CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

PHÒNG VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI Ở TRẺ KHI THỜI TIẾT THẤT THƯỜNG

Thời tiết đang nóng lạnh, mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi gia tăng các bệnh đường hô hấp, trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản phổi. Viêm phế quản phổi ở trẻ em thường do virut gây ra hoặc do những tổn thương cấp lan tỏa cả phế nang, sau dần chuyển thành bội nhiễm do vi khuẩn hoặc cả hai. Đây là một căn bệnh cấp tính; nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì viêm phế quản phổi dễ dẫn tới tử vong. Viêm phế quản phổi là bệnh nhiễm trùng phổi. Các túi khí bên trong phổi (được gọi là phế nang) chứa nhiều mủ và các chất dịch khác, khiến cho ôxy khó tiếp cận được với dòng máu. Phế quản phổi bị viêm gây ra tình trạng viêm trong phổi dẫn đến những phế nang chứa nhiều dịch. Chất dịch lỏng này làm suy yếu đi chức năng phổi bình thường, tạo ra một loạt các vấn đề về hô hấp Hằng năm trên thế giới có đến 4-5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này, nhất là ở các nước chậm phát triển. Tại Việt Nam, bệnh viêm phế quản phổi khá phổ biến, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, đang mắc các bệnh khác như cảm cúm, sởi... rất dễ mắc viêm phế quản phổi. Tác nhân gây bệnh ban đầu là virut, sau bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp diễn ra lan tỏa cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, thường do các tác nhân virut khởi đầu, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai. Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi rất dễ bị viêm phế quản phổi. Bệnh viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát trẻ chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể lại bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này, trẻ thấy khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang tuổi bú có những triệu chứng lâm sàng rất sơ sài nhưng bệnh thường rất nặng vì thế các dấu hiệu trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ hoặc sốc, sùi bọt mép... là phải cho trẻ tới trung tâm y tế ngay. Chẩn đoán viêm phế quản phổi ở trẻ em Thông thường các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh viêm phổi mỗi khi khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xuất hiện bệnh của đứa trẻ, hình dạng thở và những dấu hiệu quan trọng, cùng với đó lắng nghe những âm thanh bất thường từ phổi. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp Xquang ngực hoặc xét nghiệm máu, nhưng không cần thiết phải chẩn đoán bệnh. Các biện pháp điều trị Dùng kháng sinh có thể uống, tiêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nhưng tốt nhất nên dùng dưới dạng siro và nên cho trẻ uống trước khi bú, khi ăn như thế tránh để trẻ bị kích thích tiêu hóa gây nôn trớ thức ăn. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống nên đưa trẻ tới bệnh viện để có điều kiện chăm sóc, điều trị tích cực hơn. Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, nên chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu để tránh khi các dấu hiệu bệnh toàn phát, trẻ bị nặng hơn sẽ khó chữa, thậm chí dẫn tới tử vong. Ngay từ khi có thai, thai phụ nên tuân thủ đúng chế độ để tránh trường hợp sinh non, trẻ sẽ nhẹ cân. Bởi vì, những đứa trẻ này khi sinh ra dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm phế quản phổi. Thực hiện tốt các chế độ vô khuẩn khi đỡ đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Đảm bảo môi trường ở sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nếu trẻ không tự bú thì phải vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa. Bên cạnh đó, việc bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống oresol) là việc làm cần thiết. Không nên chườm ấm hay chườm lạnh, tránh làm tăng nhu cầu ôxy. Bị viêm phế quản phổi, trẻ bị ho sẽ rất rát cổ, làm dịu họng trẻ bằng cách cho trẻ dùng nước quất, lá hẹ, hấp với mật ong (cả 3 thứ đó cho vào chén, hấp cách thủy). Khi trẻ phải sử dụng kháng sinh phải tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn bình thường cho con (bú mẹ, ăn sữa bằng thìa cốc nếu trẻ không bú được, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm...) cho ăn thức ăn lỏng, uống đủ nước (hoa quả, dung dịch oresol). Khi trẻ sốt cao trên 38oC, phải hạ nhiệt bằng paracetamol. Cách phòng bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em Một số loại viêm phế quản phổi có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Trẻ em thường được tiêm chủng phòng ngừa thường xuyên chống lại bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi. Các loại vắc-xin cúm được khuyến khích dùng cho tất cả các trẻ ở lứa tuổi khỏe mạnh từ 6 tháng đến năm 19 tuổi. Nhưng đặc biệt là đối với những trẻ bị mắc bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc rối loạn phổi hoặc hen suyễn. Bởi trẻ có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng, những trẻ sinh non có thể được điều trị tạm thời để bảo vệ và chống lại RSV vì nó có thể dẫn tới bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ. Bác sĩ có thể cung cấp các loại thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi trẻ em khi chẳng may tiếp xúc với một người bị viêm phổi nào đó, chẳng hạn như bị ho gà. Ngoài ra đối với những người bị nhiễm HIV có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phế quản phổi do Pneumocystis jirovecii gây ra. Cũng tránh cho trẻ tiếp xúc với đám đông, đặc biệt là với người ốm có những dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho... Luôn chủ động phòng ngừa cho trẻ (đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên). Khi gia đình có người bị bệnh về hô hấp cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc bởi sức đề kháng trẻ yếu rất dễ bị nhiễm và dẫn tới viêm phế quản phổi ở trẻ em.   Theo Sức khỏe và đời sống

CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH UNG BƯỚU BÁC BỎ “THỰC DƯỠNG CHỮA KHỎI UNG THƯ”

Chuyên gia ung bướu cho biết, chế độ ăn chưa bao giờ được thiết kế nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư. Và các bác sĩ cũng chưa ghi nhận trường hợp nào chữa khỏi bệnh ung thư chỉ bằng chế độ thực dưỡng. Thời gian gần đây, dư luận lại có nhiều ồn ào xung quanh việc chữa ung thư bằng thực dưỡng. Nguyên tắc chính của chế độ ăn thực dưỡng là giảm các sản phẩm từ động vật, chủ yếu ăn chay "bỏ đói tế bào ung thư". Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc BV K Trung ương bày tỏ lo ngại khi người dân chữa ung thư bằng thực dưỡng. GS. Thuấn cho rằng, phương pháp thực dưỡng - trong đó có thực dưỡng Ohsawa mà mọi người lan truyền cũng như một hình thức ăn chay. Nhìn tổng thể những người ăn chay do không ăn thịt nên sẽ ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc hơn những người ăn bình thường. Nếu đảm bảo đầy đủ năng lượng đây cũng là chế độ ăn tốt vì ăn nhiều rau, hoa quả, từ lâu đã được khoa học y học thừa nhận dự phòng một số một số loại ung thư, đặc biệt ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, chế độ ăn chưa bao giờ được thiết kế nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư. Do vậy lựa chọn chế độ ăn nào đó và coi là phương pháp điều trị ung thư là chưa đủ cơ sở khoa học và dĩ nhiên sẽ khó mang lại hiệu quả. "Không ăn thịt, đường, sữa để không nuôi tế bào ung thư phát triển - Điều này không có cơ sở khoa học. Với bệnh nhân ung thư các bác sĩ thường khuyên ăn chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, nước, khoáng chất, đường, đạm, chất béo. Ngoài ra cần giữ cân năng hợp lý, hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá và tập thể dục đều đặn. Một số khuyến cáo hướng dẫn nên ăn chủ yếu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chứ không phải hoàn toàn kiêng thịt, cắt bỏ hoàn toàn thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu người bệnh muốn chọn chế độ ăn chay, phải đảm bảo đấy là một chế độ ăn chay lành mạnh, đa dạng, phong phú và cung cấp đầy đủ năng lượng. Nếu không sẽ phản tác dụng, dẫn đến gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khoẻ để chống chọi với bệnh tật cũng như chịu đựng, dung nạp được các phương thức điều trị ung thư đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị"- GS. Thuấn chỉ rõ. GS.TS. Mai Trọng Khoa - Nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Nguyên Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, ông không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh một số người bệnh sau khi nhận được thông báo kết quả của bệnh viện thì bỏ mọi phác đồ điều trị do bác sĩ tư vấn, bỏ bệnh viện để về ăn theo chế độ “bỏ đói tế bào ung thư”, rồi tu luyện theo 1 pháp môn nào đó. Kết quả, khi trở lại bệnh viện, người bệnh đó rơi vào tình trạng suy kiệt nặng, nhiều bệnh nhân lúc phát hiện mới ở giai đoạn rất sớm có nhiều cơ hội điều trị thì giờ đã vào giai đoạn 3, giai đoạn 4, thậm chí giai đoạn cuối trên một thân thể suy kiệt. Thay vì áp dụng phác đồ điều trị, thì các bác sĩ lại phải chống suy kiệt bằng việc truyền đạm, đường, các chất dinh dưỡng… để nâng cao thể trạng. Và không ít trong số những người bệnh đó đã đi về thế giới bên kia do suy kiệt trước khi bị chết vì ung thư. Người dân nên tỉnh táo GS. Khoa nhấn mạnh: “Mọi việc cần dựa trên thực chứng và được kiểm chứng rõ ràng. Trong Y học hiện đại, dinh dưỡng lâm sàng được coi là một phương pháp điều trị phối hợp cùng với thuốc và các phương pháp điều trị khác. Còn quan điểm “bỏ đói tế bào ung thư” để dẫn đến người bệnh bị suy kiệt là nhận thức không đúng. Chúng ta cần hiểu rõ bản chất của vấn đề: Đó là cần có một cơ thể khỏe mạnh, thì mới tạo ra hệ thống miễn dịch tốt, khỏe mạnh thì mới có các tế bào miễn dịch khỏe mạnh đủ khả năng phát hiện, ức chế,  tiêu diệt các tác nhân gây bệnh - trong đó có tế bào ung thư. Bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh. Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, người bệnh sẽ gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…. Vì vậy, người bệnh và gia đình người bệnh không nên cả tin, tốn kém tiền bạc, thời gian để rồi đánh mất cơ hội điều trị chính thống ngay từ giai đoạn vàng”. Hiện nay, bên cạnh các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, điều trị nội tiết, điều trị đích, gần đây có thêm một phương pháp mới là điều trị miễn dịch. Nếu trước kia chúng ta tác động và tiêu diệt trực tiếp các tế bào ác tính bằng phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích… thì bây giờ, bằng phương pháp điều trị miễn dịch tức là giúp các tế bào miễn dịch (tế bào T…) của hệ thống miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào khối u. Đây là phương pháp điều trị gián tiếp. Để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thì cần một cơ thể đủ khỏe. Muốn vậy người bệnh cần một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học đủ chất… Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc và các phương pháp điều trị đặc hiệu thì dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong liệu trình điều trị bệnh nói chung và đặc biệt đối với người bệnh ung thư. Cần phải coi ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, khoa học là một phần không thể thiếu trong việc phòng và chống ung thư. Trước những luồng dư luận nhiều chiều, GS.TS Trần Văn Thuấn khuyến cáo người dân cũng như bệnh nhân ung thư cần tìm hiểu và tham khảo các nguồn thông tin, tài liệu chính thống về phòng chống căn bệnh này từ các bác sĩ chuyên khoa và các cơ sở y tế khám chữa, các hiệp hội ung thư uy tín. Đặc biệt bệnh nhân ung thư cần hỏi bác sĩ chẩn đoán, điều trị của mình thật nhiều để hiểu rõ về bệnh tình, các phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng và tiên lượng. Điều trị ung thư là vấn đề rất lớn, rất phức tạp và đòi hỏi chuyên môn sâu, kết hợp đa mô thức, đa chuyên khoa mới có thể hiệu quả. Không nên dễ dàng cả tin, tốn kém tiền bạc, thời gian, đánh mất cơ hội điều trị chính thống vì lựa chọn các phương pháp không chính thống, chưa có cơ sở khoa học.   Theo Sức khỏe và đời sống

ĐỀ PHÒNG BIẾN CHỨNG MẮT DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trong các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), biến chứng mắt cũng thường xảy ra. Sau khoảng 5-7 năm mắc bệnh, dù được điều trị bài bản, một nửa số bệnh nhân có thể có một trong ba biến chứng mắt ĐTĐ là đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và bệnh lý võng mạc. Bệnh lý võng mạc cũng là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người ĐTĐ. Do đó, bệnh nhân ĐTĐ cũng nên kiểm tra mắt định kỳ, đặc biệt ở những người mắc bệnh lâu năm. Biến chứng mạn tính của ĐTĐ ĐTĐ là bệnh nội tiết quan trọng, liên quan đến chuyển hóa nhóm chất carbohydrate, tiêu biểu là glucose, cung cấp năng lượng cho tất cả tế bào trong cơ thể. Do đó, ĐTĐ có rất nhiều biến chứng mạn tính trên nhiều hệ thống như: tim mạch (tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, xơ tắt động mạch ngoại vi...);  nhiễm trùng (glucose máu cao, tổn thương tại chỗ và suy giảm miễn dịch là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây nên nhiễm trùng. Người ĐTĐ rất dễ bị lao phổi, bàn chân ĐTĐ, viêm đường tiểu...); thận ĐTĐ làm tổn thương vi mạch máu thận, tổn thương màng đáy gây tiểu albumin, giảm chức năng lọc của thận, suy thận); thần kinh (thường xuất hiện sớm nhất bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, hay tiết mồ hôi...); mắt (ĐTĐ có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, đặc biệt tạo các tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt gây ra bệnh lý đáy mắt là nguyên nhân chính gây mù lòa). [[{"fid":"2439","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 355px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh lý võng mạc do ĐTĐ Biến chứng võng mạc do ĐTĐ Để biết bệnh nhân ĐTĐ có bị biến chứng võng mạc hay không, cần phải làm kỹ thuật cận lâm sàng như chụp mạch máu võng mạc. Đây là một thủ thuật quan trọng giúp thầy thuốc chuyên khoa thấy rõ hình ảnh vị trí mạch máu võng mạc cũng như đánh giá được mức độ tổn thương, thay đổi bệnh lý. Sau này, kỹ thuật chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang với chất màu huỳnh quang bơm vào mạch máu, hình ảnh võng mạc chụp được có màu sắc và rõ ràng hơn rất nhiều. Về bệnh lý võng mạc của ĐTĐ, người ta ghi nhận ở các bệnh nhân dù được điều trị thường xuyên, với nồng độ đường trong máu được kiểm soát ổn định thì cũng vẫn có đến 60% số bệnh nhân bị biến chứng võng mạc mắt sau 10 năm bị bệnh. Nếu không được kiểm tra và chữa trị kịp thời thì các tổn thương mắt này rất khó hồi phục. Do đó, cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên đoàn ĐTĐ Thế giới (IDF) đều khuyến cáo bệnh nhân ĐTĐ cần được kiểm tra mắt định kỳ, để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng võng mạc. Ở Việt Nam, thống kê gần đây nhất tỷ lệ ĐTĐ là 5,6% và tiền ĐTĐ là 18%. ĐTĐ là bệnh mạn tính, bệnh nhân phải học cách “sống chung” với nó. Ngoài theo đúng chế độ điều trị “kiềng 3 chân”: Ăn uống, vận động, thuốc men, người ĐTĐ cũng cần theo dõi để phát hiện và xử lý sớm biến chứng... Biến chứng mắt, đặc biệt các bệnh lý võng mạc, là nguyên nhân chính gây mù lòa cho những người ĐTĐ lâu năm. Điều nguy hiểm là các biến chứng võng mạc mắt thường ít có dấu hiệu để bệnh nhân cảm nhận, và khi có rối loạn thị giác thì đã muộn. Tùy theo tổn thương và giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng những biện pháp khác nhau như: dùng tia laser; phẫu thuật và điều trị bằng thuốc. Mắt là “cửa sổ tâm hồn”, cũng dễ tổn thương khi bị ĐTĐ. Những biến chứng này có thể ngăn chặn, giảm thiểu hay điều trị ổn định nếu phát hiện sớm.   Theo Sức khỏe và đời sống

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Về lâu dài, nếu trẻ không được điều trị tốt thì việc hình thành tính cách, hành vi, tâm lý trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng. Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, nó có đặc điểm chung là trẻ có những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người. Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3 - 5 trẻ mắc chứng bệnh này với một số biểu hiện được bắt đầu trước tuổi lên 7 và tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em vào khoảng 5% và lứa tuổi hay mắc là từ 8 - 11, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm, ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%. Trẻ con luôn luôn hiếu động, nhưng ở mức nào được coi là bình thường, còn mức nào bị coi là tăng động giảm chú ý, có rất nhiều cha mẹ vẫn còn mơ hồ về chứng bệnh này, có những đứa trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên hay tập trung làm gì, nhưng bố mẹ chúng lại nghĩ đó là điều rất bình thường mà không đưa con đi kiểm tra. [[{"fid":"2437","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 286px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Những biểu hiện Hiếu động quá mức: Trẻ hoạt động liên tục, không có giây phút nghỉ ngơi như có một chiếc máy ở trong người, chạy nhảy liên tục không biết mệt, nếu buộc phải ngồi xuống thì chúng cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn, không màng đến lời dọa nạt của người lớn, không biết đến nguy hiểm. Khả năng tập trung rất kém: Khả năng tập trung của trẻ bị tăng động giảm chú ý rất kém, chúng không bao giờ chịu lắng nghe và làm theo hướng dẫn hoặc thực hiện một việc gì đó trọn vẹn. Trẻ có thể thích thú với rất nhiều thứ, nhưng không được lâu mà thường có xu hướng chuyển nhanh chóng từ sở thích này sang sở thích khác. Chúng thường bỏ dở giữa chừng khi đang làm một công việc, chỉ là một tiếng động nhỏ, hay một đồ vật lạ đặt trước mặt cũng có thể làm trẻ phân tâm khi học bài. Trẻ còn gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, đôi khi đang nói chuyện nhưng yêu cầu nhắc lại thì trẻ cũng không nhớ. Trẻ mắc chứng này sẽ gặp khó khăn trong việc chú ý ngay cả khi đang bị người lớn nhắc nhở. Trẻ nói là đang nghe lời bạn, nhưng khi được yêu cầu lặp lại lời của bạn, trẻ sẽ không biết nói gì. Thực ra trẻ tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với các bạn khác, nhưng chính sự suy giảm khả năng chú ý lại là nguyên nhân dẫn đến kết quả học hành sút kém. Chứng tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, hành vi và tính cách trong tương lai của  trẻ. Hấp tấp, bồng bột: Phần lớn những trẻ này thường có tính hấp tấp, vội vàng, bất cẩn và bồng bột. Trẻ thường trả lời khi người khác chưa hỏi xong, khó chờ đến lượt mình và hay phá đám trong khi người lớn nói chuyện hoặc các bạn cùng lớp đang chơi đùa. Sự hấp tấp, bồng bột cũng làm cho trẻ dễ mắc lỗi khi làm bài tập hay thực hiện những công việc khác. Chậm phát triển ngôn ngữ: Một nét khá nổi bật trong phần lớn những trẻ tăng động giảm chú ý hay gặp phải đó là chậm phát triển về ngôn ngữ. Những trẻ này phát triển khả năng nói bình thường trong giai đoạn đầu, nhưng về sau sẽ chậm lại và thường gặp phải các vấn đề về cấu trúc câu hay khả năng diễn đạt bằng lời nói. Dễ nổi nóng, khó kiềm chế được cảm xúc: Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường dễ nổi nóng, giận dữ, khó kiềm chế được cảm xúc, do vậy rất dễ dẫn tới xô xát, đánh bạn hoặc làm tổn thương ngay cả những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, tính cách này làm cho trẻ không có bạn thân hoặc bị bạn bè xa lánh. Nên làm gì? Khi con có những biểu hiện như trên thì cha mẹ nên đưa con tới các chuyên khoa tâm lý, thần kinh để được thăm khám và kết luận. Giáo dục hành vi cho con: phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với trẻ tăng động giảm chú ý. Nên trao đổi với thầy cô để nhận được sự giúp đỡ trong việc giáo dục hành vi cho trẻ, cần cho trẻ ngồi bàn đầu tiên nhằm tránh sự phân tâm bởi hoạt động của các bạn phía trên. Trẻ tăng động giảm chú thường có lòng tự trọng rất cao do vậy đừng bao giờ chê bai hay quát mắng trẻ, đặc biệt là khi có mặt người khác vì có thể làm trẻ nảy sinh tư tưởng chống đối. Nếu khen ngợi khi trẻ có những hành vi đúng đắn, trẻ sẽ làm theo lời khen, đặc biệt hiệu quả khi thầy cô khen ngợi trước lớp. Chỉ nên hứa hẹn khi chắc chắn có thể làm được, bởi vì trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ thất vọng và chán nản. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao ngoài trời hoặc tập luyện các môn võ để rèn luyện tính kỷ luật và khả năng tập trung. Dùng những lời lẽ đơn giản, cụ thể thay vì nói chung chung, cố gắng tạo cho con các thói quen tốt bằng cách cho con ăn, nhắc con đi ngủ, thức dậy đúng giờ. Tốt nhất không nên xem ti vi, nói chuyện, hay đặt những đồ vật lạ trên bàn trong khi trẻ đang học bài.   Theo Sức khỏe và đời sống

TÁC HẠI CỦA MỠ MÁU CAO

Mỡ máu cao là một chứng bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT). Mỡ máu cao sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tim mạch, nhất là ở người đã mang sẵn một số bệnh mạn tính về tim mạch, gan, thậm chí gây nguy hiểm. Mỡ máu là gì? Mỡ máu bao gồm 2 loại chính là cholessterol và triglycerit, trong đó cholesterol gồm có cholesterol tốt (cholesterol cao), cholesterol xấu (cholesterol thấp), và cholesterol toàn phần, chiếm tỉ lệ rất cao (60 - 70%). Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, ngan, dê, cứu), mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm. Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein là một chất do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol). Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cholesterol cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật. Cholesterol tốt (HDL-C) có vai trò làm cho thành động mạch mềm mại để lưu thông máu tốt hơn và có khả năng bảo vệ thành mạch máu, trong khí đó cholesterol xấu (LDL- C) làm cho xơ vữa thành động mạch. [[{"fid":"2434","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 346px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cholesterol xấu càng cao càng làm cho xơ vữa động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu Triglycerit là chất gì? Là chất do dư  thừa của axít béo không được chuyển thành cholesterol ở gan (khi chất axít béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng axít béo bị dư thừa sẽ trở thành triglycerit). Tại gan chất triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỉ trọng thấp. Mỡ máu cao do đâu? Mỡ trong máu cao có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người, đặc biệt là NCT. Vì vậy, mỡ máu cao là một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở NCT. Hay gặp nhất trong trong chứng tăng cholesterol máu là do chế độ dinh dưỡng không  hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ (thịt chó, bò, trâu), lòng động vật, tôm… trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo phì, lười vận động, ngoài ra có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Đối với tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa. Mỡ máu cao gây tác hại gì cho sức khỏe? Cholesterol xấu càng cao càng làm cho xơ vữa động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch, nhất là tắc mạch vành (nhồi máu cơ tim) hoặc tắc mạch não (nhũn não) gây đột quỵ. [[{"fid":"2435","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 213px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Với loại triglycerit, khi nào có sự mất cân bằng  giữa lipit vào gan và lipit ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, tức là triglycerit tăng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ. Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Gan nhiễm mỡ từ nhẹ dẫn đến nặng và cuối cùng là xơ gan. Bệnh xơ gan cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị. Ngoài ra, nếu tăng quá cao triglycerit máu, sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính. Khi nào gọi là mỡ máu cao? Cholesterol toàn phần trong máu bình thường có chỉ số < 5,2mmol/l, khi chỉ số này tăng trên 5,2mmol/lít là bắt đầu cao. Với loại HDL-C chỉ số trong máu ở người bình thường là ≥ 0,9mmol/l, chỉ số này càng cao càng tốt. Với loại LDL-C trong máu người bình thường có chỉ số là dưới 3,4mmol/l, khi chỉ số này vượt quá trên 3,4 mmol/l, được gọi là cao. Khi triglycerit máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerit cao. Khi tăng cả cholesterol xấu và triglycerit,  được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp. Lời khuyên của thầy thuốc NCT nên dùng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày và ăn cá từ 2 - 3 lần thay thịt trong một tuần. Hạn chế ăn tôm, các loại thịt đỏ, lòng động vật. Cần tăng cường ăn rau, hoa quả. Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia, nhất là người có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp. Không nên ăn quá nhiều tinh bột. Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, chơi cầu lông, bơi, tập thể dục dưỡng sinh… Nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm mỡ máu và khi mỡ máu cao cần điều trị làm theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ, không nên tự động mua thuốc để điều trị nếu không có chuyên môn về y học. Theo Sức khỏe và đời sống

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG KHÁNG THUỐC

Nhiệt liệt hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc từ ngày 18-24/11/2019với thông điệp của Tổ chức Y tế Thế giới: “Quản lý sử dụng kháng sinh cho tương lai Không lạm dụng – Không dùng sai chỉ định” “Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc” do Tổ chức Y tế thế giới phát động từ ngày 18/11/2019 đến ngày 24/11/2019, toàn thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cùng cam kết nội dung: “Bác sỹ kê đơn hợp lý, cán bộ y tế thực hiện tốt quy chế chuyên môn: kê đơn thuốc đúng; tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm, sử dụng thuốc an toàn hợp lý”. Và hôm nay, bạn hãy cùng tôi ý thức trách nhiệm của chúng ta là phải sử dụng kháng sinh đúng cách nhằm bảo vệ chính mình và cả cộng đồng bằng công việc lan truyền ý thức trách nhiệm này. Nếu là người bệnh, bạn hãy: - Phòng chống kháng thuốc; cam kết sử dụng kháng sinh hợp lý - Bạn chỉ uống thuốc đúng theo toa bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. - Khi được bác sĩ kê toa có thuốc kháng sinh, bạn luôn uống đủ liều chứ không bỏ dỡ nửa chừng, ngay cả khi bạn cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. - Bạn không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của bạn. Vì khi chia sẻ, bạn sẽ thiếu liều thuốc cần uống và như thế bạn đã vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này thật nguy hiểm cho bạn, cho tất cả chúng ta và toàn thế giới. - Bạn hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay nước rửa tay để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, nhờ đó bạn góp phần giảm bớt nguy cơ phải dùng đến thuốc kháng sinh. Chúng ta hãy hành động ngay hôm nay, cùng chống kháng thuốc với cả thế giới, bạn nhé! Hãy bắt đầu bằng thói quen tuân thủ toa thuốc bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai, hoặc dùng trong chăn nuôi. Bạn hãy nhắc nhở những người quen nếu thấy họ vẫn dùng kháng sinh bừa bãi. Vì nếu không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa.

CHUYỂN MÙA, BỆNH HEN SUYỄN DỄ XUẤT HIỆN

Bệnh hen xảy ra quanh năm, nhưng khi thời tiết thay đổi (nóng lạnh đột ngột, mưa, ẩm ướt) bệnh hay xuất hiện. Với người cao tuổi (NCT), hen sẽ gây nên phiền phức và nguy hiểm hơn nhiều do sức đề kháng kém. Tại sao bị bệnh hen? Ở trẻ em, bệnh hen được gọi là viêm phế quản co thắt hay hen phế quản. Người trưởng thành, bệnh hen được gọi là hen suyễn hoặc hen. Bệnh hen có thể bị mắc từ lúc còn rất nhỏ - “hen sữa”. Có nhiều trường hợp càng lớn lên bệnh càng thuyên giảm và hết hẳn nhưng cũng có trường hợp bệnh không dứt điểm bao giờ và cũng có trường hợp lúc nhỏ không bị hen suyễn nhưng về già lại mắc chứng bệnh này. Yếu tố cơ địa dị ứng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh hen. Lý do là khi cơ thể gặp các dị ứng nguyên (chất lạ đối với cơ thể) hoặc các loại có tính chất kích ứng, sẽ gây nên phản ứng dị ứng, tức là bị lên cơn hen, trong đó có liên quan đến thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, ẩm ướt, gió mùa Đông Bắc, áp thấp nhiệt đới.  Vì vậy, ở người có cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đĩa, bệnh chàm, bệnh exzema) thường mắc bệnh hen. Một số vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm) cũng có thể là dị ứng nguyên kích thích cơ thể gây hen, đặc biệt là một số ký sinh trùng (mò, mạt, nấm mốc, giun đũa). Hen còn có thể do tác động của khói, bụi, hóa chất (khói bếp, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất độc hại) hoặc lông chó, mèo… Một số thực phẩm cũng có thể kích thích gây nên cơn hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên khi ăn (tôm, cua, mắm tôm). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm không steroid có tác dụng phụ là gây bệnh hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên (aspirin, diclofenac, piroxicam…) hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp (atenolol…). Hen có thể do di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị hen, các con có thể bị hen (25 - 30% nguy cơ con mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen, có từ 50 - 60% nguy cơ con mắc bệnh. [[{"fid":"2425","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 250px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Biểu hiện của bệnh Triệu chứng điển hình nhất của hen là ho và khò khè. Ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra nhất là lúc thời tiết chuyển mùa, nóng, lạnh đột ngột, ẩm ướt. Ho thường xuất hiện cả ngày lẫn ban đêm nhưng ban đêm thường xảy ra nặng hơn, dồn dập hơn. Ho thường ho là ho khan, ho từng tiếng một. Đối với NCT, ho thường là dấu hiệu đầu tiên của cơn hen bắt đầu xuất hiện. Thông thường bệnh nhân hen có kèm theo viêm đường hô hấp trên (viêm mũi dị ứng, viêm họng), cho nên ho của bệnh hen rất dễ nhầm với ho do mắc các bệnh hô hấp khác. Tuy vậy, có một số bệnh nhân bị hen chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng. Đi đôi với ho là triệu chứng khò khè do co thắt phế quản. Tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Khò khè xảy ra cả ban ngày, cả ban đêm nhưng ban đêm thường diễn biến nặng hơn, dồn dập hơn, đặc biệt là mưa nhiều, lạnh, ẩm ướt, gió mùa đông bắc tràn về. Khi thấy cơn hen xuất hiện cần cảnh giác với cơn hen ác tính, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng Tăng xuất tiết cũng thường gặp ở người hen cho nên có rất nhiều đờm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng ngực (cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt) và khó thở (khó thở ra) do phế quản bị co thắt. Khó thở thường hay bị tái phát nhiều lần. Trong trường hợp bị bội nhiễm đường hô hấp, có thể có sốt, vì vậy, bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí nguy kịch hơn, đặc biệt là NCT sức yếu. Đặc điểm của hen là các triệu chứng chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen, ho, khó thở, khò khè, người bệnh trở về bình thường. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh Mùa lạnh đang đến, người bị hen cần hết sức cảnh giác đề phòng cơn hen ác  tính xảy ra. Vì vậy, cần dùng thuốc thường xuyên theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, đặc biệt là thuốc xịt họng cắt cơn hen và phòng cơn hen. Với NCT bị hen, các loại thuốc này thường xuyên phải có ở ngay bên mình (ngay đầu giường nằm hoặc trong túi xách, cặp khi ra khỏi nhà). Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào có lợi cho người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị cho bản thân mình hoặc điều trị cho người nhà của mình. Khi bệnh hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám định kỳ, khoảng từ 1 - 3 tháng/1 lần. Tuy vậy, khi người bệnh không đáp ứng được thuốc giãn phế quản, khó thở tăng lên, bệnh diễn biến nặng lên cần đi bệnh viện ngay.   Theo Sức khỏe và đời sống

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG THOÁI HÓA KHỚP?

Thoái hóa khớp là chứng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của khớp. Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định... Thoái hóa khớp là chứng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của khớp. Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định của sụn khớp mới gây nên các triệu chứng trên lâm sàng như đau khớp, cứng khớp, dính khớp, teo cơ quanh khớp,... gây khó khăn trong lao động, sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là tàn tật. Mặc dù các yếu tố di truyền và lão hóa không thể điều chỉnh được nhưng chúng ta vẫn có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp nếu có tác động tích cực vào các yếu tố cơ học, dinh dưỡng, lối sống... [[{"fid":"2423","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 352px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Quá trình thoái hóa khớp Truy tìm nguyên nhân Nguyên nhân thực sự của bệnh thoái hóa khớp vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Các hiểu biết hiện tại cho rằng sụn khớp phải chịu lực quá tải (yếu tố cơ học tấn công trực tiếp lên bề mặt sụn) đồng thời gây nên sự hoạt hoá và sự giải phóng các chất trung gian hoá học (cytokine các enzyme) gây thoái giáng chất cơ bản (yếu tố gây viêm), sau đó gây phá hủy sụn khớp. Tuy nguyên nhân của bệnh chưa biết rõ nhưng người ta đã biết được một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh thoái hóa khớp, đó là: Yếu tố di truyền: Thoái hoá khớp cũng như nhiều bệnh khác chịu chi phối rất lớn của di truyền, có những chủng tộc người có tỷ lệ thoái hoá khớp cao hơn các chủng tộc khác. Lão hóa: Các tế bào sụn với thời gian lâu dần sẽ giảm khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và chất cơ bản của sụn làm cho chất lượng của sụn, tính đàn hồi, tính chịu lực bị giảm sút. Nói cách khác, thoái là hậu quả của quá trình lão hoá của sụn khớp, do đó tần số mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Với tuổi thọ trung bình ngày càng cao đồng nghĩa với số bệnh nhân bị bệnh thoái khớp ngày càng nhiều. Yếu tố cơ học: Các vi chấn thương tích tụ lại nhiều lần (hiện tượng quá tải) là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hoá tăng nhanh. Hiện tượng quá tải hay gặp trong trường hợp như tư thế làm việc không hợp lý; tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp đặc biệt là các chấn thương thể thao như khớp bàn tay, khớp khuỷu tay của công nhân vận hành búa máy, khoan cắt bê tông; khớp cổ chân của diễn viên balê; đĩa đệm cột sống của vận động viên cử tạ... Yếu tố dinh dưỡng: Thừa cân, béo phì gây quá tải nên sụn khớp, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất khoáng (mangan, zinc), một số vitamin làm ảnh hưởng đến chất lượng của sụn khớp. Ngoài ra, các dị dạng bẩm sinh và rối loạn phát triển như loạn sản sụn; trật khớp háng bẩm sinh, biến dạng kiểu chân chữ X, chữ O; gù vẹo cột sống gây ra do những rối loạn làm thay đổi đặc tính của sụn và làm hư hại bề mặt khớp. Cần làm gì để trì hoãn quá trình thoái hóa khớp? Vì chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh và bệnh diễn tiến âm thầm không triệu chứng một thời gian dài trước khi bộc lộ đầy đủ trên lâm sàng nên mục đích của phòng bệnh là tác động vào các yếu tố nguy cơ như đã nói trên càng sớm càng tốt. Nguyên tắc là làm chậm quá trình hủy hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái hóa sụn khớp, duy trì khả năng vận động, cải thiện chất lựợng cuộc sống. Trong các yếu tố cần điều chỉnh thì yếu tố di truyền và yếu tố lão hoá là những yếu tố mà chúng ta không thể điều chỉnh được. Ngược lại, các yếu tố còn lại (yếu tố cơ học, dinh dưỡng, lối sống...) chúng ta có thể điều chỉnh được bằng các biện pháp sau: Tránh cho khớp bị quá tải: tư thế làm việc hợp lý, không nên làm việc ở một tư thế kéo dài mà nên thay đổi tư thế thường xuyên, nên kết hợp những khoảng nghỉ ngắn 5-10 phút trong khi làm việc; giữ cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu béo phì; Tập thể dục thường xuyên và vừa sức như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ khoảng 30 -60 phút/ngày, tập dưỡng sinh, tập các động tác tập tăng cường sức mạnh của các cơ quanh khớp, làm giảm lực tác động trên bề mặt sụn. Phát hiện và điều trị kịp thời các chấn thương do thể thao, do nghề nghiệp, sau đó là sử dụng các biện pháp lý liệu pháp, phục hồi chức năng để khớp trở về trạng thái sinh lý bình thường, tránh diễn biến xấu dẫn đến thoái hoá khớp. Với những người làm nghề có nguy cơ thoái hoá khớp cao thì tìm kiếm các biện pháp thích nghi với điều kiện làm việc, với nguyên tắc là tránh cho khớp ít bị quá tải nhất có thể. Dinh dưỡng hợp lý: ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhất là các chất khoáng, các vitamin như rau quả tươi, giàu các chất chống ôxy hoá. Phát hiện và sửa chữa các dị dạng bẩm sinh, tư thế xấu, lệch trục khớp như chỉnh lại trục khớp, gọt giũa xương chày trong lệch trục khớp gối, sửa chữa lại các thiểu sản khớp háng bẩm sinh.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang