CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

“CHIẾN SĨ ÁO TRẮNG”- GIAN NAN CÔNG TÁC PHÒNG DỊCH COVID-19

Vất vả, áp lực, hiểm nguy là những gì đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn phải đối mặt. Là những “chiến sĩ” trên tuyến đầu phòng dịch, bằng niềm tin và trách nhiệm của người thầy thuốc, các cán bộ, nhân viên Bệnh viện đã hy sinh niềm hạnh phúc riêng mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. [[{"fid":"2616","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hình ảnh người điều dưỡng đều đặn 3 bữa một ngày, mang đồ ăn đến từng phòng đã trở nên quen thuộc với những người bệnh đang thực hiện cách ly tại Bệnh viện. Không chỉ từng bữa ăn mà cả những vật dụng cá nhân phục vụ sinh hoạt của người bệnh cũng đều được các điều dưỡng chăm lo đầy đủ. Điều dưỡng Lương Thị Minh chia sẻ: “hàng ngày ngoài 3 bữa ăn chúng tôi mang đến từng phòng, nếu người bệnh có nhu cầu mua thêm thứ gì thì viết ra giấy, chị em chúng tôi lại thay phiên nhau đi mua bổ sung, có khi nửa đêm, người bệnh nhờ đi mua đồ dùng, chúng tôi cũng không từ chối. Nhiều người bệnh không có tiền, chị em điều dưỡng lại ứng tiền của mình mua đồ cho họ dùng trước”. [[{"fid":"2617","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Để thường trực chăm sóc bệnh nhân tốt hơn và tránh các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng, các bác sĩ, điều dưỡng tạm gác tình cảm cá nhân, sắp xếp việc gia đình, mang theo tư trang vào khu vực điều trị cách ly này đã hơn một tháng qua. Điều dưỡng Minh tâm sự: “Sau khi trực tết, tôi về nhà một lần, sau đó ở lại bệnh viện làm việc liên tục từ ngày 28/1/2020 đến nay. Các con tôi phải gửi về quê, mỗi lần gọi điện thoại về nói chuyện là con gái 3 tuổi của tôi lại khóc đòi mẹ, rồi cả mẹ cả con cùng khóc. Từ đấy tôi cũng không dám gọi về nhà, sợ lại không cầm được nước mắt. Tôi rất lo và nhớ con, nhưng nghĩ rằng nhiệm vụ lúc này là vô cùng quan trọng, đồng nghiệp làm được thì tôi cũng làm được, mình cố gắng làm tốt nhiệm vụ, dịch bệnh sớm kết thúc để sớm được về với gia đình”. [[{"fid":"2618","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hiện nay, có 3 bác sĩ và 6 điều dưỡng làm nhiệm vụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe người bệnh tại khu vực cách ly. Thường trực 24/24 giờ, thường xuyên tiếp xúc với những người có biểu hiện sốt, ho, có nguy cơ cao, các bác sĩ, điều dưỡng không tránh khỏi lo lắng, chỉ khi bệnh nhân có kết quả âm tính họ mới thở phào nhẹ nhõm. Công việc chuyên môn tuy không quá vất vả nhưng áp lực tinh thần với các bác sĩ và điều dưỡng là yếu tố khó khăn nhất. Người bệnh cách ly thường tìm cách bỏ trốn, không hợp tác, thậm chí chửi mắng, xúc phạm nhân viên y tế; người nhà người bệnh còn gây áp lực, đe dọa, đòi nhân viên y tế thả người trong khu cách ly. Bác sĩ Nguyễn Quang Lương - Phụ trách Khoa Truyền nhiễm chia sẻ: “Bên cạnh khó khăn do thiếu các trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch thì chúng tôi còn phải chịu áp lực lớn về tinh thần. Một mặt vừa lo nhiễm bệnh, không dám về nhà, sợ lây cho người thân và cộng đồng, mặt khác lại chịu áp lực từ phía người bệnh và người nhà người nhà người bệnh. Từ khi số điện thoại của tôi đăng ký là đường dây nóng, mỗi ngày tôi phải tiếp nhận hàng trăm cuộc điện thoại, vừa có người dân cần giải đáp về dịch bệnh, nhưng cũng có người nhà người bệnh đe dọa đòi thả người trong khu cách ly,… có những hôm vừa ăn cơm vừa trả lời điện thoại, nửa đêm cũng phải nghe những cuộc gọi đe dọa,…Tuy nhiên, với trọng trách được giao, chúng tôi luôn làm việc hết mình để điều trị cho bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe, đồng thời làm công tác tư tưởng, động viên người bệnh yên tâm ở lại cách ly theo quy định”. [[{"fid":"2619","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Chị Lưu Hải Châu – Điều dưỡng Trưởng Khoa Truyền nhiễm cho biết: “Trực tiếp theo dõi, chăm sóc sức khỏe hằng ngày cho những người trong khu vực cách ly, vừa phải chăm sóc tốt cho người bệnh, tôi cũng vừa phải chú ý nắm bắt tâm tư của họ. Vào cách ly mỗi người mỗi tính cách và hoàn cảnh khác nhau nên phải thường xuyên gần gũi, chia sẻ với họ và nói cho họ hiểu về các nguy cơ, diễn biến dịch bệnh; các quy định của pháp luật, các biện pháp phòng chống dịch bệnh,… để tuyên truyền cho họ hiểu và yên tâm ở lại cách ly điều trị. Có một số người bệnh hiểu được thì hợp tác tốt với nhân viên y tế, một số người bệnh phải mất nhiều thời gian động viên, tuyên truyền mới chịu hợp tác. Vẫn biết là khó khăn nhưng đây là trách nhiệm nên tôi cố gắng làm hết sức mình”. [[{"fid":"2621","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"978","width":"590","style":"width: 500px; height: 829px;","class":"media-element file-default"}}]] Nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm thông cho sự khó khăn, vất vả mà những “chiến sĩ áo trắng” đang phải đối mặt. Sự xa lánh, kỳ thị của một số người chưa hiểu rõ về dịch bệnh lại vô tình tạo nên sự mặc cảm, tự ti cho nhân viên y tế làm việc tại khu cách ly. Bác sĩ Lương chia sẻ thêm: “Khi người bệnh trong đợt cách ly trước đều có kết quả xét nghiệm âm tính với dịch bệnh Covid-19, các bệnh nhân được ra viện thì tôi cũng về thăm nhà. Thế nhưng gặp người quen, hàng xóm ai cũng xa lánh, không dám nói chuyện. Có người còn hỏi tôi, sao không ở luôn khu cách ly còn về làm gì, không may lại lây bệnh cho mọi người. Nhiều khi thấy buồn lắm nhưng lại tự động viên mình cố gắng để tránh lây bệnh cho người thân và cộng đồng”. Đồng cảm với những khó khăn, vất vả của các bác sĩ, điều dưỡng, chị N.T.T, 29 tuổi ở Hậu Giang cho biết: “Thời gian cách ly điều trị tại Bệnh viện, tôi rất thương các bác sĩ và điều đưỡng đang làm việc ở đây, họ vất vả ngày đêm chăm lo cho chúng tôi giống như người thân vậy.Thiếu gì, cần gì chúng tôi cũng gọi, cũng nhờ các chị điều dưỡng. Bị cách ly thế này buồn lắm, nhưng mà được các anh chị ấy quan tâm, dộng viên cũng vơi bớt nỗi buồn. Thương các anh chị ấy vất vả nên tôi cũng cố gắng chấp hành tốt cũng là vì sức khỏe của bản thân và gia đình mình. Còn một ngày nữa là tôi được về nhà, tôi rất cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng đã chăm sóc cho tôi trong thời gian tôi ở Bệnh viện. Sự chu đáo, nhiệt tình của các anh chị ở đây khiến tôi không bao giờ quên được”. Sẽ còn thật nhiều những khó khăn, vất vả bởi công tác phòng, chống dịch Covid-19 còn cả một chặng đường. Lựa chọn gác lại những hạnh phúc thường ngày của bản thân để cống hiến vì trọng trách cao cả, người “chiến sĩ áo trắng” vẫn đang ngày đêm nỗ lực, quyết tâm cùng với cả tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI TÁN SỎI THẬN BẰNG ỐNG SOI MỀM

Các bác sĩ khoa Ngoại Tiết niệu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) vừa phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện E Hà Nội triển khai kỹ thuật nội soi tán sỏi thận bằng ống soi mềm tại Bệnh viện. Đây là kỹ thuật hiện đại, giúp trị sỏi triệt để, an toàn, thời gian hồi phục nhanh, tránh các tai biến nguy hiểm so với phẫu thuật điều trị sỏi trước đây. [[{"fid":"2614","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2612","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Tán sỏi nội soi bằng ống mềm qua đường tự nhiên cho bệnh nhân H Bệnh nhân Vy Thị H (34 tuổi, ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng) vào viện do đau vùng hố thắt lưng trái, tiểu buốt. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán sỏi bể thận trái và trong đài thận, kích thước 1,5cm. Bác sỹ chỉ định tán sỏi nội soi bằng ống mềm qua đường tự nhiên cho bệnh nhân H. Sau khoảng 1 giờ, ca tán sỏi thành công, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và có thể xuất viện sau 1 – 2 ngày. Trước đây, các trường hợp bệnh lý sỏi thận thường có chỉ định mổ mở để lấy sỏi, tán sỏi qua da hoặc phải chuyển tuyến trên điều trị. Bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, nguy cơ chảy máu cao, thời gian hồi phục chậm; trường hợp có sỏi nằm ở vị trí phức tạp, phương pháp mổ mở sẽ không thể lấy hết sỏi, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Tán sỏi ống mềm là kỹ thuật hiện đại nhất, đang được áp dụng tại các bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Kỹ thuật này được thực hiện bằng việc đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản - bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi... Mọi thao tác của kỹ thuật đều thực hiện qua đường tự nhiên, không xâm lấn, giúp bảo tồn tối đa chức năng thận, trị sỏi triệt để, an toàn; người bệnh không đau, hồi phục nhanh chóng và có thể ra viện sau 1 - 2 ngày. [[{"fid":"2613","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1656","width":"1242","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Sau 1 ngày tán sỏi, bệnh nhân H ngồi dậy, đi lại được và chuẩn bị ra viện Việc triển khai và làm chủ kĩ thuật nội soi tán sỏi bằng ống soi mềm – một kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh lý sỏi thận giúp người dân trong tỉnh có thêm lựa chọn phương pháp điều trị mới, hiệu quả, an toàn mà không phải chuyển tuyến. Qua đó khẳng định sự phát triển mạnh mẽ về chất lượng chuyên môn của Bệnh viện nhằm mang đến dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho nhân dân.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG HỘ LÝ

[[{"fid":"2608","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 423px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2609","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 423px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2610","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 384px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

ĐƯA VÀO SỬ DỤNG MÁY ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG TOÀN THÂN BẰNG TIA X

Từ ngày 2/3/2020, máy đo mật độ xương toàn thân bằng tia X Medix DR – Medilink (Pháp) do Nguồn ngân sách của Tỉnh hỗ trợ bắt đầu được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"2605","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đo mật độ xương bằng tia X là phương pháp giúp chẩn đoán xác định bệnh loãng xương. Máy đo mật độ xương toàn thân bằng tia X của Bệnh viện có tính năng tương tự và hiện đại hơn các máy phổ biến của các bệnh viện tuyến Trung ương. Máy đo mật độ xương toàn thân sẽ giúp các bác sĩ của BVĐK có điều kiện chẩn đoán tốt hơn, qua đó phát hiện, theo dõi và điều trị tốt cho người bệnh loãng xương; giúp người dân không phải chuyển lên tuyến trên, tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị. Đo mật độ xương được chỉ định cho các trường hợp: Chỉ định đo tầm soát: - Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi, dù có hay không có các yếu tố nguy cơ loãng xương. - Tất cả những phụ nữ tiền mãn kinh, sau mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi có yếu tố nguy cơ loãng xương, bao gồm: tiền sử gãy xương ở tuổi sau 50, có thân nhân (cha mẹ, anh chị  em) từng bị gãy xương, người da trắng, người cao tuổi, mất trí nhớ; hút thuốc lá, nghiệm rượu bia, trọng lượng thấp < 40kg, thiếu estrogen, thiếu canxi… - Những người trưởng thành có bệnh lý gây mất xương như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, hoặc dùng thuốc nhóm glucocorticoidkéo dài trên 3 tháng. - Phụ nữ sử dụng hormon thay thế trong thời gian dài, phụ nữ mãn kinh hay đã cắt buồng trứng trước 40 tuổi. -Người sau phẫu thuật xương khớp, thay khớp một thời gian. [[{"fid":"2606","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chỉ định đo bắt buộc: - Đau xương cấp và mạn tính. - Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy. - Đau ngực, khó thở… do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống - Gãy xương: Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương. - Đo mật độ xương để theo dõi kết quả điều trị cho những người đang điều trị loãng xương. Chống chỉ định: - Phụ nữ có thai. - Bệnh nhân sử dụng các chất sau trong 7 ngày: thuốc cản quang chứa iod, Baryt, đồng vị phóng xạ. Khi đo mật độ xương, người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế sẽ được BHYT chi trả chi phí theo quy định. Đối với người bệnh không có thẻ BHYT sẽ phải thanh toán như sau: - Đo mật độ xương 1 vị trí: 82.300đ/ca - Đo mật độ xương 2 vị trí: 141.000đ/ca.  

AGRIBANK LẠNG SƠN TẶNG 808 SUẤT QUÀ TRI ÂN CÁN BỘ, NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN

Sáng 26/2/2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (Agribank Lạng Sơn) đã đến thăm và tặng 808 suất quà tri ân các cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) nhân dịp Kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2020). [[{"fid":"2602","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2603","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đây là món quà mang ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn đối với tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi các thầy thuốc đang phải gác lại niềm hạnh phúc riêng để tập trung cho công tác phòng chống dịch Covid–19. Tại buổi gặp mặt, Ông Trịnh Xuân Đoan - Giám đốc Ngân hàng Agribank Chi nhánh Lạng Sơn đã ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp to lớn, tinh thần tận tụy vì nhân dân của các thầy thuốc BVĐK đã không quản ngày đêm làm tốt công tác khám, chữa bệnh; phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. Bệnh viện xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ngân hàng Agribank Lạng Sơn. Hy vọng Bệnh viện và Ngân hàng sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài, hợp tác cùng phát triển.  

TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỨC KHỎE NHÂN DÂN” CHO Y, BÁC SĨ BỆNH VIỆN

Sáng 26/2/2020, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã diễn ra lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” của Bộ trưởng Bộ Y tế cho 8 cán bộ là y, bác sĩ và 1 cá nhân ngoài ngành Y tế vì “Đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”. Các y, bác sĩ được nhận Kỷ niệm chương đều là những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của Bệnh viện và ngành Y tế tỉnh Lạng Sơn. Cá nhân ngoài ngành Y tế là bà Hoàng Thị Dần (Phường Tam Thanh – TP Lạng Sơn) đã có 12 năm nấu cháo tình thương giúp đỡ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện. Được Bộ Y tế tặng Kỷ niệm chương  “Vì sức khỏe nhân dân” là niềm vinh dự và tự hào của các cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện, qua đây tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện sẽ có thêm niềm tin và động lực để cống hiến nhiều hơn nữa cho ngành Y tế tỉnh nhà. [[{"fid":"2599","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"2600","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN HIẾN MÁU CỨU NGƯỜI BỆNH

Khoảng 2h sáng ngày 16/2/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhận được yêu cầu cung cấp máu nhóm AB hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân thai ngoài tử cung tại TTYT huyện Đình Lập. Lúc này tại BVĐK đã hết nhóm máu AB dự trữ nên kíp trực đã thông báo thông tin tới các thành viên của CLB Ngân hàng máu sống BVĐK. Nhận được tin báo, điều dưỡng Lê Trọng Huấn (Khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng) nhanh chóng đến Bệnh viện và hiến 1 đơn vị máu để chuyển đến TTYT huyện Đình Lập kịp thời cấp cứu cho người bệnh. Điều dưỡng Huấn là thành viên Ngân hàng máu sống của Bệnh viện, đây là lần thứ 4 anh tham gia hiến máu tình nguyện, cung cấp máu điều trị cho người bệnh. [[{"fid":"2581","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Điều dưỡng Lê Trọng Huấn (Khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng) hiến máu cấp cứu người bệnh Thời gian qua, Ngân hàng máu sống của Bệnh viện đã phát huy tốt vai trò trong việc vận động các thành viên tham gia hiến máu, cung cấp lượng máu lớn phục vụ điều trị cho người bệnh, đặc biệt là kịp thời cấp cứu cho nhiều bệnh nhân nguy kịch.

LÃNH ĐẠO SỞ VÀ CÔNG ĐOÀN NGÀNH Y TẾ THĂM, TẶNG QUÀ CHO CÁN BỘ VÀ NGƯỜI BỆNH TẠI KHU CÁCH LY

Sáng 14/2/2020, Đại diện Lãnh đạo Sở và Công đoàn Ngành Y tế đã đến thăm hỏi, động viên các bác sĩ, điều dưỡng đang làm việc tại khu cách ly của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"2578","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Phan Lạc Hoài Thanh – Phó Giám đốc Sở Y tế đánh giá cao sự tích cực, chủ động của Bệnh viện trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời động viên bác sĩ, điều dưỡng làm việc tại khu cách ly và toàn thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện tiếp tục đoàn kết, chung tay hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch. [[{"fid":"2579","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lãnh đạo Sở và Công đoàn Ngành Y tế đã tặng quà động viên cho bác sĩ, điều dưỡng và người bệnh đang điều trị tại khu cách ly tại Bệnh viện. Đây là món quà mang ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn, giúp người bệnh yên tâm điều trị, cán bộ Bệnh viện vững tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

DẪN LƯU NÃO THẤT KẾT HỢP BƠM TIÊU SỢI HUYẾT CỨU SỐNG BỆNH NHÂN 86 TUỔI XUẤT HUYẾT NÃO NẶNG

Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa cứu sống bệnh nhân 86 tuổi bị xuất huyết não nặng bằng sự kết hợp kỹ thuật dẫn lưu não thất và tiêu sợi huyết. Bà Nguyễn Thị K (86 tuổi, ở Văn An, Văn Quan) vào viện ngày 29/12/2019 trong tình trạng hôn mê, liệt nửa người, được chẩn đoán xuất huyết não thất. Bệnh nhân tổn thương não rất nặng kèm theo tăng huyết áp, tuổi cao, thể trạng kém. Đây là những yếu tố khó khăn, dễ có các tai biến trong gây mê phẫu thuật và hồi sức cho bệnh nhân; đòi hỏi bác sĩ điều trị phải có trình độ chuyên môn cao thực hiện. Ngay lập tức, bệnh nhân K được các bác sĩ hội chẩn, đưa hướng xử trí phẫu thuật dẫn lưu não thất kết hợp bơm thuốc tiêu sợi huyết. Bệnh nhân được phẫu thuật đưa ống dẫn lưu chuyên dụng vào não thất. Sau khi đã chắc chắn ống dẫn lưu đưa vào não thất, các bác sĩ tiếp tục bơm thuốc tiêu sợi huyết Alteplase vào não thất để làm tan khối máu tụ. Sau phẫu thuật 1 ngày, bệnh nhân K tỉnh, chân tay tự co được. Tuy nhiên tổn thương não lớn và tuổi cao sức khỏe yếu bệnh nhân K tiếp tục điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Đến nay, sau hơn 1 tháng điều trị, sức khỏe bệnh nhân K tiến triển tốt, nói chuyện được, tình trạng não đã ổn định. Dự kiến trong vài ngày tới, bà K sẽ được xuất viện và tập luyện vận động tại nhà. [[{"fid":"2563","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sức khỏe bệnh nhân K tiến triển tốt, nói chuyện được, tình trạng não đã ổn định Dẫn lưu não thất và Tiêu sợi huyết là những kỹ thuật mới mà các bác sỹ BVĐK được đào tạo và nhận chuyển giao từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong năm 2019. Nhờ các kỹ thuật này, người bệnh đột quỵ não sẽ không phải chuyển tuyến trên, làm giảm nguy cơ tử vong và chi phí điều trị.   Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường – Khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực

NGƯỜI DÂN CẦN ĐEO KHẨU TRANG KHI ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN

Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV) đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan nhanh chóng, vì vậy Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) khuyến cáo người dân khi đến nơi đông người, đặc biệt là khi đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện cần phải đeo khẩu trang để phòng bệnh. Bệnh viêm phổi cấp do virus Corona là một bệnh lý đường hô hấp, lây từ người sang người chủ yếu qua tiếp xúc gần. Bệnh đang diễn biến phức tạp khi số người nhiễm và tử vong không ngừng tăng tên. Hiện nay, phương pháp phòng bệnh được khuyến cáo là rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch có chứa cồn và đeo khẩu trang đúng cách khi đến nơi đông người, nơi có nguy cơ cao như bệnh viện. Tuy nhiên tại BVĐK vẫn ghi nhận nhiều trường hợp người bệnh và người nhà người bệnh không đeo khẩu trang trong khu vực Bệnh viện, tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh rất cao. Vì vậy, Bệnh viện khuyến cáo người dân khi đến khám, chữa bệnh hoặc đến thăm và chăm sóc người nhà cần lưu ý đeo khẩu trang đúng cách trong khu vực Bệnh viện, khi tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là với người đang mắc các bệnh đường hô hấp; có thể dùng khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường để phòng bệnh. [[{"fid":"2561","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 438px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách đeo khẩu trang đúng Với khẩu trang vải thông thường người dân cần: - Che kín cả mũi và miệng. - Tránh sợ tay vào khẩu trang khi đeo. - Tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra. - Khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo. - Nên thường xuyên giặt sạch khẩu trang với xà phòng để dùng lại. - Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh. Đối với khẩu trang y tế thông thường, cần: - Đeo mặt màu sẫm ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên (khi đeo chỉnh kẹp nhôm để ôm sát vùng mặt, mũi phí trên). - Che kín cả mũi lẫn miệng. - Tránh dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra. - Khi tháo khẩu trang ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo và cho vào thùng rác. - Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.

Trang