CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

XỬ TRÍ KHI HỌC SINH SỐT, HO, KHÓ THỞ Ở TRƯỜNG HỌC

Sau những ngày giãn cách xã hội, tình hình dịch COVID-19 tại nước ta đã chuyển biến tích cực rõ nét. Một số tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trở lại. Nhiều địa phương khác cũng đã có kế hoạch cho học sinh tới trường... Để phòng chống dịch COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo về việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học, đồng thời hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học. Những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho, khó thở tại trường học Ngay sau khi phát hiện học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở: cần tiến hành các bước sau: 1. Đưa học sinh đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh. 2. Y tế nhà trường phối hợp với cha mẹ khai thác tiền sử tiếp xúc của học sinh (trong vòng 14 ngày trước đó có đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc gần với những người đi về từ vùng dịch, người nghi ngờ, người có xét nghiệm dương tính với COVID-19). 3. Tham vấn ý kiến của cán bộ y tế xã, phường hoặc y tế địa phương để khẳng định về tiền sử tiếp xúc dịch tễ. 4. Nếu không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì điều trị các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Phối hợp với cha mẹ đưa học sinh đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần. 5. Nếu có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì phối hợp cơ quan y tế tại địa phương đưa học sinh đến cơ sở y tế theo quy định để cách ly và điều trị. 6. Nếu có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19, thì nhà trường thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương. [[{"fid":"2724","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 639px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Trước khi học sinh quay trở lại trường, cần thực hiện: 1. Vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng). 2. Khử khuẩn trường học 01 lần: Phun hoặc lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng... Trong thời gian học sinh học tại trường 1. Mỗi ngày 01 lần, sau buổi học: Lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh. 2. Mỗi ngày 02 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày: Lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy. 3. Mỗi ngày 02 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh: Lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe. 4. Mở cửa ra vào và cửa sổ lớp học, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa. 5. Hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được. 6. Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày. 7. Trường hợp có học sinh nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.   Theo Sức khỏe và đời sống

THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BHYT LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Bộ Y tế vừa có văn bản số 2146/BYT-BHYT gửi BHXH Việt Nam; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các bộ ngành về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT liên quan đến dịch bệnh COVID-19 Tại văn bản này, Bộ Y tế cho biết, thực hiện Luật bảo hiểm y tế; Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người có thẻ BHYT trong thời gian cách ly y tế tập trung và một số trường hợp khác trong thời gian dịch bệnh do COVID-19. Đối tượng cách ly y tế tập trung tại cơ sở KCB do COVID-19, bao gồm: - Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch do COVID-19; - Người đang cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế tại cửa khẩu nhưng có dấu hiệu tiến triển thành bệnh dịch do COVID-19. Thanh toán chi phí KCB đối với người có thẻ BHYT đang trong thời gian cách ly y tế tập trung do COVID-19 phải KCB tại cơ sở KCB: - Ngân sách nhà nước chi trả: Chi phí KCB do COVID-19, bao gồm: tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền….theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Phần cùng chi trả chi phí KCB đối với các bệnh khác của người có thẻ BHYT; Chi phí KCB ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT; Chi phí thực hiện cách ly y tế. - Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí KCB các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp đi KCB đúng tuyến, trừ chi phí do ngân sách nhà nước chi trả nêu trên. Thanh toán chi phí KCB đối với người có thẻ BHYT đang điều trị tại cơ sở KCB (không phải là điều trị bệnh do COVID-19), nhưng phải cách ly y tế do bộ phận, khoa, phòng, khu điều trị hoặc toàn bộ cơ sở KCB phải cách ly y tế ... - Chi phí KCB trước ngày cơ sở KCB phải cách ly y tế do quỹ BHYT và người có thẻ BHYT thanh toán theo quy định hiện hành về BHYT. - Chi phí KCB từ ngày cơ sở KCB phải cách ly y tế thực hiện thanh toán như sau: + Ngân sách nhà nước chi trả: Chi phí KCB đối với bệnh do COVID-19 (nếu có), bao gồm: tiền khám bệnh, tiền giường, tiền dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền…. theo hướng dẫn của Bộ Y tế;  Phần cùng chi trả chi phí KCB BHYT đối với các bệnh khác của người có thẻ BHYT; Chi phí KCB ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT; Chi phí thực hiện cách ly y tế. + Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí KCB các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp đi KCB đúng tuyến cho đến ngày khỏi bệnh được tổng kết bệnh án ra viện, trừ chi phí do ngân sách nhà nước chi trả quy định tại tiết a điểm này. [[{"fid":"2715","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 368px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trường hợp cơ sở KCB BHYT phải cách ly y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ KCB cho người nghi nhiễm, nhiễm COVID-19, Sở Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, thành phố : - Hướng dẫn người đăng ký KCB BHYT ban đầu tại cơ sở KCB đó đến KCB ban đầu tại cơ sở KCB BHYT khác trên địa bàn tỉnh, thành phố; - Hướng dẫn cơ sở KCB chuyển tuyến KCB phù hợp với tình hình dịch bệnh. Bộ Y tế nêu rõ: Các trường hợp này xác định là KCB đúng tuyến. Đối với người bệnh đã được cơ sở KCB kê đơn, cấp thuốc (thuốc chống thải ghép, thuốc điều trị ung thư ….), điều trị và đã cấp Giấy hẹn khám lại (gọi tắt là cơ sở KCB đã cấp Giấy hẹn khám lại), nhưng do dịch bệnh, người bệnh không đến khám lại được hoặc không được đến khám, đồng thời các cơ sở KCB khác không có các thuốc này để cấp cho người bệnh - Cơ sở KCB đã cấp Giấy hẹn khám lại:  Hướng dẫn điều trị và chuyển thuốc hoặc phối hợp với Công ty dược để chuyển thuốc về cơ sở KCB nơi người bệnh đang cách ly y tế hoặc cơ sở KCB khác để cấp thuốc phù hợp với điều kiện dịch bệnh; Thông tin và hướng dẫn người bệnh lựa chọn cơ sở KCB phù hợp để được cấp thuốc, điều trị. - Người bệnh được sử dụng Giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB đã cấp Giấy hẹn khám lại để đến cơ sở KCB khác để được kê đơn, cấp thuốc, điều trị. - Cơ sở KCB thực hiện khám, cấp thuốc, điều trị cho người bệnh có trách nhiệm: + Lập, lưu trữ hồ sơ cấp thuốc theo quy định, tổng hợp gửi cho cơ quan BHXH đã ký hợp đồng KCB BHYT với cơ sở KCB; + Chuyển dữ liệu điện tử lên hệ thống giám định BHYT theo quy định Bộ Y tế lưu ý, cơ sở KCB thống nhất với cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng KCB BHYT trước khi thực hiện để bảo đảm việc trích chuyển dữ liệu điện tử. - Cơ quan BHXH tiếp nhận dữ liệu, tổng hợp: Thanh toán chi phí KCB cho cơ sở KCB thực hiện KCB theo quy định hiện hành, trừ chi phí thuốc nhận từ cơ sở KCB khác; Thanh toán chi phí thuốc cho cơ sở KCB đã chuyển thuốc. Đối với người bệnh đã được cơ sở KCB kê đơn, cấp thuốc (thuốc điều trị huyết áp, đái tháo đường ….), điều trị và có hẹn người bệnh khám lại (gọi tắt là cơ sở KCB đã cấp Giấy hẹn khám lại), điều trị nhưng do dịch bệnh, người bệnh không đến khám lại được, nhưng các cơ sở khác đủ điều kiện kê đơn và có thuốc để cấp thuốc, điều trị cho người bệnh: - Cơ sở KCB đã cấp Giấy hẹn khám lại: Thông tin và hướng dẫn người bệnh lựa chọn cơ sở KCB khác phù hợp để cấp thuốc, điều trị cho người bệnh. - Người bệnh được sử dụng Giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB đã cấp Giấy hẹn khám lại để đến cơ sở KCB khác để được kê đơn, cấp thuốc, điều trị. - Cơ sở KCB thực hiện khám, cấp thuốc, điều trị cho người bệnh có trách nhiệm: Lập, lưu trữ hồ sơ khám, cấp thuốc, điều trị theo quy định, tổng hợp chi phí gửi cơ quan BHXH đã ký hợp đồng KCB BHYT với cơ cơ sở KCB. Trường hợp không có hợp đồng KCB BHYT thì gửi cơ quan BHXH trên địa bàn. Chuyển dữ liệu điện tử lên hệ thống giám định BHYT theo quy định. Cơ sở KCB thống nhất với cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng KCB BHYT trước khi thực hiện để bảo đảm việc trích chuyển dữ liệu điện tử. - Trạm y tế cấp xã cấp thuốc cho người bệnh, kể cả trường hợp cấp thuốc tại nhà có trách nhiệm lập, lưu trữ hồ sơ cấp thuốc theo quy định, tổng hợp chi phí gửi cơ sở KCB đã ký hợp đồng với cơ quan BHXH để tổ chức KCB BHYT tại trạm y tế cấp xã đó. - Cơ sở KCB đã ký hợp đồng với cơ quan BHXH để tổ chức KCB BHYT tại trạm y tế cấp xã tổng hợp chi phí gửi cơ quan BHXH. - Cơ quan BHXH tổng hợp và thanh toán chi phí KCB cho cơ sở KCB theo quy định hiện hành, chi phí này được tính vào chi phí phát sinh của cơ sở KCB. - Người bệnh được sử dụng Giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB nơi người bệnh được hẹn khám lại để đến các cơ sở KCB khác phù hợp để được khám, cấp thuốc, điều trị theo lịch hẹn. - Sở Y tế phối hợp với BHXH tỉnh, thành phố hướng dẫn người bệnh đến KCB tại cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh, thành phố phù hợp với tình hình dịch bệnh. Sử dụng Giấy hẹn khám lại trong thời gian công bố dịch của cấp có thẩm quyền hoặc cơ sở y tế phải cách ly y tế hoặc người bệnh phải cách ly y tế: Người có thẻ BHYT có Giấy hẹn khám lại được đến khám lại không phụ thuộc thời gian hẹn khám lại ghi trên Giấy hẹn khám lại. Trường hợp này Hệ thống thông tin giám định BHYT của cơ quan BHXH không bắt lỗi trường Thông tin ngày hẹn khám lại. Việc kê đơn thuốc điều trị trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. - Bác sỹ, y sĩ kê đơn thuốc căn cứ vào tình trạng người bệnh để có thể kê số lượng thuốc sử dụng trong đơn cho người bệnh là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày tối đa không quá 03 tháng. - Cơ sở KCB phải cung cấp số điện thoại của cơ sở KCB cho người bệnh để liên hệ khi cần thiết. Việc dự trù thuốc điều trị trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. Cơ sở KCB căn cứ vào số lượng người bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở để mua sắm, dự trữ thuốc (lưu ý các thuốc điều trị chuyên khoa tim mạch, đái tháo đường, huyết áp, ….). Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB được cơ sở y tế kết luận không phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung, được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo quy định của pháp luật về BHYT.   Theo Sức khỏe và đời sống

BỆNH NHÂN TIM MẠCH NÊN DÙNG THUỐC THẾ NÀO TRONG MÙA DỊCH BỆNH COVID-19?

Người bệnh tim mạch cần biết cách dùng thuốc đúng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất trước nguy cơ tấn công của dịch bệnh COVID-19. Khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường như hiện nay, với người bình thường đã là mối quan ngại rất lớn thì với bệnh nhân tim mạch lại càng phải thận trọng hơn, bởi tỉ lệ tử vong khi chẳng may nhiễm SARS-CoV-2 ở nhóm bệnh nhân tim mạch cao nhất (10,5%) trong nhóm bệnh nhân có các bệnh lý nền (ung thư - 5,6%, bệnh phổi mạn tính - 6,3%, đái tháo đường -7,3%…). Vì vậy người bệnh tim mạch cần biết cách dùng thuốc sao cho bảo vệ được sức khỏe tốt nhất trước nguy cơ tấn công của dịch bệnh. Vì sao cần duy trì dùng thuốc tim mạch trong mùa dịch bệnh COVID-19? Với bệnh nhân tim mạch đang phải dùng nhiều thuốc tim mạch, trong đó có các thuốc chữa tăng huyết áp nhóm tác động lên hệ renin – angiotensin – aldosterone như thuốc ức chế men chuyển (có đuôi là –pril như lisinopril, perindopril…) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (có đuôi tên –artan như valsartan, telmisartan…) sẽ ra sao trước nguy cơ tấn công của SARS-CoV-2. Bởi virus corona mới này khi xâm nhập cơ thể sẽ gắn với protein ACE2 trên bề mặt tế bào đường thở và phổi, nơi mà nó sẽ chiếm đoạt quyền điều khiển của tế bào và dẫn đến sự nhân bản hàng loạt virus. Thực nghiệm trên động vật cho thấy, các thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể có thể làm tăng sản sinh protein ACE2, dẫn đến bệnh nhân tim mạch dễ tổn thương hơn khi nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, thực nghiệm trên động vật thường không cho kết quả tương tự trên người. Thực tế, một số bằng chứng lâm sàng lại cho thấy việc dùng các thuốc này có xu hướng làm giảm tổn thương phổi ở những bệnh nhân tim mạch khi bị nhiễm virus gây viêm phổi khác. Do vậy, khi chưa có đủ bằng chứng về lợi ích cũng như nguy cơ của các thuốc này trên bệnh nhân nhiễm COVID-19, khuyến cáo hiện nay là không cắt giảm các thuốc này khi bệnh nhân đang phải dùng và cũng không nên thêm thuốc này khi bệnh nhân tim mạch không có chỉ định dùng trong bối cảnh nguy cơ hoặc mắc COVID-19. Hiện nay, không có bằng chứng nào cho thấy các thuốc tim mạch nói chung làm hại đến người bệnh khi bị nhiễm COVID-19, trong khi các thuốc này cần thiết để phòng và điều trị các biến cố tim mạch nên việc dùng các thuốc tim mạch cần được tiếp tục ở các đối tượng này. Với bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông mà phải theo dõi chỉ số đông máu (INR), nếu trong những tháng gần nhất không có sự biến động lớn và ổn định thì có thể trì hoãn việc xét nghiệm theo định kỳ và tiếp tục duy trì liều thuốc chống đông đang được dùng cùng với chế độ ăn uống ổn định theo hướng dẫn. Với những bệnh nhân không ổn định về thông số này trong thời gian gần đây hoặc bệnh nhân có các dấu hiệu chảy máu bất thường cần xét nghiệm hoặc điều chỉnh liều, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, có thể tìm giải pháp đến nơi xét nghiệm không nằm trong vùng dịch bùng phát hoặc có thể yêu cầu xét nghiệm tại nhà nếu khu vực đó có dịch vụ, sau đó liên hệ bác sĩ của mình để điều chỉnh. [[{"fid":"2667","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh nhân tim mạch nên tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tim mạch dùng các thuốc khác thế nào? Một số trường hợp bệnh nhân phải dùng các thuốc giảm viêm, hạ sốt thì chỉ nên khuyến cáo dùng acetaminophen (ví dụ, panadol, tylenol…). Không nên dùng các thuốc giảm viêm chống đau không steroid (NSAIDs) khác, ví dụ ibuprofen. Theo khuyến cáo của Chính phủ Pháp, việc dùng thuốc này (ibuprofen) có thể làm trầm trọng bệnh hơn ở tất cả bệnh nhân nhiễm COVID-19. Riêng ở bệnh nhân tim mạch thường có dùng các thuốc chống đông và ngưng tập tiểu cầu, nếu không nhiễm virus cũng đã không nên dùng NSAIDs vì làm tăng nguy cơ chảy máu và tổn thương thận. Gần đây có thông tin thuốc chloroquine (một loại thuốc chữa sốt rét và chống viêm) được ứng dụng để chữa bệnh COVID-19. Những kết quả ban đầu của nghiên cứu với số lượng bệnh nhân không lớn cho thấy thuốc này có thể làm giảm lượng virus nhanh hơn. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi các kết quả nghiên cứu và các khuyến cáo chính thức, bệnh nhân tim mạch cần hết sức thận trọng không được tự ý sử dụng các thuốc này vì chloroquine có thể gây ra biến chứng rối loạn nhịp tim trầm trọng (QT dài trên điện tim đồ và xoắn đỉnh). Tại Việt Nam đã có trường hợp dùng thuốc chữa sốt rét để phòng COVID-19 phải nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc thuốc nặng. Bệnh nhân tim mạch cần được duy trì chế độ tiêm phòng vắc xin, bao gồm vắc xin phế cầu khuẩn do nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát sau nhiễm COVID-19. Bệnh nhân tim mạch cũng nên được tiêm phòng cúm mùa. Rất nhiều bệnh viện trong giai đoạn dịch thường giảm bớt các thủ thuật thường quy, các xét nghiệm hoặc tái khám. Do vậy, sử dụng các ứng dụng phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại video, hội chẩn từ xa có ý nghĩa đặc biệt và chúng ta nên tận dụng. Việc này có lợi ích không chỉ cho bệnh nhân mà cả cho nhân viên y tế trong việc làm giảm các nguy cơ lây nhiễm. Để chuẩn bị tốt cho việc thầy thuốc có thể tư vấn cho bạn từ xa, các bệnh nhân cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin về triệu chứng, mạch, huyết áp, cân nặng, các thuốc đang dùng… khi được bác sĩ hỏi và tư vấn. Bệnh nhân cũng có thể nhờ người nhà giúp đỡ trong việc kết nối trực tuyến với các thầy thuốc. Ngược lại, các thầy thuốc cần thiết phải chia sẻ số điện thoại cho người bệnh. Vấn đề tâm lý của người bệnh và của thầy thuốc cũng rất quan trọng. Đặc biệt với bệnh nhân tim mạch, sự lo lắng thái quá có thể làm bệnh tim mạch trầm trọng hơn, nhưng chủ quan quá sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy người bệnh tim mạch cần tuân thủ các khuyến cáo phòng ngừa dịch bệnh của Bộ Y tế và thường xuyên giữ mối liên lạc với bác sĩ tim mạch của mình./.   Theo Sức khỏe và đời sống

NHỮNG LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc khuyến nghị cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên trên thực tế, không ít người mẹ cho con dùng sữa công thức từ rất sớm hoặc cho bé dùng sữa công thức hoàn toàn để thay thế sữa mẹ. Điều này có thể khiến trẻ không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu các bậc phụ huynh cho trẻ dùng sữa công thức không đúng cách. 1. Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em trong năm đầu cuộc đời? - Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng. - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa, hấp thu đối với trẻ. - Sữa mẹ có số lượng Protein (đạm) ít hơn sữa động vật nên rất phù hợp với chức năng đào thải khi thận của trẻ chưa trưởng thành. Bên cạnh đó, protein trong sữa mẹ chủ yếu là Protein dạng lỏng hòa tan, còn gọi là Protein sữa (Whey Protein) nên phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Whey Protein chứa các protein kháng khuẩn giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trong khi đó, Protein ở sữa bò chủ yếu là casein (85%) nên khi vào dạ dày của trẻ nhỏ sẽ tạo thành các cục đông vón làm trẻ khó tiêu hóa và hấp thu, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa. - Lipid (chất béo) trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng, thành phần acid béo không no nhiều hơn acid béo no. Sữa mẹ có đủ các acid béo cần thiết, giúp cho quá trình hoàn thiện não bộ, võng mạc và làm vững bền mạch máu như: Acid béo không no một nối đôi (acid oleic), acid béo không no đa nối đôi (acid α-linoleic, acid linoleic), tiền tố của DHA (Decosahexaenoic acid) và ARA (arachidonic acid). Trong sữa động vật không có các acid béo này. - Carbonhydrat (glucid và đường) trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò, cung cấp năng lượng, 85% là lactose tăng cường hấp thu calci và 15% là oligosaccharid hỗ trợ cho sự phát triển vi khuẩn có lợi cho trẻ. - Sữa mẹ có đủ các vitamin (A, B1, B2, C, ...), khoáng chất (Calci, phospho ...) và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, selen ...) đáp ứng đủ nhu cầu trẻ nhỏ, giúp trẻ phòng chống thiếu vi chất và bảo vệ cơ thể chống quá trình oxy hóa. [[{"fid":"2662","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 358px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2. Bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn - Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, chàm/eczema. - Sữa mẹ chứa các tế bào bạch cầu (lympho bào, đại thực bào), globulin miễn dịch (IgA, IgG, IgM), một số yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus Bifidus (Lactose, Oligosaccharid, yếu tố Bifidus), giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai, viêm màng não và nhiễm khuẩn tiết niệu. - Sữa mẹ cũng chứa những kháng thể chống các bệnh nhiễm khuẩn mà bà mẹ từng mắc. - Khi bà mẹ bị nhiễm khuẩn, các tế bào bạch cầu hoạt động và sản xuất kháng thể để bảo vệ người mẹ, một số tế bào bạch cầu đi tới vú và sản xuất kháng thể tại đó, các kháng thể này được tiết vào sữa để bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn. Vì vậy khi mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn thì vẫn có thể cho con bú, không nên cách ly mẹ và con. - Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển đã chứng minh tỷ lệ mắc tiêu chảy, hô hấp, viêm tai giữa và dị ứng... ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng đầu thấp hơn trẻ nuôi hỗn hợp. Giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ: - Khi cho con bú mẹ thường xuyên tiếp xúc, gần gũi con sẽ giúp gắn bó tình cảm mẹ và con. Bà mẹ cảm thấy thoải mái tinh thần, yên tâm và giảm được sự lo âu, trầm cảm sau sinh. - Trẻ được tiếp xúc gần gũi mẹ, được âu yếm sẽ ít khóc hơn, cảm giác an toàn hơn, tinh thần, trí tuệ trẻ phát triển tốt hơn. [[{"fid":"2663","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 621px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 4. Giúp quá trình phục hồi nhanh cho mẹ - Giảm nguy cơ băng huyết, thiếu máu sau sinh. - Giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng, tử cung. - Chậm có thai trở lại (đặc biệt là giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ đạt hiệu quả cao trong việc tránh thai an toàn). - Hồi phục nhanh cân nặng, vóc dáng ban đầu. 5. Tiết kiệm hơn so với nuôi con bằng sữa công thức Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế hơn vì mẹ có thể cho con bú bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế, không mất tiền mua. Chỉ cần mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ có đủ sữa cho con bú. 6. Giảm nguy cơ béo phì & bệnh mạn tính cho trẻ sau này Sữa mẹ bảo vệ trẻ không tăng cân quá mức (thừa cân, béo phì) nhất là trong hai năm đầu đời và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành (đái tháo đường, tim mạch, huyết áp...). Do sữa mẹ có các hormone Leptin, Ghrelin, IGF-1 (Insulin Growth Factor 1) tham gia điều chỉnh ăn uống và cân bằng năng lượng.   Tham khảo chuyên môn tại Vinmec.com  

WHO KHUYẾN CÁO BẢO VỆ NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế khi tham gia chống dịch COVID-19. Theo WHO, dựa trên các bằng chứng có sẵn, bệnh COVID-19 lây lan từ người mắc sang người lành thông qua tiếp xúc gần và các giọt nhỏ chứ không phải lây truyền qua đường không khí. Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất là những người tiếp xúc gần với người bệnh COVID-19 hoặc người trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19. Các biện pháp phòng hộ cá nhân thích hợp PPE (Personal Protective Equipment bao gồm: găng tay y tế, khẩu trang y tế, mặt nạ chuyên dụng, kính bảo hộ, áo choàng, tạp dề…) dùng cho nhân viên y tế là không thể thiếu khi tham gia chống dịch COVID-19 – WHO nhấn mạnh. WHO khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất trong cộng đồng bao gồm: - Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên bằng cách sát trùng bằng cồn nếu không thấy tay bẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước nếu thấy tay bẩn; - Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng; - Thực hành vệ sinh hô hấp đúng cách bằng cách lấy khuỷu tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng khăn giấy và bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác kín; - Đeo khẩu trang y tế nếu có triệu chứng hô hấp và thực hiện vệ sinh tay ngay sau tháo bỏ khẩu trang; - Duy trì khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1 m với những người có triệu chứng hô hấp. [[{"fid":"2623","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"614","width":"1024","style":"width: 500px; height: 300px;","class":"media-element file-default"}}]] Phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế là hết sức cần thiết khi tham gia chống dịch COVID-19. Ngoài ra, WHO khuyến cáo nhân viên y tế cần có thêm các biện pháp bảo vệ bản thân và ngăn ngừa bị lây nhiễm. Các biện pháp phòng ngừa cho nhân viên y tế tham gia chăm sóc bệnh nhân COVID-19 bao gồm sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân thích hợp PPE, điều này đòi hỏi phải có hoạt động cung ứng, huấn luyện cách sử dụng, cách tiêu huỷ sau khi sử dụng. WHO cho rằng, ngăn chặn COVID-19 là khả thi và ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên theo WHO, tình trạng thiếu PPE đang khiến các bác sĩ, y tá và các nhân viên tuyến đầu khác rơi vào tình trạng nguy hiểm khi chăm sóc bệnh nhân COVID-19. [[{"fid":"2624","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"700","width":"794","style":"width: 500px; height: 441px;","class":"media-element file-default"}}]] Ước tính mỗi tháng, các nhân viên y tế cần đến các trang thiết bị bảo hộ: - 2,3 triệu khẩu trang N95; - 89 triệu khẩu trang y tế; - 30 triệu áo choàng chuyên dụng; - 1,59 triệu kính bảo vệ; - 76 triệu đôi găng tay y tế; - 2,9 triệu lít dung dịch sát khuẩn tay.   Theo Sức khỏe và đời sống

BÍ QUYẾT DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM COVID-19

Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID -19) diễn biến phức tạp, bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm COVID - 19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng giúp nâng cao miễn dịch và phòng chống dịch bệnh. Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người khỏe mạnh chưa mắc bệnh, chế độ ăn không đầy đủ, thiếu cả số lượng và chất lượng vẫn còn rất phổ biến, điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ mắc bệnh.  Sau đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó phòng chống bệnh COVID-19. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng thông qua các bữa ăn hàng ngày Nhiều người Việt có thói quen duy trì 03 bữa chính trong ngày (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối). Tuy nhiên, một số người còn bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Những thói quen này khiến cho tổng năng lượng qua bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh. Để cung cấp đủ năng lượng qua các bữa ăn hàng ngày, chúng ta cần đảm bảo không bỏ bữa, ăn đủ 03 bữa chính, và lưu ý ăn thêm bữa phụ giữa giờ (sữa, sữa chua, hoa quả, đậu/đỗ/hạt ngũ cốc rang/sấy). Bổ sung thực phẩm nhiều đạm (protein) trong các bữa ăn hàng ngày [[{"fid":"2584","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đảm bảo chế độ ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng, hạn chế lây nhiễm COVID-19. Một chế độ ăn đủ đạm (protein) có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh. Chất đạm cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví như những binh lính trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể. Đạm (protein) có nhiều trong các loại thực phẩm sau: Thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ. Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm (protein)/ngày. Mỗi phần đạm (protein) tương đương 40g thịt/cá/tôm, 1 quả trứng gà/vịt, 1 bìa đậu phụ, 1 cốc sữa. Nên phối hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng đạm từ cả nguồn động vật và thực vật để đạt tổng số đạm (protein) cơ thể cần mỗi ngày. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường miễn dịch trong bữa ăn hàng ngày Ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiều vitamin A và caroten (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/xúp - lơ…). Ăn nhiều hơn các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò…). Ăn nhiều hơn thực phẩm nhiều selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo, bò…). Nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng phòng bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phổi ở người cao tuổi. Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin A và omega-3 Đó là cá và các loại hải sản. Cá nên có mặt trong bữa ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần. Vitamin A và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hàng ngày. Ngoài ra, các loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Bổ sung các loại rau, củ, gia vị nhiều hóa thực vật và tinh dầu trong bữa ăn hàng ngày Tăng cường sử dụng, hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm nhiều hóa thực vật và tinh dầu (bạc hà, kinh giới, tía tô…) trong các bữa ăn hàng ngày vì những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao. Có thể uống viên tinh dầu tỏi hoặc 1-2 nhánh tỏi tươi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm. Bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng đặc trị tăng cường sức khỏe giàu năng lượng và đạm Những người cao tuổi, trẻ nhỏ, những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, người thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng thường có chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng. Những người này nên bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm, ví dụ sữa nước hoặc sữa bột tùy theo độ tuổi và bệnh lý nếu có. Mỗi ngày bổ sung không quá 500 calo, tương đương 2 cốc sữa. Nên tham vấn bác sĩ dinh dưỡng hoặc nhân viên y tế để có hướng dẫn lựa chọn sản phẩm phù hợp. Bổ sung các loại vitamin tổng hợp, khoáng chất và dầu cá Chế độ ăn đầy đủ vẫn là phương pháp hữu hiệu trong việc cung cấp các vitamin và khoáng chất trên. Trong trường hợp chế độ ăn không đầy đủ, có thể xem xét uống bổ sung thuốc đa sinh tố chứa vitamin A, vitamin C, vitamin D, kẽm (Zn), và selenium (Se) theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trong giai đoạn dịch COVID – 19. Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm Chỉ cần cảm thấy có chút khô họng phải uống nước ngay. Lưu ý mỗi ngày uống không dưới 1500ml nước ấm. Uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày. Lưu ý một số đối tượng như trẻ em và người cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát mới uống. Không ăn kiêng, hãy ăn đa dạng nhiều thực phẩm Trong giai đoạn này cần phải ăn đa dạng các loại thực phẩm, thực phẩm nhiều màu sắc và dinh dưỡng phong phú. Cố gắng ăn không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị. Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt Những thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng, nhưng gây đầy bụng khó tiêu, không cung cấp đủ đạm và các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ăn chín, uống sôi. Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín. Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm đã nấu chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ. Hạn chế ăn hàng quán. Hạn chế bia rượu, tiệc tùng, tụ tập đông người Hạn chế bia rượu, tiệc tùng, tụ tập đông người để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID - 19 truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhiễm.   Theo Sức khỏe và đời sống

TẠI SAO TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH LẠI LÀ YẾU TỐ GIÚP PHÒNG NGỪA DỊCH COVID-19

COVID-19 những ngày qua vẫn đang trên đà phát triển và lây lan rộng rãi, chưa có xu hướng “giảm nhiệt”. Virus này rất nguy hiểm, gây biến chứng viêm phổi cấp, đe dọa tính mạng người mắc, nhưng vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, vấn đề then chốt là cần tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng thì mới hy vọng có thể phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 hiệu quả. Nguy cơ nào khiến bạn dễ mắc COVID-19? COVID-19 xâm nhập vào cơ thể khi người mắc có quá trình tiếp xúc với mầm bệnh. Vì là chủng virus gây viêm phổi cấp nên chúng dễ lây nhiễm qua đường hô hấp như: Qua giao tiếp, trò chuyện với nguồn bệnh và vô tình hít phải dịch tiết mũi họng, nước bọt,… hoặc do chạm phải các vật chủ chứa mầm bệnh, sau đó đưa tay lên mặt, mũi, miệng,… tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Bên cạnh đó, COVID-19 khi vào cơ thể có diễn biến nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của từng đối tượng cụ thể. Nếu người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu hay mắc kèm những bệnh mạn tính khác thì sẽ dễ nhiễm virus corona và có diễn tiến tăng nặng, từ đó người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm hơn so với những người có hệ miễn dịch tốt. Thông thường, sau khi tiếp xúc và nhiễm phải COVID-19, người mắc thường có những biểu hiện như: + Đau rát cổ họng. + Ho. + Sốt nhẹ. + Khó thở. + Chóng mặt. + Chảy nước mũi. + Người mệt mỏi, ngất xỉu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này ở ngưỡng rất cao. Đến nay, tỷ lệ tử vong của viêm đường hô hấp cấp do chủng COVID-19 mới đang ngày càng tăng cao, khó kiểm soát. Bởi khi virus này xâm nhập vào cơ thể người, nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ gây viêm phổi cấp, lâu dần dẫn tới suy hô hấp, tiến triển suy tạng, gây tử vong. Đặc biệt, tính nghiêm trọng được nhân lên gấp bội ở những người nhiễm virus corona có mắc các bệnh lý mạn tính đi kèm như: Tiểu đường, tim mạch, huyết áp… (những người có hệ miễn dịch suy yếu). Cách phòng tránh virus corona hiện nay là gì? Với nền khí hậu lạnh và độ ẩm cao như hiện nay, Việt Nam chính là nơi có điều kiện thuận lợi để cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh và lây lan khó kiểm soát, trong đó có virus corona. Trước mắt, để phòng tránh dịch COVID-19 , bạn hãy tuân thủ: - Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. - Dùng khăn giấy che mũi, miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi và phải tiêu hủy hoặc bỏ vào thùng rác. - Nên sử dụng đồ ăn, thức uống hàng ngày bằng cách nấu chín, đun sôi. - Sử dụng khẩu trang đúng cách. [[{"fid":"2583","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"546","width":"728","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Đeo khẩu trang giúp hạn chế việc lây nhiễm COVID-19 (ảnh minh hoạ) - Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt/ho. - Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết… - Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. -Tập thể dục, nâng cao sức khỏe. Những biện pháp phòng ngừa này là rất cần thiết, nhưng chỉ là yếu tố bên ngoài. Trong khi muốn ngăn chặn bệnh hiệu quả, cần phải kết hợp phòng từ ngoài vào trong, tức là từ chính bên trong cơ thể mỗi người cần có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tại sao việc tăng cường hệ miễn dịch lại giúp phòng COVID-19 hiệu quả? Theo y học cổ truyền thì “chính khí tồn nội, tà bất khả can”. Có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể là “chính khí” có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh virus, vi khuẩn, trong đó có bệnh do COVID-19, “chính khí” có khỏe thì “tà” không thể xâm nhập. Hệ miễn dịch giống như một “bức tường thành” vững chắc, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus và giúp chúng ta chống chọi với các loại bệnh tật. Để tăng cường miễn dịch hiệu quả, chúng ta cần nắm được hệ miễn dịch của cơ thể có cấu tạo và vai trò như thế nào. Theo phân loại chức năng của hệ miễn dịch, chúng được chia thành 2 dạng cơ bản là hệ miễn dịch không đặc hiệu và hệ miễn dịch đặc hiệu. Hệ miễn dịch không đặc hiệu bao gồm hệ thống da và niêm mạc. Đối với bệnh do COVID-19 thì hệ thống niêm mạc đường hô hấp đóng vai trò rất quan trọng. Niêm mạc đường hô hấp trên bao gồm: Mũi, hầu, họng nếu bị tổn thương (kể cả tổn thương nhẹ) sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho COVID-19 xâm nhập và gây ra các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Hệ miễn dịch đặc hiệu là dạng miễn dịch qua trung gian các tế bào. Cụ thể ở đây là tế bào bạch cầu, lympho-B, lympho-T, đại thực bào… Khi những tế bào này không đủ về số lượng hoặc chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công. Vì thế, việc bảo vệ và tăng cường chức năng các tế bào này có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người, đặc biệt là sự an toàn của gia đình bạn trước dịch COVID-19 hiện nay. Trong bối cảnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu thì việc phòng bệnh bằng cách tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng là yếu tố quyết định giúp chúng ta chống lại dịch COVID-19. Bên cạnh việc bổ sung vitamin, rau xanh, ăn đủ chất, uống nhiều nước, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn sản phẩm chứa nhiều thành phần tăng cường miễn dịch.   Theo Sức khỏe và đời sống

BÉ GÁI 3 THÁNG MẮC COVID-19: CÁCH NÀO PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM CHO TRẺ NHỎ?

PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi TW khuyến cáo, cần giữ vệ sinh sạch sẽ và giảm bớt vấn đề tiếp xúc bề mặt ở trong phòng, nơi sinh hoạt của các em. Đặc biệt người lớn nên hạn chế thói quen ôm ấp, hôn trẻ vì rất dễ lây bệnh qua đường giọt bắn. Hạn chế tiếp xúc bề mặt, giọt bắn Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm. Theo PGS.TS Trần Minh Điển, COVID-19 cũng tương tự như các virus khác là lây truyền qua 2 đường chính đó là đường tiếp xúc trên bề mặt vật dụng và giọt bắn. Do đó, để phòng bệnh COVID-19 thì phải bảo đảm môi trường sạch sẽ, giảm bớt vấn đề về tiếp xúc trên bề mặt ở trong phòng, nơi sinh hoạt của các em bé phải được tiệt trùng, lau chùi sạch sẽ. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của COVID-19. Vấn đề thứ hai đó là giọt bắn, nếu người lớn vô tình ôm ấp, hôn trẻ thì có thể gây ra tình trạng giọt bắn, người nhiễm bệnh có thể lây cho các cháu, cho nên cần giảm bớt các hành động đó. Đặc biệt vấn đề vệ sinh cá nhân rất quan trọng, phụ huynh cần chú ý giữ gìn trẻ ấm ấp trong thời tiết mùa đông. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối cho họng sạch sẽ. Giữ môi trường thông thoáng, dinh dưỡng đầy đủ ThS.BS. Nguyễn Hoàng Yến – Trưởng khoa Nhi Hô hấp, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ khuyến cáo, khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần chú ý đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát. "Mỗi ngày nên thực hiện mở cửa sổ hoặc cửa phòng 2-3 lần, nhất là lúc trời nắng (mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút  đến 1 giờ) để đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông. Cần tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh hoặc chơi ngoài trời quá lâu khi thời tiết chuyển mùa như hiện tại vì điều này sẽ khiến hệ thống bảo vệ đường hô hấp của trẻ suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công" - BS. Yến tư vấn. Chuyên gia Nhi khoa cũng khuyến cáo cần cho trẻ ăn uống đầy đủ với chế độ dinh dưỡng hợp lý (giàu vitamin và khoáng chất) để đảm bảo tăng sức đề kháng, chú ý giữ ấm cơ thể và cho trẻ mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt cần giữ ấm cổ khi trời lạnh. Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy mũi… kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm COVID-19, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời. Đối với người chăm sóc trẻ, cần hạn chế đi lại nơi đông người, hạn chế đi vào vùng công bố dịch hoặc đã có người nhiễm COVID-19. Khi tiếp xúc với người ốm cần đeo khẩu trang, thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, mỗi lần kéo dài tối thiểu 20 giây. Trẻ đi học, phòng COVID-19 cách nào? PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Nội khuyến cáo với những trẻ đi học thì nên được gia đình tập cho ý thức rửa tay, rửa tay ở nhà, rửa tay khi đến lớp và sau khi chơi đồ chơi, đeo khẩu trang. Tuy nhiên việc đeo khẩu trang ở trẻ nhỏ rất khó, cha mẹ cần động viên, hướng dẫn con cách làm. Nhà trường cũng cần có trách nhiệm trong việc khử trùng, giữ vệ sinh lớp học để tránh nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan bệnh cho trẻ bằng cách: Sát khuẩn toàn bộ đồ chơi, dụng cụ của trẻ vì dịch tiết qua đường mũi, mắt thường rất nhiều trên các đồ chơi.  Hạn chế các lớp quá đông người, nên chia nhỏ nhóm vì tập trung đông học sinh thì mật độ lây nhiễm cao hơn bình thường.  Các gia đình có con bị ốm thì nên cho trẻ ở nhà ở nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ giúp nâng sao sức đề kháng, chống lại bệnh tật - PGS. Thuý thông tin.   Theo Sức khỏe và đời sống

Trang