CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA, MỀ ĐAY TÁI PHÁT

Mề đay (mày đay) là một bệnh gặp khá phổ biến ở cộng đồng. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thường xuất hiện nhiều hơn và hay tái phát. Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, từng đám, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với thời tiết lạnh (dị ứng thời tiết), nhất là lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Nguyên nhân Nguyên nhân gây nên bệnh mề đay rất phức tạp nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa dễ nhạy cảm với các yếu tố kích thích như nóng, lạnh đột ngột, một số thức ăn, phấn hoa, vi khuẩn, vi nấm, giun sán, ký sinh trùng (mò mạt…) hoặc do tăng tiết chất cholin và ngay cả với một số loại thuốc Đông y hoặc Tây y. Ngoài ra, bệnh mề đay có thể do di truyền (bố, mẹ mắc bệnh mề đay). Sự xuất hiện bệnh mề đay là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp  kháng nguyên lạ (dị  nguyên). [[{"fid":"2392","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 325px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Biểu hiện của bệnh Bệnh mề đay thường có 2 loại, cấp tính và mạn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ trên vùng da nào, niêm mạc nào của cơ thể. Đầu tiên xuất hiện các nốt sẩn có màu hồng hoặc đỏ, phù nề, ngứa. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và chính ngứa làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ nên người bệnh phải gãi nhiều. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, thậm chí gãi chảy máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn, ngứa có khi chỉ ở một vùng da nào đó trên cơ thể, có khi cả đám rộng nhưng có khi chỉ rải rác. Nốt sẩn, ngứa kéo dài vài, ba phút đến vài, ba giờ rồi lặn nhưng cũng có trường hợp mề đay kéo dài cả tuần không tự khỏi. Một số trường hợp bệnh nặng, ngoài sự biểu hiện ở da chúng còn có thể  xuất hiện ở niêm mạc đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, ỉa chảy. Mề đay mạn tính thường xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần trong tuần, trong tháng hoặc trong năm, đôi khi cách quãng nhưng đôi khi xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày. Biểu hiện của mề đay mạn tính có khi chỉ một số nốt mẩn, ngứa trên da nhưng có khi là rất nhiều nốt mẩn ngứa tạo thành một mảng hoặc nhiều mảng trên các vùng da khác nhau có hình loang lổ giống như da của hổ (hiện tượng vằn da hổ). Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như dạng thành vòng, dạng thành vạch, dạng xuất huyết, dạng mụn nước. Điều đặc biệt của mề đay mạn tính là xuất hiện dạng phù Quincke (sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ. Biến chứng Bệnh mề đay nếu không điều trị dứt điểm có thể gãi nhiều làm nhiễm trùng da gây lở loét, sau khi khỏi bệnh thường để lại sẹo. Trong một số trường hợp đặc biệt bệnh mề đay có thể  gây nguy hiểm cho tính mạng. Bởi vì, bệnh mề đay cũng có thể xảy ra ở tổ chức não gây phù não hoặc xảy ra ở đường hô hấp như thanh - khí quản gây phù nề, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng. Việc chẩn đoán bệnh mề đay không khó, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy vậy, việc chẩn đoán nguyên nhân gây nên bệnh mề đay còn gặp  không ít khó khăn, bởi vì các loại dị nguyên gây nên bệnh rất đa dạng kèm theo đó là yếu tố cơ địa hoặc di truyền. Nguyên tắc điều trị Mề đay có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, vùng, miền. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh mề đay nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định, điều trị và đề phòng biến chứng xảy ra, tốt nhất là khám chuyên khoa dị ứng- miễn dịch hoặc chuyên khoa da liễu. Nếu xác định được nguyên nhân, việc chỉ định điều trị sẽ thích hợp, đồng thời sẽ được điều trị triệu chứng và phòng tái phát cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Từ ngày phát minh ra thuốc kháng histamin nhất là các loại kháng histamin tổng hợp, việc điều trị các bệnh dị ứng, đặc biệt là bệnh mề đay có hiệu nghiệm hơn rất nhiều. Tuy vậy, thuốc kháng histamin có nhiều tác dụng phụ, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị hoặc nghe theo sự mời mọc của người bán thuốc không có chuyên môn y học sẽ nguy hiểm cho người dùng. Người bệnh cần điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ không nên ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ để bệnh chóng khỏi. Nguyên tắc phòng bệnh Tránh bị lạnh đột ngột, nhất là lúc chuyển mùa, mưa nhiều, áp thấp nhiệt đới, gió mùa… cần mặc ấm, cố gắng không để hở da, nhất là khi ra khỏi nhà và không nên nằm ngủ trong phòng có máy lạnh. Ngoài ra, ăn, uống cũng đóng góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc. Không nên uống rượu bia, bởi vì uống rượu bia là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Cần vệ sinh sạch sẽ họng, miệng, răng bằng cách đánh răng, súc họng nước muối sinh lý hàng ngày để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra. Bởi vì, các độc tố của vi sinh vật là một trong các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể rất dễ gây dị ứng. Để phòng bệnh mề đay do giun, sán nên tẩy giun định kỳ theo đơn và hướng dẫn của của bác sĩ khám bệnh cho mình.   Theo Sức khỏe và đời sống

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI VIÊM CẦU THẬN CẤP

Bệnh viêm cầu thận cấp là một trong những bệnh phổ biến ở thận, tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn so với phụ nữ. Bệnh xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn. Bệnh viêm cầu thận cấp là một trong những bệnh phổ biến ở thận, tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn so với phụ nữ. Bệnh xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn. Nếu không được điều trị, chăm sóc đúng, bệnh có thể tiến triển thành viêm cầu thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Diễn biến của bệnh Viêm cầu thận cấp tính hay còn gọi là viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn là tình trạng viêm lan tỏa không mưng mủ tất cả các cầu thận của hai thận. Bệnh xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu bêta nhóm A, xảy ra sau nhiễm liên cầu từ 10-15 ngày. Ở nước ta có 60% người bệnh viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu và 40% người bệnh viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm họng. Ngoài ra, viêm cầu thận cấp có thể do tụ cầu, phế cầu và virut nhưng rất hiếm gặp. Bệnh có thể diễn ra một cách thầm lặng, người bệnh không biết mình bị bệnh, không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có hồng cầu niệu vi thể và protein niệu được phát hiện khi đến kiểm tra máu, nước tiểu tại cơ sở y tế. Nhưng bệnh cũng có thể phát triển hết sức rầm rộ. [[{"fid":"2390","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 315px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hình ảnh viêm cầu thận cấp. Dấu hiệu nhận biết Triệu chứng chủ yếu của viêm cầu thận cấp tính như phù, tiểu ra máu đại thể, tăng huyết áp, suy tim, tiểu ít... Phù rất thường gặp là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên, người bệnh có cảm giác nặng mặt, nề hai mí mắt, phù hai chân. Phù trước xương chày chạy quanh mắt cá, phù mềm, ấn lõm rõ. Thường phù nhiều về sáng, số lượng nước tiểu ít và sẫm màu, phù càng nhiều thì số lượng nước tiểu càng ít. Phù thường gặp trong 10 ngày đầu và giảm đi nhanh chóng khi người bệnh tiểu nhiều. Tiểu ra máu đại thể, tiểu ra máu toàn bãi, nước tiểu như nước rửa thịt hoặc như nước luộc rau dền, không đông, mỗi ngày đi tiểu ra máu toàn bãi từ 1-2 lần, không thường xuyên, xuất hiện trong tuần đầu và không ảnh hưởng đến tình trạng chung của cơ thể. Tăng huyết áp là một triệu chứng lâm sàng thường gặp, huyết áp dao động: ở trẻ em là 140/90mmHg, người lớn là 160/90mmHg. Suy tim thường kèm với tăng huyết áp kịch phát, do tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột và cũng có thể do bệnh lý cơ tim trong viêm cầu thận cấp tính. Tình trạng thiểu niệu bao giờ cũng có, khối lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày, thường gặp trong tuần đầu của bệnh và kéo dài trong 3-4 ngày. Không tăng urê và creatinin máu hoặc là tăng không đáng kể. Tình trạng thiểu niệu có thể tái phát trở lại trong 2-3 tuần đầu. Một số trường hợp suy thận cấp tính, thiểu niệu, vô niệu kéo dài tăng urê, creatinin máu. Nếu viêm cầu thận cấp tái diễn nhiều đợt là một dấu hiệu xấu nguy cơ có thể dẫn đến viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận mạn... Ngoài những triệu chứng trên còn có một số triệu chứng khác như sốt nhẹ 37,5-38,5oC, đau tức vùng thận, có thể có cơn đau quặn thận, đau bụng, bụng trướng nhẹ, buồn nôn, đi lỏng... Tuy lâm sàng biểu hiện trầm trọng nhưng sau điều trị đại bộ phận người bệnh hồi phục hoàn toàn, hết các triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ hồi phục đạt 95%. Chăm sóc đúng cách Để tránh mắc bệnh viêm cầu thận cấp, nên vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với người bệnh mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi có biểu hiện của nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da hay các biểu hiện của viêm cầu thận nên tới các cơ sở y tế khám, đặc biệt cần nghỉ ngơi, cách ly theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Bệnh viêm cầu thận cấp có đặc điểm là tổn thương viêm lan tỏa cầu thận dẫn đến đi tiểu ra máu và đạm (albumin). Vì thế, người bệnh cần được nghỉ ngơi và chế độ ăn nhạt.  Khi bệnh đã ổn định, có thể ăn mỗi bữa ăn chính gồm: 1 bát cơm hoặc bún, mỳ, phở hoặc bánh mỳ; 50g thịt nạc hoặc tôm, cá, trứng; 2 thìa canh dầu thực vật để chế biến, 1 cốc sữa bột toàn phần/ngày. Chế độ ăn cần nhiều rau, củ, trái cây, rau quả 300-400g/ngày. Tuy nhiên, nếu bị tăng kali trong máu hoặc tiểu ít thì hạn chế các loại rau quả. Đặc biệt, người bệnh cần giảm sử dụng muối và các loại gia vị như muối, muối tiêu, các loại tương ớt, tương đen, tương chao, các loại mắm, cá khô, mắm, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn. Khi người bệnh đã trở về bình thường hoàn toàn có thể ăn theo nhu cầu nhưng vẫn cần ăn nhạt hơn người bình thường.   Theo Sức khỏe và đời sống  

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THAY KHỚP HÁNG

Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng phổ biến và đang được xếp hạng là loại phẫu thuật đặc biệt tại các bệnh viện lớn, các trung tâm chấn thương chỉnh hình. Phẫu thuật thay khớp háng bao gồm lấy bỏ phần chỏm của xương đùi, ổ cối của xương chậu (thay khớp toàn phần) và được thay thế bằng các vật liệu nhân tạo. Sau mổ, bệnh nhân đỡ đau, cải thiện tình trạng vận động của khớp. Thời kỳ đầu, chỉ định phẫu thuật thay khớp háng còn khá hạn chế, chủ yếu tập trung ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, viêm khớp háng có đau nhiều, suy giảm chức năng khớp nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc không cải thiện. Ngày nay, với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ chất liệu, kỹ thuật chế tạo sản xuất khớp nhân tạo, độ bền của khớp ngày càng được nâng cao, kỹ thuật mổ ngày càng được hoàn thiện, do vậy, chỉ định thay khớp háng có xu hướng được mở rộng hơn. Những tổn thương, bệnh lý nào của khớp háng có nguy cơ phải thay khớp? Một số tổn thương, bệnh lý của khớp háng có thể được chỉ định phẫu thuật thay khớp như: Viêm khớp: Gồm  viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp. Bệnh thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp nguyên phát và  thoái hóa khớp thứ phát sau: Gãy ổ cối do chấn thương; Trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiểu sản khớp; Trật khớp háng do chấn thương; Bệnh Legg-Perthes-Calve; Bệnh paget; Bệnh Hemophilia. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi liên quan đến: Sau chấn thương hoặc trật khớp; Hoại tử vô căn; Bệnh hồng cầu hình liềm; Có bệnh lý về thận; Sử dụng corticoid liều cao; Người lạm dụng bia, rượu; Người bị bệnh lupus ban đỏ... Viêm mủ khớp háng hoặc cốt tủy viêm do đường máu hoặc sau chấn thương, sau khi điều trị ổn định, hết vi khuẩn. Lao khớp háng đã ổn định Bán trật hoặc trật khớp háng bẩm sinh [[{"fid":"2388","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 259px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo có nhiều tiến bộ. Khớp giả cổ xương đùi Thất bại sau tạo hình khớp háng: Sửa trục xương; Tạo hình ổ cối; Sau thay chỏm; Sau cắt tạo hình cổ; Sau thay khớp háng toàn phần; U vùng cổ, chỏm xương đùi hoặc ổ cối Các rối loạn khớp háng di truyền Trước đây, tuổi chỉ định thay khớp háng thường từ 65-70. Từ những năm 1990s, tuổi chỉ định được mở rộng hơn. Một báo cáo của Brander khi thay khớp háng cho 99 bệnh nhân trên 80 tuổi và già hơn thấy rằng, tỷ lệ gặp biến chứng và thời gian nằm viện không có sự khác biệt so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, kết quả cải thiện chức năng khớp sau mổ là như nhau. Qua đó, Brander cho rằng, tuổi cao không phải là một chống chỉ định của phẫu thuật thay khớp háng. Kết quả kém ở nhóm bệnh nhân cao tuổi dường như liên quan nhiều đến các bệnh lý đi kèm chứ không phải là tuổi. Phẫu thuật thay khớp háng thông thường Phẫu thuật thay khớp háng thông thường được tiến hành bằng một đường rạch da khoảng 10-12cm bên cạnh khớp háng. Các cơ được tách và cắt bỏ một phần chỗ bám vừa đủ cùng bao khớp để làm trật khớp. Sau khi tách rộng phần mềm, toàn bộ các diện khớp được bộc lộ. Phẫu thuật viên sẽ lần lượt lấy bỏ chỏm của xương đùi, lấy hết sụn, doa ổ cối đến xương lành. Cup được đóng chặt vào ổ cối và được cố định bằng 2-3 vít. Một lót bằng nhựa cao phân tử (polyethylene) có bề mặt nhẵn được gắn chặt vào cup giúp khớp chuyển động tự do. Tiếp theo phần ống tủy xương đùi được doa rộng. Một chuôi khớp có gắn chỏm bằng hợp kim đóng chặt vào ống tủy. Trong trường hợp thay khớp có xi-măng, xi-măng được bơm vào giữa xương và kim loại (cup và chuôi khớp) giúp giữ khớp nằm vững cạnh xương. Sau khi khớp được nắn lại, chỏm kim loại chuyển động tự do trong lớp lót nhựa cao phân tử. Bao khớp, cơ và da cân được khâu phục hồi. Phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn Thay khớp háng ít xâm lấn được các phẫu thuật viên tiến hành bằng 1 hoặc 2 đường rạch da nhỏ hơn. Những bệnh nhân còn trẻ, thể trạng không mập, khỏe mạnh, mong muốn nhanh chóng phục hồi có thể áp dụng kỹ thuật này. Ưu điểm của kỹ thuật ít xâm lấn là vết mổ nhỏ hơn, thẩm mỹ hơn và phục hồi sau mổ nhanh hơn. Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật này, phẫu thuật viên và êkíp mổ phải có kinh nghiệm và có đủ dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng. Lưu ý: Kiểu loại khớp háng nhân tạo được sử dụng giống như thay khớp háng thông thường. Tuy nhiên, cần có dụng cụ chuyên biệt trong quá trình bộc lộ khớp và cắt các phần của khớp. Các bước tiến hành phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn giống như thay khớp háng thông thường nhưng quá trình cắt rạch phần mềm được hạn chế hơn. Nếu sử dụng một đường rạch da, đường rạch thường dài khoảng 6-7cm tùy theo độ khó và kích thước người bệnh. Nếu sử dụng hai đường rạch thì kích thước mỗi đường khoảng 4cm (phía trên) và 6cm (phía dưới). Thay khớp háng ít xâm lấn bảo tồn phần mềm tốt hơn nên phục hồi nhanh hơn, nguy cơ trật khớp háng sau mổ thấp hơn. Tuy nhiên, thời gian mổ có thể kéo dài hơn phẫu thuật thông thường, phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm.   Theo Sức khỏe và đời sống

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THAY KHỚP HÁNG

Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng phổ biến và đang được xếp hạng là loại phẫu thuật đặc biệt tại các bệnh viện lớn, các trung tâm chấn thương chỉnh hình. Phẫu thuật thay khớp háng bao gồm lấy bỏ phần chỏm của xương đùi, ổ cối của xương chậu (thay khớp toàn phần) và được thay thế bằng các vật liệu nhân tạo. Sau mổ, bệnh nhân đỡ đau, cải thiện tình trạng vận động của khớp. Thời kỳ đầu, chỉ định phẫu thuật thay khớp háng còn khá hạn chế, chủ yếu tập trung ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, viêm khớp háng có đau nhiều, suy giảm chức năng khớp nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc không cải thiện. Ngày nay, với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ chất liệu, kỹ thuật chế tạo sản xuất khớp nhân tạo, độ bền của khớp ngày càng được nâng cao, kỹ thuật mổ ngày càng được hoàn thiện, do vậy, chỉ định thay khớp háng có xu hướng được mở rộng hơn. Những tổn thương, bệnh lý nào của khớp háng có nguy cơ phải thay khớp? Một số tổn thương, bệnh lý của khớp háng có thể được chỉ định phẫu thuật thay khớp như: Viêm khớp: Gồm  viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp. Bệnh thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp nguyên phát và  thoái hóa khớp thứ phát sau: Gãy ổ cối do chấn thương; Trật khớp háng bẩm sinh hoặc thiểu sản khớp; Trật khớp háng do chấn thương; Bệnh Legg-Perthes-Calve; Bệnh paget; Bệnh Hemophilia. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi liên quan đến: Sau chấn thương hoặc trật khớp; Hoại tử vô căn; Bệnh hồng cầu hình liềm; Có bệnh lý về thận; Sử dụng corticoid liều cao; Người lạm dụng bia, rượu; Người bị bệnh lupus ban đỏ... Viêm mủ khớp háng hoặc cốt tủy viêm do đường máu hoặc sau chấn thương, sau khi điều trị ổn định, hết vi khuẩn. Lao khớp háng đã ổn định Bán trật hoặc trật khớp háng bẩm sinh [[{"fid":"2377","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 259px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo có nhiều tiến bộ. Khớp giả cổ xương đùi Thất bại sau tạo hình khớp háng: Sửa trục xương; Tạo hình ổ cối; Sau thay chỏm; Sau cắt tạo hình cổ; Sau thay khớp háng toàn phần; U vùng cổ, chỏm xương đùi hoặc ổ cối Các rối loạn khớp háng di truyền Trước đây, tuổi chỉ định thay khớp háng thường từ 65-70. Từ những năm 1990s, tuổi chỉ định được mở rộng hơn. Một báo cáo của Brander khi thay khớp háng cho 99 bệnh nhân trên 80 tuổi và già hơn thấy rằng, tỷ lệ gặp biến chứng và thời gian nằm viện không có sự khác biệt so với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, kết quả cải thiện chức năng khớp sau mổ là như nhau. Qua đó, Brander cho rằng, tuổi cao không phải là một chống chỉ định của phẫu thuật thay khớp háng. Kết quả kém ở nhóm bệnh nhân cao tuổi dường như liên quan nhiều đến các bệnh lý đi kèm chứ không phải là tuổi. Phẫu thuật thay khớp háng thông thường Phẫu thuật thay khớp háng thông thường được tiến hành bằng một đường rạch da khoảng 10-12cm bên cạnh khớp háng. Các cơ được tách và cắt bỏ một phần chỗ bám vừa đủ cùng bao khớp để làm trật khớp. Sau khi tách rộng phần mềm, toàn bộ các diện khớp được bộc lộ. Phẫu thuật viên sẽ lần lượt lấy bỏ chỏm của xương đùi, lấy hết sụn, doa ổ cối đến xương lành. Cup được đóng chặt vào ổ cối và được cố định bằng 2-3 vít. Một lót bằng nhựa cao phân tử (polyethylene) có bề mặt nhẵn được gắn chặt vào cup giúp khớp chuyển động tự do. Tiếp theo phần ống tủy xương đùi được doa rộng. Một chuôi khớp có gắn chỏm bằng hợp kim đóng chặt vào ống tủy. Trong trường hợp thay khớp có xi-măng, xi-măng được bơm vào giữa xương và kim loại (cup và chuôi khớp) giúp giữ khớp nằm vững cạnh xương. Sau khi khớp được nắn lại, chỏm kim loại chuyển động tự do trong lớp lót nhựa cao phân tử. Bao khớp, cơ và da cân được khâu phục hồi. Phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn Thay khớp háng ít xâm lấn được các phẫu thuật viên tiến hành bằng 1 hoặc 2 đường rạch da nhỏ hơn. Những bệnh nhân còn trẻ, thể trạng không mập, khỏe mạnh, mong muốn nhanh chóng phục hồi có thể áp dụng kỹ thuật này. Ưu điểm của kỹ thuật ít xâm lấn là vết mổ nhỏ hơn, thẩm mỹ hơn và phục hồi sau mổ nhanh hơn. Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật này, phẫu thuật viên và êkíp mổ phải có kinh nghiệm và có đủ dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng. Lưu ý: Kiểu loại khớp háng nhân tạo được sử dụng giống như thay khớp háng thông thường. Tuy nhiên, cần có dụng cụ chuyên biệt trong quá trình bộc lộ khớp và cắt các phần của khớp. Các bước tiến hành phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn giống như thay khớp háng thông thường nhưng quá trình cắt rạch phần mềm được hạn chế hơn. Nếu sử dụng một đường rạch da, đường rạch thường dài khoảng 6-7cm tùy theo độ khó và kích thước người bệnh. Nếu sử dụng hai đường rạch thì kích thước mỗi đường khoảng 4cm (phía trên) và 6cm (phía dưới). Thay khớp háng ít xâm lấn bảo tồn phần mềm tốt hơn nên phục hồi nhanh hơn, nguy cơ trật khớp háng sau mổ thấp hơn. Tuy nhiên, thời gian mổ có thể kéo dài hơn phẫu thuật thông thường, phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm.   Theo Sức khỏe và đời sống

PHÒNG BỆNH DỄ MẮC LÚC GIAO MÙA

Giao mùa, nóng ban ngày, lạnh về sáng và đêm, kết hợp với độ ẩm giảm dần, không khí khô hanh. Do nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều nên cơ thể phải thay đổi liên tục để thích nghi, do vậy rất dễ nhiễm bệnh. Bệnh dị ứng Giao mùa, thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói... là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản... Hơn nữa trong phòng làm việc mùa thu hanh khô, các loại bụi từ thiết bị máy móc, thảm trải, mực in dễ phát tán và trở thành tác nhân gây dị ứng. Để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Giữ vệ sinh cơ thể (nhất là đường mũi họng) và môi trường sống sạch sẽ, tinh thần thoải mái để hạn chế mắc bệnh. Sốt và cảm lạnh Sốt hay gặp trong mùa thu là sốt do virut, biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, cúm... nền nhiệt độ từ 38,5oC trở lên. Đối tượng dễ mắc bệnh là người già và trẻ em do sức đề kháng yếu. Triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc sốt do virut là sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó tự khỏi. Ở thể nặng hơn người bệnh sốt ly bì 5-7 ngày và dễ gặp các biến chứng viêm long đường hô hấp cấp trên, viêm phổi... Sốt virut lây truyền nhanh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) nhất là trong môi trường tập thể: trường học, công sở, nơi công cộng. Để phòng tránh sốt virut, cần giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng fluor. Do thời tiết nóng lạnh thất thường, độ ẩm không khí cao nên cần phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực. Đặc biệt là vào lúc sáng sớm và buổi tối hay khi ngủ. Lưu ý: Sốt do cúm thường lạnh từ bên trong cơ thể ra, do đó không nên mặc quần áo quá dày, không đắp nhiều chăn. Cho người bệnh uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Tăng cường chế độ dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể đủ lượng calo cần thiết để tăng sức đề kháng, nên ăn thức ăn khi còn ấm. Năng tập luyện nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh tật. Giữ trong, ngoài nhà sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt. Khi ốm sốt vẫn cần lau rửa, tắm giặt, vệ sinh mũi họng, cơ thể hằng ngày sạch sẽ. Cảm lạnh là bệnh hay gặp ở mùa đông nhưng cũng dễ mắc vào mùa thu khi đi ngoài trời bị mưa ướt, nằm ngủ bật quạt thốc thẳng vào đầu và người, hoặc khi thời tiết thay đổi. Dấu hiệu bị cảm lạnh là nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm toàn thân, đau họng, ho... [[{"fid":"2373","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 282px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong những ngày chuyển sang thu, số trường hợp nhồi máu cơ tim gia tăng. Bệnh tim mạch Trong những ngày thu, thời tiết nóng lạnh thất thường, số trường hợp bị  nhồi máu cơ tim gia tăng, kể cả nguy cơ đột quỵ cũng tăng. Những người có vấn đề về tim mạch sẽ càng tăng nguy cơ bị bệnh suy tim. Đó là do, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể cũng phải thay đổi để thích ứng với thời tiết, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên đề phòng chứng tăng huyết áp, khó thở, tim đập nhanh, do sự thay đổi nhiệt độ dễ gây ra những cơn co thắt nhiều ở mạch máu. Để phòng ngừa bệnh tim mạch, nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá, hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc và chăm chỉ thể dục. Nếu thấy có vấn đề về tim mạch hay huyết áp, cần chú ý theo dõi, đi khám bác sĩ để điều chỉnh hoạt động của tim mạch và huyết áp, ngăn ngừa bệnh, không nên để đến khi bị bệnh trầm trọng mới điều trị. Nhóm bệnh đường hô hấp Viêm đường hô hấp trên (viêm họng, VA, amidan) cấp tính và mạn tính: Khi viêm hô hấp cấp tính gây sốt cao kèm  ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và chuyển thành mạn tính. Viêm đường hô hấp dưới: Viêm phế quản là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu, trẻ em càng dễ mắc. Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều về đêm và sáng, có đờm,... Nên sớm tới bác sĩ để được dùng thuốc thích hợp vì bệnh khó khỏi hẳn, dễ tái phát. Viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, phổi ít gặp hơn nhưng khi mắc thường hay bị nặng. Mùa này 3 loại virut cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh, trong đó cúm A dễ tạo thành dịch, biến chứng có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa. Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thờ khò khè, thậm chí ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn... Các triệu chứng này biểu hiện bệnh đã nặng, cần đi khám chữa ngay, không nên tự chữa ở nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vấn đề về tiêu hóa Vào mùa thu, sức đề kháng của cơ thể giảm nên khó chống lại ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, do đó, hệ tiêu hóa càng bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ loét dạ dày tá tràng tăng. Các chứng bệnh như đầy hơi, chậm tiêu, hội chứng ruột kích thích cũng luôn gây khó chịu cho mọi người. Để giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tiêu hóa, nên có chế độ ăn uống khoa học: đúng giờ, không bỏ bữa, không hút thuốc. Nên loại bỏ khoai tây chiên và thịt băm viên, chả cá cũng như thức ăn hun khói, thức ăn quá cay, quá béo, trà và cà phê đặc, sôcôla và tuyệt đối kiêng rượu. Nên ăn các loại thịt nạc và cá để cung cấp chất đạm cho cơ thể.   Theo Sức khỏe và đời sống

CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ THOÁT VỊ BẸN Ở TRẺ EM

Thoát vị bẹn gặp khá phổ biến ở trẻ em mà nguyên nhân là do còn ống phúc tinh mạc. Đây là bệnh phải xử trí bằng ngoại khoa... Thoát vị bẹn gặp khá phổ biến ở trẻ em mà nguyên nhân là do còn ống phúc tinh mạc. Đây là bệnh phải xử trí bằng ngoại khoa, do đó, các bậc cha mẹ khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần phải được khám và điều trị đúng đôi khi cần phẫu thuật càng sớm càng tốt. Cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh Trước khi tới bệnh viện để khám bệnh, gia đình thường phát hiện có một khối phồng ở vùng bẹn, bìu với trẻ trai và vùng mu-môi lớn ở trẻ gái. Khối phồng này thường có từ nhỏ, có thể có ngay khi ra đời. Khối phồng này to lên khi trẻ ho, khóc, chạy nhảy và thường tự mất khi nằm yên, khi ngủ. Trẻ thường được đưa đi khám ở tình trạng  đau, nôn, khối thoát vị không lên được. Nắn vào vùng ống bẹn - bìu để tìm túi thoát vị: sờ được túi thoát vị, bảo bệnh nhân ho, chạy nhảy thì bao thoát vị lại căng, to và chuyển động dọc theo ống bẹn xuống bìu.Trong túi thoát vị có chứa một khối mềm, nắn không đau, có khi nghe thấy tiếng lọc xọc của hơi và dịch trong lòng ruột. Có thể đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được (bên trong túi thoát vị có mạc nối lớn hoặc ruột hoặc buồng trứng ở trẻ gái). Cũng có khi không đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được và bệnh nhân đau vùng ống bẹn, kèm theo có thể nôn, bụng trướng, không trung-đại tiện bởi thoát vị bẹn bị nghẹt. Bằng khám lâm sàng đơn thuần, có thể phân biệt được với một số bệnh khác như: xoắn tinh hoàn,  viêm mào tinh và tinh hoàn, viêm tấy  vùng ống bẹn-bìu, nang thừng tinh khi nang ở vị trí cao, tràn dịch màng tinh hoàn, u mỡ… là những bệnh cũng hay gặp ở vùng bẹn-bìu và phải chữa trị. [[{"fid":"2367","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 377px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Có một số tình huống đặc biệt cần biết để chẩn đoán đúng bệnh và biết cách chữa trị đúng như: Thoát vị bẹn 2 bên ở trẻ gái: cần phải làm nhiễm sắc thể giới tính hoặc gene biệt hoá tinh hoàn để xác định giới tính thật của bệnh nhân. Nếu nhiễm sắc thể giới tính là 46 XY hoặc gen biệt hoá tinh hoàn dương tính thì phải khám toàn diện để xác định đây là nam lưỡng giới giả  ở hội chứng không nhạy cảm với Androgen hay hội chứng tinh hoàn nữ hoá (ngoại hình và bộ phận sinh dục ngoài trông như nữ, nhưng âm đạo ngắn, không có tử cung, không có buồng trứng mà có 2 tinh hoàn trong ổ bụng hoặc ống bẹn). Bệnh nhân là nam nhưng trông như nữ và thường được đặt tên con gái. Nếu vì điều kiện không làm được nhiễm sắc thể giới tính thì khi mổ chữa, bắt buộc phải kiểm tra tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng. Nam giới có tử cung: phát hiện lúc mổ mở bao thoát vị. Cần phải thăm dò cơ quan sinh dục trong, làm các xét nghiệm nội tiết, nhiễm sắc thể giới tính. Các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời Nghẹt hoại tử ruột: Khoảng 20% bệnh nhân có thể bị nghẹt ruột ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường bị ở trẻ nhỏ và khoảng 60% số bị thoát vị nghẹt hay xảy ra trong 3 tháng đầu sau đẻ; Rối loạn tiêu hoá, gây chậm lớn ở trẻ nhỏ; Bệnh còn là yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn. Nhiều gia đình bệnh nhân biết con mình có bệnh nhưng nghĩ bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên. Chúng tôi đã mổ nhiều trường hợp bệnh nhân tới khám chữa muộn khi bị nghẹt ruột, có trường hợp bị hoại tử ruột và có bệnh nhân bị nghẹt hoại tử cả tinh hoàn cùng bên. Điều trị thoát vị bẹn như thế nào? Khi đã có chẩn đoán là thoát vị bẹn, cần được phẫu thuật. Nếu chưa mổ ngay được thì làm băng ép bên bị thoát vị và mổ sớm theo chương trình như bán cấp cứu. Với kỹ thuật mổ hiện nay, bệnh nhân sẽ có được vết mổ nhỏ, nằm theo nếp lằn bụng dưới nên thẩm mỹ đẹp. Thời gian nằm viện điều trị trung bình là hai ngày. Lời khuyên thầy thuốc Khi phát hiện thấy các khối u vùng bẹn, bẹn-bìu ở trẻ trai hoặc bẹn-môi lớn ở trẻ gái phải nghĩ tới bệnh - tật do còn tồn tại ống phúc tinh mạc và tới khám tại các chuyên khoa phẫu thuật nhi. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng nên các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý hơn ở những trẻ này. Quan niệm bệnh “Không sao cả, bệnh sẽ khỏi khi trẻ lớn lên” là quan điểm sai lầm. Cũng không nên chờ trẻ lớn mới phẫu thuật mà ngược lại cần được mổ càng sớm càng tốt.   Theo Sức khỏe và đời sống

PHÒNG BỆNH LÚC GIAO MÙA NHƯ THẾ NÀO?

Lúc giao mùa thời tiết thay đổi (nắng nóng, mưa), theo đó bệnh tật luôn rình rập, bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi (nct) vì sức đề kháng đã suy giảm. vì vậy, nct cần chú ý đề phòng. Một số bệnh thường gặp lúc giao mùa Khi thời tiết giao mùa, NCT dễ bị nhiễm bệnh hoặc bệnh tái phát do hệ miễn dịch đã suy giảm. Một số bệnh cấp tính có thể xuất hiện như viêm đường hô hấp trên (họng, mũi, thanh quản, xoang), đặc biệt là các bệnh đường hô hấp dưới (viêm khí, phế quản, viêm phổi, hen suyễn). Các bệnh này này nếu không phát hiện hoặc điều trị ngay có thể dẫn đến mạn tính hoặc nguy hiểm cho tính mạng, nhất là bệnh viêm phổi, hen suyễn. Một số bệnh mạn tính (viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh tâm phế mạn) khi chuyển mùa, bệnh có thể tái phát bởi sức đề kháng kém hoặc do dùng thuốc không thường xuyên hoặc cả hai. Bệnh xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh gút…) cũng là loại bệnh gây bất ổn cho NCT khi thời tiết chuyển mùa. Thời tiết lúc chuyển mùa cũng có thể làm cho NCT mắc các bệnh các bệnh về đường tiết niệu hoặc bệnh đường tiết niệu mạn tính tái phát. Chuyển mùa, nhất là nắng mưa thất thường, đột ngột cũng có thể làm cho bệnh huyết áp tăng đột ngột, lý do này rất dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. [[{"fid":"2365","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nước trái cây rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi Chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh, do đó thực phẩm, rau xanh, nước sinh hoạt rất dễ bị ô nhiễm, nếu không cẩn thận có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa nhất là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do sức đề kháng của NCT đã suy giảm. Do nắng nóng, đôi khi mưa làm cho loài muỗi dễ phát triển mạnh, nếu ở vùng đang có các bệnh lây truyền bởi muỗi (sốt xuất huyết, sốt rét…), chủ quan không nằm màn trong khi sức đề kháng của cơ thể yếu, NCT có thể mắc bệnh sốt xuất huyết hoặc sốt rét. Phòng bệnh như thế nào? Vì NCT sức đề kháng ngày một kém dần cho nên bệnh tật theo đó mà xuất hiện hoặc tăng nặng thêm, vì vậy, cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là hết sức cần thiết băng đảm bảo ăn uống hợp lý, đủ chất. Mặc dù nắng nóng gây mệt mỏi nhưng không nên bỏ bữa và cần uống nhiều nước, ngày uống khoảng từ 1,5 - 2,0 lít (uống ít một, không uống liền một lúc) và nên uống thêm nước trái cây (cam, chanh), nước ép các loại quả (dưa hấu, xoài, bơ …). Cần ăn thêm rau trong các bữa ăn chính (su hào, rau muống, cải, giá đậu) bởi vì, các nguồn sinh tố, chất xơ có trong rau, quả là rất có ích cho sức khỏe NCT. Tuyệt đối không ăn rau sống, không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thực phẩm đã ôi thiu và không uống nước chưa đun sôi. Khi ngủ cần nằm màn (ban ngày và ban đêm), tích cực diệt muỗi và bọ gây (lăng quăng) và nên vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện bằng mọi biên pháp từ dân gian (xua, vợt…) đến dùng hoá chất (phun muỗi, hương muỗi, tẩm màn bằng hóa chất).   Theo Sức khỏe và đời sống

KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN

Với những bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, ngoài việc tuân thủ theo điều trị của bác sĩ thì một chế độ dinh dưỡng khoa học có ý nghĩa rất quan trọng. Chế độ ăn nhiều natri là nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một chế độ ăn hạn chế natri, giàu canxi, kali và magie, uống rượu mức trung bình, không hút thuốc lá, năng lượng ăn vào vừa phải có thể làm giảm tăng huyết áp. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và không nên sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào. Các nghiên cứu đã cho thấy huyết áp gia tăng đáng kể theo từng điếu thuốc lá. Người hút thuốc sẽ không được bảo vệ đầy đủ khỏi nguy cơ tim mạch dù có dùng thuốc chống tăng huyết áp. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp là do béo phì. Thừa cân béo phì có thể ảnh hưởng đến mức huyết áp ngay từ nhỏ và là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, giảm cân khoảng 5kg giúp giảm được huyết áp. Hoạt động thể lực: tập thể dục thường xuyên như đi bộ nhanh hoặc bơi lội 30 - 35 phút, 3 - 4 lần/tuần. Thể dục nhẹ nhàng như vậy có hiệu quả trong việc hạ huyết áp hơn là tập thể dục mạnh như chạy bộ và có thể hạ huyết áp tâm thu khoảng 4 - 8mmHg, nên tránh mang vác các vật nặng. Yếu tố tâm lý và stress: yếu tố cá tính và stress cùng với lối sống ít lành mạnh thường đi kèm với tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ tim mạch gia tăng. [[{"fid":"2355","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 354px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Người tăng huyết áp nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, uống sinh tố trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất giúp trung hòa và đào thải natri ra khỏi cơ thể. Nguyên tắc chung trong chế độ ăn kiểm soát huyết áp Bệnh nhân tăng huyết áp thực hiện các nguyên tắc chính của chế độ ăn “3 giảm” (giảm lượng muối ăn vào; giảm chất béo nhất là chất béo từ động vật; giảm uống rượu bia); “3 tăng” (tăng sử dụng thực phẩm giàu canxi; giàu kali và giàu các chất bảo vệ như các loại rau xanh, khoai củ, đậu đỗ và trái cây); xây dựng lối sống “1 tăng, 1 giảm và 1 bỏ” (tăng vận động, giảm căng thẳng và bỏ thuốc lá) cụ thể như sau: Ăn giảm muối hơn bình thường, nên sử dụng dưới 6g/ngày. Hạn chế calo ăn vào, nhất là với những người quá béo, những người không béo chỉ nên ở mức 35 - 40kcal/kg cân nặng. Giảm lipid trong khẩu phần, nhất là với những người có vữa xơ động mạch, nên ở mức 25 - 40g/ngày. Nên dùng lipid thực vật, tức là các loại dầu và các hạt có dầu. Protein nên giữ ở mức 60 - 70g/ngày, không nên ăn quá nhiều protein động vật. Glucid: 300 - 350g/ngày, nên dùng các hạt ngũ cốc không xay xát kỹ. Hạn chế  các loại đường và bánh kẹo. Tỷ lệ % năng lượng giữa các chất: protein: 12 - 15% năng lượng khẩu phần; lipid: 15 - 20% năng lượng khẩu phần; glucid: 65 - 70% năng lượng khẩu phần. Không hút thuốc lá vì nicotin làm co mạch ngoại vi. Ăn nhiều rau xanh và trái cây, vì chứa nhiều kali, canxi, magiê và các vitamin, nhất là các loại rau quả giàu vitamin C, E, bêta caroten... Nước uống vừa phải, nên uống chè sen, chè hoa hoè, nước râu ngô, nước rau luộc. Những thức ăn nên dùng Gạo tẻ, gạo nếp, các loại khoai và các loại đậu đỗ, lạc, vừng. Thịt ít mỡ như: thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn nạc... Trứng: Nên ăn trứng gà vì trứng gà có ít lipid hơn trứng vịt. Sữa: nên ăn các loại sữa tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua. Cá, tôm, cua các loại. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, uống sinh tố trái cây để cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng loại bỏ những chất béo dư thừa ra ngoài cơ thể theo đường tiêu hóa, giúp phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Các thực phẩm: rau diếp, rau cải xoăn, cải bó xôi, chuối chín, khoai tây... chứa hàm lượng kali cao giúp trung hòa và đào thải natri ra khỏi cơ thể, từ đó có tác dụng hạ huyết áp. Có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước, hay làm sinh tố các loại quả tốt chứa nhiều vitamin A và C như: cam, quýt, bưởi, bơ, đu đủ... Tích cực ăn tỏi hàng ngày. Người bệnh không nên ăn gì? Thịt nhiều mỡ, mỡ, nước xương thịt ninh; các loại cá béo; các loại phủ tạng: thận, óc, tim, gan, lòng... vì có nhiều cholesterol. Nước chè đặc, cà phê, thuốc lá, ớt quá cay. Các thức ăn muối mặn: cà mặn, dưa mặn... Đường và các loại bánh, mứt, kẹo...   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang