CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

GIỮ BÀN TAY SẠCH ĐỂ PHÒNG BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG

Để tránh dịch bệnh tay- chân- miệng lây lan và bùng phát thành dịch trong trường học, cha mẹ cần biết các kiến thức về bệnh tay- chân- miệng cũng như các biện pháp giữ vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ để phối hợp tốt với nhà trường trong công tác phòng chống bệnh tay- chân- miệng. Bệnh tay- chân- miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh gặp rải rác quanh năm, mùa tựu trường là thời điểm cao điểm của dịch bệnh tay- chân- miệng, số ca bệnh thường tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Môi trường học đường là điều kiện dễ lây lan và bùng phát dịch. Để tránh dịch bệnh tay- chân- miệng lây lan và bùng phát thành dịch trong trường học thì nhà trường cần có biện pháp giữ vệ sinh chung, phát hiện sớm bệnh và cách ly đủ thời gian và đúng cách đối với trẻ bị bệnh. [[{"fid":"2914","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 335px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tay-chân-miệng lây lan Bên cạnh đó, cha mẹ cần biết các kiến thức về bệnh tay- chân- miệng cũng như các biện pháp giữ vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ để phối hợp tốt với nhà trường trong công tác phòng chống bệnh tay- chân- miệng cũng như các bệnh truyền nhiễm nói chung. Cha mẹ cần nhớ: Bệnh tay- chân- miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi, tuy nhiên có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi người đều có thể cảm nhiễm với vi rút gây bệnh. Bệnh tay- chân- miệng lây truyền qua đường tiêu hóa: thức ăn, nước uống, bàn tay của trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng, đặc biệt là đồ chơi và vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm vi rút từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết đường hô hấp, nước bọt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp người – người qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt. Do đó người lớn khi chăm sóc trẻ vẫn bị nhiễm bệnh nếu không được chú ý phòng ngừa. Nguyên tắc 3 sạch trong phòng bệnh tay- chân- miệng Để phòng bệnh tay chân miệng cần thực hiện đủ 3 nguyên tắc đó là ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Cụ thể như sau: - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. - Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ  ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. - Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. - Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. - Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Các biểu hiện khi trẻ bị mắc bệnh tay- chân- miệng: Biểu hiện chính là loét miệng hoặc/và bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. - Vết loét trong niêm mạc miệng gây tăng tiết nước bọt, gây đau khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú. - Sốt có thể có hoặc không. [[{"fid":"2915","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cha mẹ cần biết cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh tay- chân- miệng để không làm bệnh nặng hơn Theo dõi trẻ sát sao, vệ sinh thân thể đúng cách, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Theo dõi trẻ sát sao, vệ sinh thân thể đúng cách, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. - Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh trở nặng để khám lại ngay: Giật mình chới với: Từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa. Run chi. Đi loạng choạng. Thở khác thường, co lõm lồng ngực. Sốt cao liên tục, không hạ bằng thuốc hạ sốt thông thường. Trẻ nôn ói nhiều. Dùng thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú sữa mẹ. Giữ vệ sinh răng miệng. Nghỉ ngơi, tránh kích thích. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8 ngày. Nghỉ học, tránh tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 10 ngày.   Theo Sức khỏe và đời sống

VIÊM DA TIẾP XÚC DO KIẾN BA KHOANG

Thời gian gần đây có rất nhiều người khi tiếp xúc với kiến ba khoang có biểu hiện ngứa, nổi bọng nước, viêm loét da, đau, ngứa rát… Dưới đây là thông tin về loại côn trùng gây bệnh này để mọi người biết cách xử trí và phòng tránh. Vài nét về kiến ba khoang Kiến ba khoang tên khoa học là Paederus fuscipes curtis (Staphylinidae, Coleoptera). Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1 - 1,2cm, ngang 2 - 3mm), có hai màu đỏ và đen, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong… [[{"fid":"2888","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kiến ba khoang Loài kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh; cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng. Một đôi cánh trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới cánh cứng. Ban ngày, kiến bò lê, hoặc bò nhanh ở quanh và giấu cánh tương tự như kiến. Khi bất thường, nó tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp và bản thân chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước. Đây không phải là loại côn trùng mới xuất hiện mà đã có từ rất lâu ở nước ta. Chúng thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, ven bờ suối hoặc dưới tán cây ở các bìa rừng, bãi rác thải, công trình đang xây dựng,... Chúng thường xuất hiện và phát triển vào đầu mùa mưa khi có độ ẩm cao, nhất là sau các cơn mưa lớn đầu mùa, rất thích ánh sáng đèn ban đêm nên thường bay vào đèn, vào nhà khi sáng đèn. Độc tố gây viêm da Theo các chuyên gia về côn trùng học, do trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố pederin (C24H43O9N, còn được gọi là cantharidin, thuộc loại alkaloid) chứa trong một đôi tuyến ở phần cuối bụng với tác dụng bảo vệ trứng khi đẻ khỏi bị các loài sinh vật khác tấn công để ăn trứng. Sau những cơn mưa bị ngập nước không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn... Pederin có tính xuyên thấm qua da. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng đó hoặc vô ý đập làm cho côn trùng chết trên da thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người gây bệnh ngay tại vùng da đó... Nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm độc tố pederin dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan rộng. Biểu hiện viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thường xuất hiện ở những vùng hở như: cổ, mặt, lưng, tay, chân,... Kiến ba khoang có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng tùy theo độc chất pederin hiện diện trên cơ thể kiến xâm nhập qua da. Nếu tay bị dính chất độc pederin khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt, kết mạc, giác mạc, võng mạc... Triệu chứng phồng rộp da, nổi mụn nước ngoài da có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với độc tố pederin từ 12 - 36 giờ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ tiến triển sang dạng loét. Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo động tác khi ta thực hiện việc đập, giết và chà xát kiến trên da. [[{"fid":"2890","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tổn thương do kiến ba khoang Biểu hiện khi bị viêm da do kiến ba khoang Các bệnh nhân biểu hiện là vệt đỏ, phù có thể trên có mụn nước mụn mủ, vị trí tổn thương chủ yếu là vùng hở và bệnh nhân phần nàn xuất hiện sau khi ngủ dậy. – Bệnh thường phát vào tháng 7 đến tháng 10, nghĩa là vào mùa mưa. – Đại đa số bệnh nhân là người làm việc dưới ánh đèn, công tác văn phòng, học sinh. –  Hơn 60% bệnh nhân phát bệnh đầu tiên vào buổi sáng. –  Đặc điểm lâm sàng: + 80% có tổn thương ở mặt, 1/2 thân mình. + 100% biểu hiện bằng vết đỏ, nền hơi cộm theo chiều vệt tay dài 1-5cm rộng 3-10mm, trên đó có mụn nước và phỏng nước ở giữa, có vùng hơi lõm gợi hình một vật gì hình tròn hoặc bầu dục áp vào. 100% có cảm giác rát bỏng tại chỗ. + 20% trong 1-2 ngày đầu có cảm giác ngây ngất sốt, khó chịu mệt mỏi, nổi hạch đau vùng tương ứng. + 3,82% sưng vùng mi mắt. + Một số khác có hình tổn thương đối xứng (kissing lesion) ở hai bên bẹn hoặc kheo tay. Điều kiện mắc bệnh và diễn biến tổn thương:  – Vào mùa mưa ban đêm Paederus theo ánh đèn bay vào buồng làm việc, buồng ngủ, buồng tắm. Bệnh nhân làm việc, ngủ, tắm dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ mặt, phần hở thân mình vô tình dơ tay quệt, đập làm côn trùng có chứa chất pederin xiết lên da, hoặc côn trùng bám vào khăn mặt rơi vào bồn rửa, bệnh nhân không chú ý nên xát phải côn trùng lên da và gây viêm da phỏng nước. – Ban đầu bệnh nhân thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6-12 giờ thành một đám hơi nề, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1-5mm, 1-3 ngày sau thành phỏng nước phỏng mủ. Lúc này thấy cảm giác đau, rát càng tăng. Có thể kèm theo ngây ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả 2 mắt, 2-3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau đi lại khó. – Các phỏng mủ tiến triển ngoài 3 ngày thì đóng vẩy tiết khô dần, khi rụng vẩy để lại vết xẫm màu, toàn bộ đợt tiến triển có thể kéo dài 5-20 ngày.– Có một số ít bệnh nhân chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa lặn sau 3-5 ngày, không thành phỏng nước phỏng mủ.    –  Trong một mùa mua bệnh nhân có thể bị 2-3 lần. – Về xét nghiệm không có biến đổi gì đặc biệt. Trừ một số trường hợp tổn thương phỏng mủ rộng, sưng đau, sốt bạch cầu có thể cao. Hình ảnh tổ chức học chỉ là viêm da không đặc hiệu. - Cần phân biệt với viêm da do nguyên nhan khác như  (hoá chất, sơn..) zona, viêm da tiếp xúc do lá cây (photophytodermatitis). Điều trị - Dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch Jarish, oxýt kẽm, mỡ kháng sinh. - Nếu mủ nhiều, đau có thể dùng kháng sinh chung, kháng Histamin tổng hợp, thuốc giảm đau có thể dùng corticoid bôi hoặc đường toàn thân. - Trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi. Phòng bệnh - Khi làm việc dưới ánh đèn tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác côn trùng rôi vào cổ, mặt (khó thực hiện, vì đây là phản xạ…) - Buổi tối khi tắm rửa chú ý giũ mạnh khăn mặt trước khi dùng. - Vào mùa mưa đề phòng côn trùng bay vào nhà ta có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại.  - Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối, xà phòng… để ngăn không nổi thành phỏng nước, phòng mủ.  Không tự ý điều trị Viêm da tiếp xúc liên quan đến côn trùng, nhất là do tiếp xúc với kiến ba khoang thường xuất hiện ở các vùng da hở, người bệnh thường có biểu hiện bỏng rát da, phồng rộp đã nhầm tưởng là bệnh zona nên tự đi mua thuốc điều trị. Đã có những người bôi thuốc acyclovir vào các vết dị ứng dẫn đến loét da, tổn thương da nặng, phải nhập viện điều trị. Nguy hiểm nhất là các đối tượng trẻ nhỏ bởi làn da của trẻ mỏng nên rất dễ bị tổn thương. Trong trường hợp bị kiến ba khoang cắn, bò vào người mà lỡ tay đập chết, chà xát trên da thì cần nhanh chóng rửa ngay bằng nước sạch với xà phòng tại phần da nghi ngờ bị độc chất pederin xâm nhập; có thể rửa bằng thuốc tím sát trùng. Nếu vùng da đó bị phồng rộp, có biểu hiện viêm loét,… bà con phải đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc thích hợp, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid, chất giải độc tố… nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng. Nếu điều trị đúng chỉ trong khoảng 1 tuần là khỏi. Nếu điều trị muộn hoặc sai, tổn thương sẽ lan rộng, gây loét da, việc điều trị sẽ khó khăn và kéo dài hơn.   Bác sĩ Mông Tuấn Hùng – Khoa Da liễu

CÁCH BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI KHI NẮNG NÓNG

Những ngày trời nắng nóng cao độ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, trong đó người cao tuổi là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Mùa hè với những đợt nắng nóng kỷ lục sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người cao tuổi - nhóm đối tượng vốn đã dễ bị nhiễm bệnh hoặc có sẵn nhiều bệnh lý nền mạn tính. Khi nhiệt độ lên cao, mồ hôi ra nhiều hơn, cơ thể dễ bị mất nước và chất điện giải khiến sức đề kháng của người cao tuổi suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng của các cơ quan khác như tim mạch (tim đập nhanh hơn, huyết áp không ổn định), cơ quan tiền đình cũng dễ bị tác động... Một số bệnh người cao tuổi dễ mắc do nắng nóng Người cao tuổi dễ bị cảm cúm và các bệnh đường hô hấp cũng gia tăng khi trời nóng, do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý (đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay hoặc cho quạt chiếu thẳng vào người cho đỡ nóng), nếu nhẹ có thể bị sổ mũi, đau đầu, ớn lạnh, viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, họng, viêm xoang...), nếu nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi. Một số bệnh như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khi nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện, nhất là hen ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng. [[{"fid":"2866","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 1469px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hướng dẫn người cao tuổi cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Cơn tăng huyết áp kịch phát là vấn đề đáng lo ngại do trạng thái nóng lạnh đột ngột: tắm nước lạnh, nằm máy lạnh nhiệt độ thấp quá hoặc đang nóng đi vào phòng máy lạnh ngay hay đang nóng, ra nhiều mồ hôi tắm nước lạnh ngay, hoặc uống bia lạnh để giải nhiệt. Tăng huyết áp đột ngột, nếu nhẹ có thể thấy hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu, loạn nhịp tim, nếu nặng có thể xuất huyết não, đột quỵ. Cần lưu ý, đột quỵ ở người cao tuổi xảy ra vào mùa nắng nóng chiếm một tỉ lệ đáng kể do thay đổi nhiệt độ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nhất là ở những người có tiền sử bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành), tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol, triglycerid), đái tháo đường... Thói quen dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp kéo dài nhiều giờ, đặc biệt vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do lạnh. Mùa hè, nhiều người có thói quen uống các loại nước giải khát có gas, uống bia đá lạnh, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch và đột quỵ ở người cao tuổi. Tỷ lệ đột quỵ mùa nắng nóng ở người cao tuổi thường xảy ra vào chiều tối hoặc nửa đêm về sáng, lúc thân nhiệt có nhiều thay đổi. Nhiệt độ càng cao thì mức độ đột quỵ càng nặng. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp không được tắm nước lạnh đột ngột khi vừa đi ngoài nắng nóng vào, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Say nắng, say nóng dễ gặp ở người cao tuổi khi nắng nóng. Người già dễ bị rối loạn hệ thần kinh, hệ tim mạch bởi sự mất nước, chất điện giải do trời nóng nhưng khả năng tự điều chỉnh của người cao tuổi là rất khó khăn vì mọi chức năng đã suy giảm, hệ thần kinh đã bị trì trệ. Hậu quả là nếu nhẹ sẽ làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt, mạch nhanh, tim đập dồn dập, nặng hơn có thể truỵ tim mạch. Chứng rối loạn tiêu hóa vào mùa hè cũng gia tăng do chế độ ăn uống không hợp lý: ăn rau sống, ăn các món gỏi, tái chưa đủ độ chín, uống nước đá nhiễm bẩn... Người cao tuổi bị đi ngoài phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày dễ dẫn đến mất nước và chất điện giải. Chứng khó đi vệ sinh (táo bón) cũng dễ xảy ra gây trướng bụng khó chịu. Chứng táo bón xảy ra do người cao tuổi ít ăn rau, uống nước không đủ. Do nắng nóng, người cao tuổi lúc ngủ, nghỉ không nằm màn có thể mắc các bệnh do côn trùng đốt, nhất là bệnh sốt xuất huyết. Các bệnh về da ở người cao tuổi vào mùa hè cũng có dịp phát triển. Do sự thay đổi nhiệt độ của mùa hè và sức đề kháng giảm tạo điều kiện lây lan các tác nhân gây viêm da. Các trường hợp như viêm da dị ứng, nhiễm trùng gây mưng mủ, lở loét hay bệnh zona thần kinh tổn thương da có thể gây bội nhiễm, đau nhức, khó chịu trong thời gian dài. Do trời nắng nóng, thời tiết thay đổi đột ngột có thể xuất hiện đau cơ, xương khớp, đặc biệt, các cơn đau thường xảy ra ở khớp gối, cột sống thắt lưng, các khớp ở bàn tay, bàn chân. Phòng bệnh mùa nắng nóng như thế nào? Để phòng bệnh mùa hè, người cao tuổi nên lưu ý: Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, không để tình trạng khát nước. Nên ăn nhiều rau, trái cây, nhất là các loại rau, quả dễ tiêu hóa vừa để cung cấp thêm nước, các vi chất, vừa để chống táo bón. Người mắc bệnh mạn tính cần uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh cho mình để tránh bệnh tái phát, nặng thêm. Người cao tuổi không ra ngoài khi nắng gắt, nếu công việc buộc phải ra khỏi nhà, cần đội mũ hoặc nón rộng vành, mặc ít quần, áo, tốt nhất là loại vải cotton, có kính râm càng tốt. Khi ngoài nắng về nhà, không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đá, không nên dùng thực phẩm lạnh quá (chè lạnh, uống nước có đá hoặc dùng hoa quả lấy ra từ tủ lạnh...); không nên uống bia lạnh, nhất là người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn; không vào phòng máy lạnh ngay, không cho quạt gió xoáy vào mình và không được tắm ngay khi còn mồ hôi. Không tắm biển, sông, suối, ao, hồ lúc trời nắng gắt, nhất là gần trưa, buổi trưa, xế chiều. Nếu phải làm việc trong điều kiện nắng, nóng, cần uống thêm nước có pha một ít muối ăn sẽ rất tốt, nếu có điều kiện uống thêm nước trái cây. Mùa nắng nóng, cần ăn uống hợp vệ sinh, tránh xa thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, rau sống...) hoặc thực phẩm của ngày hôm trước (đề phòng đã nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ôi, thiu). Dù nóng nhưng lúc ngủ (kể cả ngủ ban ngày) đều phải nằm màn để tránh muỗi đốt. Nên tham gia các bài tập thể dục dành cho người cao tuổi về  mùa  hè (tập thể dục dưỡng sinh hoặc đi bộ, chơi cầu lông, bơi) vào sáng sớm, lúc mặt trời vừa mọc, chiều muộn hoặc đi bộ tùy theo sức khỏe khi trời đã dịu mát. Tránh tập thể dục, bơi, đi bộ lúc trời còn nắng nóng.   Theo Sức khỏe và đời sống

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

I. Bảo hiểm y tế là gì? Căn cứ Điều 2, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về khái niệm bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. BHYT là 1 trong những chính sách an sinh xã hội tốt nhất hiện nay cho người lao động khi thăm, khám chữa bệnh. Vậy những ai bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế? [[{"fid":"2846","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"768","width":"1024","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Bảo hiểm y tế mang đến nhiều quyền lợi thiết thực cho người lao động.  II. Đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế Căn cứ Chương I, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về nhóm 06 đối tượng tham gia BHYT bao gồm:  Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; Nhóm do cơ quan BHXH đóng; Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng; Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; Nhóm do người sử dụng lao động đóng. III. Mức đóng bảo hiểm y tế  Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về mức đóng bảo hiểm y tế bao gồm: Mức đóng BHYT thuộc nhóm 3 đối tượng  Đối với 3 nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách Nhà nước đóng thì mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng. Mức đóng nhóm hộ gia đình Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;  Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;  Người thứ 3  đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;  Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;  Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Lưu ý nhóm do Ngân sách nhà nước đóng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo =>  Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% TLCS Học sinh, sinh viên. =>  Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS. Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình. =>  Mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS. IV. Quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế Chi phí khám, chữa bệnh các bệnh thông thường, chưa kể đến các bệnh nan y tại các cơ sở y tế hiện nay không phải là con số nhỏ. Bằng việc tham gia BHYT, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần. Căn cứ Điều 22, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về quyền lợi mà người dân được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế như sau: 1. Mức hưởng BHYT đúng tuyến 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng: + Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; + Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; + Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; + Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an; + Người có công với cách mạng, cựu chiến binh + Trẻ em dưới 6 tuổi; + Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; + Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; + Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; + Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã; + Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến. 95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng  + Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; + Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí; + Người thuộc hộ gia đình cận nghèo. 80% chi phí nếu là các đối tượng khác 2. Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến - 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; - 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh; - 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện. Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến. V. Các trường hợp không được hưởng BHYT Trích Điều 23 Luật BHYT, các trường hợp không được hưởng BHYT gồm: - Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả. - Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng. - Khám sức khỏe. - Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị. - Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ. - Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. - Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt. Trừ trường hợp điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ cho trẻ em dưới 6 tuổi. - Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa. - Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích. (đã bãi bỏ) - Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác. - Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra. (đã bãi bỏ) - Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. - Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học. [[{"fid":"2849","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"364","width":"600","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] VI. Cách đọc thông tin trên thẻ BHYT: - Ô thứ nhất (2 ký tự đầu tiên): Mã đối tượng tham gia BHYT được ký hiệu bằng chữ. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT. - Ô thứ 2 (1 ký tự tiếp theo): Mức hưởng BHYT và được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5). Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất. - Ô thứ 3 (2 ký tự tiếp theo): Mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) (theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg về việc thông báo mã số danh mục hành chính mới). Riêng mã của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng được ký hiệu bằng số 97, của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân được ký hiệu bằng số 98. - Ô thứ 4 (2 ký tự tiếp theo): Mã quận, huyện. thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nơi quản lý đầu mối của người tham gia BHYT (Theo thứ tự huyện quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg và công văn số 628/TCTK-PPCĐ). Riêng đối tượng do tỉnh trực tiếp thu có ký hiệu 00. - Ô thứ 5 (3 ký tự tiếp theo): Mã đơn vị quản lý, theo địa giới hành chính và theo loại đối tượng. Trong đó, đối tượng do xã quản lý (bao gồm cả người lao động làm việc trong tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể), lấy ký tự đầu ký hiệu bằng số 9 (901, 999). - Ô thứ 6 (5 ký tự cuối): Số thứ tự của người tham gia BHYT trong 1 đơn vị, được ký hiệu bằng số (theo số tự nhiên từ 00001 đến 99999). VII. Bảo hiểm y tế tự nguyện  Ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc nêu trên thì người dân có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do người dân tự nguyện tham gia và được Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận.   Theo phương thức quản lý của Nhà nước thì hiện nay có 02 loại hình BHYT là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Do đó, trừ các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc thì mọi công dân Việt Nam đều được tham gia BHYT tự nguyện theo Luật Bảo hiểm y tế.

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI TỪ BƠI LỘI

Bơi lội là một hoạt động thể thao đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đối với cả người lớn và trẻ em. Không chết đuối khi rơi xuống nước: đây chính là lợi ích lớn nhất khi trẻ biết bơi. Tránh được hậu quả đáng tiếc trong trường hợp xảy ra tai nạn. [[{"fid":"2844","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 328px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Dạy trẻ tập bơi để phòng đuối nước Trẻ sẽ tự tin hơn khi đi bơi: nhiều đứa trẻ sợ sệt khi xuống nước và luôn e dè trước đám đông. Tuy nhiên, khi đi bơi, phải mặc áo tắm và mọi người đều giống nhau, chẳng ai dám phá cách mặc đồ lạ xuống bể bơi. Khi trẻ vượt qua được sự e dè ban đầu, tức là đã chiến thắng được mình. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn cho biết, bơi lội giúp ích rất nhiều trong việc chữa bệnh cho trẻ tự kỉ. Bơi lội giúp trẻ có những phản ứng tích cực khi tiếp xúc với môi trường. Sự kết hợp giữa bơi lội với đồ chơi, âm nhạc và các trò chơi sẽ giúp trẻ tự kỉ có phản ứng tương tác với những người xung quanh. Bơi giúp trẻ tăng chiều cao: đây là một lợi ích mà hầu như ai cũng đã biết đến. Bơi lội là môn thể thao tốt cho toàn bộ cơ thể, giúp cải thiện chức năng tim, phổi, các cơ và xương được thư giãn hoàn toàn. Do đó, rất phù hợp với những người muốn tăng chiều cao, đặc biệt là thanh thiếu niên ở tuổi đang phát triển. Giảm cân hữu hiệu cho trẻ béo phì: khi đi bơi phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn các môn thể thao tập luyện ngoài trời khác. Khả năng dẫn nhiệt của nước gấp 24 lần không khí và nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ bình thường của không khí, vì thế bơi giúp cơ thể hạ nhiệt và đốt cháy chất béo nhanh chóng nên rất hữu hiệu cho việc giảm cân. Tốc độ trao đổi chất diễn ra rất nhanh trong suốt và sau thời gian bơi, 30 phút bơi tiêu tốn khoảng 1.100 calo, vì thế bơi là phương pháp giảm cân lý tưởng cho những người có thân hình đẫy đà, nhất là trẻ béo phì. Giảm chấn thương đồng thời phục hồi chấn thương: các hoạt động thể thao khác có thể gây đau một số vùng trên cơ thể như chân tay hoặc vùng eo hông, vì thế ảnh hưởng đến các khớp, xương tay và chân làm cơ thể dễ mệt mỏi và giảm hứng thú tập luyện. Bơi giúp tránh các chấn thương ở chân tay và vùng eo, giảm nguy cơ đau các khớp xương. Vì vậy, bơi lội chính là một môn thể thao an toàn cho trẻ, đem lại nhiều lợi ích và giảm được những chấn thương không đáng có. Massage cơ thể: Trong khi bơi, áp suất nước tác động lên toàn bộ cơ thể có tác dụng như một bài massage giúp đẹp da và giảm đau nhức, mệt mỏi toàn cơ thể. Lực tác động của nước đối với cơ thể sẽ tác động tích cực lên hệ tim mạch, làm máu lưu thông, dung tích thở của người bơi được tăng lên. Khi bơi, các cơ khớp và hệ xương được vận động liên tục, cơ thể trở nên dẻo dai, tan bớt những chỗ mỡ thừa, giúp cơ thể săn chắc. Đối với các bé, khi bơi vận động được toàn cơ thể nên bơi luôn là môn thể thao được đánh giá hàng đầu về việc rèn luyện sức khỏe dẻo dai, bền bỉ. Điều cốt lõi nhất khi học bơi là cần học được cách thở và điều tiết nhịp thở ổn định, một điều rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để có thể cho trẻ đi bơi đúng cách, cha mẹ cần nắm được những điều cần thiết về: độ tuổi phù hợp để trẻ đi bơi, thời gian, địa điểm bơi và những điều lưu ý trước, trong và sau khi cho trẻ đi bơi.   Theo Sức khỏe và đời sống  

NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG MÙA HÈ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG MÙA HÈ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? Thời tiết nắng nóng của mùa hè gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người, đối với bệnh nhân bị đái tháo đường ảnh hưởng sẽ lớn hơn rất nhiều so với những người khác không bị bệnh. Thời tiết nắng nóng không chỉ ảnh hưởng tới người bình thường, mà đối với người bị bệnh đái tháo đường, nắng nóng có thể khiến cho đường huyết tăng hoặc giảm hơn mức bình thường. Tỷ lệ trao đổi chất ở những người bệnh đái tháo đường cao bởi vì họ đổ mồ hôi rất nhiều và liên tục cảm thấy đói trong mùa hè. Một số hướng dẫn sau đây sẽ giúp người mắc bệnh đái tháo đường vượt qua mùa hè an toàn. [[{"fid":"2837","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 354px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lưu ý chọn ăn những loại rau quả có lượng đường thấp Chú ý đến da Những người bị bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ bị nhiễm trùng da ở các dạng khác nhau như áp xe, mụn nhọt, mức độ từ nhẹ đến nguy hiểm. Các chuyên gia đái tháo đường cho biết: Vì mồ hôi quá nhiều nên đàn ông bị đái tháo đường có thiên hướng phát triển nấm candida quanh háng. Còn phụ nữ bị đái tháo đường thì dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Những vấn đề về da có thể tránh được bằng cách áp dụng các biện pháp phòng chống đơn giản sau: Tắm hàng ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn, nấm phát triển trên da. Tránh mặc trang phục bằng sợi tổng hợp, nên mặc đồ bằng cotton cho thoáng khí và thấm mồ hôi. Cần duy trì mức độ đường huyết phù hợp thông qua chế độ ăn uống và luyện tập. Những người bị bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt sẽ dễ mặc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Chú ý đến bàn chân ững người mắc bệnh đái tháo đường lâu năm dễ bị viêm loét bàn chân, chấn thương và nhiễm trùng chân bởi vì họ kiểm soát đường huyết kém, đặc biệt là ở nhiệt độ bất lợi (cực lạnh hoặc nóng). Vì thế, người bệnh đái tháo đường phải đặc biệt lưu ý đến đôi chân của mình và tránh phát triển nhiễm trùng chân. Khi đi giày dép mùa hè chúng ta dễ bị ra mồ hôi chân khiến chân bị ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển. Do quá nóng một số người còn đi chân trần nên việc bị tổn thương bàn chân do dẫm phải các vật sắc nhọn rất dễ xảy ra. Cần luôn đảm bảo rửa chân sạch sẽ và giữ khô, tránh để chân bị tổn thương và phải thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu lạ ở chân. Cần uống bổ sung nước Thời tiết nóng bức làm cho cơ thể đổ mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường không uống đủ nước, sẽ làm giảm lượng nước trong máu làm máu bị cô đặc, đường máu tăng và sẽ sản sinh xeton. Khi đường máu tăng, cơ thể người mắc bệnh đái tháo đường sẽ tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước ngày càng trầm trọng hơn. Trong trường hợp nặng, mất nước có thể ảnh hưởng đến chức năng của não và các cơ quan khác. Uống nhiều nước là cách tốt nhất để đối phó với mất nước nhẹ xảy ra dưới cái nóng mùa hè. Cơ thể đủ nước cũng giúp ngăn ngừa các biến động lượng đường trong máu cũng như các biến chứng như kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ nhiệt. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng đồ uống có gas, nước ép trái cây, rượu và cafein. Tập thể dục là một phần thiết yếu để quản lý bệnh đái tháo đường type 2. Đặc biệt, thời tiết nóng bức sẽ dễ dẫn đến tâm trạng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng và tâm lý "ăn cho có", "ăn cho xong bữa". Thế nhưng, ăn uống không đủ chất và thiếu điều độ sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết, rất nguy hiểm. Để tránh hiện tượng này người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo không bị tụt đường huyết. Hạ đường huyết thường sinh ra những chất làm tăng huyết áp có thể gây ra tai biến mạch máu não. Còn với bệnh nhân tiểu đường có suy mạch vành thì hạ đường huyết cũng là một trong những yếu tố thuận lợi dẫn đến nhồi máu cơ tim. Không những thế, mùa hè cũng là mùa của nhiều loại trái cây có hàm lượng đường lớn như nhãn, vải, quýt, vú sữa, hồng xiêm, mít… Ăn quá nhiều các hoa quả này sẽ khiến đường huyết tăng cao, nếu không được kiểm soát hợp lý sẽ gây nhiều biến chứng cấp tính cũng như biến chứng mãn tính ở mắt, thận, thần kinh. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý khi ăn những loại quả này để đảm bảo sức khỏe. Lời khuyên dành cho bệnh nhân - Uống thật nhiều nước kể cả khi bạn không khát, điều đó sẽ tránh cho bạn tình trạng mất nước. Hạn chế dùng rượu hay đồ uống chứa cafein như cà phê hay đồ uống thể thao, đồ uống tăng lực. Chúng có thể làm mất nước và tăng đường huyết. - Đo đường huyết trước, trong và sau khi hoặt động thể lực. Bạn cần phải điều chỉnh lượng insulin cần dùng. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần tư vấn về sự thay đổi trong liều lượng insulin. - Mặc đồ bó sát, nhẹ và sáng màu. - Đeo kính râm và đội mũ khi ra ngoài trời. Bởi vì ánh nắng mặt trời có thể làm tăng lượng đường trong máu. - Không nên đi chân trần, kể cả khi bạn ở trên bãi biển hay hồ bơi.   Theo Sức khỏe và đời sống

VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA KHI MANG THAI – PHỤ NỮ MANG THAI CẦN BIẾT

Khi mang thai nếu có dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục, chị em cần đi khám điều trị tích cực, hạn chế tối đa tình trạng bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.  Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là do lượng nội tiết tố trong cơ thể thai phụ tăng giảm đột ngột. Hệ thống miễn dịch thay đổi, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Viêm phụ khoa khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy vậy, nếu được phát hiện, điều trị kịp thời, viêm âm đạo khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, nếu có biểu hiện đau, ngứa rát... vùng âm đạo, nghi ngờ viêm nhiễm phụ khoa, người mẹ mang thai nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, bảo vệ an toàn cho cả hai mẹ con. [[{"fid":"2832","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"400","width":"600","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bệnh phụ khoa có thể gặp ở phụ nữ mang thai và gây ảnh hưởng đến thai nhi: * VIÊM NHIỄM NẤM CANDIDA Thường cư trú bên trong âm đạo, các vi nấm Candida này hoàn toàn vô hại khi môi trường giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai nghén, sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột làm thay đổi độ pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Đặc điểm nhận dạng với các biểu hiện: khí hư trắng đục, lợn cợn hoặc đặc như màu sữa chua, âm hộ, âm đạo ngứa, đau kiểu bỏng rát. Việc điều trị viêm âm đạo khi mang thai do nấm Candida thường rất dễ dàng, tuy nhiên bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Mẹ bầu cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con nhằm tránh lây cho bé trong quá trình sinh nở. Những nguy cơ của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con cần chú ý: - Khi sinh con qua âm đạo, nấm có thể dính vào niêm mạc miệng hoặc gây viêm da do nấm cho trẻ sơ sinh. - Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do nấm… * VIÊM PHỤ KHOA DO NHÓM VI KHUẨN BACTERIAL VAGINOSIS (BV) Đây là bệnh thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai, cứ khoảng 5 người thì sẽ có 1 người bị nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triển một cách quá mức trong thai kỳ, do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone. Đặc điểm nhận dạng với các biểu hiện: tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh… Người mẹ khi mang thai không được chủ quan với các dấu hiệu bất thường ở vùng kín. Bởi nhóm vi khuẩn này thường có mối liên quan đến các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: - Vỡ màng ối sớm, - Nhiễm trùng nước ối, - Nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn, tăng nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với người không bị bệnh, - Con sinh ra bị nhẹ cân, - Viêm buồng tử cung sau khi sinh qua âm đạo hoặc sinh mổ… * VIÊM ÂM ĐẠO DO LẬU CẦU KHUẨN Lậu cầu khuẩn cũng là một nguyên nhân gây viêm ngứa phụ khoa khi mang thai có mức độ nguy hiểm cao. Nếu thời gian ủ bệnh kéo dài, người mẹ sẽ gặp các triệu chứng như: tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo mủ, ra nhiều huyết trắng nặng mùi và đau vùng bụng dưới… Bệnh phụ khoa khi mang thai do lậu cầu khuẩn gây ra nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tác động xấu đến thai nhi: - Nguy cơ sinh non tăng lên 8%, gây viêm màng ối, vỡ ối, - Trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai - Bên cạnh đó, vi khuẩn lậu dễ lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh thường qua ngã âm đạo. - Vi khuẩn từ chất dịch tiết ra ở đường sinh dục của người mẹ xâm nhập vào mắt của trẻ sơ sinh, gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. (từ ngày thứ 2 sau sinh, mắt của bé sẽ bị sung huyết, có nhiều mủ vàng, gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa) * NHIỄM HPV TRƯỚC VÀ TRONG THAI KỲ HPV là một loại nhiễm trùng qua đường tình dục. Bạn sẽ có nguy cơ nhiễm virus HPV nếu bạn quan hệ với người bị nhiễm virus này. có hơn 150 loại HPV khác nhau tồn tại. Hầu hết các loại này không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, có khoảng 40 chủng virus có thể lây nhiễm qua đường sinh dục và có thể gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư. Những biểu hiện của virus HPV ở thai phụ như: - Mụn cóc là những bướu thịt màu trên da mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm - Mụn cóc sinh dục phát triển trên âm đạo, âm hộ, cổ tử cung hoặc hậu môn ở phụ nữ - Mụn cóc thông thường hình thành trên tay hoặc khuỷu tay. - Mụn cóc Plantar xuất hiện trên gót chân… Một điều lưu ý là, trong thai kỳ sự thay đổi nồng độ hormone góp phần làm cho mụn phát triển nhanh hơn so với bình thường. Cơ thể mẹ bầu cũng sản xuất một số lượng dịch tiết âm đạo - một môi trường thuận lợi cho mụn cóc phát triển mạnh. Tuy vậy, có một tin tốt là tình trạng nhiễm virus HPV khi mang thai sẽ không truyền cho thai nhi hoặc phát triển thành bệnh nhiễm trùng nào khác. Trong trường hợp mụn cóc ngăn chặn đường em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn thai nhi trong bụng.  Chị em phụ nữ mang thai khi gặp các dấu hiệu sau nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị: - Huyết trắng ra nhiều - Khí hư có mùi hôi - Khí hư có mầu bất thường - Ngứa vùng kín - Đau rát khi đi tiểu - Sưng đỏ hoặc mọc mụn nước xung quanh âm hộ - Nước tiểu có màu đục - Đau khi quan hệ tình dục   BS CKI: Phạm Thanh Huyền

SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÂN BIỆT VỚI SỐT PHÁT BAN

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có diễn biến khó lường với số ca mắc cao. Nếu chủ quan, không chủ động phòng chống, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, khó kiểm soát. SXH là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua trung gian muỗi vằn, hút máu người mắc bệnh rồi truyền sang cho người lành. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa, thời tiết thất thường (có tính chất lan truyền nhanh, nhiều người mắc cùng lúc, trong cùng một khu vực). SXH diễn biến khá thất thường và dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị tổn thương do SXH. Trong mùa hè, nhiều loại bệnh do virus cũng dễ xảy ra như sởi, sốt phát ban. Để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần có kiến thức để phân biệt dấu hiệu các bệnh nhằm ứng phó và chăm sóc phù hợp. Sốt phát ban và SXH đều có triệu chứng điển hình ban đầu là sốt cao nhưng 2 căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt sốt phát ban khác SXH như thế nào, chúng ta có thể dùng tay căng vùng da tại nốt phát ban hoặc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán. [[{"fid":"2817","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 325px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Dùng tay căng vùng da tại nốt phát ban có thể phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban. Dấu hiệu đặc trưng của sốt phát ban Sốt phát ban là bệnh lý đặc trưng bởi dấu hiệu sốt và nổi ban đỏ, do nhiều loại virus gây ra. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra sốt phát ban là virus sởi và virus gây bệnh Rubella. Bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi họng của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Sau khoảng thời gian ủ bệnh (thường trong 7 ngày), trẻ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện đặc trưng: Sốt: Những cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao (từ 38-400C), thường sốt theo từng cơn. Nổi ban đỏ: hay xuất hiện trong vòng 12-24 giờ sau sốt. Nổi ban hay hồng ban với mức độ như thế nào tùy theo đặc điểm của virus gây bệnh và thể trạng của từng trẻ. Một đặc điểm có thể phân biệt sốt phát ban với các loại sốt khác, đó là ban trong sốt phát ban sẽ biến mất gần như lập tức nếu thực hiện căng da tại vùng nổi ban. Dấu hiệu phát ban xuất hiện trong khoảng 3-5 ngày rồi lặn hẳn. Một số biểu hiện kèm theo: chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi, uể oải, đỏ mắt, trẻ chán ăn, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Ngoài ra, một số bệnh nhi có thể kèm theo triệu chứng đau họng, sưng hạch cổ. Hầu hết các trẻ bị sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi sẽ giảm sốt dần, ăn uống được. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sốt phát ban có thể gây ra biến chứng. Đặc biệt, bệnh càng trở nên nguy hiểm đối với các trẻ có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, trẻ dưới 12 tháng tuổi, thể trạng suy nhược. Một số biến chứng thường gặp do sốt phát ban như: viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm loét giác mạc (nguy cơ gây mù vĩnh viễn), suy dinh dưỡng nặng... Nhật biết SXH Nhận biết người mắc SHX căn cứ vào các triệu chứng như: Sốt: Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39-400C, liên tục trong 2-7 ngày. Biểu hiện sốt không thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt. Xuất huyết: Khi sốt bắt đầu giảm thì bệnh nhân chuyển sang biểu hiện phát ban xuất huyết, khoảng từ ngày thứ 3-4 kể từ khi có sốt. Các nốt ban dạng chấm đỏ hoặc bầm máu ở da, có khi xuất huyết ở các vùng niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu cam, mắt đỏ kèm theo đau bụng, nôn ói. Có khoảng 30% số ca mắc SXH trở nặng vào ngày thứ 3-7 sau khi khởi phát bệnh. Lưu ý những trường hợp bệnh nhi béo phì hoặc dưới 12 tháng tuổi, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ. Khác biệt giữa sốt phát ban và SXH Cách đơn giản nhất để phân biệt sốt phát ban khác SXH là dùng ngón tay cái và ngón trỏ để căng vùng da tại nốt phát ban (vị trí nổi ban đỏ) hoặc căng vùng da bị sung huyết. Sau khi căng da ra, nếu chấm đỏ mất đi, buông ra thì màu đỏ hồi phục ngay cho thấy đây là ban của sốt phát ban. Ngược lại, nếu vẫn thấy chấm đỏ li ti không lặn đi sau khi căng da thì đó là phát ban do SXH. Lưu ý: dù là sốt phát ban hay SXH thì cũng đều do virus gây ra và ẩn chứa sự nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có dấu hiệu sốt, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tuy từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị. Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, tránh các biến chứng đáng tiếc.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang