CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Hoạt động chuyên môn

Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn: Tất cả vì người bệnh

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là đơn vị khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh hiện nay. Bệnh viện có 37 khoa, phòng, 720 giường bệnh và hơn 750 cán bộ viên chức, người lao động. Bệnh viện đang từng bước chuyển sang mô hình hoạt động tự chủ tài chính - chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân ngày càng được nâng lên, tạo niềm tin trong nhân dân. [[{"fid":"1848","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"337","width":"600","style":"width: 500px; height: 281px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Tất cả vì người bệnh Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Qua đó, năm 2018, bệnh viện đã khám chữa bệnh cho 189.358 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho 44.426 lượt bệnh nhân với tổng số ngày điều trị nội trú là 292.715 ngày. Bệnh viện đã xây dựng và ban hành 267 phác đồ chẩn đoán điều trị và 54 quy trình chuyên môn kỹ thuật theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 2008-9001, góp phần bảo đảm chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Bệnh viện luôn chú trọng công tác quản lý, điều hành - kỷ cương, kỷ luật trong mọi công việc; tích cực áp dụng có hiệu quả phương thức quản lý theo hướng khoa học và hiện đại; áp dụng mô hình quản lý chất lượng 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng); các hoạt động của bệnh viện ngày càng đi vào nề nếp, chuyên nghiệp. Năm 2018, bệnh viện triển khai thực hiện 16 kỹ thuật mới phục vụ công tác chuyên môn khám chữa bệnh; tiếp tục thực hiện theo đề án bệnh viện vệ tinh; ký kết hợp tác về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật với bệnh viện Trung ương Quân đội 108; đưa khoa Nội tim mạch vào hoạt động, chuẩn bị các điều kiện để tiếp tục tách các phòng chức năng: Phòng kế hoạch tổng hợp thành 3 phòng, khoa Ngoại chấn thương bỏng thành 2 khoa, khoa Ngoại tổng hợp thành 2 khoa, khoa hồi sức - cấp cứu thành 2 khoa nhằm từng bước chuyên môn hóa nhiệm vụ khám chữa bệnh, phục vụ nhân nhân được tốt hơn; tập trung phát triển công tác điều trị chuyên sâu. Bệnh viện đã thực hiện thành công bước đầu “Đề án chuyển đổi mô hình quản lý  theo hướng tự chủ toàn bộ” - bảo đảm việc chi thường xuyên đạt 107,3%. Giao định mức kinh tế kỹ thuật đến tất cả các khoa, phòng, từ đó người lao động nhận thức đầy đủ và chủ động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và bảo đảm về tự chủ tài chính... [[{"fid":"1849","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"717","width":"600","style":"width: 500px; height: 598px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bác sỹ Bệnh viện thực hiện ca mổ cho bệnh nhân Tự chủ về tài chính Giám đốc Bệnh viện, Phan Thanh Huy cho biết: Từ năm 2017, bệnh viện đã triển khai thực hiện việc tự chủ về tài chính, hướng đến tự chủ hoàn toàn vào năm 2020.  Đây là một nhiệm vụ khó khăn, nặng nề, nhưng cũng là cơ hội để ban lãnh đạo bệnh viện và mỗi cán bộ, công nhân viên chủ động vượt qua thách thức - hướng tới mục tiêu phục vụ người bệnh - phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Theo đó, mỗi CBCNV bệnh viện phải chủ động, tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện các kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ chuyển đổi mô hình quản lý. Hiện nay, nguồn thu chính của bệnh viện là từ bảo hiểm y tế qua các dịch vụ khám chữa bệnh. Vì vậy, để phát triển bền vững, tạo niềm tin cho người bệnh và nhân dân, bệnh viện tiếp tục đổi mới thái độ phục vụ theo phương châm “Tất cả vì người bệnh - phục vụ bằng cả trái tim”. Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân, Ban giám đốc bệnh viện và các khoa, phòng luôn phối hợp thực hiện nhiều giải pháp, công việc cụ thể để quan tâm hơn đến đời sống cán bộ, công nhân viên chức, để các y, bác sỹ yên tâm công tác. "Để bệnh viện phát triển bền vững, bảo đảm việc tự chủ thành công theo định hướng chuyên nghiệp, hiện đại và thân thiện - được nhân dân và người bệnh tin tưởng thì mỗi cán bộ công nhân viên phải tinh thông về nghiệp vụ, trong sáng về y đức, luôn thương yêu, quan tâm người bệnh", ông Phan Thanh Huy nhấn mạnh! Nguồn: thuonghieucongluan.com.vn

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN TRIỂN KHAI KỸ THUẬT THẨM TÁCH SIÊU LỌC MÁU

Lọc máu thường quy (chạy thận nhân tạo) là phương pháp điều trị giúp duy trì sự sống đối với bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Tại hầu hết các bệnh viện, người bệnh thường được lọc máu trên máy lọc thông thường (máy HD), tần suất 3 lần/tuần, thời gian 1 lần lọc là từ 3 đến 4 giờ. Tuy nhiên, cách này không thể lọc được các độc tố có trọng lượng phân tử trung bình và lớn (beta 2, AGEs và ALEs, Adrenomedulin, PTH, yếu tố D, Leptin…). Ở bệnh nhân chạy thân lâu năm, các chất này lắng đọng ở các cơ quan (tim, tuyến nội tiết, gan,…) trong cơ thể gây ra các triệu chứng đau nhức, ngứa, mệt mỏi, sạm da, đặc biệt là biến chứng tim mạch, có khoảng 50% bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong do bệnh lý tim mạch. Vấn đề này được khắc phục cơ bản bằng thẩm tách siêu lọc máu trên máy HDF online. [[{"fid":"1691","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Đây là máy lọc thế hệ mới nhất, cónguyên lý gần giống chạy thận thông thường nhưng thêm cơ chế bù dịch để lấy được nhiều chất độc có trọng lượng phân tử lớn. Phối hợp giữa lọc máu thông thường (HD) và siêu lọc máu (HDF online) giúp loại bỏ cơ bản các độc tố như mong muốn. Người bệnh sẽ được cải thiện chất lượng sống, ăn uống tốt hơn, giảm được các biến chứng về da, khớp, mắt…và đặc biệt kéo dài sự sống do giảm được biến chứng về tim mạch. Lọc máu HDF online còn được áp dụng trong điều trị các trường hợp đối với những bệnh nhân tăng phospho máu; bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch, các biến chứng thần kinh, lọc máu cấp cứu trong trường hợp huyết động không ổn định, bệnh nhân rối loạn chuyển hóa nặng... [[{"fid":"1692","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện nay, Khoa Nội III Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đang chạy thận chu kỳ cho 164 bệnh nhân suy thận mạn. Từ ngày 1/11/2018, BVĐK đưa vào sử dụng 2 máy lọc thận HDF online, giúp giảm biến chứng ở bệnh nhân chạy thận lâu năm. Các bệnh nhân chạy thân nhân tạo lâu năm (từ 5 năm trở lên) sẽ được ưu tiên với tần suất chạy 2 lần/3 tháng. Mỗi ngày sẽ có 3 – 4 ca bệnh nhân được thực hiện siêu lọc máu. Thời gian mỗi lần lọc khoảng 4 giờ đồng hồ. Người bệnh có Bảo hiểm y tế (BHYT) khi thực hiện siêu lọc máu HDF online sẽ được Bảo hiểm thanh toán theo quy định. Bệnh nhân không có BHYT sẽ phải chi trả 1.475.000đ cho một lần siêu lọc máu.   Bác sĩ Tạ Văn Hùng – Phụ trách Khoa Nội III

TẬP HUẤN CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

Ngày 7/9/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã tổ chức lớp tập huấn cấp cứu ngừng tuần hoàn cho các Điều dưỡng, Hộ sinh, Kĩ thuật viên Trưởng của Bệnh viện. Tham gia giảng dạy là Cử nhân Nguyễn Thị Bình – Trưởng Phòng Điều dưỡng BVĐK. [[{"fid":"1575","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"1280","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại buổi tập huấn, các học viên đã được hướng dẫn lý thuyết về cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản; thực hành các kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản trên mô hình. Kết thúc lớp tập huấn, các điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật viên trưởng sẽ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo cho các điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật viên trong khoa.   Chương trình tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ xử trí cấp cứu khi phát hiện người bệnh ngừng tuần hoàn. Qua đó, góp phần nâng cao chuyên môn trong điều trị và chăm sóc người bệnh.

NGÂN HÀNG SỮA MẸ TẠI KHOA PHỤ SẢN

Từ tháng 6/2018, Khoa phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã thành lập Ngân hàng sữa mẹ nhằm cung cấp sữa mẹ để hỗ trợ chăm sóc và điều trị cho trẻ sau sinh. Với mong muốn tất cả các bé sinh ra đều được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, Khoa phụ sản BVĐK thành lập Ngân hàng sữa mẹ và khuyến khích các bà mẹ sau khi sinh tự nguyện hiến tặng sữa để cung cấp miễn phí cho trẻ. Đối với nhóm trẻ có nguy cơ cao, bao gồm trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, trẻ bệnh lý…, ngân hàng sữa mẹ sẽ giúp mang lại nguồn dinh dưỡng sẵn có và khả năng cứu sống tốt nhất. [[{"fid":"1551","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Trẻ đang được bú sữa từ ngân hàng sữa mẹ Từ khi hoạt động đến nay, Ngân hàng sữa mẹ đã tiếp nhận được gần 50.000ml sữa mẹ, cung cấp cho trẻ sau sinh tại khoa Phụ sản và khoa Nhi trong Bệnh viện. Các bà mẹ khi đăng ký hiến sữa đều được khám sàng lọc các loại bệnh lây truyền qua sữa mẹ, được tư vấn cách vệ sinh bầu vú, vệ sinh bình sữa, máy hút sữa, cách vắt sữa đảm bảo vệ sinh. Sữa hiến tặng sẽ được bảo quản trong túi chuyên dụng, với quy trình nghiêm ngặt trong hệ thống làm lạnh và được rã đông trước khi sử dụng cho trẻ có nhu cầu. [[{"fid":"1553","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"1280","style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"}}]] Sữa được hiến tặng bảo quản trong hệ thống làm lạnh Ngân hàng sữa mẹ được thành lập là một bước tiến quan trọng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh tại BVĐK, góp phần hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho trẻ em.

TẬP HUẤN KĨ NĂNG GIAO TIẾP - ỨNG XỬ CHO CÁN BỘ Y TẾ

Ngày 28/8/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức khai giảng lớp tập huấn giao tiếp - ứng xử cho cán bộ y tế. [[{"fid":"1547","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chương trình tập huấn diễn ra từ ngày 28/8 đến hết 31/8/2018 với các chuyên đề: Khái quát chung về kĩ năng giao tiếp, ứng xử; Kĩ năng giao tiếp chung nơi công sở; Giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế. Các học viên sẽ được thảo luận, thực hành đóng vai cán bộ y tế đối để thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong từng tình huống cụ thể. Qua đó, giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp - ứng xử, tác phong làm việc của cán bộ Bệnh viện; góp phần xây dựng hình ảnh Bệnh viện ngày càng gần gũi, thân thiện, chuyên nghiệp và hiện đại. Kết thúc chương trình tập huấn, các học viên đủ điều kiện sẽ được cấp chứng nhận đã hoàn thành khóa tập huấn kĩ năng giao tiếp - ứng xử cho cán bộ y tế. Đây là hoạt động thường niên của BVĐK nhằm trang bị kĩ năng giao tiếp - ứng xử cho nhân viên y tế.

HỢP TÁC CHUYÊN MÔN VỚI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Ngày 21/8/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BV 108) họp chuẩn bị cho Hội thảo khoa học và kí kết hợp tác chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật. [[{"fid":"1541","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại cuộc họp, các bên đã thống nhất về nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức hội thảo khoa học và ký kết văn bản ghi nhớ hợp tác. BV 108 sẽ hỗ trợ đào tạo và chuyển giao kỹ thuật theo nhu cầu của BVĐK; sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân chuyển tuyến theo quy định. Hội thảo khoa học và lễ ký kết hợp tác chuyên môn giữa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với Ngành Y tế tỉnh Lạng Sơn và BVĐK dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 19/10/2018. Đây là bước tiến quan trọng giúp BVĐK nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ

Ngày 20/8/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức khai giảng lớp tập huấn điều trị và chăm sóc người bệnh ung thư. Tham gia giảng dậy là các chuyên gia đến từ Bệnh viện K Trung ương. [[{"fid":"1539","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Phan Thanh Huy - Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Lớp tập huấn diễn ra từ ngày 20/8 đến ngày 22/8, nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư cho đội ngũ y bác sĩ của BVĐK. Các học viên sẽ được củng cố kiến thức về điều trị các bệnh ung thư, các phương pháp điều trị như phẫu thuật, sử dụng hóa chất, chăm sóc giảm đau cho người bệnh… Qua đó, các học viên sẽ áp dụng có hiệu quả trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư. Kết thúc khóa học, các học viên sẽ được cấp chứng nhận đã tham gia khóa đào tạo về “Điều trị, chăm sóc người bệnh Ung thư kèm theo bệnh lý phối hợp phức tạp” và “Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư”.

SINH HOẠT KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM VI SINH VÀ HỒI SỨC CẤP CỨU

Ngày 15/8/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức sinh hoạt khoa học chuyên ngành xét nghiệm vi sinh và hồi sức cấp cứu. Tham gia giảng dạy là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Kính – Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Việt Đức và Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Ánh Hồng – Chuyên gia vi sinh và quản lý chất lượng xét nghiệm Bộ Y tế. [[{"fid":"1534","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại buổi sinh hoạt, các bác sĩ, dược sĩ của BVĐK, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn và các bác sĩ của 11 Trung tâm y tế Huyện, Thành phố đã được cập nhật kiến thức về vai trò, ý nghĩa của xét nghiệm vi sinh. Kết quả xét nghiệm vi sinh được coi là “bằng chứng vàng” cho chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng. Các học viên được cung cấp thêm kiến thức về  vai trò của Procalcitonin – một xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi tình trạng viêm do nhiễm khuẩn. Các kết quả xét nghiệm là căn cứ để áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả và sử dụng kháng sinh hợp lý. Qua buổi sinh hoạt, các bác sĩ, dược sĩ sẽ có thêm kiến thức trong điều trị các bệnh nhiễm trùng, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu và sự hài lòng cho người bệnh.  

Trang