CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

KHÔNG KHÍ SẠCH GIẢM NGUY CƠ LÂY NHIỄM nCoV Ở TRẺ NHỎ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, hơn 80% ca tử vong là người trên 60 tuổi và hơn 75% trong số họ có vấn đề về sức khỏe. Nếu trước đó Trung Quốc ít ghi nhận các trường hợp trẻ nhỏ mắc dịch bệnh nCoV thì hiện tại đã có các bệnh nhi 7 tháng tuổi, 11 tháng tuổi. Tại Việt Nam cũng ghi nhận bệnh nhi 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc. Cần quan tâm đặc biệt đối tượng có sức đề kháng thấp Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo nhanh về việc cho học sinh từ độ tuổi nhà trẻ đến THPT tạm nghỉ học. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh có cơ chế lây lan nhanh cộng với thời tiết rét ẩm tại miền Bắc trong thời gian gần đây, người dân cũng lo lắng về việc virus có khả năng tồn tại lâu hơn, các bệnh cúm mùa, viêm họng cũng bùng phát mạnh hơn. Điều này đặt ra mối quan tâm lớn với các đối tượng có sức đề kháng thấp và dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc nhiễm bệnh viêm phổi do virus corona mới, cụ thể là người già và trẻ nhỏ. Chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa dịch bệnh nCoV nói riêng và bệnh hô hấp nói chung lây lan trong chính gia đình? [[{"fid":"2575","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trẻ nhỏ và người cao tuổi sức đề kháng thấp có nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn Các khuyến nghị của Bộ Y tế đưa ra rất cụ thể bao gồm vệ sinh cá nhân, rửa tay nhiều lần trong ngày, luôn đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng,...ngay trong gia đình, người dân cũng không nên chủ quan mà cần chủ động thực hiện các biện pháp trên để phòng ngừa và bảo vệ người thân. Lưu ý các bệnh dễ mắc trong thời điểm giao mùa Ngoài dịch viêm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, một số bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khác cũng có khả năng bùng phát nhanh, có thể kể đến như: - Nhiễm trùng đường hô hấp (viêm xoang, viêm họng): dấu hiệu ban đầu bao gồm sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau họng - Cúm mùa: biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho - Sởi: ban đầu người mắc sốt nhẹ, sau đó bệnh có biểu hiện rõ rệt như: sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, cùng với đó là xuất hiện tình trạng viêm mũi gây hắt hơi, sổ mũi, ho có đờm; chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ Cách phòng tránh bệnh hô hấp ở người già và trẻ nhỏ mùa dịch - Tăng cường hoa quả, rau xanh trong bữa ăn hằng ngày, sử dụng vitamin trực tiếp, hạn chế đồ dầu mỡ, đồ cay nóng.... - Khi ra ngoài về, người lớn cần tự vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ, để riêng quần áo bẩn, vứt bỏ khẩu trang đã sử dụng - Sử dụng máy lọc không khí có chức năng lọc vi khuẩn, virus, bụi mịn PM2.5 và các chất gây dị ứng... để làm sạch không khí trong nhà, hạn chế các nguồn gây bệnh. Không chỉ trong thời điểm dịch bệnh, việc làm sạch không khí trong nhà còn giúp cải thiện hệ hô hấp và tăng cường sức đề kháng của cơ thể mỗi ngày. Nếu có các triệu chứng ho, sốt, đau đầu, khó thở kéo dài cần đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra. Những người từng tiếp xúc với các bệnh nhân, người di chuyển từ vùng dịch về nên tự cách ly tại nhà và báo cho các cơ quan y tế biết để theo dõi nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Hãy cùng chung tay để ngăn ngừa sự bùng phát của  nCoV tại Việt Nam, tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn, chỉ đạo từ cơ quan chức năng và chủ động bảo vệ chính mình.   Theo sức khỏe và đời sống

CÁCH LY TẠI NHÀ CHO NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP NGHI NHIỄM nCoV

Đối tượng cách ly là những người sức khỏe bình thường, không có triệu chứng nghi nhiễm nCoV (sốt, ho, khó thở) tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm nCoV. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) nhằm để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. [[{"fid":"2573","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 335px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đối tượng cách ly ngừa nCoV tại nhà: Những người sức khoẻ bình thường, không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây: a) Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; b) Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; c) Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; d) Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào; đ) Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ; e) Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Thời gian cách ly tối đa 14 ngày. Số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly. Người được cách ly tại nhà phải làm gì? Người được cách ly được hướng dẫn cách sử dụng và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần/ngày (sáng, chiều) và ghi chép kết quả đo, tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân. Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. Phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú.   Các thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà  phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Người được cách ly chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2m. Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly. Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly - Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc. - Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. - Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly. - Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. - Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu. - Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.   Tổ chức thực hiện cách ly Cán bộ y tế tổ chức điều tra, lập danh sách người cần cách ly để ghi nhận thông tin về địa chỉ gia đình, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân, tên và số điện thoại của người khi cần liên hệ. Cung cấp số điện thoại của cơ quan y tế cho người được cách ly và gia đình, người quản lý nơi lưu trú. Cán bộ y tế phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà hoặc nơi lưu trú của người được cách ly thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly cho người được cách ly và gia đình hoặc người quản lý nơi lưu trú; vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện. Trong trường hợp đối tượng cách ly không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nơi lưu trú và người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi. Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết.   Theo Sức khỏe và đời sống

PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ MÙA LẠNH

Theo thống kê của Trung tâm đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15-30%. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu kéo theo rét đậm, rét hại các ca bệnh càng tăng cao bất thường. Không chỉ có ca mới mà những người có tiểu sử mắc bệnh đột quỵ, tai biến cũng có nguy cơ tái phát cao. Tình trạng đột quỵ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó thời tiết thay đổi chuyển lạnh bất thường làm khởi phát tình trạng này. Theo cơ chế sinh học, dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng thành mạch thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặc khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Với những người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bí tắc thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ dẫn tới nguy cơ tử vong cao và biến chứng vô cùng nặng nề. Trong thời điểm lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn ở những người cao tuổi do máu qua não ở người cao tuổi giảm thấp, chức năng cơ thể suy yếu nên khó thích nghi được với những thay đổi của thời tiết. Không chỉ có người già, người tiền sử cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng rất dễ bị đột quỵ. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý trong thời điểm thời tiết lạnh này. [[{"fid":"2566","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"495","width":"500","style":"width: 500px; height: 495px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhiều chuyên gia khẳng định: 85% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa nếu tuân thủ đúng khuyến cáo: Giữ ấm cơ thể: Nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất từ 16-18 độ C, thường xuyên uống một ly nước nóng trước khi đi ngủ và dùng thực phẩm, đồ uống nóng làm tăng năng lượng đồng thời giữ ấm cơ thể. Mặc nhiều áo mỏng có thể giữ ấm cho cơ thể hơn là một chiếc áo dày, đừng quên quàng khăn, đội mũ len để giữ ấm phần đầu và cổ, đây là 2 vị trí dễ ảnh hưởng nhất khi thời tiết thay đổi. Kiểm soát bệnh lý: Với những người bị chứng bệnh tim nên phòng ngừa các chủng virus cúm. Kiểm soát huyết áp, thực hiện kế hoạch ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng, uống thuốc điều trị liên tục. Kiểm soát đường huyết bởi nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường. Kiểm soát cholesterol trong máu bằng chế độ ăn uống thích hợp, kiêng mỡ, các loại dầu ăn và thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Điều chỉnh lối sống không khoa học: Người bệnh nên giảm uống rượu bia đến mức tối đa, bỏ hút thuốc lá. Giảm cân nếu cơ thể trong tình trạng thừa cân béo phì. Tắng cường các thói quen tốt: Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch, cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì… Nên tập thể dục tối thiểu khoảng 30 phút/ ngày. Tránh căng thẳng trong cuộc sống. Thay đổi chế độ ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh trái cây tương hàng ngày, hạn chế ăn mỡ động vật,…  Hạ mỡ máu, giảm mỡ thừa trong gan Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm: Đột quỵ, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, suy tim, … Tiêu mỡ dư nước tích, hỗ trợ điều trị bệnh thừa cân béo phì Tăng cường sức đề kháng, điều hòa ổn định huyết áp.     Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường

LỰA CHỌN SỬ DỤNG KHẨU TRANG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG TRƯỚC DỊCH BỆNH NCOV?

Dịch bệnh Novel Corona Virus mới (nCoV) xuất hiện từ tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc) gây viêm phổi cấp, bệnh có tốc độ lây bệnh rất nhanh và số người tử vong tăng lên hàng ngày. Hiện tại, ở nước ta đã có người nhiễm bệnh này. Để phòng bệnh có rất nhiều người mua và sử dụng khẩu trang. Báo Sức Khỏe và Đời Sống giới thiệu với bạn đọc bài viết về lựa chọn và sử dụng có hiệu quả khẩu trang. Cấu tạo khẩu trang chuẩn y tế Khẩu trang y tế được cấu tạo bởi loại vải không dệt và có 3 lớp, mỗi lớp đảm nhiệm mỗi chức năng khác nhau. Lớp ngoài cùng có tính năng chống thấm, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng (droplet) văng ra khi người bệnh hắt xì hơi, ho, thở mạnh hoặc những hạt chất lỏng từ người đối diện bắn vào... Mặt ngoài thường có nhiều màu khác khau. Lớp giữa có cấu trúc là một lớp lọc các hạt bụi và vi sinh vật có kích thước nhỏ. Theo FDA (Mỹ), khẩu trang y tế phải đạt hiệu suất lọc khuẩn trên 95% BFE (Bacterial Filtration Efficiency). Do vậy, khi mua khẩu trang y tế bạn nên tham khảo chỉ số này, chỉ số càng cao càng lọc tốt. Lớp trong có cấu trúc mịn màng, có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi. Lớp trong luôn có màu trắng hoặc nhạt màu rất dễ phân biệt với lớp ngoài. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có nhiều loại khẩu trang khác nhau như: khẩu trang có than hoạt tính khử và lọc khí độc, khẩu trang lọc bụi mịn và vi khuẩn N95 (Not Resistant to Oil) - lọc 95% bụi mịn PM 2.5 (1.000 - 2.500nm) và vi khuẩn. [[{"fid":"2555","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 1441px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách sử dụng khẩu trang y tế hiệu quả Đeo đúng mặt: dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai tay kéo và luồn hai vòng dây khẩu trang vào hai vành tai. Mặt trong của khẩu trang tiếp xúc với da mặt của bạn. Mặt trong thường nhạt màu và mịn hơn, mặt ngoài thường có màu đậm (đỏ, lục, lam...). Mặt ngoài luôn tiếp xúc với vi khuẩn, droplet, bụi bẩn, vì thế khi tháo ra đeo lại các bạn tuyệt đối không được bất cẩn xoay lớp ngoài vào trong sát với miệng mũi của mình. Tốt nhất khi chỉ đeo một khẩu trang một lần trong một ngày và không tái sử dụng hoặc cất vào túi cá nhân. Đeo đúng chiều: mặt trên của khẩu trang có đường viền thường gắn một sợi kim loại mỏng, khi đeo bạn nên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp sợi kim loại theo hình dạng mũi, giữ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sóng mũi. Mặt dưới của khẩu trang thường có đường dập liền mềm mại để đảm bảo kín với cằm. [[{"fid":"2556","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 273px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách đeo khẩu trang y tế đúng Đeo khẩu trang N95 phải đeo khít kín khuôn mặt thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy, trẻ con không dùng được vì mặt nhỏ. Người râu nhiều cũng không đeo được. Người có bệnh phổi, bệnh tim mạch cũng không đeo lâu được, nên nhà sản xuất mới làm thêm van thở để khắc phục nhược điểm này. Lựa chọn khẩu trang nào để phòng bệnh Mục đích đeo khẩu trang trong việc ngăn ngừa truyền nhiễm bệnh Novel Corona Virus là ngăn ngừa các hạt droplet có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho. Chứ không ngăn ngừa được virus xâm nhập vào các vi lỗ của khẩu trang. Tốt nhất sau khi tiếp xúc với người có dấu hiệu ho hay hắt xì hơi bạn nên rửa tay và thay khẩu trang mới. Tất cả các loại khẩu trang hiện tại có thể lọc vi khuẩn và bụi mịn có kích thước 300-5.000nm. Nhưng đối với virus có kích thước nhỏ hơn (20nm đến 200nm) thì có thể xuyên qua mọi màng lọc bất khẩu trang nào. Nhiều người dân đang đổ xô tìm mua khẩu trang N95. Theo nhiều chuyên gia y tế, tác dụng khẩu trang y tế và các loại khẩu trang N95 tương đương nhau. Nhưng giá thành khẩu trang y tế rẻ hơn các loại khác. Do vậy, lựa chọn khẩu trang nào phù hợp tùy thuộc vào tài chính, độ tuổi, môi trường làm việc, khuôn mặt của bạn...và sử dụng đúng để đạt hiệu quả phòng bệnh cao.   Theo Sức khỏe và đời sống

RƯỢU BIA ĐI ĐẾN ĐÂU TÀN PHÁ CƠ THỂ ĐẾN ĐÓ: TẾT CỔ TRUYỀN NÊN LÀM THẾ NÀO?

Khi nói đến tác hại của rượu, bia, mọi người thường nghĩ ngay đến tai nạn giao thông và rối loạn tâm thần. Tuy nhiên trong thực tế hậu quả của uống rượu, bia đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia không chỉ tập trung vào phòng, chống uống rượu, bia và lái xe, mà còn có nhiều quy định quan trọng khác để ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe, xã hội và kinh tế, đặc biệt là để phòng tránh mắc, tàn phế và tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm. Theo số liệu thống kê của WHO, năm 2016 Việt Nam có tổng cộng 549.000 ca tử vong do mọi nguyên nhân thì trong đó rượu, bia được quy cho là nguyên nhân gây ra khoảng 39.000 ca, chiếm 7,2% tổng số tử vong, chủ yếu là gây mắc và tử vong do các bệnh tim mạch (12.200 ca), xơ gan (9.000 ca), ung thư (4.600 ca), rối loạn tâm thần (1.100 ca) và tai nạn giao thông… [[{"fid":"2515","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 561px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tác hại lên cơ thể do rượu bia gây ra 1 lượng rượu bia nhỏ cũng gây nguy cơ cho sức khỏe Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tác hại của rượu, bia chính là do chất cồn (ethanol) gây ra thông qua ba cơ chế trực tiếp chính gồm: Thứ nhất, ngay với liều nhỏ và từ từ, chất cồn đã gây độc mạn tính cho các cơ quan và mô trong cơ thể, làm tổn thương tế bào và dẫn đến hậu quả là mắc các bệnh mạn tính (ung thư, bệnh lý tim mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần,...), ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần. Thứ hai, chất cồn gây nhiễm độc cấp tính, tác động lên cấu trúc và dẫn truyền của thần kinh trung ương, làm rối loạn phối hợp động tác, giảm tỉnh táo, rối loạn nhận biết, ảnh hưởng đến hành vi, từ đó gây ra các hậu quả cho người uống và người xung quanh (thương tích, tai nạn giao thông, bạo lực, hành vi nguy cơ...). Thứ ba, chất cồn là chất hướng thần gây lệ thuộc làm cho người uống phải gia tăng liều dùng và tái sử dụng. Việc uống rượu, bia thường xuyên dẫn đến thích nghi thần kinh khiến cho việc giảm liều lượng hoặc ngừng uống sẽ dẫn đến hội chứng “cai rượu”. Lệ thuộc rượu, bia sẽ gây ra loạn thần do rượu và dẫn đến mắc các bệnh mạn tính cũng như gây ra các hậu quả trước mắt và gánh nặng lâu dài cho xã hội. Cuối cùng chất cồn có thể tương tác xấu với các chất hóa học khác trong cơ thể, làm trầm trọng thêm những tổn thương thể chất và tinh thần có sẵn. Trong thực tế không thể có được một tiêu chuẩn chung uống bao nhiêu là có hại bởi vì việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu bia khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu, bia khác nhau. Nói một cách khác, không có mức độ uống rượu, bia nào là an toàn. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu, bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định. [[{"fid":"2516","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 1128px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khuyến nghị đối với người có uống rượu, bia trong dịp Tết Nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng chống những nguy cơ bệnh tật và tai nạn nguy hiểm do sử dụng rượu, bia, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Hãy hạn chế uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Trong trường hợp có uống thì không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên. Đối với người có uống rượu, bia trong dịp Tết cổ truyền hoặc dịp lễ hội, các chuyên gia khuyến cáo: - Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống. - Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc. - Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. - Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,… Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia. (Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).   Theo Sức khỏe và đời sống

CẨN TRỌNG VỚI NHỮNG BỆNH DO THỰC PHẨM DỊP TẾT

Vào dịp cận Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng tăng theo. Việc lựa chọn, bảo quản không tốt, chất lượng thực phẩm kém... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Cách nhận biết bệnh do thực phẩm Khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ gây ra một số triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, yếu cơ, suy hô hấp, nhiễm trùng máu... có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng của bệnh do thực phẩm (ngộ độc thực phẩm) thường xuất hiện từ 12 đến 72 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, nhưng nó cũng có thể xảy ra từ 30 phút đến 4 tuần sau đó. Nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thể bị bệnh do thực phẩm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới bệnh viện để được chăm sóc kịp thời, thích hợp... [[{"fid":"2507","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"568","width":"618","style":"width: 500px; height: 460px;","class":"media-element file-default"}}]] Các loại thực phẩn cần được làm sạch. Đối tượng nào dễ bị tổn thương? Trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch... là những đối tượng nguy cơ cao dễ bị ngộ độc thực phẩm. Những người dễ bị tổn thương này không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra, mà còn có nhiều khả năng mắc bệnh lâu hơn, phải nhập viện, thậm chí tử vong. Cụ thể: Phụ nữ mang thai: Những thay đổi trong khi mang thai làm thay đổi hệ miễn dịch của người mẹ, khiến phụ nữ mang thai dễ bị bệnh do thực phẩm hơn. Vi khuẩn có hại cũng có thể qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi có hệ miễn dịch kém phát triển. Bệnh do thực phẩm trong khi mang thai là nghiêm trọng và có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, chết lưu hoặc tử vong của em bé sơ sinh. Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có nhiều rủi ro bị bệnh do thực phẩm hơn vì hệ miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển. Người cao tuổi: Khi tuổi cao, hệ thống miễn dịch suy giảm và các cơ quan trở nên chậm chạp trong việc nhận biết và loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể và các tác nhân gây bệnh khác. Người cao tuổi thường mắc bệnh mạn tính, dùng nhiều thuốc... cũng làm suy yếu hệ miễn dịch... nên dễ mắc bệnh. Người suy giảm miễn dịch (do bệnh, do miễn dịch giảm...):  Hệ thống miễn dịch là phản ứng tự nhiên của cơ thể để phản ứng chống lại tác nhân gây hại. Ở những người khỏe mạnh, một hệ thống miễn dịch hoạt động đúng cách dễ dàng chống lại các tác nhân này. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của những người bệnh ghép tạng, người nhiễm HIV/AIDS, ung thư... thường bị suy yếu do quá trình bệnh hoặc/ và các tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, trong đó có bệnh do thực phẩm gây ra. Người bệnh đái tháo đường: Đối với người đái tháo đường, vấn đề an toàn thực phẩm càng đặc biệt quan trọng. Ngoài hệ miễn dịch suy giảm thì ở người bệnh này các tế bào tạo ra axit dạ dày và các dây thần kinh giúp dạ dày và đường ruột di chuyển thức ăn bị tổn thương, nên làm chậm nhu động ruột, khiến thức ăn bị lưu cữu trong đường tiêu hóa lâu hơn. Điều này khiến cho vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh khác có cơ hội phát triển, sinh sôi trong đường ruột, khiến ngộ độc nặng hơn. Thận (cơ quan bài tiết) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở người đái tháo đường, có thể hoạt động kém hiệu quả, không đào thải được các độc tố, vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, những người mắc bệnh đái tháo đường khi bị nôn mửa và tiêu chảy có thể làm cho đường huyết không ổn định... Đó là những lý do khiến người đái tháo đường nếu bị ngộ độc thực phẩm sẽ nặng nề hơn, phải nhập viện, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời, thích hợp... Làm cách nào để phòng tránh? Để phòng tránh các bệnh do thực phẩm, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm trên, không nên ăn: thịt hoặc gia cầm sống hoặc nấu chưa chín; cá sống, hải sản nấu chín một phần (như tôm và cua) và hải sản xông khói đông lạnh; sò ốc sống (bao gồm hàu, trai và sò điệp); sữa và sữa tươi chưa được tiệt trùng; trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín hoặc thức ăn có trứng sống hoặc chưa nấu chín...; rau quả tươi chưa rửa, bao gồm rau diếp/xà lách; nước ép trái cây hoặc rau quả không tiệt trùng; xúc xích, thịt nguội, sản phẩm gia cầm và cá hun khói... Trong chế biến thực phẩm cần thực hiện tốt 4 nguyên tắc sau: Làm sạch: Vi khuẩn có thể lây lan từ tay, thớt và các dụng cụ chế biến... vào thức ăn, gây bệnh. Vì vậy cần: Rửa tay bằng xà phòng: Trước và sau khi xử lý thực phẩm, chế biến thức ăn cần rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây. Làm sạch mặt bếp: Nên dùng khăn giấy để làm sạch bề mặt bếp. Nếu sử dụng khăn vải cần phải giặt khăn này thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Làm sạch các dụng cụ chế biến (thớt, đĩa...): Các dụng cụ chế biến cần được rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh thích hợp. Rửa sạch trái cây và rau quả dưới vòi nước. Với sản phẩm đóng hộp, hãy nhớ lau sạch nắp trước khi mở. Riêng biệt: Nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn lây lan từ sản phẩm thực phẩm này sang sản phẩm thực phẩm khác. Điều này xảy ra phổ biến khi để thịt sống, gia cầm, hải sản và trứng trong tủ lạnh cùng với thức uống và đồ ăn chín. Để ngăn ngừa nhiễm chéo, cần để thực phẩm sống vào ngăn (hoặc túi) đựng riêng biệt với thức ăn chín trong tủ lạnh. Không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn chín với thức ăn sống. Nấu chín: Thức ăn cần được nấu chín đến nhiệt độ an toàn. Làm lạnh: Nhiệt độ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Giữ nhiệt độ tủ lạnh không đổi từ dưới 5oC trở xuống là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra. Sử dụng nhiệt kế của thiết bị để đảm bảo nhiệt độ của thiết bị điều nhiệt thường xuyên là dưới 5oC và nhiệt độ tủ đông 0oC hoặc thấp hơn. Để làm lạnh thực phẩm đúng cách, cần làm lạnh hoặc đóng băng thịt, gia cầm, trứng, hải sản và các loại dễ hỏng khác trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc mua. Làm lạnh trong vòng 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn 32oC.   Theo Sức khỏe và đời sống

KHÔNG TỰ Ý DÙNG THUỐC KHÁNG VIRUS TRỊ CÚM

Oseltamivir còn được biết đến với cái tên khá quen thuộc trong mùa cúm này, đó là tamiflu, loại thuốc mà mọi người đang đề cập tới rất nhiều khi dịch cúm đang hành hoành. Là một loại thuốc chống virus, oseltamivir có tác dụng ức chế enzym có vai trò thiết yếu giải phóng các hạt virus cúm type A và type B mới được hình thành trong tế bào bị nhiễm và làm virus lan truyền khắp cơ thể. Các bạn cần lưu ý, oseltamivir chỉ nên dùng trong các trường hợp: Điều trị cúm typ A và B ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên và cho người lớn, đã có triệu chứng điển hình của cúm không quá 48 giờ (2 ngày), trong thời gian có cúm virus lưu hành. Chỉ định được khuyến cáo đặc biệt đối với người có nguy cơ cao (người trên 65 tuổi hoặc có 1 trong những bệnh sau: Bệnh hô hấp mạn kể cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim - mạch nặng trừ bệnh tăng huyết áp, bệnh thận mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường) và dự phòng cúm (trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm và trong thời gian có dịch cúm) cho người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên, đặc biệt đối với người có nhiều nguy cơ (chưa được bảo vệ hữu hiệu bằng vắc-xin cúm, nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp người bệnh và có thể bắt đầu dùng oseltamivir trong vòng 48 giờ sau phơi nhiễm). Việc dùng thuốc cần do bác sĩ chỉ định. [[{"fid":"2495","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"394","width":"600","style":"width: 500px; height: 328px;","class":"media-element file-default"}}]] Các triệu chứng của bệnh cúm. Nhiều người nghe thấy có tác dụng chống cúm của oseltamivir tôi, nên đã mua thuốc về uống phòng và rất nhiều người bệnh sợ biến chứng của cúm cũng đã tự ý tìm đến với oseltamivir tôi mà không có chỉ dẫn của thầy thuốc, dẫn tới tình trạng dùng thuốc khi chưa cần thiết gây tốn kém và nếu không may còn gặp bất lợi không mong muốn gây hại cho người dùng. Một số bất lợi thường gặp như: buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt... hoặc nặng hơn có thể gây viêm gan, thận cấp; ảnh hưởng đến máu làm giảm bạch cầu, tiểu  cầu. Như vậy là lợi bất cập hại... Với những trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng oseltamivir, người bệnh cần chú ý về cách uống thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất: Đối với dạng thuốc viên nên uống với nhiều nước; phải uống đủ liều và đủ thời gian quy định ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm; phân khoảng cách giữa các liều uống phải đều nhau trong ngày để duy trì nồng độ thuốc trong máu ổn định. Trẻ em dưới 12 tuổi nên dùng thuốc dạng nước và phải dùng thìa hoặc dụng cụ đong bán kèm thuốc để đong thuốc nước cho đúng liều lượng.   Theo Sức khỏe và đời sống

CẢNH GIÁC VỚI BỆNH CÚM KHI CHUYỂN MÙA

Thời tiết chuyển mùa, mọi người cần cảnh giác cao với bệnh cúm vì bệnh có thể gây thành dịch, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là bệnh có thể gây tử vong. Trong bối cảnh thời tiết thay đổi do chuyển mùa sẽ có rất nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng (cả số mắc và cả có nguy cơ bùng phát dịch). Đặc biệt, có những bệnh tưởng như bệnh thông thường, rất dễ mắc khi thay đổi thời tiết, nhưng chủ quan có thể gây tử vong. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi thường xuất hiện những bệnh viêm đường hô hấp, trong đó bệnh cảm lạnh và cúm là rất dễ xảy ra, bởi vì với thời tiết này các loại vi sinh vật gây bệnh rất thuận lợi để phát triển, đặc biệt là các loại virut cúm. Bệnh cúm lây lan thế nào? Bệnh cúm là một căn bệnh truyền nhiễm thuộc đường hô hấp, nhất là đường hô hấp trên (mũi, họng hầu, thanh quản), virut làm tổn thương niêm mạc của miệng, mũi, họng hầu, thanh quản và có thể lan xuống đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản...). Thường có 3 loại virut gây ra bệnh cúm, đó là virut cúm A, cúm B và cúm C. Các bệnh cúm do virut gây ra lây lan chủ yếu bằng không khí, trong đó có các hạt nước bọt nhỏ li ti do người bệnh ho, nói bắn ra và không khí có chứa virut cúm gây bệnh. Khi người lành hít phải các loại không khí này sẽ mắc bệnh cúm. Trong khí đó, bệnh cảm lạnh có một số triệu chứng tương tự như bệnh cúm nhưng nhẹ hơn. Cảm lạnh thường do một số virut đường hô hấp gây nên, phổ biến nhất là Rhinovirus, Coronavirus và Parainfulenzavirus. [[{"fid":"2494","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đeo khẩu trang, rửa tay là biện pháp phòng bệnh lây nhiễm. Biểu hiện của bệnh cúm Thời kỳ ủ bệnh của bệnh cúm thường ngắn (1-3 ngày). Khởi phát có đau rát họng, tiếp theo là nghẹt mũi, chảy nước mũi và có thể có hắt hơi (kéo dài vài, ba ngày). Cùng với đau rát họng là sốt cao (có thể muộn hơn một vài ngày), đau nhức toàn thân và ho. Bệnh thường kéo dài khoảng một tuần là lui bệnh (khỏi). Tuy vậy, bệnh cúm có thể gây nên một số biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong. Biến chứng gì thường gặp nhất Đó là viêm phổi sau bệnh cúm, nhất là người có sức đề kháng kém (trẻ em, người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim, bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, COPD, hen suyễn, khí phế thũng...). Bên cạnh các biến chứng thường gặp, ở trẻ em (từ 2- 16 tuổi, sức yếu, ăn uống không đủ chất...) có thể bị mắc thêm bệnh Reye, là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra vài ngày sau khi bị cúm (khi các triệu chứng của cúm đã giảm dần), bỗng chốc xuất hiện buồn nôn và nôn thực sự. Nếu không cấp cứu kịp thời, khoảng 1-2 ngày, trẻ có các triệu chứng ngộ độc thần kinh như lờ đờ hoặc mê sảng, hoặc co giật, dần dần bị hôn mê và có thể tử vong. Cần phân biệt bệnh cúm với bệnh cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh thường sốt nhẹ, đau họng nhẹ, ho ít và thỉnh thoảng có hắt hơi và không kéo dài. Nếu không được điều trị đúng có thể dẫn đến viêm xoang hoặc viêm tai, tuy nhiên bệnh có thể tự khỏi. Điều trị và phòng bệnh Khi nghi bị cúm cần được xác định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, điều này sẽ diễn ra khi người bệnh được nhập viện kịp thời, nếu là do virút cúm, dùng thuốc kháng virút, đồng thời điều trị triệu chứng (giảm sốt, giảm ho…), nâng thể trạng và bù nước, chất điện giải bị mất do sốt. Cần phòng cho người khác bằng cách tự người bệnh đeo khẩu trang và cách ly với người lành, những người có nguy cơ cao mắc cúm do lây truyền cũng cần đeo khẩu trang và hạn chế  tiếp xúc với người bị cúm. Phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin cho mọi người, nhất là những người cao tuổi có bệnh mạn tính.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang