CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

5 BIỆN PHÁP GIÚP BẢO VỆ NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC DỊCH COVID 19

Ngày 19 / 08 / 2020
|
Y học thường thức

Diễn biến nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn, những người có bệnh lý nền như đái tháo đường (tiểu đường) cần phải làm gì để bảo vệ mình trước những diễn biến phức tạp của bệnh dịch COVID-19?

Vì sao người bệnh tiểu đường dễ biến chứng nặng và tử vong khi nhiễm COVID-19

Tính đến ngày 17-8, trong số 24 ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam thì 10 ca có liên quan đến bệnh lý nền tiểu đường, chiếm tỷ lệ 42%. Theo các chuyên gia, con số này cũng tương đồng với tỷ lệ người tiểu đường tử vong vì COVID-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới, như Italy (khoảng 35%) và Trung Quốc (khoảng 22%).

Một số các nghiên cứu khác cũng công bố, trong số những người bị nặng thì 12- 16,2% số đó có đái tháo đường.

Theo các chuyên gia nội tiết, ở người bị tiểu đường, mạch máu dễ bị xơ vữa, viêm tắc, làm cho lượng máu đi nuôi dưỡng các cơ quan đích trong cơ thể bị giảm sút, gây suy yếu chức năng của các cơ quan đích và làm suy giảm hệ miễn dịch. Điều này làm giảm khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh, khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh, dễ gây ra suy đa phủ tạng và tăng nguy cơ tử vong cho người tiểu đường khi nhiễm COVID-19.

Bệnh tiểu đường và biến chứng mạnh máu

Bên cạnh đó, người tiểu đường có lượng đường trong máu tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, và làm chậm khả năng chữa lành của cơ thể trước bất kỳ dạng viêm nhiễm nào bao gồm viêm đường hô hấp cấp do COVID-19

Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ dễ gây ra các biến chứng nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận… Biến chứng tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh khi nhiễm COVID-19.

Người tiểu đường làm gì để tự bảo vệ mình trước COVID-19?

Dù cơ chế khác nhau, nhưng nguyên nhân sâu xa khiến người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng nặng và tử vong khi nhiễm COVID-19 đều bắt nguồn từ việc đường huyết không được kiểm soát tốt.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế cho rằng để giảm thiểu nguy hiểm giữa bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ngoài việc tuân thủ nghiêm 9 biện pháp mới nhất phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người tiểu đường cần chủ động ổn định đường huyết ở mức an toàn dưới 7mmol/l.

Do đó, người tiểu đường cần nhớ chắc 5 biện pháp: Theo dõi đường huyết thường xuyên; Trao đổi với bác sĩ để sắp xếp lịch tái khám hợp lý; Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý; Duy trì  tập luyện đều đặn; Lưu ý trong sử dụng thuốc.

 

Theo Sức khỏe và đời sống

Ý kiến bạn đọc