trí dễ bị viêm là hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu. Bệnh tiêu chảy cấp Bệnh tiêu chảy thường gia tăng đáng kể sau mưa lũ. Do người dân sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn nên dễ mắc tiêu chảy. Các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...). Bệnh tiêu chảy cũng dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Đau mắt đỏ Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mùa mưa. [[{"fid":"5151","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 385px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khuyến cáo phòng bệnh trong mùa mưa lũ Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: - Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm. - Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. - Thực hiện thay rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. - Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. - Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Giữ vệ sinh cơ thể, sử dụng trang thiết bị bảo hộ trong khi làm vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. - Ngoài ra, người dân cần chú ý thực hiện nằm ngủ phải mắc màn, tiêu diệt muỗi bằng nhiều cách để phòng bệnh sốt xuất huyết... Khi thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay, không tự ý điều trị tại nhà để tránh mất thời gian, làm bệnh thêm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tránh lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh.

CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ

Mất ngủ là căn bệnh khá phổ biến ở xã hội hiện đại. Tình trạng này kéo dài làm suy giảm chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Hiện nay, phương pháp châm cứu chữa mất ngủ được nhiều người lựu chọn để cải thiện tình trạng bệnh vì độ an toàn và hiệu quả đã được chứng minh qua các nghiên cứu. Mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo. Người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ thì hệ miễn dịch cũng kém hơn so với người bình thường. Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong; ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bên cạnh đó, mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sắc đẹp cũng như chất lượng cuộc sống. Việc điều trị bằng thuốc Tây chỉ là giải pháp tạm thời. Thậm chí, tác dụng phụ của thuốc Tây lại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bệnh. [[{"fid":"5147","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 327px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hiện nay, Châm cứu điều trị mất ngủ đang là phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả, an toàn và được nhiều người tin tưởng. Anh N.T.T (43 tuổi, địa chỉ: huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) bị khó ngủ từ lâu, thường trằn trọc từ 11-12 giờ đêm mới ngủ được, nhưng tới 2-3h sáng đã tỉnh giấc, không thể ngủ lại. Cả ngày không có cảm giác buồn ngủ, kèm theo là chứng đau đầu khiến anh luôn mệt mỏi. Vì không muốn phụ thuộc vào thuốc ngủ, nhờ người thân giới thiệu, anh tìm tới khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn để được tư vấn điều trị. Ban đầu anh chỉ muốn điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt do cơ thể bị suy nhược vì mất ngủ kéo dài. Kết quả không như ý nên Anh được các Bác sĩ tư vấn thực hiện thêm liệu pháp châm cứu. Sau gần 2 liệu trình, và kết quả nhận được đã ngoài mong đợi. “Sau khi thực hiện Châm cứu, tôi hết đau đầu và có thể ngủ giấc dài từ 10 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau. Thật sự bất ngờ vì đã lâu không được ngủ sâu giấc như vậy”. Anh T. tâm sự. Bác sĩ Phạm Duy Thìn (Trưởng khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn) cho biết, số bệnh nhân đến khám và điều trị mất ngủ tại bệnh viện ngày càng tăng (chiếm 20% trên tổng số bệnh nhân đang nằm điều trị tại khoa), độ tuổi dần trẻ hoá (độ tuổi thường gặp là 35-45 tuổi). Từ nguyên nhân gây mất ngủ, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị khác nhau. Các bệnh nhân mất ngủ do bệnh lý sẽ được điều trị kết hợp với các chuyên khoa phù hợp. Châm cứu là tác động trực tiếp vào các huyệt đạo cơ thể bằng kim châm, giúp tăng cường lưu thông máu, đả thông kinh mạch, kiện tỳ, dưỡng thận, có tác dụng điều trị toàn diện chứng mất ngủ. Châm cứu giúp giải phóng các chất thúc đẩy giấc ngủ, sản sinh các loại hormone có ích có tác dụng an thần. Khởi tạo cung phản xạ gây buồn ngủ, kích thích cơ thể, loại bỏ hoàn toàn triệu chứng chằn chọc, mất ngủ mỗi đêm. [[{"fid":"5148","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 314px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, phương pháp châm cứu được ứng dụng phổ biến cho các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ kéo dài. Tuỳ từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, Bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng như sử dụng các phương pháp: Châm cứu, Xoa bóp bấm huyệt, Thuỷ châm, Ngâm thuốc Y học cổ truyền, uống thuốc Y học cổ truyền, Tập dưỡng sinh, Xông hơi, Điều trị bằng tia hồng ngoại và Tâm lý liệu pháp,… để phục hồi lại chức năng Tạng phủ trong cơ thể, khí huyết lưu thông, lập lại trạng thái cân bằng trong cơ thể. Do đó, mang lại hiệu quả cao trong điều trị, mang tới sự hài lòng cho người bệnh. Để việc châm cứu đạt hiệu quả cao, người bệnh cũng cần tuân thủ một số lưu ý để đạt hiệu quả tối đa: - Tuân thủ đúng lộ trình châm cứu Bác sĩ đã đề ra - Không nên bỏ giữa chừng việc châm cứu chữa mất ngủ khi chưa đủ liệu trình - Lựa chọn bệnh viện, cơ sở y tế và bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực châm cứu để điều trị - Không tự ý châm cứu chữa mất ngủ tại nhà, vì nếu không châm cứu đúng kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh dẫn đến hậu quả khó lường - Kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để hỗ trợ quá trình điều trị mất ngủ đạt hiệu quả hơn. - Đối tượng không nên châm cứu: người bị tiểu đường, viêm ruột thừa, bệnh về dạ dày, thể trạng kém Nhật Anh - Phòng Tài chính Kế toán

CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC DO ĂN NẤM ĐỎ NGOÀI CHỢ

Tối 20/6/2023, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận một bệnh nhân nam 37 tuổi, địa chỉ ở TP. Lạng Sơn vào viện với các triệu chứng: đau bụng quanh rốn, nôn, tiêu chảy. Theo lời người bệnh kể, trưa cùng ngày, người bệnh có ăn cơm cùng với một loại nấm màu đỏ, mua ngoài chợ. Sau ăn khoảng 4 giờ đồng hồ, người bệnh đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều lần, mệt mỏi nên vào viện. Các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm cho thấy người bệnh dấu hiệu rối loạn điện giải, toan chuyển hóa, suy thận cấp, có dấu hiệu tổn thương tế bào gan. Bệnh nhân được chẩn đoán Theo dõi ngộ độc nấm - suy thận cấp và được điều trị truyền dịch tích cực, than hoạt đa liều, bù điện giải. Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định và đã được ra viện.  [[{"fid":"5143","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 393px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hiện tại, người bệnh đã được ra viện Qua hình ảnh người bệnh cung cấp, các bác sĩ nghĩ nhiều đến khả năng người bệnh ăn phải nấm xốp Russula có độc. Loại nấm này có hình dáng gần giống với nấm Chẹo đỏ - một loại nấm có thể ăn được, vì vậy người dân rất dễ nhầm lẫn. [[{"fid":"5144","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 553px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh cây nấm do người bệnh cung cấp Đây là ca bệnh thứ 2 tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bị ngộ độc nấm mua ở ngoài chợ. Lạng Sơn là tỉnh miền núi, có nhiều loại nấm phát triển, rất khó phân biệt giữa các loại nấm. Trong khi đó, các loại nấm rừng là loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc. Người ăn phải nấm độc thường có biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, choáng váng. Đối với các trường hợp nặng thường bị khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, dần dẫn tới tình trạng suy thận, suy gan cấp, có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Để không xảy ra ngộ độc nấm, người dân cần phân biệt các loại nấm và cách nhận biết nấm độc, sử dụng nấm có nguồn gốc rõ ràng. Nếu không biết cách phân biệt các loại nấm hoặc không biết rõ nguồn gốc thì không nên sử dụng. Khi ăn phải nấm độc và thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.  

TẬP HUẤN AN TOÀN TRONG TIÊM CHỦNG

Chiều 21/06/2023 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp cùng Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn (TTKSBT) tổ chức buổi tập huấn về An toàn trong tiêm chủng cho 60 nhân viên y tế của BVĐK và TTKSBT. Giảng viên lớp tập huấn là bác sĩ Hoàng Mạnh Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện và bác sĩ Dương Anh Dũng – Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (TTKSBT). [[{"fid":"5139","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại buổi tập huấn, các học viên được cung cấp kiến thức về an toàn tiêm chủng, các văn bản hướng dẫn, quy định về hoạt động tiêm chủng,văn bản quy phạm pháp luật về tiêm chủng mở rộng, một số quyết định của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm chủng đối với trẻ em, hướng dẫn sử dụng nhập liệu, báo cáo hệ thống tiêm chủng quốc gia, các quy định về tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin. Bên cạnh đó, các học viên còn được hướng dẫn về cách phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ sau khi tiêm vắc xin… Đây là những kiến thức cần thiết để áp dụng trong hoạt động chuyên môn, đặc biệt là triển khai tiêm chủng trong các cơ sở y tế. [[{"fid":"5140","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Kết thúc tập huấn, các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành tập huấn an toàn trong tiêm chủng. Qua đây, giúp các nhân viên y tế cập nhật kiến thức và kỹ năng, đảm bảo công tác tiêm chủng trong các cơ sở y tế. Nguyễn Thị Thanh Tuyền - Phòng CTXH

BỆNH NHÂN NGUY KỊCH DO NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU LỢN TỪ THÓI QUEN THƯỜNG XUYÊN ĂN TIẾT CANH

Ngày 13/6/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân T.V.T (59 tuổi, ở Thị trấn Cao Lộc) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, nôn, ù tai, cứng gáy, trên da có ban xuất huyết hoại tử màu tím đen, đỏ tía vùng tay chân, mạn sườn. Bệnh nhân có thói quen ăn tiết canh thường xuyên từ nhiều năm nay. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn liên cầu lợn, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng. Các bác sĩ khoa Truyền nhiễm BVĐK đánh giá bệnh nhân trong tình trạng tiên lượng rất nặng, nếu vào viện chậm khoảng 1 ngày nữa thì bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa. [[{"fid":"5136","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 371px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực bằng kháng sinh, chống phù não, bù dịch,… Sau 3 ngày vào viện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện. Liên cầu khuẩn lợn là loại vi khuẩn gây bệnh cho người và lợn. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó chủ yếu có lợn và người. Bệnh thường xuất phát từ thói quen ăn tiết canh và ăn thịt lợn ốm, chết, thịt chưa được nấu chín hoặc tiếp xúc với lợn bị bệnh… Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có thể gây tử vong nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời. Bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch. [[{"fid":"5137","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh liên cầu lợn thường có biểu hiện ở 3 thể: - Thể viêm màng não: Người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, ù tai, cứng cổ. Các biểu hiện thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm màng não mủ. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng di chứng thần kinh. - Thể nhiễm trùng huyết: Người bệnh có biểu hiện sốt cao, lưỡi bẩn, xuất huyết ban to màu đỏ hoặc màu xám đen. Bệnh nhân mắc bệnh ở thể nhiễm trùng huyết thường rất nguy hiểm vì diễn tiến nhanh, nhiễm độc toàn thân gây suy đa phủ tạng, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong. - Thể kết hợp: cả thể viêm màng não và nhiễm trùng huyết.  Phòng tránh bệnh liên cầu lợn, các bác sĩ khuyến cáo người dân: - Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy phải có phương tiện bảo hộ.  - Không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch, dụng cụ sau khi chế biến thịt lợn sống. - Khi sốt cao (40-41 độ C) sau khi tiếp xúc với lợn (nhất là lợn ốm hoặc chết), xuất hiện các bất thường ở da nên đến Bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN NGÀNH Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN NHIỆM KỲ 2023-2028

Trong thời gian 2 ngày (15 và 16/6), Công đoàn ngành Y tế tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2023-2028. Dự đại hội có lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp, nguyên chủ tịch công đoàn ngành qua các thời kỳ và 110 đại biểu đại diện cho hơn 4.300 đoàn viên, người lao động đến từ 26 công đoàn cơ sở trực thuộc. [[{"fid":"5129","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]   Các đại biểu biểu quyết thông qua danh sách đoàn chủ tịch đại hội Công đoàn ngành Y tế tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028 Theo báo cáo, trong nhiệm kỳ 2018-2023, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn ngành Y tế Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển của toàn ngành. Các hoạt động công đoàn ngành luôn bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với những chương trình, kế hoạch công tác hàng năm phù hợp với tình hình thực tế, tập trung chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, nhất là thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. [[{"fid":"5130","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh phát biểu chỉ đạo đại hội Trong 5 năm qua, các cấp công đoàn ngành đã tham gia xét nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn và thâm niên vượt khung cho trên 2.100 lượt đoàn viên, người lao động được; tư vấn cho trên 100 lượt đoàn viên, người lao động về các chế độ chính sách có liên quan; thăm hỏi, tặng quà tết cho trên 6.500 lượt đoàn viên, người lao động với tổng trị giá trên 3,1 tỷ đồng; 8 đoàn viên, người lao động của ngành đã được hỗ trợ xây mới và sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” với tổng trị giá 240 triệu đồng... [[{"fid":"5131","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh tặng hoa chúc mừng đại hội Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các cấp công đoàn ngành đã thăm hỏi, hỗ trợ gần 700 lượt đoàn viên, người lao động tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với số tiền hơn 200 triệu đồng. Công đoàn ngành Y tế đã tổ chức trao tặng 125 thùng mì tôm; 250 thùng sữa trị giá 52 triệu đồng cho các công đoàn cơ sở trực tiếp tham gia phòng chống dịch; đề xuất Liên đoàn Lao động tỉnh hỗ trợ 80 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số tiền hơn 40 triệu đồng. [[{"fid":"5132","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đại biểu bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Công đoàn ngành Y tế tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028 Tại đại hội, các đại biểu đã thảo luận chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ mới 2023 – 2028 với các chỉ tiêu cụ thể như: Phấn đấu phát triển, kết nạp mới từ 600 đoàn viên công đoàn trở lên; 85% trở lên công đoàn cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 20% số CĐCS hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 90% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đạt chuẩn văn hoá... [[{"fid":"5133","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Y tế tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Công đoàn ngành Y tế tỉnh nhiệm kỳ 2023-2028 Với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Công đoàn ngành y tế tỉnh nhiệm kỳ 2023 – 2028 gồm 15 đồng chí; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội công đoàn cấp trên gồm 22 đồng chí. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành đã bầu đồng chí Phạm Thị Nhàn, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế tỉnh nhiệm kỳ 2018 – 2023 tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Công đoàn ngành y tế nhiệm kỳ 2023 – 2028. [[{"fid":"5134","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lãnh đạo Sở Y tế trao giấy khen cho các tập thể/cá nhân xuất sắc Trong chương trình, 8 tập thể và 18 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2018-2023 được Giám đốc Sở y tế, Công đoàn ngành tặng giấy khen.

CHIẾU TIA PLASMA LẠNH – CÔNG NGHỆ TỐI ƯU TRONG ĐIỀU TRỊ LIỀN VẾT THƯƠNG

Tia Plasma lạnh giúp tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của các vi sinh vật cản trở quá trình liền vết thương (vi khuẩn, virus và nấm) mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc biểu mô xung quanh. Đồng thời, Plasma lạnh kích thích tái tạo tế bào da giúp nhanh lành vết thương, hạn chế tối đa sẹo xấu. Hơn nữa, Plasma lạnh còn có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Nhờ vậy, tia Plasma lạnh được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương do chấn thương và vết thương sau phẫu thuật. Tia plasma lạnh gồm nhiều thành phần hoạt chất chứa: oxi, nitơ, ion, electron, UV-A,… có tác dụng phá vỡ hoặc xâm nhập qua màng tế bào, tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi rút và nấm mà không làm tổn thương đến các cấu trúc mô xung quanh. Ngoài ra, tia Plasma lạnh còn có tác dụng kích thích sản xuất ra NO, chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các tế bào sừng và nguyên bào sợi để tái tạo biểu mô và hình thành mạch mới. Nhờ đó, chiếu Plasma lạnh giúp các vết thương nhanh hồi phục, biểu bì mọc tốt, hạn chế nhiễm trùng,… Tia Plasma lạnh tác động lên cơ thể chỉ vài micro mét trên bề mặt nên không gây tổn hại tế bào. Tia Plasma lạnh ở cự ly chiếu 0,5cm có tác dụng diệt khuẩn. Ở cư ly chiếu 1cm, tia Plasma lạnh có tác dụng liền vết thương. [[{"fid":"5125","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2482","width":"1754","style":"width: 500px; height: 708px;","class":"media-element file-default"}}]] Lợi ích của Phương pháp chiếu tia Plasma lạnh lên vết thương: - Tia Plasma lạnh giúp diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, virus, nấm. - Làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương, không gây tổn hại tế bào da. - Kích thích tăng sinh tế bào da, tăng tốc độ biểu mô hóa, hạn chế để lại sẹo xấu. - Giảm đau, giảm sưng, chống viêm, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật hoặc sau sinh mổ. - Bệnh nhân được chiếu tia Plasma lạnh ngay tại giường với thời gian thực hiện nhanh chóng, an toàn, không có tác dụng phụ và nhất là không ảnh hưởng tới việc tiết sữa mẹ đối với phụ nữ sinh mổ. - Tia Plasma lạnh được sử dụng trong điều trị vết thương là một phương pháp mới với nhiều ưu điểm. Và phương pháp này thực sự có ý nghĩa lớn với cộng đồng bởi công nghệ Plasma sẽ giúp giảm chi phí điều trị của bệnh nhân so với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền thống đồng thời cũng rút ngắn thời gian điều trị. [[{"fid":"5126","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2482","width":"1754","style":"width: 500px; height: 708px;","class":"media-element file-default"}}]] Tia Plasma lạnh được ứng dụng trong điều trị - Vết thương nhiễm trùng - Vết thương bị hoại tử - Vết thương loét do tì đè (vùng gan bàn chân, vùng gót chân, vùng cùng cụt, vùng bả vai, vùng chẩm) - Vết thương do bỏng - Vết thương mới có nguy cơ nhiễm trùng, lâu lành như: vết mổ thành bụng… - Vết thương ở những bệnh nhân bị tiểu đường, suy kiệt cơ thể. -  Vùng rốn của trẻ sơ sinh; vết mổ đẻ nhiễm khuẩn, vết thương thành bụng sau mổ, vết khâu tầng sinh môn trong sinh thường, tổn thương vùng áp xe vú, vết mổ chửa ngoài tử cung, phẫu thuật u xơ tử cung hay sau chích nặn áp xe vú… Chiếu tia Plasma lạnh được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn áp dụng trong điều trị cho người bệnh từ nhiều năm nay với quy trình theo dõi, kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ giúp quá trình điều trị của người bệnh đạt hiệu quả tối đa, rút ngắn thời gian điều trị, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Trang