CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

NHỮNG LÝ DO NÊN BỎ THUỐC LÁ CÀNG SỚM CÀNG TỐT

Ngày 29 / 12 / 2017
|
Y học thường thức

Thuốc lá chứa hơn 7000 hóa chất và trong đó phần lớn là có hại. Chúng thâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hô hấp và nhiều cơ quan chức năng khác. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong nhưng có thể phòng ngừa.

Hút thuốc lá ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương

Trong thuốc lá có chứa nicotin là chất làm thay đổi tâm trạng. Sau khi hút thuốc, chất này sẽ truyền tới não sau vài giây, kích thích hệ thần kinh trung ương khiến con người cảm thấy tràn đầy sinh lực trong chốc lát. Sau đó, người hút sẽ cảm thấy mệt mỏi và thèm hút thuốc, lâu dần dẫn tới nghiện.

Hút thuốc lá ảnh hưởng tới nhiều cơ quan chức năng trong cơ thể

Hệ tuần hoàn

Hút thuốc lá gây ảnh hưởng tới sự lưu thông, chức năng của tim và hệ tuần hoàn do làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Điều này do nicotin trong thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh, làm gia tăng nhịp tim và co thắt các mạch máu.

Trong phổi người hút thuốc lá chứa nhiều hơi độc, tim cần bơm nhiều hơn để cung cấp máu giàu oxy cho toàn bộ cơ thể. Hút thuốc cũng làm tăng cholesterol trong máu dẫn tới các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ và bệnh mạch ngoại biên.

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến phổi

Khói thuốc lá gây ảnh hưởng đến phổi, dẫn đến ung thư thanh quản hoặc ung thư phổi. Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư

Hệ tiêu hóa

Những người hút thuốc có nguy cơ tử vong gấp 20-30 lần do ung thư thanh quản so với người không hút thuốc. Gần một nửa số trường hợp mắc bệnh ung thư bàng quang và thận có liên quan của việc hút thuốc lá.

Hệ thống sinh sản

Hút thuốc là nguyên nhân gây ra vô sinh ở cả đàn ông và phụ nữ. Đối với đàn ông sẽ bị giảm số lượng tinh trùng và khả năng thụ tinh. Hút thuốc cũng làm giảm khả năng hoạt động của buồng trứng để tạo ra những quả trứng chất lượng cho thụ tinh. Phụ nữ mang thai hút thuốc lá sẽ có nhiều nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Sau khi sinh ra, đứa trẻ sơ sinh đó cũng có nguy cơ bị suy giảm chức năng phổi và dễ bị hen suyễn.

Da và tóc

Các hóa chất độc hại trong thuốc lá làm hư hại da bằng cách giảm lượng collagen khiến da bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt. Chất nicotin trong thuốc lá còn làm hư hại các mao mạch để nuôi dưỡng da.

Tóc người hút thuốc lá dần trở nên tóc mỏng, yếu và bạc sớm. Nam giới hút thuốc dễ bị hói đầu hơn nam giới không hút thuốc.

Không chỉ người hút thuốc lá tổn hại sức khỏe mà còn khiến những người xung quanh, gia đình ảnh hưởng

Tổn thất về kinh tế

Hút thuốc là không chỉ tổn hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới kinh tế. Hút thuốc gây lãng phí một phần đáng kể nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của các gia đình, đặc biệt là người lao động nghèo. Đó là chưa kể đến các chi phí khám chữa bệnh phát sinh. Điều này khiến việc chi tiêu cho gia đình người nghiện thuốc như đồ ăn uống, các chi phí điện nước, tiền học hành của con cái... sẽ bị giảm đi.

Ảnh hưởng do hút thuốc lá thụ động

Hút thuốc lá không chỉ có tác động xấu đến chính bản thân người hút mà còn gây hại cho những người xung quanh, nhất là các thành viên trong gia đình. Người tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá sẽ có tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người không hút thuốc. Khói thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ em đang phát triển, gây còi cọc và gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc