CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

XƠ GAN – TỔN THƯƠNG NGHIÊM TRỌNG CÓ THỂ DẪN TỚI TỬ VONG

Xơ gan là hậu quả của việc lá gan bị tấn công trong thời gian dài, là giai đoạn sau của viêm gan mạn tính dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được, làm gan chai cứng dần dần và không thực hiện được những chức năng bình thường của gan. Hiện nay các phương pháp chữa trị bệnh xơ gan đều không đem lại hiệu quả tuyệt đối bởi gan của người bệnh đã bị thương tổn nặng rất khó phục hồi. Do vậy, quá trình phòng ngừa bệnh xơ gan để không gây ra các biến chứng là vô cùng quan trọng. Vì sao bị xơ gan? Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới xơ gan, thường gặp là: Do viêm gan siêu vi B, C, D; Do rượu; Do bệnh lý tự miễn dịch (hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công gan); Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa: Bệnh Wilson (bệnh do tích lũy đồng trong cơ thể), bệnh Hemochromatosis (do tích lũy sắt), thiếu alpha 1- antitrypcin; Ứ máu ở gan kéo dài: Suy tim phải nặng kéo dài (bệnh lý gan - tim), hội chứng Budd-Chiari (tắc tĩnh mạch trên gan); Tình trạng tắc mật lâu ngày;  Thuốc: Một số loại thuốc dùng lâu ngày có thể dẫn tới xơ gan; Tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu: Quá trình xơ hóa diễn ra chậm chạp, thường sau 10-20 năm. [[{"fid":"2414","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến xơ gan. Dấu hiệu nhận biết Giai đoạn xơ gan còn bù: Đây là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, lúc này gan vẫn còn chức năng khá tốt mặc dù đã hình thành các nốt sẹo. Người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, có thể chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi, không làm việc được lâu, hay chán ăn, buồn nôn và sợ một số thức ăn (đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ). Sau khi ăn thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Đôi khi, bệnh nhân thấy đau tức vùng dưới sườn bên phải. Trên da vùng ngực, lưng và cổ của bệnh nhân có những vết “sao mạch” (đốm đỏ hình giống như hoa thị). Lòng bàn tay có thể bị ửng đỏ, danh từ y học gọi là “lòng bàn tay son”. Việc phát hiện bệnh trong giai đoạn ban đầu này thường là tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ, khi làm xét nghiệm tổng quát về chức năng gan, hoặc tình cờ phát hiện qua siêu âm bụng. Giai đoạn xơ gan mất bù: Lúc này, gan đã bị hư hoại quá nhiều nên bắt đầu bộc lộ sự suy giảm chức năng. Một số dấu hiệu điển hình: Bụng ngày càng to do ứ nước trong bụng (cổ trướng hay báng bụng). Vùng mắt cá chân có thể bị sưng, phù mềm. Bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, cảm giác bị suy nhược, sút cân nhanh chóng...  Vàng da và vàng mắt, dễ bị bầm ở những chỗ tiêm chích, chảy máu răng, chảy máu cam. Phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, đàn ông có thể bị bất lực. Dưới bờ sườn bên phải có thể sờ thấy gan hơi cứng chắc và dưới bờ sườn bên trái có thể sờ thấy lá lách lớn. Các biến chứng của xơ gan Xơ gan là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Trên thế giới, mỗi năm có hơn 20.000 người chết vì bệnh gan mạn tính và xơ gan. Một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất của bệnh xơ gan là giãn tĩnh mạch. Khi gan bị xơ, dòng máu đi qua gan sẽ bị cản trở dẫn đến áp lực máu tại tĩnh mạch và các hệ nối cửa chủ tăng lên. Điều này sẽ dẫn tới việc tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình dạ dày bị kéo giãn. Khi đến một mức độ nào đó, tĩnh mạch sẽ vỡ, khiến cho máu trong cơ thể thoát ra ngoài theo các con đường như nôn ra máu, đại tiện ra máu,... Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng này, đặc biệt là với người bênh xơ gan, cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức để xử lý kịp thời. Với giãn tĩnh mạch, thực tế hiện nay người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp truyền thuốc, truyền máu, nội soi dạ dày cấp cứu để thắt hoặc để chích xơ các búi giãn tĩnh mạch. Suy thận xảy ra trên nền xơ gan, y học gọi là “hội chứng gan-thận”. Bệnh nhân đi tiểu ít dần rồi không đi tiểu được nữa, có thể gây tử vong. Theo thống kê có tới 14-25% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh xơ gan bị suy thận cấp. Đối với các bệnh nhân bị xơ gan, nguy cơ thận bị suy giảm chức năng đột ngột là hoàn toàn có thể xảy ra. Thường thì chúng hay xảy ra ở bệnh nhân mắc xơ gan cổ trướng. Cách chữa trị hội chứng gan thận là sử dụng các biện pháp phục hồi gan. Lưu ý là người bệnh không nên sử dụng thuốc lợi tiểu mà nên làm theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên ngành. Khi mắc bệnh xơ gan, gan của người bệnh sẽ suy giảm chức năng và không lọc được các chất độc hại dẫn tới việc chuyển các chất độc hại cho thận. Bệnh não gan xảy ra do tác dụng lên não của các chất được gan chuyển hóa. Amoniac là chất độc hại quan trong nhất. Số lượng amoniac mà gan không chuyển hóa được càng lớn thì bệnh não gan càng nặng. Cách điều trị chủ yếu là giảm lượng amoniac ứ đọng bên trong máu bằng phương pháp hạn chế chất đạm cùng một số phương pháp khác. Hôn mê do suy gan nặng xảy ra khi gan không còn đào thải được các chất độc, các chất độc này sẽ bị ứ lại trong máu, ngấm vào hệ thần kinh và làm rối loạn các hoạt động của não, nặng nhất là gây hôn mê sâu. Bệnh nhân xơ gan có tỷ lệ mắc ung thư gan rất lớn. Với khoa học y học ngày càng phát triển, nếu người bệnh phát hiện sớm vẫn có thể sử dụng một số phương pháp để ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư và kéo dài sự sống. Việc chữa trị xơ gan còn nhiều khó khăn thế nên việc phòng tránh bệnh bằng lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng. Theo Sức khỏe và Đời sống  

CHỊ EM NÊN TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ VẺ ĐẸP CỦA MÌNH

Theo các bác sĩ, ung thư vú là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp. Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê của Ghi nhận ung thư năm 2018, mỗi năm ở nước ta có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (Chiếm tỷ lệ 9,2%). Theo GS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc BV K Trung ương, ung thư vú là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp. Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ tuổi 40 trở lên) là rất quan trọng. Sự tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú không những có ý nghĩa cho chính người bệnh mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội to lớn như đã được chứng minh tại nhiều cộng đồng cư dân trên thế giới. Phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích). Chất lượng điều trị do đó hiện được cải thiện đáng kế. Tuy nhiên, yếu tố then chốt để điều trị hiệu quả là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. [[{"fid":"2409","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 376px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tầm soát ung thư vú là một trong những việc cần thực hiện để chị em bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn I thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn. Tự khám vú là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt. Ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp nhất đối với phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều chị em phụ nữ không biết đến các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đến khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn, khả năng điều trị thành công không cao. Đây là bệnh rất nguy hiểm nên chị em cần chủ động tầm soát ung thư vú định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh. Dấu hiệu cảnh báo ung thư ở nữ giới [[{"fid":"2410","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 255px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Các chị em có thể không nhận thấy các triệu chứng ung thư, hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng. Nhưng khi các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa và chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và chẩn đoán: - Đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường. - Chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia. - Có hạch nách hoặc hố thượng đòn. - Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện. - Xuất huyết hoặc chảy dịch âm đạo bất thường. - Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dục, đau vùng xương chậu. Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, ban cần lưu ý - Độ tuổi: Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 40 tuổi. Đặc biệt, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường. - Mắc bệnh lý về tuyến vú: như xơ vú, áp – xe – vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư. - Yếu tố di truyền: trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh. - Phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone. [[{"fid":"2411","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 318px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] - Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là do phụ nữ bị béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan,… - Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. - Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng dễ dẫn đến ung thư vú. - Phơi nhiễm phóng xạ: Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp nhưng nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng ngừa ung thư vú Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, chị em cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khám vú thường xuyên và chủ động tầm soát sớm bệnh. Chị em nên thực hiện các biện pháp sau: - Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả là cách ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả. - Giảm một số chất béo: Những thực phẩm chứa nhiều chất béo như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích… chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư vú. Vì thế để phòng ngừa bệnh này, chị em cần tránh các thực phẩm giàu chất béo. [[{"fid":"2412","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 303px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] - Hạn chế đồ uống có cồn: việc tiêu thụ nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú vì lượng cồn tăng cao sẽ tăng kích thích sản xuất estrogen, tạo thuận lợi cho sự phân chia tế bào. Do đó chúng ta cần hạn chế rượu bia, đồ uống có ga. - Bỏ thuốc lá: để phòng ngừa ung thư vú, chị em cần tránh hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá thụ động. - Đặc biệt chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát phát hiện sớm ung thư để có thể phát hiện bệnh điều trị kịp thời.   Theo Sức khỏe và đời sống

PHÒNG VIÊM MŨI XOANG LÚC CHUYỂN MÙA

Viêm mũi xoang khi chuyển mùa là một bệnh khá thường gặp, ở những thời khắc giao mùa này số lượng bệnh nhân đến khám bệnh vì viêm mũi xoang gia tăng đột biến... Viêm mũi xoang khi chuyển mùa là một bệnh khá thường gặp, ở những thời khắc giao mùa này số lượng bệnh nhân đến khám bệnh vì viêm mũi xoang gia tăng đột biến, có thể chiếm từ 40-60% tổng số bệnh nhân đến khám tại các phòng khám tai-mũi-họng. [[{"fid":"2407","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 391px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Vị trí dễ bị viêm xoang ở trẻ. Không nên coi thường các triệu chứng ban đầu Khi thời tiết thay đổi, buổi sáng bạn đi làm trời se se lạnh, nhưng đến trưa trời lại nóng bức như mùa hè, độ ẩm trong không khí lại thấp nên lớp nhầy phủ trên bề mặt niêm mạc mũi giảm độ nhớt, bám dính hơn làm cho niêm mạc mũi rất nhạy cảm, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, viêm mũi dị ứng rất hay xuất hiện. Khởi đầu cảm giác cay mũi, ngứa mũi, hắt hơi thành từng tràng, chảy nước mũi trong và sau đó là ngạt tắc mũi cả hai bên. Nếu điều trị sớm lúc này thì viêm xoang không bao giờ xuất hiện và việc điều trị bệnh chỉ khoảng từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, theo thống kê của các bệnh viện, sẽ có khoảng 90% số bệnh nhân bỏ qua giai đoạn sớm, coi đây là biểu hiện của cảm cúm thông thường và sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, họ thường chỉ đến khám bác sĩ tai mũi họng khi các biểu hiện viêm mũi xoang nặng nề: Đau đầu: Đau âm ỉ hay thành cơn ở vùng má hai bên, đau nhức xung quanh ổ mắt, cung mày, vùng trán, đau nặng vùng chẩm nếu có viêm xoang sau. Đau đầu thường xảy ra vào buổi trưa và buổi chiều làm cho người bệnh mệt mỏi, lười suy nghĩ... chính vì lí do này mà người viêm mũi xoang phải đi khám bệnh. Ngoài ra còn có thêm các triệu chứng: hay khịt khạc, ho khan, ngứa họng... rồi dần dần ho có đờm đặc vàng xanh, đau tức ngực khi ho, có thể có khó thở, thở rít; đau rát trong hốc mũi, nhiều ở vùng gốc mũi; chảy mũi một hoặc hai bên, đặc, màu vàng xanh, mùi hôi, đôi khi lẫn máu; ngạt tắc mũi tăng dần tới ngạt mũi hoàn toàn; ngửi kém từng lúc hoặc mất ngửi; mắt có thể mỏi, giảm thị lực. Dựa trên những biểu hiện đó, người thầy thuốc xác định được viêm mũi xoang bằng khám bệnh quan sát thấy những biến đổi trên niêm mạc mũi như niêm mạc mũi đỏ, nề sưng, khe giữa và khe trên có mủ đọng. Các cuốn mũi quá phát. Phim chụp xoang có biểu hiện mờ các xoang bị viêm... Dễ gây biến chứng Biến chứng đường hô hấp hay gặp nhất như viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí phế quản, giãn phế quản...: lúc này người bệnh sẽ ho rất nhiều, tiếng ho nặng, cảm giác như ho từ sâu trong lồng ngực, ho đôi khi có máu, người bệnh mệt mỏi nhiều, khó chịu, có thể sốt, giọng nói khàn, thậm chí mất tiếng. Biến chứng viêm tai giữa cấp, viêm tắc vòi tai..: cảm giác của người bệnh thấy ù tai, đau tai, sức nghe giảm. Biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm túi lệ, viêm tấy hoặc áp-xe ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu... một vài trường hợp mù mắt đột ngột do viêm mũi xoang. Biến chứng xương: hay gặp ở viêm mũi xoang trẻ em như cốt tủy viêm xương hàm trên, xương thái dương. Vùng góc trong hốc mắt của trẻ sưng nề, đỏ, ấn đau, có thể có rò mủ. Biến chứng nội sọ: viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não, áp-xe não... Biến chứng toàn thân như viêm thận, viêm khớp, thấp tim do sự phát triển bội nhiễm của liên cầu β tan huyết nhóm A. Điều trị viêm xoang có khó không? Nguyên tắc chung: Phục hồi chức năng dẫn lưu và thông khí của xoang. Tại chỗ: Sử dụng các thuốc co mạch, chống viêm, khô niêm mạc mũi; Toàn thân: kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau... Phẫu thuật đặt ra trong trường hợp viêm mũi xoang có biến chứng: viêm tấy hoặc áp-xe ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, biến chứng xương, biến chứng nội sọ. Thời gian điều trị mất từ 4-6 tuần nếu trường hợp người bệnh phải phẫu thuật, việc điều trị sau đó phải kéo dài hàng tháng. Phòng bệnh thế nào? Cần đeo khẩu trang khi đi làm trong thời tiết chuyển mùa để giảm những kích thích của thời tiết lên niêm mạc mũi xoang; Phát hiện sớm các biểu hiện viêm mũi để điều trị ngay từ giai đoạn này. Nếu đã bị xác định là viêm mũi xoang cần điều trị triệt để, theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, tránh được các biến chứng sau này đặc biệt là hội chứng xoang - phế quản (bệnh xoang gây giãn phế nang không hồi phục).   Theo Sức khỏe và đời sống

PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP MÙA LẠNH

Mùa lạnh nhiều bệnh xuất hiện, trong đó bệnh đường hô hấp thường hay gặp nhất, đặc biệt là ở người tuổi cao, sức yếu. nên làm gì để phòng viêm hô hấp mùa lạnh? Đường (hệ thống) hô hấp ở người được phân thành hai loại, đó là đường hô hấp trên (miệng, mũi, họng, hầu, thanh quản, các xoang…) và đường hô ấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế quản tận dùng và phế nang, tất cả các bộ phận này được tạo thành phổi). Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Chức năng của đường hô hấp dưới làthực hiện lọc không khí và trao đổi khí, tức là nơi trao đổi khí oxy và thải khí cacbonic. [[{"fid":"2405","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 483px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại sao mùa lạnh, bệnh đường hô hấp dễ xuất hiện? Hầu hết bệnh đường hô hấp do tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào theo đường không khí. Trong khi đó không khí có vô vàn vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virút và vi nấm), hơn nữa lạnh là điều kiện rất thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển nhanh chóng. Mặt khác, sự phát triển bệnh ở người còn tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, người cao tuổi (NCT) do sức đề kháng đã suy giảm nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Nếu NCT, vào mùa lạnh, ăn uống thiếu thốn cả về lượng, cả về chất, thêm vào đó mặc, ngủ không đủ ấm càng dễ lâm bệnh. Ngoài ra, mùa lạnh, một số NCT hút thuốc tăng lên (nhằm chống lại lạnh). Đây là quan niệm sai lầm, bởi vì, khói thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các niêm mạc đường hô hấp (họng, khí, phế quản…), do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội. Hàng ngày người nghiện thuốc đã làm cho đường hô hấp tổn thương triền miên cho nên gây viêm đường hô hấp mạn tính, kéo dài. Vào mùa lạnh, càng hút nhiều nguy cơ viêm đường hô hấp càng tăng cao, thậm chí viêm họng, xoang, phế quản cấp tính càng dễ xảy ra. Hoặc do thời tiết khô hanh bụi nhiều (trong bụi không khí có vô vàn vi sinh vật gây bệnh). Hoặc do sống ở nơi môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, hoặc trong gia đình dùng bếp than, bếp củi, bếp dầu khói sẽ tác động xấu rất lớn đến đường hô hấp hoặc do nhà ở chật chội, không khí không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc các bệnh đường hô hấp, nhất là vào mùa lạnh. Bên cạnh đó, một số NCT mắc bệnh mạn tính kéo dài như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết sẽ làm giảm sức đề kháng, từ đó làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh. Người cao tuổi, mùa lạnh dễ mắc những bệnh gì? Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa lạnh NCT hay gặp nhất gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước, đau rát họng, ho, tức ngực, đôi khi gây khó thở. Nếu viêm họng, viêm xoang cấp có thể có sốt, đau đầu, khó chịu, ăn ngủ kém. Nếu NCT bị viêm họng mạn tính kéo dài (thường gọi là viêm họng hạt), hoặc viêm mũi mạn tính rất dễ gây nên viêm xoang và khi thời tiết thay đổi, nhất là cảm lạnh (do tắm nước lạnh, đi ra khỏi nhà không mặc ấm, phòng ngủ không kín…) đều có khả năng bệnh tái phát trở lại. NCT vào mùa lạnh rất dễ mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi, đặc biệt là do “cảm lạnh” sau khi tắm nước lạnh, đi ra đường bị mưa ướt hoặc mặc không đủ ấm, không đi tất tay, chân hoặc không có khăn quàng cổ đủ ấm. Một điều cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở NCT, thân nhiệt thường không tăng cao (không sốt cao) như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ, ít được người nhà quan tâm, dễ khiến bệnh nặng. Một số bệnh mạn tính, mùa lạnh rất dễ tái phát như bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), những loại bệnh này ở người cao tuổi vào mùa lạnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là suy hô hấp cấp tính, nếu cấp cứu không kịp thời tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa. Nguyên tắc phòng bệnh Để phòng mắc bệnh đường hô hấp do lạnh, NCT cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực. Hàng ngày tắm, rửa nên dùng nước ấm (nếu có đèn sưởi trong nhà tắm càng tốt). Trước khi tắm cần chuẩn bị sẵn quần, áo sạch, tất, khăn quàng cổ để khi tắm xong lau người thật khô và mặc quần áo, quàng khăn, đi tất ngay. Nếu có điều kiện nên ngồi trước đèn sưởi hoặc lò sưởi sau khi tắm và mặc quần áo. Không dùng bấp than, bếp củi để sưởi nhất là nhà kín cửa sẽ rất nguy hiểm (do có thể bị ngộ độc khí thải từ than). Phòng ngủ của NCT về mùa lạnh nên được kín gió để tránh cảm lạnh. Bởi vì cảm lạnh, ngoài mắc bệnh đường hô hấp, với người tăng huyết áp, xơ vữa mạch rất có thể bị đột quỵ hoặc với bất kỳ NCT nào cũng có thể bị liệt mặt do lạnh. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm, NCT nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm và chiều muộn. Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà. Nếu công việc cần thiết phải ra khỏi nhà cần mặc thật ấm từ đầu chí chân (mặc ấm, quàng cổ, đi tất, đi dày, đeo khẩu trang…).   Theo Sức khỏe và đời sống

ĐỂ KHÔNG MẮC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Trong những năm gần đây, bệnh sốt xuất huyết Dengue có xu hướng xuất hiện nhiều vào mùa hè, vì vậy cần cảnh giác để chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống để không mắc bệnh... Đặc điểm bệnh và những biến đổi Sốt xuất huyết Dengue là bệnh gây nên do nhiễm loại virus Dengue với tình trạng cấp tính, bệnh do hai loài muỗi chủ yếu là Aedes aegypti và Aedes albopictus truyền và có thể tạo thành dịch lớn... Tác nhân gây bệnh được xác định do bệnh nhân bị nhiễm loại virus Dengue thuộc nhóm Flavivirus. Mặc dù là một bệnh lây nhiễm nhưng đặc điểm của bệnh là không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt máu người bệnh có mang virus, rồi sau đó truyền virus sang cho người lành qua vết đốt máu. Ở nước ta đều có mặt hai loài muỗi chủ yếu truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue nhưng quan trọng nhất vẫn là muỗi Aedes aegypti thường được gọi là muỗi vằn. [[{"fid":"2402","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 330px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue có mật độ hoạt động gia tăng vào mùa hè để truyền bệnh. Tại nước ta, có thể nói sốt xuất huyết là bệnh dịch lưu hành địa phương, phổ biến là ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung. Theo quy luật, bệnh sốt xuất huyết Dengue tại nước ta thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh từ tháng 7 đến tháng 10 nhưng hiện nay do sự biến đổi khí hậu nên quy luật này cũng có thể thay đổi, bệnh lại xuất hiện và lưu hành vào mùa hè bắt đầu từ tháng 5. Đây là vấn đề cần được quan tâm để thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh một cách phù hợp với sự biến đổi không theo quy luật dịch bệnh như trước nữa. Trong mùa hè nắng nóng, các cơn mưa giông bất chợt thường tạo nên những thủy vực mới cho muỗi đẻ trứng và sinh sôi, nảy nở ngoài những chỗ truyền thống bình thường. Theo đó mật độ hoạt động của muỗi truyền bệnh cũng gia tăng để đảm nhận vai trò truyền bệnh làm cho dịch bệnh bùng phát từ mầm bệnh virus có sẵn tại địa phương. Bên cạnh đó ở một số nơi, đặc biệt là tại miền Trung do thời tiết quá nắng nóng nên người dân thường lắp đặt hệ thống phun nước thành giọt sương nhỏ bay phủ trên các mái nhà lợp bằng tôn để giải nhiệt. Nước đọng lại ở các chỗ trũng thấp và máng dẫn bị bít tắc cũng sẽ tạo nên những nơi cho muỗi truyền bệnh đẻ trứng. Đồng thời người dân cũng thường sử dụng các thùng chứa nước bơm nước từ dưới lên cao để dùng qua ống dẫn; nếu thùng chứa nước không có nắp đậy kín thì muỗi truyền bệnh vẫn có thể bay vào đó để đẻ trứng. [[{"fid":"2403","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 314px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Phun thuốc diệt muỗi trong và ngoài nhà chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết. Cần chủ động phòng chống Cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Vì vậy biện pháp tăng cường các hoạt động diệt trung gian truyền bệnh, đặc biệt diệt bọ gậy và loăng quoăng của muỗi truyền bệnh với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue. Để phòng chống dịch bệnh đạt được kết quả tốt, khẩu hiệu hành động “không có bọ gậy, không có loăng quoăng, không có sốt xuất huyết” phải thực sự đi vào cuộc sống.   Theo Sức khỏe và đời sống

BÁC SỸ ĐỒNG LOẠT BÁC BỎ TIN ĐỒN “LÂY LAN VIRUT VIÊM CƠ TIM GÂY CHẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT”

Mạng xã hội mấy ngày gần đây lan truyền thông tin lây lan vi rút lạ gây viêm cơ tim và tử vong trong 1-2 ngày khiến dư luận xã hội hết sức hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành đồng loạt bác bỏ và cho rằng đây là thông tin nhảm nhí, không có chuyện lây lan vi rút lạ gây viêm cơ tim và gây chết người hàng loạt như lời đồn. * Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại, Viện Tim mạch Quốc gia chưa phát hiện bất cứ bất thường nào về mặt dịch tễ. Chuyện có vi rút lạ mang tên là vi rút viêm cơ tim có thể lây lan và gây chết người hàng loạt là không có cơ sở. Do đó, người dân không nên hoang mang. Theo PGS. Hùng, dựa vào những thông tin được đưa trên mạng xã hội những ngày qua có thể thấy, việc có người vào viện với biểu hiện sốt rét, sốt cao rồi qua đời sau 1-2 ngày cấp cứu tại bệnh viện là hoàn toàn có thể xảy ra, không có gì lạ kể cả là người già, thanh niên trẻ tuổi hay phụ nữ có thai, không riêng gì người mắc viêm cơ tim. “Chỉ có thông tin như vậy mà nhiều người chia sẻ, đồn thổi gây hoang mang cho người dân. Kể cả chuyện 2 gia đình ở cạnh nhau cũng có thể xảy ra 2 trường hợp cùng triệu chứng, tử vong cùng lúc - thậm chí có người còn đồn là bị ma ám, nhưng những chuyện như vậy là hoàn toàn không có cơ sở” -PGS. Hùng nói. [[{"fid":"2396","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"3132","width":"4320","style":"width: 500px; height: 363px;","class":"media-element file-default"}}]] PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, BV Bạch Mai. PGS. Hùng khẳng định, chưa thấy bất cứ dấu hiệu nào đột biến có tính chất quy luật nào như lời đồn. Ngoài ra, không thể khẳng định sốt cao, sốt rét là do vi rút lạ hay vi rút viêm cơ tim lây lan làm chết người, bởi bệnh viêm cơ tim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do thuốc, do ngộ độc, nhiễm trùng… Và việc phát hiện, chẩn đoán viêm cơ tim cũng phải dựa trên xét nghiệm, thăm khám cụ thể có tính khoa học chứ không phải “chẩn đoán miệng”. Chuyên gia tim mạch nhấn mạnh, cho tới giờ chưa có nghiên cứu nào hay công bố nào cho thấy có vi rút đặc hiệu gây ra viêm cơ tim. Ngoài ra, viêm cơ tim cũng mang tính chất cá thể không lây lan và cũng không phát triển thành dịch bao giờ. Do vậy, một vài trường hợp nhỏ lẻ không có ý nghĩa hay giá trị nào về mặt dịch tễ. Người dân không nên đồn thổi, rồi hoang mang, lo lắng. [[{"fid":"2397","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1452","width":"945","style":"width: 500px; height: 768px;","class":"media-element file-default"}}]] Thông tin vô căn cứ được chia sẻ rộng rãi khiến người dân lo sợ, bác sĩ khẳng định đó là nhảm nhí. * BS. Nguyễn Trung Cấp - Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng phản bác: thông tin đồn thổi vi rút gây viêm cơ tim là vi rút mới là không chính xác, khiến nhiều người lo lắng. Trên thực tế, có rất nhiều loại vi rút có thể gây ra viêm cơ tim, đó có thể là các vi rút gây bệnh thông thường như vi rút như cúm, Coxakie vi rút, thậm chí cả vi rút sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tỉ lệ gây viêm cơ tim của các vi rút này cực hiếm. “Hầu hết những trường hợp nhiễm vi rút là lành tính, diễn biến tự khỏi trong một vài ngày. Chỉ một tỉ lệ vô cùng nhỏ tấn công vào tim gây viêm cơ tim. Vì thế, những trường hợp nhiễm vi rút viêm cơ tim hoàn toàn ngẫu nhiên. Vi rút lây qua đường hô hấp nếu là vi rút cúm, nhưng không làm lây lan viêm cơ tim, tỉ lệ bệnh nhân nhiễm cúm, vi rút gây viêm cơ tim vô cùng hiếm"- BS. Cấp khẳng định. Theo BS. Cấp, viêm cơ tim là bệnh nguy hiểm nhưng chưa ghi nhận tình trạng số lượng bệnh nhân tăng bất thường. Đây cũng không phải là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong cộng đồng. [[{"fid":"2398","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"473","width":"600","style":"width: 500px; height: 394px;","class":"media-element file-default"}}]] BS. Nguyễn Trung Cấp - Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. * ThS.BS Nguyễn Xuân Vinh - Điều dưỡng trưởng, Khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Không đơn giản để tìm ra nguyên nhân của viêm cơ tim. Vậy lấy lý do gì để khẳng định do vi rút gây ra. Vi rút có rất nhiều loại vi rút, phân lọc vi rút không dễ. Thông tin đồn thổi trên Facebook không có căn cứ, ngay cả bác sĩ điều trị còn mất nhiều năm mới xác định được vi rút vì thế, chúng tôi chỉ cảnh báo khi bắt nguồn từ bệnh nhân có thật, được xác định danh tính, hồ sơ bệnh lý. Theo BS. Vinh, nếu thực sự có loại vi rút viêm cơ tim, bệnh mới thì sẽ có công bố thông tin quốc gia về bệnh lý, bệnh dịch đó. Hơn hết, chính bác sĩ điều trị sẽ báo cáo với đơn vị quản lý và công bố, cảnh báo cho người dân. * PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai nói rõ: Các bác sĩ đưa ra chẩn đoán viêm cơ tim phải dựa vào triệu chứng, các kết quả kiểm tra lâm sàng như siêu âm tim, điện tâm đồ cho thấy, tim của bệnh nhi gần như không co bóp khiến máu không được chuyển đi nuôi cơ thể khiến bệnh diễn biến nặng gây suy tim, sốc tim. [[{"fid":"2399","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"365","width":"600","style":"width: 500px; height: 304px;","class":"media-element file-default"}}]] PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai. Bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp gây suy tim có diễn biến rất nhanh và không có dấu hiệu điển hình. Vì thế, PGS. Dũng khuyến cáo, khi thấy trẻ nhỏ ăn uống ít bất thường, mệt bất thường, hay có những biểu hiện khác với thường ngày cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám để được phát hiện và điều trị kịp thời. Chuyên gia Nhi khoa giải thích thêm, với nhiễm vi rút thông thường, khi bớt sốt bệnh nhân sẽ bớt bệnh, tỉnh táo hơn, ăn uống được, sức khỏe dần phục hồi, đi lại được, trẻ em thì nô đùa. Nhưng nếu bị viêm cơ tim, bệnh nhi dù đã bớt sốt nhưng sẽ mệt hơn, không chịu ăn, không chịu chơi. Vì thế, việc theo dõi sát dấu hiệu của bệnh nhân là vô cùng quan trọng để kịp thời phát hiện căn bệnh tỉ lệ gặp rất hiếm, nhưng diễn biến tối cấp đe doạ tính mạng này. Viêm cơ tim cấp - Một số điều bệnh nhân cần biết Theo PGS.TS. Hoàng Bùi Hải - Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, BV ĐH Y Hà Nội cho biết, viêm cơ tim như tên gọi là tình trạng viêm của toàn bộ hoặc một phần khối cơ tim. Nguyên nhân viêm cơ tim thường gặp là vi rút hoặc bệnh lý tự miễn. Ở nhóm nguyên nhân tự miễn, chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công mô cơ tim lành chứ không phải vi khuẩn. Bệnh lý tự miễn có thể là nguyên nhân gây viêm cơ tim hoặc tổn thương cơ quan khác. Bên cạnh đó, một số thuốc cũng có thể gây nên viêm cơ tim. Viêm cơ tim có thể biểu hiện ở các mức độ từ nhẹ đến nguy kịch, nhiều trường hợp tự khỏi, ngược lại nhiều trường hợp viêm cơ tim lại để lịa hậu quả nặng nề cho tim thậm chí tử vong. Triệu chứng của viêm cơ tim rất đa dạng, phụ thuộc thể bệnh, nguyên nhân và một số yếu tố khác. Các triệu chứng bao gồm: - Suy tim - Tim không đủ khả năng bơm máu, biểu hiện qua các triệu chứng mệt; hạn chế vận động; phù chân; khó thở- có thể liên tục hoặc khi hoạt động hoặc chỉ khi nằm. - Đau ngực - Rối loạn nhịp tim: Nhịp nhanh hoặc bỏ nhịp Người dân cần đến gặp bác sĩ của bạn nếu bạn có một trong các triệu chứng nêu trên. Hãy nói cho họ nếu bạn vừa mắc một đợt cảm cúm, tiêm vắc xin hoặc mới dùng một loại thuốc mới. Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh và khám bệnh; tiến hành một số xét nghiệm và thăm dò để chẩn đoán xác định. Điều trị viêm cơ tim phụ thuộc vào mức độ nặng và nguyên nhân của bệnh lý này. Bệnh nhân viêm cơ tim cần đến thăm khám định kỳ, ngay cả khi thấy ổn hơn, có thể bác sĩ phải làm một số thăm dò đánh giá chức năng tim và đánh giá một số di chứng của viêm cơ tim.   Theo Sức khỏe và đời sống

XỬ TRÍ ĐAU CỔ - VAI - GÁY

Bệnh đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh mà không do tổn thương xương, khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm... Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở những người có tuổi. Đây cũng chính là căn bệnh liên quan đến cột sống cổ thường gặp nhất. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, song tất cả đều dẫn tới một hội chứng cuối cùng là bệnh nhân bị đau cơ ở vùng vai gáy và hạn chế vận động quay đầu, quay cổ. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột, có nhiều bệnh nhân bỗng dưng sau một đêm ngủ dậy thấy xuất hiện đau vùng cổ, vai, gáy. Do đó, biểu hiện đầu tiên mà bệnh nhân nhận thấy là hiện tượng đau cơ vùng cổ gáy, vai và có thể cả phần lưng trên. Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu như không quay đầu thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải mà không quay lại phía sau được. Tình trạng này có thể xuất hiện một cách tự phát hoặc xuất hiện sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng hoặc bị nhiễm lạnh. [[{"fid":"2395","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"312","width":"500","style":"width: 500px; height: 312px;","class":"media-element file-default"}}]] Xử trí khi bị đau cổ vai gáy. Phát hiện bệnh như thế nào? Dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể nhận thấy là đau cơ vùng cổ, gáy, vai và phần lưng trên. Triệu chứng đau rất khác nhau ở các thể bệnh khác nhau và tùy ở từng người. Ban đầu chỉ là đau nhẹ và tạo ra sự hạn chế vận động nhẹ. Người bệnh vẫn đi lại, làm việc được, chỉ một chút phiền hà là không quay đầu thoải mái được, chỉ quay được rất hạn chế và hầu như chỉ nghiêng sang trái hoặc sang phải mà không thể ngoảnh lại hẳn phía sau. Ở mức độ bệnh nặng hơn hoặc kéo dài hơn, người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến ngủ nghỉ và ăn uống. Sang giai đoạn nặng hoặc khi bị kéo dài, thường sau 2-3 ngày là bệnh có thể tiến triển. Khi đó, mọi sinh hoạt vận động liên quan nhẹ đến cơ vùng cổ vai gáy cũng rất đau. Chính vì thế, nó làm hạn chế hầu như mọi sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân. Song có lẽ khổ nhất là lúc ngủ. Người bệnh ban đầu còn có thể nằm ngủ được, sau thì không thể nằm ngủ được vì khi nằm, trọng lượng cơ thể dồn lực tác động vào một bên. Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm. Nếu nằm về bên lành thì bên bệnh bị kéo căng vẫn đau. Có khi triệu chứng đau lan xuống cả bả vai làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu, thậm chí chỉ cần sờ vào cũng có cảm giác như tê cứng bì, đây là biểu hiện tăng cảm giác. Tình trạng tăng cảm giác khiến chỉ cần một động tác sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ cần ấn lướt rất nhẹ ngoài da vùng cánh tay, cẳng tay, mu bàn tay cũng có thể tạo ra cảm giác đau rõ rệt. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn phản xạ gân xương. Thậm chí khi bị đau quá mức, bệnh nhân chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng đủ gây ảnh hưởng và gây đau vùng cổ, vai, gáy. Nếu không được điều trị sớm, đến khi bệnh nặng hơn thì mọi sinh hoạt, vận động liên quan đến vùng cổ, vai, gáy dù nhẹ cũng đều gây đau đớn và làm hạn chế mọi sinh hoạt của bệnh nhân. Cách xử trí Khi bị đau cổ vai gáy, nên đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân, xác định xem có hiện tượng chèn ép gây tổn thương dây thần kinh hay không. Khi mới bị bệnh ở mức độ nhẹ: Không nên cố gắng quay đầu hoặc quay cổ. Lúc này chỉ nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng theo khả năng hiện tại, nghiêng đầu để cho bệnh tự phục hồi; Không nên ngồi trước quạt hoặc ngồi điều hòa vì chỉ càng làm cho các cơ bị co cứng và đau nhiều hơn mà thôi; Có thể chườm ấm vùng cổ vai hay chiếu đèn hồng ngoại; Có thể nhờ người xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy trong khoảng 10-15 phút. Việc làm này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt, cơ được thư giãn, giảm đau. Khi tắm, nên sử dụng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh. Với trường hợp bệnh ở mức độ vừa, sau khi đã làm các biện pháp trên mà ngày hôm sau bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh có thể phải sử dụng một số loại thuốc điều trị như: Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như: paracetamol, ibuprofen, diclofenac... Các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, đồng thời chống lại các phản ứng viêm theo sau; Sử dụng miếng dán salonpas để giảm đau vì nó có chứa chất chống viêm non-steroid dưới dạng thấm qua da là methyl salicylat; Bác sĩ cũng có thể cho sử dụng thuốc giãn cơ như decontractyl để chống các cơ co thắt quá mức, thông qua đó cũng làm giảm đau; Các vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12 có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh cũng có thể được sử dụng. Lưu ý: Thuốc chống viêm corticoid dạng uống có rất ít tác dụng trong trường hợp này. Nếu nguyên nhân không phải do thoái hóa hay co thắt mạch máu thì không nên xoa bóp trong trường hợp này bởi chỉ làm cho bệnh đau thêm. Với các trường hợp bệnh ở mức độ nặng, cần phải sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn, đó là: Biện pháp châm cứu: giúp điều hòa lại hoạt động của các dây thần kinh. Cần phải chấm đúng vào vị trí các huyệt một cách chính xác, khi đó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa làm giảm sự co thắt, qua đó làm giảm đau.   Theo Sức khỏe và đời sống

BIỆN PHÁP HỮU HIỆU PHÒNG BỆNH MÙA THU ĐÔNG

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi môi trường xung quanh đầy rẫy những yếu tố bất lợi cho sức khỏe như: ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virut lây lan... Duy trì lối sống lành mạnh, năng động Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi môi trường xung quanh đầy rẫy những yếu tố bất lợi cho sức khỏe như: ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virut lây lan... thì việc phòng bệnh rất quan trọng, thực hiện ăn uống điều độ, có khoa học, ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc. Tích cực và năng động trong mọi công việc, với tinh thần lạc quan yêu đời, một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể cường tráng. Từ đó sẽ tạo ra một hệ thống miễn dịch tốt, có sức đề kháng cao, khiến cho cơ thể phòng bệnh tốt hơn, không ủy mị, tiêu cực sẽ làm giảm sức đề kháng. Tăng cường vận động Theo nhiên cứu của các nhà khoa học, những người thường xuyên vận động, tập thể dục mỗi ngày 45 phút sẽ giảm được nguy cơ bị cảm lạnh, giảm đau trong viêm đa khớp, tần suất cơn hen ở bệnh nhân hen giảm dần và kiểm soát được cơn hen. Khi trời lạnh dần, mọi người thường hay ngủ nướng, không thích ra khỏi nhà. Những người này thường có nguy cơ cao mắc bệnh gấp 4 lần so với những người duy trì thể dục thường xuyên mỗi ngày. Thể dục thể thao giúp cho mọi người năng động, hoạt bát và làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, cách thức thực hiện và cường độ thể dục thể thao cần phải hợp lý và đảm bảo khoa học, phù hợp với thể trạng của mỗi người và tình hình cụ thể của thời tiết. Đặc biệt, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc nếu đang mang trong mình căn bệnh nào đó như: tim mạch, huyết áp, dị ứng, viêm khớp,... Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu, bia Tác hại của thuốc lá và rượu bia là hai tội phạm lớn nhất của sức khỏe. Trong những năm gần đây, lượng tiêu thụ bia ở nước ta tăng vọt và là một trong những nước đứng hàng đầu trong khu vực về điều này. Những bệnh liên quan đến thuốc lá và rượu bia như tim mạch, lao phổi, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, xơ gan, đã được chứng minh bằng những chứng cứ cụ thể, là mối đe dọa đến đời sống và tuổi thọ của con người. Hiện nay vẫn có một số người có thói quen hút thuốc lào, tác hại của hút thuốc lào cũng như việc hút thuốc lá: mất vệ sinh, khói thuốc gây ô nhiễm cho mọi người xung quanh. Thuốc và rượu bia thường tác động lẫn nhau, uống rượu bia thường hay hút thuốc nhiều hơn. Uống quá nhiều rượu bia dẫn đến viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và khả năng bị đột quỵ cao. Thường khi trời mát dần, mọi người thích hút thuốc và uống rượu nhiều hơn. Đây là một nguyên nhân làm tăng số người phải nhập viện và tử vong. Phải coi thuốc lá và rượu bia là thuốc độc gây nghiện. Trước tiên, phải tự tránh xa nó và khuyên mọi người nên từ bỏ thói quen hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Cân bằng môi trường vi sinh đường ruột Nên bổ sung sữa chua mỗi ngày, trong sữa chua có men vi sinh, là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại để nhằm hạn chế nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động, thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Dùng thêm các loại rau xanh, các chất xơ, hoa quả. Khi trời không nóng nữa, là lúc chúng ta thường có cảm giác thèm ăn hơn, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều một loại thức ăn khoái khẩu nào đó nếu bạn không muốn tăng cân. Hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt để phòng bệnh. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh 90% bệnh cảm lạnh hay cúm là do virut gây ra, do đó, không tự ý dùng thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn. Kháng sinh không có tác dụng diệt virut, ngoài ra, tác dụng phụ của kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy do kháng sinh. Việc sử dụng các loại thuốc chữa cảm lạnh có nguồn gốc thảo dược theo bài thuốc của y học cổ truyền thường đạt hiệu quả và lợi ích lâu dài. Vì các bài thuốc này làm giảm và hết triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm theo cơ chế điều hoà cơ thể và trục xuất tác nhân (phong hàn) gây bệnh. Ngoài ra, để làm giảm các triệu chứng cảm hoặc cúm, chúng ta nên giữ cơ thể ở trong phòng đủ ấm và độ ẩm thích hợp, súc miệng thường xuyên và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày uống một ly nước chanh, uống thêm viên bổ sung kẽm để giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng miễn dịch phòng chống bệnh.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang