Máu được dùng để truyền cho người bệnh mất máu cấp và thiếu máu mạn tính. Nếu không có máu để truyền kịp thời, người bệnh có thể bị nguy hại đến tính mạng. Máu là một loại dược phẩm quí, chỉ có được từ người hiến máu, không thể sản xuất và không có chất nào có thể thay thế được.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã sử dụng gần 6.000 đơn vị máu và chế phẩm từ máu. Nhiều trường hợp bệnh nhân nặng đã được cứu sống nhờ truyền máu như bệnh nhân khoa Cấp cứu hôn mê gan, được truyền 5 đơn vị máu; bệnh nhân khoa Ngoại Tiêu hoá truyền 3 đơn vị máu... Đặc biệt, có một số bệnh nhân đã được truyền máu toàn phần (máu lấy trực tiếp từ người hiến), giúp bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, nguồn máu hiện nay tại hầu hết các bệnh viện còn khá hạn hẹp, đặc biệt là trong những dịp cao điểm như lễ, Tết, nghỉ dài ngày. Chính vì vậy, việc hiến máu nhân đạo là nghĩa cử cao đẹp và vô cùng hữu ích đối với xã hội.
Người có sức khoẻ bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ. Người hiến máu ở độ tuổi nữ tữ 18 - 55 và nam từ 18 - 60, Cân nặng > 45kg. Một năm hiến máu tối đa từ 3 - 4 lần cách nhau 3 – 4 tháng. Không mắc bệnh lý mãn tính về hô hấp, tim mạch, huyết áp; không bị nhiễm các tác nhân lây qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C và các virus có thể lây nhiễm qua đường truyền máu đều có thể hiến máu.
Nhân viên Bệnh viện hiến máu cấp cứu cho người bệnh
Việc hiến máu không chỉ góp phần cứu sống người bệnh mà còn đem lại rất nhiều lợi ích về thể chất cũng như tinh thần cho người hiến.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiên máu. Việc hiến máu chống chỉ định với những đối tượng sau:
Để ghi nhận, bày tỏ sự biết ơn đến những người đã hiến máu, năm 2004 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng các Hiệp hội người hiến máu Thế giới đã lấy ngày 14 tháng 6 hàng năm (ngày sinh của giáo sư Karl Lendsteiner người Áo - người đã phát minh ra nhóm máu ABO năm 1900 đạt giải Nobel y học, mang lại bước tiến quan trọng cho lịch sử truyền máu thế giới -truyền máu phải hoà hợp nhóm máu) làm ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu. Mục đích của chiến dịch năm nay là: Tri ân những người hiến máu trên thế giới và tạo ra nhận thức sâu rộng của cộng đồng về sự cần thiết của việc hiến máu thường xuyên. Ghi nhận và phát huy các giá trị của hoạt động hiến máu tình nguyện trong việc góp phần nâng cao tình đoàn kết cộng đồng, gắn kết xã hội. Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đều tổ chức, vận động viên chức, người lao tích cực tham gia hiến máu nhân đạo trong các chương trình lớn của ngành, của tỉnh; mỗi năm đều có gần 100 lượt viên chức, người lao động tham gia hiến máu.
Hiến máu phải được tổ chức thường xuyên, liên tục để đảm bảo cung cấp máu đầy đủ, kịp thời cho các bệnh viện thực hiện cấp cứu và duy trì hoạt động điều trị. Máu có thời gian lưu trữ ngắn, khoảng 1 tháng, khi đã lấy ra khỏi cơ thể người hiến không thể để lưu trữ mãi mãi mà chỉ có thời hạn nhất định theo từng lọai chế phẩm khác nhau (Chế phẩm tiểu cầu lưu trữ ở 20-240C trong 5 ngày; Chế phẩm Hồng cầu lưu trữ ở 40C trong 35 ngày hoặc 42 ngày nếu có thêm chất bảo quản;…).
Hiến máu không chỉ góp phần cứu sống hàng nghìn sinh mạng đang nguy kịch mà còn giúp cứu sống nhiều người mắc các bệnh khác nhau. Mỗi giọt máu tình nguyện không chỉ đơn thuần là liều thuốc cứu người mà còn là tấm lòng yêu thương, chia sẻ bất hạnh và tiếp thêm sự sống cho người bệnh. Hiến máu nhân đạo rất cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, lan tỏa nghĩa cử cao đẹp và trao hy vọng sự sống cho những người bệnh. Đó chính là hành trình mang theo tình yêu thương của con người, góp phần làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.
Bế Thị Thu Trang – Khoa Huyết học – Truyền máu