CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

GIAO MÙA TRỞ LẠNH, NGƯỜI CAO TUỔI DỄ MẮC BỆNH GÌ?

Người cao tuổi (NCT) vốn có sức đề kháng kém, lại sẵn có một vài bệnh mạn tính, vậy nên cùng với sự tác động của thời tiết lúc giao mùa nóng lạnh, mưa nắng thất thường, họ rất dễ ốm. Dưới đây là những bệnh mà NCT dễ mắc lúc giao mùa. Bệnh đường hô hấp Khi trời nóng lạnh, mưa nắng thất thường, NCT có thể bị cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý (đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay hoặc đang trong phòng đi ra ngoài trời nhiệt độ thấp). Nếu nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, nếu nặng có thể viêm phế quản, phổi. Đối với NCT bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện, nhất là hen ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng. Rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh phổ biến trong mùa mưa. Với NCT, nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao hơn người trẻ do sức đề kháng và sự chuyển hóa thức ăn trong cơ thể kém. Hơn nữa, khi trời lạnh và mưa nhiều, thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh (ăn rau sống, uống nước đá nhiễm khuẩn, thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất) dẫn đến ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy gây mất nước và chất điện giải. Một số NCT do chế độ ăn uống chưa hợp lý nên thường bị đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón... Những bệnh đường tiêu hóa này tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm sức khỏe NCT suy giảm và nguy cơ mắc các bệnh tiết niệu, nội tiết, tim mạch... tăng cao hơn. [[{"fid":"3159","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 302px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khám sức khỏe cho người cao tuổi. Bệnh tim mạch, tăng huyết áp Về mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5mmHg, sự duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch. Thời tiết lạnh làm tăng tiết các catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Với NCT, huyết áp phải kiểm soát để không quá 140/90mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp sẽ tăng, ngoài ra mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa, rất nguy hiểm. Đặc biệt, những người bị bệnh đái tháo đường, nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn tăng huyết áp kịch phát, nguy hiểm. Đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh, nhu cầu ôxy cho cơ tim tăng hơn vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp. Đặc biệt thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi... Các bệnh về cơ, xương, khớp Một số bệnh về cơ xương khớp NCT rất dễ mắc phải như viêm khớp gối, đau lưng, cứng khớp và khó vận động. Viêm khớp gối là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Theo thời gian xương khớp bắt đầu thoái hóa, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối gây chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Mỗi khi tiết trời chuyển mùa, hanh khô hoặc lạnh, sự tuần hoàn của các mạch máu đi nuôi cơ thể kém hơn, các khớp gối dễ bị sưng nề gây nên sự khó khăn trong việc vận động, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang... Đau lưng ở NCT đôi khi là dấu hiệu báo trước những ngày thời tiết chuyển mùa sắp đến. Ở người già, đau lưng diễn ra khá thường xuyên, có thể vào mọi lúc. Tuy nhiên vào đợt chuyển mùa, cơn đau thường diễn ra dai dẳng với cường độ mạnh. Nhiều NCT thấy rằng cơn đau lưng xuất hiện là dấu hiệu báo có sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Đau lưng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày. Rối loạn giấc ngủ Giấc ngủ rất cần cho một cơ thể khỏe mạnh. Ở NCT, giấc ngủ càng quan trọng hơn do độ tuổi này sức khỏe suy giảm cùng với những căn bệnh tuổi già. Khi thời tiết thay đổi, cơ thể mất nhiều năng lượng để thích ứng nên rất khó ngủ. NCT thường chỉ trải qua giấc ngủ thực sự khoảng 4 giờ mỗi ngày, chính điều này đã là sự biểu hiện của việc không được ngủ đủ giấc. Có thể lúc đi ngủ thì thường trằn trọc mãi không ngủ được hoặc là ngủ rất dễ nhưng lại tỉnh sớm và nằm trằn trọc cả đêm. Ở những người có tình trạng rối loạn giấc ngủ, cơ thể không được hồi phục sức khỏe đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tới thần kinh. Do sức khỏe kém nên NCT thường ít vận động thể chất khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, ốm yếu, kém phần dẻo dai, cũng khiến NCT khó đi vào giấc ngủ hơn. Tình trạng rối loạn giấc ngủ không được điều chỉnh, lâu ngày còn có thể dẫn tới suy nhược cơ thể, chán nản, trầm cảm hay cáu gắt, chán ăn, buồn bã, bi quan...   Theo Sức khỏe và đời sống

CHUYỂN MÙA, DỰ PHÒNG CƠN HEN PHẾ QUẢN BÙNG PHÁT

Hen phế quản hay còn gọi là suyễn, là tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính. Thời tiết thay đổi, nhiệt độ lúc nóng lúc lạnh là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát của nhiều loại bệnh mạn tính. Đặc biệt là người có bệnh hen phế quản do nhạy cảm với môi trường, mà việc dự phòng không tốt có khi dẫn đến khởi phát cơn hen ác tính sẽ hết sức nguy hiểm. Những yếu tố làm khởi phát cơn hen Hàng đầu là các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, da lông súc vật, hóa chất, nấm mốc, bụi bẩn... Người ta cho rằng, các tác nhân này sau khi bị hít vào đường hô hấp sẽ kích ứng các tế bào miễn dịch giải phóng các chất như histamin có tính chất gây co thắt và phù nề, tăng tiết rất mạnh tại các tiểu phế quản gây nên cơn hen. Ngoài ra, dị ứng qua các con đường khác như dị ứng thực phẩm (sứa, tôm, cua biển...), dị ứng thuốc, hóa chất... cũng đều có khả năng khởi phát cơn hen ở người có cơ địa nhạy cảm và nhiều trường hợp biểu hiện rất nặng nề. Nhiễm khuẩn và nhiễm virus đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát cơn hen phế quản cấp. Có những bằng chứng chắc chắn xác nhận những nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gây nên bởi virus và Mycoplasma pneumoniae như là những tác nhân quan trọng làm bộc phát cơn hen phế quản. Các loại virus như R.syncytialvirus, Parainfluenza, Influenza A, Rhinovirus và Adenovirus cũng được cho là có liên quan. Các hoạt động gắng sức quá mức cũng là yếu tố khởi phát cơn hen đối với một số người. Khi vận động mạnh, nhu cầu ôxy tăng khiến bệnh nhân phải thở nhanh, luồng khí ra vào phế quản nhanh và mạnh hơn, ít được làm ẩm và làm ấm hơn đã gây kích ứng các tiểu phế quản ở người nhạy cảm và cơn hen phế quản xảy ra. Các yếu tố khác như nhiệt độ thấp; các chất ô nhiễm trong môi trường như bụi bẩn, khói bụi, khói thuốc lá cũng gây nguồn cho cơn hen bùng phát. Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta giao cảm làm mất cân bằng giữa hệ giao cảm và đối giao cảm, aspirin, ibuprofen, các chất sulfite và phụ gia, chất màu trong thực phẩm có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng hen. Cơn hen phế quản cũng có nguy cơ  bùng phát ở người bị các stress tâm lý nặng nề, đang có các cảm xúc mạnh (như vui buồn quá mức) và cuối cùng, trào ngược dạ dày thực quản, chu kỳ kinh nguyệt cũng là “thủ phạm” khởi nguồn một cơn co thắt cấp ở người mẫn cảm. [[{"fid":"3148","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"400","width":"711","style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"}}]] Sử dụng phác đồ thuốc dự phòng bao gồm thuốc giãn phế quản, corticoide dạng hít hoặc uống theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc để dự phòng cơn hen. Đối tượng dễ mắc Cơn hen chỉ xuất hiện ở những người tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ. Nguy cơ thứ nhất là yếu tố gia đình (gene). Một người sẽ có nguy cơ bị hen khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích nếu trong gia đình có người cùng huyết thống (bố mẹ, anh em ruột...) bị hen phế quản. Thứ hai là những người có cơ địa dị ứng hoặc hay bị các bệnh dị ứng như viêm mũi xoang, viêm da dị ứng. Những người này có nguy cơ cao bị co thắt phế quản cấp (hen) khi tiếp xúc với dị nguyên. Người ta cũng liệt kê một số đối tượng khác nữa cũng dễ bị hen phế quản như người béo phì; người hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động); người có mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai, người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và các chất gây ô nhiễm, hóa chất độc hại hoặc bụi trong các nhà máy xí nghiệp và người sinh thiếu cân non tháng. Biểu hiện của hen phế quản cấp Cơn hen phế quản thường xuất hiện với các dấu hiệu như mệt mỏi, đau đầu, khó thở tăng dần. Cá biệt cũng có trường hợp bệnh nhân lên cơn co thắt dữ dội, suy hô hấp cấp và tử vong. Bệnh nhân khó thở khi thở ra, hoảng hốt, vã mồ hôi lạnh, co kéo cơ hô hấp và đặc trưng nhất là tiếng cò cử hay tiếng thở khò khè. Bệnh nhân thở rất nặng nhọc, ngực như có cảm giác bó chặt, chèn ép và thường phải ngồi dậy, bám vào thành giường để thở. Bệnh nhân cũng thường có ho nhiều với đờm trắng, dính hoặc đặc quánh kèm theo; hoặc sốt cao và ho khạc đờm vàng nếu có nhiễm khuẩn (bội nhiễm). Nghe phổi bệnh nhân thấy đầy tiếng ran (ran rít hoặc ran). Nếu không được xử trí, diễn biến của cơn hen sẽ nặng dần lên, chuyển thành nguy kịch với các dấu hiệu như mạch chậm rời rạc, tụt huyết áp, hôn mê, thở ngáp, nghe phổi “im lặng”. Có các dấu hiệu này đồng nghĩa với việc bệnh nhân sắp tử vong. Cần làm gì để dự phòng và kiểm soát cơn hen? Tuy không tuyệt đối, nhưng việc dự phòng sự xuất hiện của cơn hen là điều hoàn toàn có thể. Trước hết, đối với những người có nguy cơ cao bị hen (tính chất gia đình, cơ địa dị ứng...), nên tránh tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá. Người bị hen do gắng sức hoặc do thuốc tuyệt đối không vận động quá sức hoặc dùng lại những thứ thuốc mà trước đó đã khởi phát cơn hen. Người bị hen do nghề nghiệp tốt nhất nên chuyển đổi môi trường làm việc cho hợp lý hơn. Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng cần thiết ở người đã từng bị hen và việc này càng nên được chú ý vào mùa lạnh. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, luyện tập thể lực nhẹ nhàng, chế độ dinh dưỡng tốt cũng góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa sự khởi phát của cơn hen. Ở những người có nguy cơ cao hơn, nên sử dụng phác đồ thuốc dự phòng bao gồm thuốc giãn phế quản, corticoide dạng hít hoặc uống theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc để dự phòng cơn hen.   Theo Sức khỏe và đời sống

PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI Ở NGƯỜI CAO TUỔI LÚC GIAO MÙA

Khi thời tiết thay đổi hoặc vào những lúc giao mùa, người cao tuổi hay trở bệnh, đặc biệt các bệnh lý về đường hô hấp. Trong đó, viêm phổi là dạng bệnh thường gặp nhất. Viêm phổi là gì? Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi và trẻ nhỏ. Nguyên nhân của viêm phổi Tác nhân gây viêm phổi có thể do vi khuẩn, virus, vi nấm; do khói bụi (môi trường ô nhiễm, khói bếp, thuốc lá, thuốc lào); do hít sặc (thức ăn, nước ao hồ); do khí độc (hơi xăng dầu); do ít vận động, nằm lâu. Viêm phổi ở người cao tuổi (NCT) thường gặp nhất do nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm hoặc sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên, niêm mạc đường dẫn khí hô hấp bị tổn thương làm cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập, tấn công vào phổi và gây bệnh. Điều đáng lo ngại nhất ở NCT bị viêm phổi do virus vì những người này thường có bệnh lý mạn tính đi kèm và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. [[{"fid":"3130","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại sao người cao tuổi dễ bị viêm phổi - Sự lão hóa và tuổi tác tiến triển dần theo thời gian làm cho các bộ phận, cơ quan của NCT suy yếu. Phổi và phế quản bị lão hóa, xơ hóa dần, khả năng đàn hồi, giãn nở kém đi. Vì thế chức năng hô hấp cũng kém hơn. - Chức năng của hệ miễn dịch suy giảm, nhất là khi quá trình lão hóa diển ra ngày càng rõ rệt hơn. Nên NCT rất dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt ở những người phải hóa trị hay phải dùng thuốc kháng viêm kéo dài. - NCT thường có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, di chứng đột quỵ, Parkinson, Alzheimer… nên nguy cơ bị viêm nhiễm đường hô hấp cao hơn. Các bệnh mạn tính ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, xơ nang, giãn phế quản… cũng làm cho chức năng và miễn dịch hô hấp suy giảm trầm trọng do vậy làm gia tăng tỷ lệ viêm phổi. - NCT nếu phải phẫu thuật, vì cần có thời gian chữa lành vết thương, người bệnh phải nằm lâu, sử dụng thuốc giảm đau nhiều… sẽ làm cho động tác hít thở nông hơn nên gây ứ đọng đàm nhớt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, cần phải theo dõi sát sức khỏe của NCT và sớm có biện pháp phòng ngừa thích hợp ngay từ đầu. Triệu chứng viêm phổi ở người cao tuổi Dấu hiệu của viêm phổi ở NCT rất khác so với người trẻ. Nhiều trường hợp người bệnh không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là những người tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường. Ho là triệu chứng hay gặp nhất, đặc biệt là ở những NCT có bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm họng mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Ho có đờm lỏng hoặc đặc quánh, một số trường hợp có dính ít máu, nhưng cũng có trường hợp không ho. Ngoài ra còn tức ngực và khó thở nhẹ hoặc điển hình như thở nhanh nông, đôi khi có thở rít, cánh mũi phập phồng. Người bệnh thường có dấu hiệu mất nước (môi khô, lưỡi trắng, má hóp, da nhăn nheo). Chẩn đoán chính xác cần chụp X-quang phổi và nuôi cấy đàm, chất nhầy phế quản để xác định vi khuẩn gây bệnh, trên cơ sở đó, chọn kháng sinh thích hợp. Khi người cao tuổi nghi ngờ bị viêm phổi, cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt bởi vì nếu để muộn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm phổi do COVID-19 ở người cao tuổi Hiện nay, thế giới đang đối mặt với đại dịch COVID -19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) vào tháng 12/2019. Đến nay, dịch bệnh lan rộng tại nhiều thành phố ở Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Số người mắc do lây nhiễm và số người chết ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Virus này có khả năng lây lan từ người sang người, xảy ra liên tục, lây truyền qua 4 con đường chính:Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt giọt bắn từ đường hô hấp khi ho, hắt hơi, sổ mũi).Lây trực tiếp do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh. Lây truyền gián tiếp khi vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Lây nhiễm qua đường phân, có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Thời gian ủ bệnh từ khi có phơi nhiễm với căn nguyên cho đến khi có triệu chứng từ 2-14 ngày. Triệu chứng ban đầu hay có thể sốt, ho khan, mệt mỏi, khó thở, đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Thực tế, ở mỗi người bệnh do sức đề kháng khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau. Do đó để xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm. Tỉ lệ tử vong do COVID- 19 ở người trên 70 tuổi hơn 22%, đặc biệt ở những người có bệnh từ trước như bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh hô hấp mạn tính, tăng huyết áp, ung thư … Các chuyên gia nhận thấy có liên quan giữa hút thuốc lá và viêm phổi do COVID-19. Thường gặp ở nam giới, lớn tuổi, có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì biến chứng nghiêm trọng và tỉ lệ tử vong cao gấp 3 lần. Người nhiễm Covid -19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhiễm không có triệu chứng, giống như cảm cúm thông thường, tới những biểu hiện bệnh lý nặng, như: Viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch. Có thể do bệnh mạn tính khiến cơ thể khó xử lý những tổn thương do tác nhân gây bệnh mới gây ra. Cũng có thể do hệ miễn dịch suy yếu theo tuổi tác nên không đủ khả năng chống lại virus corona chủng mới. Phòng ngừa - Khi sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu dần làm cho sự đề kháng tự nhiên ở người cao tuổi giảm đi. Viêm nhiễm đường hô hấp và bệnh cúm ở người già có xu hướng gia tăng, nhất là khi giao mùa hay có dịch cúm. Do vậy, tiêm vắc-xin ngừa cúm và phế cầu nên được thực hiện đều đặn hàng năm. Người chăm sóc cũng như các thành viên khác trong gia đình cũng được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin chống viêm phổi. Ngoài ra, lối sống lành mạnh cũng giúp phòng tránh viêm phổi: - Nơi ở phải thông thoáng, giữ ấm và tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. - Đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc và giữ khoảng cách khi tiếp xức người bệnh, tránh nơi tập trung đông người. - Giữ vệ sinh răng miệng, giữ vệ sinh đường hô hấp trên sạch và thoáng. Rửa tay thường xuyên với xà phòng. - Duy trì việc tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tùy điều kiện của từng người. Những người bị liệt cần được vận động bằng cách nâng dậy và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi. - Bỏ thói quen hút thuốc là, uống rượu bia. - Kiểm soát cân nặng và chế độ dinh dưỡng hợp lý. - Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh thay cho các món ăn nhiều đạm, tinh bột, dầu mỡ… Những thói quen tốt này sẽ giúp cho sức khỏe và hệ miễn dịch tăng lên, vừa giúp ngăn ngừa bệnh tật, đồng thời giúp kiểm soát được bệnh mãn tính kèm theo. - Trường hợp đang điều trị tại bệnh viện về các bệnh phổi, nên tập cách thở sâu, giúp cho phổi làm việc tốt và nhanh phục hồi nhất là sau khi phẫu thuật.   Theo Sức khỏe và đời sống

NGUỒN DINH DƯỠNG CHO ĐÔI MẮT SÁNG, KHỎE

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý kèm với những hoạt động chăm sóc mắt hàng ngày sẽ giúp cho đôi mắt bạn duy trì trạng thái sáng khoẻ và trẻ trung lâu dài. Ăn gì để tốt cho mắt? Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý không chỉ cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày mà còn giúp nuôi dưỡng các bộ phận quan trọng khác trong cơ thể, đặc biệt là mắt.Vì vậy, hãy luân phiên kết hợp các thực phẩm dưới đây trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình để đôi mắt luôn được sáng rõ, khỏe mạnh: RAU CỦ, QUẢ: Rau củ, quả luôn là nhóm thực phẩm được ưu tiên hàng đầu vì sự đa dạng, gần gũi, và đặc biệt tốt cho mắt. Hãy cố gắng ăn các loại rau củ dưới đây mỗi ngày để bảo vệ mắt ngay từ hôm nay: - Các loại rau củ, quả có màu đỏ và cam như cà rốt, cà chua, gấc, ớt chuông, khoai lang… chứa nhiều Beta carotene, Vitamin C - chất chống oxy hoá, giúp đôi mắt sáng khoẻ và chống lại các bệnh thoái hoá mắt như đục thuỷ tinh thể, bệnh võng mạc. - Những loại rau củ màu xanh như bông cải xanh, cải bó xôi… rất giàu Vitamin B2, chất Phyto, Lutien và Zeaxanthin chống Oxy hóa, bảo đảm sức khỏe của mắt và duy trì thị lực, phòng tránh mắt mỏi, nhất là với người trên 45 tuổi. - Những loại củ quả có màu vàng như bắp ngô, khoai lang… lại hỗ trợ rất nhiều trong việc giúp mắt luôn tươi trẻ. Khoai lang chứa nhiều Vitamin A rất tốt cho đôi mắt, cải thiện thị lực, đặc biệt là cho những người bị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp. [[{"fid":"3084","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"336","width":"446","style":"width: 500px; height: 377px;","class":"media-element file-default"}}]] Rau củ, quả luôn được ưu tiên hàng đầu vì rất tốt cho mắt THỊT CÁ: Các loại cá và thịt nạc ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, còn có chứa Kẽm, Vitamin B1 và nhiều chất cần thiết cho mắt để phòng ngừa các bệnh về mắt. Đặc biệt: - Cá hồi: Những chất dinh dưỡng hữu ích trong cá hồi có thể bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa mù lòa. Axit béo Omega-3 trong cá hồi giúp bảo vệ độ ẩm thiết yếu của mắt và chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng. Các chuyên gia tư vấn nên ăn cá hồi ít nhất hai lần một tuần. - Thịt gà: Gà tây và thịt gà có chứa một lượng lớn Kẽm và Vitamin (Vitamin B, Axit Nicotinich và Vitamin E). Đây là những dưỡng chất cần thiết trong cuộc chiến chống đục thủy tinh thể và những căn bệnh suy nhược thị giác khác. SỮA: Sữa bò, sữa cừu, sữa dê,... là nguồn Vitamin A dồi dào giúp bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, và giúp mắt luôn ở trong điều kiện ổn định và khỏe mạnh. [[{"fid":"3085","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"335","width":"493","style":"width: 500px; height: 340px;","class":"media-element file-default"}}]] Các thực phẩm giúp bảo vệ mắt tốt hơn TRỨNG: Lòng đỏ trứng có nhiều Lutein và Zeaxanthin. Đây là 2 dưỡng chất có vai trò quan trọng giúp cho mắt giảm nguy cơ bị thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể. CÁC LOẠI HẠT: tương tự như thịt cá, các loại đậu xanh, đậu đen, hạt bí, gạo lứt là những nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mắt trong bữa ăn hàng ngày, bởi vì: - Đậu đen: Chứa nhiều Kẽm, khoáng chất cần thiết cho võng mạc cũng như duy trì các mạch máu ở nhãn cầu. Kẽm còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất thị lực cũng như đục thủy tinh thể. - Hạnh nhân: Vốn rất giàu Vitamin E, loại thực phẩm này đã được các chứng minh có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng. Chỉ một nắm hạnh nhân cũng đã cung cấp cho bạn một nửa lượng Vitamin E cần thiết cho mỗi ngày. - Đậu xanh: Đậu xanh cũng có chứa lượng cao của Folate và Magie giúp chống ôxy hoá và giúp sáng mắt. Những cách chăm sóc hàng ngày đơn giản để mắt sáng đẹp Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, hãy thường xuyên thực hiện các hoạt động sau để chăm sóc, bảo vệ cho sức khỏe của đôi mắt: - Mỗi sáng thức dậy, dùng đầu ngón tay xoa nhẹ vòng tròn quanh mắt theo chiều hướng từ trong ra ngoài để mắt khoẻ và tươi tỉnh hơn. - Luôn đeo kính râm khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím – một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mắt mau chóng bị lão hoá. -Để mắt nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau khi đọc sách hoặc sử dụng máy tính trong thời gian dài. Trong lúc nghỉ ngơi, hãy tập các bài tập đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để mắt được thư giãn. -  Sử dụng thuốc nhỏ mắt hằng ngày để làm dịu mắt khi mỏi mệt, nuôi dưỡng, phòng ngừa các bệnh về mắt, và giúp mắt luôn sáng khỏe trong mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Theo Sức khỏe và đời sống

BỊ SỐT XUẤT HUYẾT NÊN KIÊNG GÌ?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra và chưa có vắc-xin ngừa bệnh. Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, người bệnh cần kiêng gì để không làm tình trạng bệnh nặng hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm? Bác sĩ đưa ra lời khuyên về cách ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết và những việc không nên làm... Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Khi bị mắc SXH, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy, người bệnh SXH nên thực hiện cách thức ăn uống như sau để nhanh khỏi bệnh: Bổ sung nhiều nước: Người bệnh SXH  có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất. Người bệnh nên uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn, từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Người bệnh SXH nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết. [[{"fid":"3037","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 314px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ăn cháo loãng, súp: Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân SXH là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, súp để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất. Đối với trẻ nhỏ bị SXH mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Nên cho bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập. Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng cho bé. Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này. Do ốm nên khẩu vị của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt... [[{"fid":"3036","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 288px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn cháo, súp, đầy đủ các loại thực phẩm. Người bệnh nên kiêng ăn gì? Một số thực phẩm dưới đây người bệnh SXH cần kiêng ăn vì dễ gây rối loạn tiêu hóa khi cơ thể đang yếu: Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ. Không ăn đồ ăn cay, nóng: Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh. Người bệnh SXH không nên uống các loại đồ uống ngọt, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, cà phê và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh. Sốt xuất huyết có được tắm gội không? Khi mắc SXH, người bệnh thường lo lắng, không biết rằng có thể tắm được không, một số bệnh nhân chọn cách lau người sơ qua bằng nước ấm. Đặc biệt là nhiều trẻ nhỏ với sức khỏe yếu, bố mẹ luôn lo lắng không dám tắm cho con, sợ con ốm hoặc sốt nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế là khi bị SXH, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Lưu ý không tắm và ngâm người trong nước lâu, tắm với nước có độ ấm vừa phải. Tuyệt đối không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là những bệnh nhân nữ tóc dày thì nên sấy khô, tránh để tóc ẩm lâu khiến cơ thể bị lạnh. Với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh khi tắm bởi điều này có thể gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm. Trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên hạn chế việc tắm gội bởi nó sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn ấm để lau người. Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt Với những người mắc SXH, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Bởi hai loại thuốc này sẽ càng khiến cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol, sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều thuốc.   Theo Sức khỏe và đời sống

NHẬN DẠNG VÀ PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên nhân do thực phẩm bị nhiễm khuẩn (từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc...); bị nhiễm các chất hóa học (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia...); bị biến chất khi để quá lâu hoặc bản thân thực phẩm có chứa chất độc (cá nóc, gan cóc, nấm độc...). Dấu hiệu ngộ độc các loại thực phẩm Thực phẩm là một hỗn hợp của nhiều hợp chất phức tạp có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể con người nhưng đôi khi lại chứa đựng những mối nguy gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra do ăn phải thực phẩm có nhiễm vi khuẩn hay độc tố của chúng. [[{"fid":"3026","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"356","width":"600","style":"width: 500px; height: 297px;","class":"media-element file-default"}}]] Vi khuẩn Salmonella có thể tồn tại trong nước đá vài tháng và ở nhiều thực phẩm. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thương hàn (Salmonella): Thường gặp do ăn thức ăn có nguồn gốc động vật bị nhiễm vi khuẩn thương hàn: gỏi thịt cá, thịt gia cầm: gà, vịt, cá, trứng, sữa... Bệnh thường biểu hiện sau khi ăn khoảng 4 giờ đến 48 giờ, thấy: sốt, đau bụng, buồn nôn và nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi ngoài phân có máu - mũi... nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể tử vong. Bệnh có thể chuyển sang dạng người lành mang vi khuẩn gây bệnh khi không được điều trị đủ liều, đúng cách. Những người mang vi khuẩn ở dạng này thường xuyên thải vi khuẩn thương hàn ra theo phân, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ là nguồn ô nhiễm với thực phẩm và môi trường xung quanh. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): Thường gặp do ăn thức ăn giàu đạm bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại súp... Vi khuẩn tụ cầu có nhiều trên da, họng khi bị viêm nhiễm và có trong không khí, nước... nên quá trình chế biến và bảo quản không hợp vệ sinh rất dễ nhiễm các vi khuẩn này vào thực phẩm. Ăn thức ăn có nhiễm tụ cầu hoặc độc tố của chúng đều có thể bị ngộ độc. Bình thường, triệu chứng xuất hiện sớm trong 30 phút đến 4 giờ sau khi ăn. Người bệnh thường nôn thức ăn vừa ăn xong, đi ngoài nhiều lần phân toàn nước, mệt mỏi, có thể có đau đầu hôn mê nếu nhiễm phải độc tố của tụ cầu. Bệnh không được điều trị kịp thời dễ tử vong do mất nước và điện giải. Điều trị tích cực, bệnh thường khỏi nhanh và phục hồi tốt. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn độc thịt (Clostridium botulium): Đây là loại vi khuẩn kỵ khí có nha bào, thường có trong thức ăn đóng hộp, để lâu. Biểu hiện ngộ độc thường sau khi ăn 2 giờ đến 48 giờ, có các dấu hiệu: buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, khó thở và hôn mê. Nếu không được điều trị và xử lý kịp thời, tỷ lệ tử vong rất lớn. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli): Vi khuẩn này có nhiều trong phân người và gia súc. Trong quá trình chế biến thiếu vệ sinh, không có thói quen rửa tay trước khi ăn hay trước khi chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm không tốt để các loại côn trùng xâm nhập mang theo vi khuẩn E.coli từ phân, rác vào thức ăn. Biểu hiện ngộ độc thức ăn do nhiễm E.coli thường sau 4 giờ đến 48 giờ có các dấu hiệu đau bụng đi ngoài phân có máu hay nhiều nước tùy theo từng loại vi khuẩn E.coli. Bệnh có thể tử vong do nhiễm độc hay mất nước nếu nhiễm E.coli 0.157 hay các loại E.coli khác gây bệnh giống như vi khuẩn tả. Bệnh được điều trị sớm và xử trí đúng cách sẽ phục hồi nhanh chóng. Hạn chế nguy cơ và tác động của ngộ độc thực phẩm Chọn thực phẩm đáng tin cậy: Khi mua thịt lợn hoặc thịt bò, nên chọn khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi, ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính, màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu. Đặc biệt nên chọn ở các cửa hàng có uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với cá, tốt nhất là chọn cá còn đang quẫy nước. Nếu cá chết, cần chọn cá còn nhớt bóng, mắt cá trong, vảy cá không bị rời, mang cá hồng, ấn ngón tay vào thịt cá không để lại vết lõm. Các loại rau nên chọn mua tại nơi uy tín, hoa quả tươi phải đúng mùa vụ, còn cuống và lá xanh. Thực phẩm chế biến sẵn nên mua ở những cử hàng có uy tín, đồ hộp nên mua đồ hạn sử dụng còn dài, ghi rõ nhà sản xuất, nước sản xuất, vỏ không móp méo, không phồng, không rỉ sét. Ăn chín uống sôi: Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, trần nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Vệ sinh dụng cụ chế biến như dao, kéo, thớt... Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, hạn chế ăn sống. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt...) cho thức ăn sống và chín. Bảo quản đúng cách: Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay, không để quá 2 tiếng. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh bằng hộp, hoặc giấy nilon bảo quản, khi ăn phải hâm kỹ lại. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín. Thực phẩm phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt, cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, nhằm tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín thành các túi riêng. Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên, nếu không tủ lạnh sẽ là nơi phát sinh bệnh tật. Tránh để tồn đọng quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh, gây quá tải cho tủ lạnh khiến nhiệt độ lạnh không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, trước và sau khi chế biến, cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu ăn.   Theo Sức khỏe và đời sống

PHÒNG NGỪA CÁC DỊ TẬT BẨM SINH CHO BÉ

Dị tật bẩm sinh ở thai nhi là nỗi lo lắng của không ít bà bầu, để lại nỗi đau và hậu quả khá nặng nề. Bài viết này đề cập những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất mà mẹ bầu nên biết. Bệnh tim bẩm sinh (chứng thông liên thất) Bé bị tim bẩm sinh thường có những dấu hiệu như da xanh xao, thở yếu hoặc thở khó, thậm chí ngưng thở khi đang bú... Thông liên thất là trạng thái hay gặp nhất của chứng tim bẩm sinh, bệnh có thể gặp ở 2 - 6 trẻ/1.000 ca sinh. Chứng thông liên thất ở bé có thể phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ, hoặc thường khoảng 4 tuần sau sinh. Với những bé có trái tim khỏe mạnh, 2 tâm thất trái phải sẽ được ngăn cách bằng 1 lớp vách mỏng. Tuy nhiên, trái tim của những bé bị dị tật sẽ có một lỗ nhỏ giữa vách ngăn, tạo điều kiện “gặp gỡ” cho 2 tâm thất. Thường trẻ mắc dị tật này không cần mổ do lỗ thông sẽ bít lại 1 cách tự nhiên; tuy nhiên trong các trường hợp: thông liên thất kích thước lớn, thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi trung bình, thông liên thất vùng phễu thì cần phải phẫu thuật... [[{"fid":"3011","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 264px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Dị tật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ. Tật sứt môi, hở hàm ếch Dị tật sứt môi hở hàm ếch xảy ra do sự phát triển không đầy đủ của phần môi trên, vòm miệng, hoặc cả hai, và có thể được phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ. Hầu hết các trường hợp không xác định được nguyên nhân chính xác, tuy nhiên đa phần dị tật này là sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường (như do mẹ sử dụng thuốc, mẹ bệnh, hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai...). Nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao khi tiền sử gia đình có người mắc tật sứt môi, hở hàm ếch. Hội chứng Down Là một hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể, hội chứng Down xảy ra khi tế bào của bé có 3 nhiễm sắc thể 21 thay vì thông thường là 2. Cứ 800 - 1.000 trẻ mới sinh thì có 1 bé bị bệnh này, phần lớn do bất thường ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh, chỉ khoảng 5% di truyền. Tuổi tác khi mang thai của người mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con bị Down sẽ càng tăng. Trẻ mắc bệnh Down thường có đặc điểm như: lưỡi như bị thò ra, mắt lệch về phía góc trong, mặt có các nếp gấp. Phần ót của đầu thẳng và 2 tai không bình thường. Bé khá yếu ớt, 2 bàn tay, bàn chân ngắn và bè. Lòng bàn tay, bàn chân có nếp gấp ngang. Thêm vào đó bé có thể bị tim bẩm sinh hoặc bị tâm thần. Tuy vậy bệnh Down cũng được chia ra thành nhiều cấp độ và có nhiều trẻ mắc hội chứng Down vẫn bình thường gần như các bé khác. Dị tật ống thần kinh Ống thần kinh là nền tảng cốt lõi để phát triển thành não và tủy sống. Vào ngày thứ 28, ống thần kinh sẽ đóng lại hoàn toàn để chuẩn bị cho bước phát triển mới của thai nhi. Tuy nhiên, nếu quá trình này xảy ra bất thường khiến ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn, não và cột sống của thai nhi sẽ xảy ra những khiếm khuyết. Nứt đốt sống là một dị tật ống thần kinh xảy ra do một vài đốt xương sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng túi thần kinh mềm sẫm màu mọc ở lưng dọc theo cột sống. Túi này được phủ 1 lớp màng mỏng nên có thể bị rò rỉ làm thoát dịch não tủy ra ngoài. Nứt đốt sống được chia thành 2 dạng: nứt đốt sống dạng đóng là dạng nhẹ nhất, biểu hiện ở việc xuất hiện đám lông bất thường, hoặc có tình trạng tụ mỡ dưới da, một vết lõm hoặc vết chàm phía trên da vùng đốt sống bị nứt. Nứt đốt sống dạng mở bao gồm 2 loại là thoát vị màng não và thoát vị màng não - tủy. Nứt đốt sống gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé như dễ bị nhiễm trùng, viêm màng não, co cơ, bị liệt, bàn chân bị khoèo, khó kiểm soát đại tiểu tiện, não úng thủy, tổn thương não (dẫn đến mù, động kinh hoặc bại não). Người mẹ thiếu axit folic trước và trong thai kỳ, gia đình có tiền sử bị dị tật ống thần kinh, mẹ dùng một số loại thuốc khi mang thai, mẹ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc trong những tháng đầu mang thai, mẹ bị tăng nhiệt độ cơ thể do sốt cao, tắm hơi, tắm trong bồn nước nóng... là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật nứt đốt sống ở trẻ. [[{"fid":"3010","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 361px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thai phụ nên đi siêu âm định kỳ để sớm phát hiện những dị tật ở thai nhi. Dị tật hậu môn không lỗ Hậu môn không lỗ là tình trạng hậu môn bị bít lại, hoặc do một màng da mỏng bao lấy lỗ ra, hoặc bởi vì ống nối giữa hậu môn và ruột già không phát triển. Dù là dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ 1/5.000 trẻ sơ sinh, nhưng đây vẫn là loại dị tật gây nhiều hoang mang cho các bậc cha mẹ. Đến nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của tật hậu môn không lỗ, nhưng tỷ lệ mẹ bị nhiễm virus, tiếp xúc với tia phóng xạ hoặc dùng thuốc trong thai kỳ sinh con bị tật này khá cao. Cách phòng ngừa dị tật thai nhi Bà bầu nên thực hiện nếp sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không dùng rượu bia, chất kích thích để giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi. Phụ nữ mang thai cần chú trọng khâu dinh dưỡng, cần bổ sung đầu đủ các nhóm thực phẩm. Hãy đảm bảo rằng thực phẩm cho thai phụ là thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, phẩm màu công nghiệp. Trong thai kỳ, thai phụ hãy luôn ghi nhớ làm đầy đủ các xét nghiệm và khám thai định kỳ để giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi. Thai phụ không tự ý dùng thuốc, nếu không có chỉ định của bác sĩ.   Theo Sức khỏe và đời sống

5 BIỆN PHÁP GIÚP BẢO VỆ NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC DỊCH COVID 19

Diễn biến nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn, những người có bệnh lý nền như đái tháo đường (tiểu đường) cần phải làm gì để bảo vệ mình trước những diễn biến phức tạp của bệnh dịch COVID-19? Vì sao người bệnh tiểu đường dễ biến chứng nặng và tử vong khi nhiễm COVID-19 Tính đến ngày 17-8, trong số 24 ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam thì 10 ca có liên quan đến bệnh lý nền tiểu đường, chiếm tỷ lệ 42%. Theo các chuyên gia, con số này cũng tương đồng với tỷ lệ người tiểu đường tử vong vì COVID-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới, như Italy (khoảng 35%) và Trung Quốc (khoảng 22%). Một số các nghiên cứu khác cũng công bố, trong số những người bị nặng thì 12- 16,2% số đó có đái tháo đường. Theo các chuyên gia nội tiết, ở người bị tiểu đường, mạch máu dễ bị xơ vữa, viêm tắc, làm cho lượng máu đi nuôi dưỡng các cơ quan đích trong cơ thể bị giảm sút, gây suy yếu chức năng của các cơ quan đích và làm suy giảm hệ miễn dịch. Điều này làm giảm khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh, khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh, dễ gây ra suy đa phủ tạng và tăng nguy cơ tử vong cho người tiểu đường khi nhiễm COVID-19. [[{"fid":"2976","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 297px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh tiểu đường và biến chứng mạnh máu Bên cạnh đó, người tiểu đường có lượng đường trong máu tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, và làm chậm khả năng chữa lành của cơ thể trước bất kỳ dạng viêm nhiễm nào bao gồm viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ dễ gây ra các biến chứng nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận… Biến chứng tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh khi nhiễm COVID-19. Người tiểu đường làm gì để tự bảo vệ mình trước COVID-19? Dù cơ chế khác nhau, nhưng nguyên nhân sâu xa khiến người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng nặng và tử vong khi nhiễm COVID-19 đều bắt nguồn từ việc đường huyết không được kiểm soát tốt. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế cho rằng để giảm thiểu nguy hiểm giữa bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ngoài việc tuân thủ nghiêm 9 biện pháp mới nhất phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người tiểu đường cần chủ động ổn định đường huyết ở mức an toàn dưới 7mmol/l. Do đó, người tiểu đường cần nhớ chắc 5 biện pháp: Theo dõi đường huyết thường xuyên; Trao đổi với bác sĩ để sắp xếp lịch tái khám hợp lý; Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý; Duy trì  tập luyện đều đặn; Lưu ý trong sử dụng thuốc.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang