CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Cảnh báo tình trạng rắn cắn gia tăng tại Lạng Sơn

Ngày 13 / 08 / 2017
|
Y học thường thức

Thời tiết đã chuyển sang giữa mùa hè kèm theo có nhiều đợt mưa kéo dài ngày. Đây cũng là thời kỳ loài rắn vào mùa sinh sản, nhu cầu hoạt động tìm kiếm kết đôi sinh sản, kiếm mồi rất mạnh. Chúng thường ẩn nấp ở những nơi rậm rạp xung quanh nhà, lối đi lại, nơi để củi, gạch vụn, rơm, rạ. Từ tháng 6/2017 đến nay, Khoa cấp cứu hồi sức - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã tiếp nhận 20 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có cả trẻ em và người lớn. Ngày 12/08/2017, một bệnh nhân đã tử vong do bị rắn độc cắn. Tình trạng trên tiếp tục cảnh báo người dân nâng cao cảnh giác và đề phòng rắn cắn khi đi làm vườn, đi rừng...

Khi bị rắn cắn, có thể phân biệt đó là rắn có nọc độc hay rắn thường qua vết răng cắn. Đối với rắn không độc vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau, hoặc để lại răng trên vết cắn. Đối với rắn độc có răng độc (hay răng nanh) khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn, hoặc dựa vào các dấu hiệu sau khi bị cắn.

Để đề phòng rắn cắn, cần lưu ý:

- Khi làm vườn hay đi rừng, nên đi ủng, dày cao cổ, mặc quần áo dài, đội mũ và soi đèn pin ( nếu trời tối).

- Khi ngủ cần đóng kín cửa, kể cả cửa sổ. Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Nên ngủ trên giường, mắc màn để tránh bị rắn tấn công.

- Phát quang cây cối, dọn dẹp củi, gạch vụn, rơm… xung quanh nhà ở.

- Đối với người bị rắn cắn, cần băng ép vết thương và khẩn trương đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không tự ý chích, rạch vết thương hay đắp thuốc nam.

Tham khảo bài viết Đề phòng rắn cắn và xử lý ban đầu: http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/de-phong-ran-can-va-xu-ly-ba...

Hoàng Tiến Ninh

 

                                                                              

 

Ý kiến bạn đọc