CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

PHÒNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG MÙA MƯA

Sau mưa sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Mưa gây ngập lụt cũng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là nguy cơ của dịch bệnh COVID-19. Dưới đây là một số bệnh thường gặp nhất khi vào mùa mưa và cách phòng bệnh.  [[{"fid":"3652","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 300px; height: 722px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng bệnh do muỗi truyền Bệnh thường gặp là sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt xuất huyết Dengue (có 4 chủng khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó, do vậy những người sống trong vùng lưu hành dịch sốt xuất huyết có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời. Phòng bệnh: - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày. - Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng. - Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết - Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. [[{"fid":"3653","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 300px; height: 692px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa Các bệnh thường gặp lây truyền qua đường tiêu hóa là tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A. Nguyên nhân gây bệnh là do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hóa, qua nguồn thực phẩm, nguồn nước ăn, đồ uống…  Phòng bệnh: - Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc"Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. - Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết. - Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin. [[{"fid":"3654","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 300px; height: 670px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng bệnh đường hô hấp Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho virus, kí sinh trùng cũng như nấm mốc phát triển mạnh và hệ hô hấp là một trong những cơ quan dễ bị tấn công nhất. Các bệnh lý hô hấp thường gặp vào mùa mưa như cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi…. Các đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh; người cao tuổi hay có bệnh mạn tính, sức đề kháng kém và phụ nữ mang thai.  Phòng bệnh: - Giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già - Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. - Đảm bảo đủ dinh dưỡng - Chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong. [[{"fid":"3655","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 300px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng bệnh về mắt Nước mưa chứa nhiều bụi, vi khuẩn, tạp chất hóa học… gây ảnh hưởng không tốt đến mắt nếu bị tiếp xúc trực tiếp. Các bệnh về mắt thường gặp như đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ. Phòng bệnh: - Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn. - Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn. - Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. - Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ. - Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn. - Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành. - Khi đi đường cần có kính, mũ có kính để che chắn mặt và mắt nhằm hạn chế tiếp xúc với nước mưa.  [[{"fid":"3656","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 300px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phòng bệnh ngoài da Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa mưa là: Nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt… Phòng bệnh: - Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát. - Không mặc áo quần ẩm ướt. - Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn. - Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân. [[{"fid":"3657","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 687px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khuyến cáo về phòng bệnh  - Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. - Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. - Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. - Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. - Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế. - Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. - Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

TẶNG QUÀ BỆNH NHI NHÂN NGÀY PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC TRẺ EM VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ LÀM CÔNG TÁC XÉT NGHIỆM, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19

Nhân ngày phòng, chống bạo lực trẻ em 12/6, sáng 11/6/2021, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức tặng quà cho bệnh nhân nhi đang điều trị tại Bệnh viện. Đoàn viên, thanh niên đã đến thăm và tặng 30 suất quà cho bệnh nhi đang điều trị tại khoa Nhi, khoa Tai – Mũi – Họng, nhằm tạo không khí thân thiện, vui vẻ cho các bé, động viên các bậc phụ huynh yên tâm chăm sóc bé trong thời gian điều trị. Cũng trong chương trình, các đoàn viên, thanh niên đã tặng 40 suất quà là những vật dụng mang ý nghĩa thiết thực hỗ trợ cho nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tại các khu vực cách ly trong Bệnh viện nhằm động viên tinh thần để các bác sĩ, điều dưỡng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. [[{"fid":"3634","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"3635","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG TRONG MÙA DỊCH COVID

Sức đề kháng tốt là chìa khóa để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các virut gây bệnh. Thực hiện tốt các lời khuyên dinh dưỡng dưới đây giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa dịch bệnh. 1. Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Với trẻ dưới 2 tuổi, duy trì chế độ bú mẹ kết hợp với các bữa ăn bổ sung hợp lý theo hướng dẫn. [[{"fid":"3548","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"300","width":"500","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ăn đủ 3 bữa/ngày để đảm bảo cơ thể luôn đầy đủ dưỡng chất. 2. Tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng, tôm, cua, sữa, đậu đỗ… để duy trì hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh. [[{"fid":"3549","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 245px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ăn đầy đủ, cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng dịch bệnh. 3. Ăn nhiều rau quả tươi các loại như: rau lá có màu xanh đậm, củ quả có màu vàng và đỏ, quả chín. Rau quả cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng khả năng đề kháng chống lại nhiễm khuẩn. 4. Không ăn kiêng nếu không có chỉ định của thầy thuốc, cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau trong 1 bữa và trong 1 ngày. 5. Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể (thực phẩm ăn liền; thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều mỡ động vật, đường, hoặc nhiều muối; thực phẩm để quá lâu không còn tươi…). Đảm bảo thức ăn phải được nấu chín và tốt nhất là ăn ngay sau khi nấu. 6. Uống đủ lượng nước theo nhu cầu (mỗi ngày từ 2-2.5 lít, ít nhất 1,5 lít), nên uống nước ấm. Chú ý không chờ tới lúc khát mới uống, thay vào đó uống thường xuyên mỗi lần một chút cho vừa đủ. Có thể bổ sung thêm các loại nước hoa quả, không cho thêm đá và đường khi sử dụng. [[{"fid":"3550","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 274px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sử dụng thêm các loại nước hoa quả giúp tăng sức đề kháng. 7. Với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, có thể sử dụng thêm các loại đa vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất, bột đa vi chất) hoặc các sản phẩm được làm giàu dinh dưỡng khác theo tư vấn của nhân viên y tế. 8. Bảo quản thực phẩm sống, chín trong các dụng cụ chứa khác nhau và ở các vị trí khác nhau. 9. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước và sau khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Không sờ tay lên mắt, mũi, miệng để hạn chế nhiễm mầm bệnh. [[{"fid":"3551","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 259px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước, trong và sau khi chế biến thức ăn để hạn chế nhiễm mầm bệnh. 10. Duy trì vận động và các hoạt động thể lực. Hạn chế uống rượu bia, tránh tụ tập đông người để phòng nhiễm bệnh.   Theo Sức khỏe và đời sống

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định vắc xin COVID-19 an toàn và tiêm vắc xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng và tử vong. Một người sau khi tiêm vắc xin có thể gặp một số phản ứng nhẹ, đó là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang được bảo vệ. Gặp phải các phản ứng này sau khi tiêm vắc xin có nghĩa là vắc xin đang hoạt động và hệ thống miễn dịch của bạn đang đáp ứng một cách bình thường. Các phản ứng thường ở mức độ nhẹ đến trung bình, bao gồm đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh và tiêu chảy. Đây là phản ứng bình thường và không phải là dấu hiệu đáng báo động. Các phản ứng này là những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc-xin, cụ thể là kháng nguyên (một chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch), và đang chuẩn bị để chống lại vi-rút. Các phản ứng này thường tự biến mất sau vài ngày. Dưới đây là Khuyến cáo những điều cần biết khi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: [[{"fid":"3530","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1240","width":"1754","style":"width: 500px; height: 353px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3531","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1240","width":"1754","style":"width: 500px; height: 353px;","class":"media-element file-default"}}]]

NHỮNG LƯU Ý CHO NGƯỜI THAY KHỚP HÁNG NHÂN TẠO

Tại Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, các trường hợp bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi đã và đang tin tưởng thực hiện thay khớp háng nhân tạo bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao với hệ thống trang thiết bị hiện đại, người bệnh được cung cấp các loại khớp háng nhân tạo chất lượng cao, phù hợp với tình trạng bệnh. Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp tối ưu trong điều trị hoại tử chỏm xương đùi, giúp người bệnh chấm dứt cơn đau, trở lại vận động bình thường. [[{"fid":"3505","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"331","width":"640","style":"width: 500px; height: 259px;","class":"media-element file-default"}}]] Thay khớp háng là gì? Phẫu thuật thay khớp háng là quy trình cắt bỏ khớp háng bị đau do tổn thương bệnh lý và thay thế bằng khớp nhân tạo. Thông thường, phẫu thuật này được chỉ định khi có tổn thương ở khớp háng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, học tập và lao động của bệnh nhân. Phẫu thuật này mở ra cho người bệnh cơ hội thoát khỏi cơn đau xương khớp dai dẳng, hồi sinh vận động. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó nên chỉ thực hiện được ở những bệnh viện lớn, có đội ngũ chuyên gia giỏi cùng thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp mới có thể thực hiện thành công ca mổ. Kỹ thuật mổ thay khớp háng: Việc thay khớp sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, đi lại được thuận tiện nhất và cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống. Hiện nay, kỹ thuật này được phân ra 2 loại gồm: Thay khớp toàn phần Bệnh nhân sẽ được thay toàn bộ phần mặt khớp của xương đùi và ổ cối. Phẫu thuật này được chỉ định khi bệnh nhân bị các tổn thương khớp như thoái hóa, hoại tử vô khuẩn và đảm bảo sức khỏe để trải qua cuộc mổ kéo dài. Thay khớp bán phần Bệnh nhân chỉ thay thế phần chỏm xương đùi mà không thay thế ổ cối; đây là phẫu thuật được chỉ định các trường hợp chấn thương gãy cổ xương đùi ở người già, hoặc những trường hợp thể trạng yếu không thể đảm bảo thực hiện thay khớp háng toàn phần. Ngày nay, hầu hết khớp háng bán phần là loại khớp lưỡng cực, giúp biên độ vận động của bệnh nhân được cải thiện rất tốt.  [[{"fid":"3506","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Ưu điểm của phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo: - Ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp - Thời gian mổ ngắn - Bộc lộ chính xác khớp cần thay thế - Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng - Giảm số ngày nằm viện sau mổ - Giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, khớp sau thay vững, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Chỉ định thay khớp háng đối với trường hợp: - Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng nặng cử động khớp háng khó khăn - Bệnh nhân bị bệnh lý tiêu chỏm xương đùi nặng cử động khớp háng khó khăn - Bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi hay vỡ chỏm xương đùi do chấn thương - Thoái hóa khớp háng độ IV - Đã thay khớp háng nhưng gặp biến chứng hoặc không đạt kết quả như mong muốn. Chống chỉ định: Bệnh nhân khi đang có ổ nhiễm trùng bùng phát ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể; liệt nửa người, liệt hai chi dưới hoặc yếu cơ quanh khớp háng do bệnh lý ngoài khớp; tồn tại bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng người bệnh; hung xương chưa phát triển hoàn thiện. Ngay khi có các biểu hiện bất thường sau, cần thông báo tới bác sĩ điều trị và tái khám sớm nhất có thể: - Vết mổ sưng nóng đỏ đau - Sốt - Tập vận động khớp rất đau - Trật khớp (nhân tạo) sau mổ - Chảy máu sau mổ (từ tủy xương sau khi doa ống tủy xương đùi và ổ cối) - Nhiễm trùng cấp tính và mãn tính vết mổ - Cứng khớp nếu không tập phục hồi chức năng sớm. Chế độ dinh dưỡng cho người thay khớp háng nhân tạo: Để đẩy nhanh quá trình hồi phục ngoài áp dụng các bài tập vật lý trị liệu người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe: - Bổ sung các nhóm thức ăn giàu canxi hoặc các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin. Bổ sung thêm rau xanh và thực phẩm giàu protein để sức khỏe người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. - Kiêng tuyệt đối các loại rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. - Hạn chế những thực phẩm cay nóng. - Hạn chế sử dụng những thức ăn có mùi tanh, đặc biệt thịt gà, hải sản, rau muống, thịt bò. Những loại thực phẩm này làm quá trình hồi phục chậm hơn.   Phòng Công tác xã hội

PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP GỐI – ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ TỔN THƯƠNG KHỚP GỐI

Phẫu thuật nội soi khớp gối là một kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình. Với những ưu điểm: ít xâm lấn (ít gây tổn thương thêm cho người bệnh), ít đau trong và sau mổ, giảm nguy cơ nhiễm trùng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, nhanh chóng phục hồi ở người bệnh, nội soi khớp gối là phương pháp điều trị bệnh lý khớp gối mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. [[{"fid":"3450","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"500","width":"800","style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"}}]] Cấu tạo khớp gối: Khớp gối là một khớp ở chi dưới, có vai trò to lớn trong việc di chuyển và vận động của cơ thể. Mặt khớp gối bao gồm những cấu trúc nhỏ như lồi cầu xương đùi, lồi cầu xương chày, xương bánh chè cùng với sụn chêm. Khớp gối có bao khớp giữa nhiệm vụ che chở và bảo vệ cho khớp trước những tác nhân gây tổn thương khớp gối. Dây chằng khớp gối đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững khớp gối, bao gồm dây chằng trong, ngoài, chéo trước và chéo sau. Một bộ phận khác cũng rất quan trọng để tiết ra dịch nhằm bôi trơn sự vận động của khớp gối với những khớp xung quanh đó là bao hoạt dịch. Kỹ thuật nội soi khớp gối: Nội soi khớp gối được thực hiện bằng cách bác sĩ phẫu thuật rạch những đường nhỏ trên da vùng khớp gối của bệnh nhân, sau đó đưa ống nội soi vào bên trong khớp gối để quan sát cũng như khảo sát tổn thương, tiếp đó sẽ tiến hành phẫu thuật những vị trí tổn thương khớp gối vừa tìm được. Một số phẫu thuật nội soi khớp gối thường được thực hiện bao gồm: - Cắt sụn chêm bán phần hoặc toàn phần - Khâu và đính lại phần sụn chêm bị rách - Sinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoán - Cắt bỏ màng hoạt dịch một phần hay toàn phần - Thực hiện nội soi khớp gối để giải phóng buồng khớp gối - Giải phóng những sụn khớp thoái hóa bằng cách khoan một số lỗ nhỏ trên sụn khớp nhằm mục đích tăng tưới máu đến vị trí này hoặc dùng phương pháp ghép sụn tự thân. - Cắt bỏ những gai xương gây tổn thương đến khớp gối. - Gỡ bỏ chuột khớp. - Kết lại những xương sụn bị vỡ cùng với đính lại những điểm bám của dây chằng chéo trong khớp gối. - Khâu lại dây chằng bên, dây chằng chéo hoặc có thể là tái tạo phục hồi lại dây chằng đã bị tổn thương bằng cách thay thế dây chằng chéo bị rách, đứt bằng gân bánh chè, gân chân ngỗng. - Bơm rửa đồng thời đặt dẫn lưu nhỏ giọt liên tục khi khớp gối bị nhiễm khuẩn.   [[{"fid":"3451","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Phẫu thuật nội soi khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn Nội soi khớp gối có nhiều ưu điểm trong điều trị tổn thương khớp gối mà phương pháp mổ mở truyền thống khớp gối vẫn còn nhiều hạn chế và không đáp ứng được. Ưu điểm của phương pháp nội soi khớp gối: - Quan sát được những cấu trúc và tổ chức nhỏ bên trong khớp gối rõ ràng nhằm đánh giá được tổn thương một cách chính xác nhất mà phương pháp chụp X – quang thông thường không nhìn thấy được. - Chẩn đoán được một số bệnh lý như: Rách dây chằng, rách sụn chêm hoặc viêm khớp gối và viêm bao hoạt dịch. - Lấy những dị vật gây tổn thương khớp gối như mảnh sụn, gai xương... - Điều trị hiểu quả bệnh lý thoái hóa khớp gối đối với những bệnh nhân cao tuổi. Phẫu thuật nội soi khớp gối được áp dụng trong các trường hợp: - Bệnh nhân bị gãy xương đầu gối và những chấn thương ảnh hưởng đến vùng khớp gối. - Sưng, đau vùng khớp gối chưa tìm ra nguyên nhân. - Trật xương bánh chè. - Có mảnh sụn vỡ bên trong khớp gối. - Bệnh nhân thực hiện động tác gấp và duỗi gối khó khăn hơn bình thường, ảnh hưởng đến việc đi lại. - Bệnh nhân có những chấn thương vùng gối nhưng không thể tiến hành khám lâm sàng. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao đã triển khai kỹ thuật nội soi khớp gối ngay tại Bệnh viện, điều trị hiệu quả tổn thương khớp gối cho người bệnh, giúp giảm chi phí và thời gian điều trị, người bệnh phục hồi nhanh chóng, sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Xem thêm tại: http://bvdklangson.com.vn/tin-tuc/trien-khai-phau-thuat-noi-soi-khop-goi-dieu-tri-cho-benh-nhan-dut-day-chang-phuc-tap.html Phòng Công tác xã hội

3 CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI TRỜI NỒM ĐỂ TRÁNH MẮC BỆNH

Tiết trời nồm, ẩm ướt kéo dài khiến người dân cảm thấy vô cùng khó chịu, trẻ em rất dễ đổ bệnh. Miền Bắc đang trong những ngày nồm ẩm ướt. Tiết trời nồm, ẩm ướt kéo dài khiến người dân cảm thấy vô cùng khó chịu. Độ ẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Nếu trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Theo các bác sĩ, nhóm bệnh chủ yếu ở trẻ thời điểm này là bệnh viêm phổi, tiểu phế quản, hen… Đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác động của không khí ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát. Do đó, việc giữ vệ sinh môi trường sống cho trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh cần được coi trọng. Không nên sử dụng thảm trải sàn Đối với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Trong phòng cũng không nên sử dụng thảm trải sàn. Đặc biệt cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình. Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện, sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách và lên cơn hen. [[{"fid":"3442","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 314px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thay chăn ga thường xuyên   Nếu độ ẩm không khí tăng cao, hãy đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lâu khô sàn nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ.   Không mặc quần áo ẩm Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm cho trẻ mà phải sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Trong nhà nên xếp các đồ dễ bị ẩm mốc lên cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Để thoáng gầm giường, tủ… để tránh mọc nấm mốc không biết. Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với thời tiết, nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra phản ứng cơ thế của trẻ. Trẻ cần được uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh.  Để bệnh không biến chứng nặng, các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, khó thở… các bậc cha mẹ cần cho trẻ đi khám bệnh kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức để kháng, vệ sinh mũi họng sạch sẽ tránh mầm bệnh còn lưu trong cơ thể lâu hơn. Ngoài ra, cần kiểm soát dấu hiệu bệnh nặng lên theo nhịp thở nhanh khi trẻ đang nằm yên, không khóc, không bú. Chú ý quan sát nhịp thở của trẻ, thông thường trẻ dưới 2 tháng, nhịp thở nhanh khi nhịp thở của trẻ trên 60 lần; 2 tháng đến 1 tuổi, nhịp thở nhanh khi trên 50 lần; trẻ trên 1 tuổi đến 5 tuổi, nhịp thở nhanh khi trên 40 lần. Trẻ sốt được điều trị nhưng không thuyên giảm, ăn uống kém, trẻ bị li bì hoặc kích thích… thì gia đình cần đưa đi cơ sở y tế. Cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống phù hợp cho trẻ và tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh; đưa con đi tiêm phòng đầy đủ để tạo miễn dịch cho trẻ.   Theo Sức khỏe và đời sống

CÁCH NGỪA SỎI TIẾT NIỆU TÁI PHÁT

Sỏi tiết niệu là những loại sỏi như sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang, có thể được hình thành khi những chất như canxi, oxalate, phosphate và urat tập trung nhiều trong nước tiểu. Sỏi tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỉ lệ 5- 10% dân số. Tỉ lệ mắc sỏi tiết niệu tái phát nếu không được theo dõi điều trị sau 1 năm là 10%, 3 - 5 năm là 30%, sau 5 năm là 50%, sau 10 năm là 80~90%. Vậy làm gì để ngăn chặn sự tái phát của sỏi tiết niệu là rất quan trọng. Nguyên nhân Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy sự hình thành sỏi tiết niệu liên quan tới nhiều nguyên nhân: tình dục, độ tuổi, môi trường địa lý, thói quen ăn uống, điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố khác và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, bổ sung canxi không đúng cách, rối loạn chuyển hóa, di truyền. Có 5 loại sỏi tiết niệu: Sỏi canxi oxalate: Hình thành do sự bài tiết nhiều chất canxi và oxalate. Sỏi canxi phosphate: được hình thành khi trong nước tiểu chứa nhiều chất canxi và Alkline, tức là nước tiểu có nồng độ pH cao. Sỏi axít uric: hình thành do axít trong nước tiểu. Một chế độ ăn nhiều chất purines (có trong thức ăn giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua,...) có thể làm tăng lượng axít uric trong nước tiểu. Nếu axít uric tập trung trong nước tiểu, chính axít uric hoặc nó cùng với canxi sẽ hình thành nên sỏi tiết niệu. Sỏi Struvite: là do nhiễm trùng thận. Việc bài tiết qua đường nước tiểu có thể ngăn ngừa sỏi struvite. Sỏi cystine: do sự rối loạn mang tính di truyền, sự rối loạn này gây ra rò rỉ cystine từ thận vào nước tiểu tạo ra những thể kết tinh rồi dẫn tới hình thành sỏi. [[{"fid":"3364","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 326px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Rau xanh chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế sự tái hấp thụ oxalat. Cần phải làm gì? Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng sự hình thành sỏi tiết niệu liên quan tới nhiều nguyên nhân: tình dục, độ tuổi, môi trường địa lý, thói quen ăn uống, điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố khác và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, bổ sung canxi không đúng cách, rối loạn chuyển hóa, di truyền... Vì vậy, để có hiệu quả ngăn chặn sự tái phát của sỏi tiết niệu là rất quan trọng; trong số những yếu tố trên, chế độ ăn uống liên quan rất nhiều tới sự hình thành hoặc ngăn ngừa hình thành sỏi  tiết niệu. Việc phân tích chính xác thành phần sỏi cung cấp các đầu mối quan trọng để tiếp tục khám phá các nguyên nhân gây sỏi và cũng là quan trọng cho việc cung cấp chế độ ăn uống sinh hoạt. Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi, chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp cho tỷ lệ tái phát của bệnh giảm xuống dến 10% sau 5 năm. Tùy theo từng loại sỏi tiết niệu mà có chế độ ăn cụ thể. Sỏi canxi oxalate: Canxi từ thực phẩm sẽ không tăng nguy cơ bị sỏi canxi oxalate. Canxi trong bộ máy tiêu hóa gắn kết với oxalate từ thực phẩm và ngăn nó đi vào máu, ngăn nó vào bộ máy tiết niệu nơi mà nó có thể hình thành sỏi. Người bị sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800mg canxi trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày, không chỉ để ngăn ngừa sỏi tiết niệu mà còn tốt cho xương. Một cốc sữa ít chất béo có chứa hàm lượng 300mg canxi. Một số sản phẩm về sữa khác như sữa chua cũng chứa hàm lượng canxi cao. Chúng ta nên bổ sung canxi bằng cách lựa chọn những thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống, còn việc uống các loại thuốc bổ sung canxi sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi canxi oxalate nếu như chúng không được dùng với thực phẩm. Nạp đủ lượng canxi từ thực phẩm hoặc uống bổ sung canxi kết hợp thực phẩm. Cắt giảm khẩu phần ăn uống chứa natri. Cắt giảm thành phần ăn chứa protein như thịt, trứng, cá. Tránh thực phẩm chứa nhiều oxalate như rau chân vịt (spinach), cây đại hoàng (rhubarb), hạnh nhân (nuts), bột lúa mì (wheat bran). Bởi vì những loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, nơi mà chúng kết hợp với canxi hình thành nên sỏi canxi oxalate. Sỏi canxi phosphate: Cắt giảm khẩu phần ăn uống chứa natri. Cắt giảm thành phần ăn chứa protein động vật. Nạp đủ lượng canxi từ thực phẩm hoặc uống bổ sung canxi kết hợp thực phẩm. Sỏi axít uric: Hạn chế protein động vật. Ngoài ra, chúng ta nên cắt giảm thực phẩm có chứa sodium trong khẩu phần ăn uống để giảm hàm lượng canxi trong nước tiểu. Vì sodium thông thường là muối, là nguyên nhân khiến thận bài tiết nhiều canxi trong nước tiểu. Sự tập trung nhiều canxi, oxalate và phosphorus trong nước tiểu sẽ hình thành sỏi. Tránh ăn nhiều thịt và protein động vật trong trứng, cá, tôm, cua... có chất purine, chất này có thể làm tăng nồng độ axít uric trong nước tiểu. Lời khuyên thầy thuốc Ngoài những việc trên thì uống đủ nước mỗi ngày là cách tốt nhất để ngăn ngừa hầu hết các loại sỏi tiết niệu. Lượng nước mỗi một người cần uống tùy thuộc vào thời tiết và mức độ hoạt động cơ thể - những người lao động chân tay hoặc vận động thể dục thể thao dưới thời tiết nóng cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lượng nước tiêu hao khi ra mồ hôi. Tùy thuộc vào lượng nước tiểu một ngày mà chúng ta điều chỉnh lượng nước cần uống nếu lượng nước tiểu quá ít, chúng ta cần uống nhiều nước hơn. Mỗi người uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày. Người bị sỏi cystine cần uống nhiều hơn. Mặc dù nước là tốt nhất nhưng một số loại đồ uống khác cũng giúp ngăn ngừa sỏi tiết niệu, ví dụ như nước hoa quả. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng nước hoa quả như chanh và cam sẽ chống sỏi tiết niệu bởi vì chúng có chứa axít citric, axít này ngăn chặn sự kết tinh trong quá trình hình thành sỏi.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang