CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

CHĂM SÓC TRẺ TIÊU CHẢY CẤP KHI CHUYỂN MÙA

Ngày 16 / 10 / 2017
|
Y học thường thức

Tháng 8/2017, Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 53 bệnh nhi mắc tiêu chảy cấp. Căn bệnh này khiến mất nước, rối loạn điện giải và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tiêu chảy cấp là đi ngoài phân lỏng nhiều nước trên 3 lần trong một ngày và kéo dài không quá 14 ngày.

Đường lây truyền: Tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường lây truyền qua thức ăn, nước uống ô nhiễm, hoặc tiếp xúc với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em khiến mất nước và rối loạn điện giải

Nguyên nhân tiêu chảy

- Nhiễm trùng tại ruột:

+ Virus: Rota virus...

+ Vi khuẩn: lỵ trực tràng, tả, kí sinh trùng

- Nhiễm trùng ngoài ruột: Viêm phổi, viêm màng não…

- Tiêu chảy do thuốc: Kháng sinh, nhuận tràng…

- Tiêu chảy do dị ứng thức ăn: Sữa bò, tôm, cua, cá….

- Các nguyên nhân khác: Rối loạn quá trình hấp thu, thiếu vitamin…

- Các yếu tố thuận lợi:

+ 80% trẻ bị tiêu chảy dưới 2 tuổi

+ Trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, sau bị sởi…

+ Trẻ bú bình, không nuôi bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu, cai sữa sớm trước 1 tuổi, thức ăn, nước uống không đun sôi, không rửa tay trước khi ăn.

+ Mùa hè trẻ mắc tiêu chảy chủ yếu do vi khuẩn, mùa đông thường do virus trong đó dễ gặp là Rota virus.

Có 4 nguyên tắc chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà

- Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước.

Cho trẻ uống Oresol khi bị tiêu chảy cấp

+ Oresol và những dung dịch có vị mặn: nước cháo muối, nước cơm có muối, nước dừa.

+ Cách uống Oresol: Cho trẻ uống từng thìa, 2 phút uống 1 thìa, nếu trẻ nôn thì 10 phút sau uống tiếp.

Trẻ < 2 tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài.

Trẻ > 2 tuổi: 100-200 ml sau mỗi lần đi ngoài.

- Tiếp tục cho trẻ ăn đầy đủ: Trẻ bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú, khẩu phần ăn hàng ngày vẫn duy trì và tăng dần lên, không ăn thức ăn nhiều đường và khó tiêu. Không pha loãng sữa, ăn thêm thức ăn có kali: chuối...

- Cho trẻ uống bổ sung kẽm

+ Trẻ 1< 6 tháng: 10 mg/ngày x 10- 14 ngày

+ Trẻ 1> 6 tháng: 20 mg/ngày x 10- 14 ngày

- Đưa trẻ đi khám ngay khi có một trong những biểu hiện sau:

+ Đi ngoài nhiều lần phân lỏng, liên tục.

+ Nôn nhiều lần.

+ Ăn uống kém hoặc bỏ bú.

+ Có máu trong phân, sốt cao hơn.

+ Trẻ không đỡ sau 2 ngày điều trị.

Cho trẻ ăn chín, uống sôi để phòng ngừa tiêu chảy cấp

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em

- Bú mẹ đến 24 tháng.

- Thực hiện tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia, uống thuốc phòng Rota virus.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Môi trường sống, nguồn nước, đồ ăn, nguồn thực phẩm an toàn, sạch sẽ, vệ sinh đôi bàn tay…

Trần Diệp, Phạm Lan Anh

 

Ý kiến bạn đọc