CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

NHỮNG SAI LẦM KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH

Ngày 29 / 11 / 2017
|
Y học thường thức

Kháng sinh là con dao hai lưỡi, chúng diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng cũng diệt cả vi khuẩn có lợi của cơ thể. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây tác dụng phụ hay nhờn thuốc, không phải bất cứ khi nào ốm dùng thuốc kháng sinh cũng khỏi bệnh.

Tự ý dùng thuốc kháng sinh

Chỉ khi có bệnh con người mới cần dùng thuốc, do vậy phải kiểm tra tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, có cần sử dụng thuốc kháng sinh hay không. Nếu là các bệnh do virus thì có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng.

Kháng sinh là con dao hai lưỡi, chúng diệt vi khuấn gây bệnh, nhưng cũng diệt cả vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Khi cơ thể không cần mà uống vào thì gan, thận phải làm việc nhiều để thải độc, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Nếu bệnh không khỏi, người mệt mỏi, ăn uống kém và kèm theo rất nhiều tác dụng phụ khác do kháng sinh gây nên.

Thuốc kháng sinh như con dao hai lưỡi, khi sử dụng nên có chỉ dẫn có thầy thuốc

Sử dụng kháng sinh liều cao, nhiều loại cho nhanh khỏi

Việc không tuân thủ sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến bệnh không hết hẳn, dễ tái phát khiến người bệnh đáp ứng với điều trị kém hơn, tăng thể bệnh nặng và dễ có biến chứng. Từ đó, chi phí bỏ ra tốn kém hơn do phải điều trị, nhập viện và phải đổi sang kháng sinh khác thường đắt tiền hơn.

Do suy nghĩ muốn bệnh khỏi nhanh mà dùng kháng sinh liều cao, phối hợp nhiều loại với nhau dễ khiến bệnh nhân gặp các tác dụng phụ như: dị ứng, nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, nặng có thể dẫn đến tử vong do sốc phản vệ.

Thấy đỡ bệnh là thôi không dùng

Khi sử dụng kháng sinh là phải đúng liều, đúng phác đồ. Có loại chỉ dùng một liều duy nhất, 5 đến 7 ngày, còn như phác đồ điều trị lao thì phải kéo dài 6 tháng. Vì vậy cần phải uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng kháng sinh đúng, đủ liều

Khi chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng người bệnh thấy sức khỏe tốt hơn, triệu chứng bệnh giảm nên nghĩ đã khỏi nên liền bỏ thuốc. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể chỉ mới bị tiêu diệt một phần, yếu đi chứ chưa hoàn toàn bị loại trừ. Do đó, nếu không dùng đủ thuốc rất có thể chúng sẽ phục hồi, tiếp tục gây bệnh và làm nhờn thuốc.

Dùng lại kháng sinh thừa từ các đợt kê toa trước

Bệnh nhân thấy dùng thuốc kháng sinh hiệu quả từ đợt kê toa trước nên khi có những triệu chứng bệnh gần giống liền đem số thuốc còn thừa ra sử dụng. Nguyên tắc là thuốc thừa nên loại bỏ, không giữ lại sử dụng cho lần sau.

Kê toa hoặc uống thuốc của người khác

Khi bị bệnh, nhiều người uống thuốc theo kinh nghiệm hoặc đọc trên mạng thấy những triệu chứng tương tự thì mua thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn. Uống kháng sinh không đúng có thể gây biến chứng, nặng thêm tình trạng bệnh và làm khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở, khiến tình trạng kháng thuốc thêm trầm trọng.

Dùng thuốc kháng sinh hợp lý để điều trị dứt điểm bệnh và không gây nhờn thuốc

Không đỡ thì đổi thuốc

Kháng sinh cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng khi người bệnh uống, chứ không thể vừa uống, bệnh đã khỏi. Nhiều người uống thuốc mới được một, hai bữa, thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm đã yêu cầu bác sĩ đổi thuốc ngay. Điều này là không nên, vì sẽ gây nhờn thuốc.

Nếu thuốc không có tác dụng thì cần xem xét đến các khía cạnh như: đã tuân thủ đúng liều chưa, việc chẩn đoán, kê đơn đã đúng bệnh chưa, khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể...

Sử dụng kháng sinh hợp lý là yếu tố để loại trừ nguy cơ kháng thuốc và thất bại trong điều trị. Kết quả đó chỉ có được khi kháng sinh được sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.

Ý kiến bạn đọc