CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

NGỘ ĐỘC RƯỢU NGÂM RỄ CÂY RỪNG, 2 NGƯỜI ĐÀN ÔNG RƠI VÀO NGUY KỊCH

Ngày 08/8/2024, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận hai trường hợp bệnh nhân nam (địa chỉ: Văn Quan – Lạng Sơn) vào viện trong trạng thái co giật, hôn mê sâu và ngừng thở. Theo lời kể của người nhà, trước vào viện, 02 bệnh nhân có sử dụng rượu ngâm rễ cây (nghi ngờ là rễ cây hồi, gia đình sử dụng để xoa bóp ). Sau uống rượu hai bệnh nhân xuất hiện kích thích, co giật, gọi hỏi không trả lời kèm tím tái toàn thân. Gia đình đưa hai bệnh nhân tới Bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ xác định chẩn đoán tình trạng ngộ độc cấp tính, diễn biến phức tạp, nguy cơ tử vong cao. Xét nghiệm cho thấy tình trạng suy đa tạng, tiêu cơ vân cấp, toan chuyển hóa nặng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não đã cho thấy tổn thương. Các biện hồi sức tích cực được nhanh chóng thực hiện, 02 bệnh nhân đã được đặt ống nội khí quản, thở máy, sử dụng các loại thuốc hỗ trợ. Sau 3 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, tình trạng lâm sàng của hai bệnh nhân đã có xu hướng cải thiện, thoát hôn mê, dấu hiệu toan chuyển hóa hồi phục và đã được rút ống nội khí quản, thở oxy. Tuy nhiên các xét nghiệm cho thấy tình trạng tiêu cơ vân còn rất nặng nề, nguy cơ suy thận tiến triển nên hai bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. [[{"fid":"5948","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1926","width":"2568","style":"text-align: center; width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Hai bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Sử dụng các loại thực vật ( hoa, lá, thân, rễ ) ngâm rượu là thói quen của nhiều người dân trong địa phương để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như uống, làm thuốc, xoa bóp... Tùy vào tính chất có trong các loại thực vật sẽ có tác dụng khác nhau. Cây Hồi (tên khoa học là Illicium Verum Hook) là loại cây được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía bắc, đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn với tính ứng dụng cao trong đời sống ẩm thực, văn hóa và một loại thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, trong thân, rễ, lá của cây Hồi có hàm lượng chất độc tính là Veranisatin, nếu sử dụng nhiều, kéo dài, đặc biệt sử dụng cùng rượu – nhất là đường uống sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương các tế bào thần kinh gây hôn mê, co giật và có thể nguy hiểm đến tính mạng. [[{"fid":"5949","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1920","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Rượu, rễ cây Hồi hai bệnh nhân đã sử dụng để uống   Khuyến cáo bà con địa phương : Không sử dụng các loại thực vật không rõ nguồn gốc, độc tính. Không dùng các loại thực vật ngâm rượu xoa bóp để uống, chế biến đồ ăn, không nên uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Đồng thời, không nên uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị. Khi có triệu chứng ngộ độc như nôn, buồn nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng hay đặc biệt như hôn mê, co giật, mất ý thức, phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ Nguyễn Thành Đô – Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc  

HỘI CHẨN KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA CÙNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Chiều ngày 8/8/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tham gia chương trình “Tư vấn, khám chữa bệnh từ xa” của Bệnh viện Bạch Mai với phần hội chẩn ca bệnh của Khoa Nội Tổng hợp, xin ý kiến điều trị bệnh nhân viêm phổi – áp xe phổi. Chủ trì chương trình tư vấn của Bệnh viện Bạch Mai là PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển – Phó Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Y dược Bạch Mai. [[{"fid":"5945","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Trong chương trình, các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã tư vấn chi tiết về việc thực hiện một số xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị, liều lượng sử dụng các loại thuốc phù hợp trên bệnh nhân… Qua buổi hội chẩn, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã có thêm hướng điều trị tốt hơn cho bệnh nhân viêm phổi, áp xe phổi. Thời gian qua, bác sĩ ở các chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn luôn cập nhật những khuyến cáo mới trong chẩn đoán, điều trị theo phác đồ trong nước và của Thế giới, thường xuyên hội chẩn từ xa với các bệnh viện tuyến trung ương xin ý kiến điều trị với những bệnh nhân khó, bệnh nhân nặng. Qua đó, các bác sĩ Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đã nắm bắt thêm cơ hội điều trị cho bệnh nhân, nhiều ca bệnh nặng điều trị thành công ra được viện, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm thiểu số bệnh nhân phải chuyển tuyến trên điều trị. [[{"fid":"5946","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khám chữa bệnh từ xa là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục tham gia báo cáo, hội chẩn các ca bệnh với các bệnh viện tuyến trung ương để nâng cao hơn nữa chất lượng khám và điều trị cho nhân dân trong tỉnh.

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ NĂM 2024

Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Dù ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 22,7% năm 2015 và 45,4% năm 2020 theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng. Đây là con số đáng lo ngại và chính điều này trở thành nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng to lớn tới mầm non tương lai của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 2024, Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ diễn ra từ ngày 01/8 đến 07/8, với chủ đề "Thu hẹp khoảng cách – Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương". Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024 nhấn mạnh việc giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và trẻ em. Chương trình đặc biệt hướng đến việc hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong những hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm rằng không một người mẹ nào bị bỏ rơi, đặc biệt là những phụ nữ yếu thế có thể cần được hỗ trợ thêm. Chiến dịch này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các mẹ cảm thấy bớt đơn độc trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, từ đó giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh có liên quan đến việc cho con bú. Theo WHO, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Cùng với đó, sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc cho con bú mẹ thường xuyên còn giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ, giúp người mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ béo phì và bệnh mạn tính cho trẻ sau này. [[{"fid":"5943","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 703px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Do vậy cần cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau khi sinh, điều này sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh. Nuôi con bằng sữa mẹ là việc cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Trong thời gian đó, mẹ không cần bổ sung cho bé thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả việc uống nước. Từ 6 tháng tuổi trở đi, vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với việc ăn dặm đầy đủ các nhóm thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, tình trạng sức khỏe của trẻ mà mẹ có thể tiếp tục cho bú tới 24 tháng tuổi rồi tiến hành cai sữa. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ và sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện: Lợi ích đối với trẻ Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất bao gồm: - Cung cấp dinh dưỡng: Sữa mẹ cung cấp gần như đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ như: Vitamin, khoáng chất, đạm, protein và chất béo… Bên cạnh đó, sữa mẹ chứa nhiều đạm dễ tiêu hóa giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tối đa, nhất là trong giai đoạn sơ sinh khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. - Cung cấp kháng thể tự nhiên vô giá: Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn. Đặc biệt sữa mẹ là một thực phẩm hoàn toàn sạch, bé lại uống trực tiếp nên rất đảm bảo vệ sinh, an toàn. - Giảm nguy cơ mắc bệnh: Nghiên cứu đã cho thấy, trẻ bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ dị ứng, sâu răng, giúp phát triển xương hàm, răng, giọng nói, khuôn mặt tốt hơn. Đặc biệt, sữa mẹ giàu dinh dưỡng nhưng việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lại không khiến bé tăng cân quá mức gây thừa cân, béo phì, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Đồng thời, trẻ bú sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Viêm tai giữa, bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh, nhiễm tụ cầu, rối loạn đường ruột, tiểu đường, huyết áp.  - Giúp trẻ thông minh hơn: Nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu do sữa mẹ rất giàu HMO – thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ. - Giúp trẻ gần gũi với mẹ hơn: Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tạo ra sự gần gũi về thể chất khi mẹ vừa tiếp xúc da thịt vừa giao tiếp bằng mắt với con. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và bé. Lợi ích đối với mẹ - Hỗ trợ giảm cân: Việc cho con bú sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó giúp mẹ giảm cân nhanh hơn. - Giúp tử cung co lại nhanh hơn: Thời kỳ mang thai, tử cung phải giãn ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và dần co lại sau khi em bé ra đời. Khoa học đã chứng minh, khi cho con bú, lượng hormone oxytocin trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao, giúp co thắt tử cung, giảm chảy máu, để tử cung sớm trở lại kích thước như trước khi mang thai. - Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh: trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện ngay sau khi sinh con. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ cho con bú có thể ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm. - Giảm nguy cơ mắc bệnh tật: Việc cho con bú sớm sau khi sinh có thể giúp tuyến sữa của mẹ được thông suốt, hạn chế nguy cơ bị ung thư vú, viêm tắc vú,… Thêm vào đó, phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như huyết áp cao, viêm khớp, mỡ máu cao, tim mạch và tiểu đường tuýp 2. - Giảm nguy cơ loãng xương: Cơ thể mẹ tuy cần nhiều canxi cho việc tạo sữa nhưng người ta nhận thấy rằng khi cai sữa cho trẻ, mật độ xương sẽ trở về như trước khi mang thai, thậm chí còn cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các bà mẹ không cho con bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ sinh ra cần được bú được bú sữa non sớm, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Vì những lợi ích trên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện./.

570 SUẤT ĂN TỪ “BỮA CƠM CÔNG ĐOÀN” DÀNH CHO ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), trưa 6/8/2024, Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” nhằm tri ân và cảm ơn người lao động đã cống hiến, đóng góp vào sự phát triển của đơn vị. Tham dự chương trình có các đồng chí trong Ban lãnh đạo Bệnh viện, BCH Công đoàn Bệnh viện, cùng 570 đoàn viên, người lao động. [[{"fid":"5938","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] “Bữa cơm Công đoàn” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn “Bữa cơm Công đoàn” được tổ chức tập trung tại Hội trường tầng 5, Bệnh viện với những suất cơm giúp đoàn viên, người lao động có thêm bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng trong những ngày làm việc nắng nóng. Mỗi suất cơm trị giá 50 nghìn đồng. Đây là những suất cơm được Ban chấp hành Công đoàn, cán bộ nhân viên Bệnh viện chung tay góp sức chuẩn bị với kinh phí trích từ quỹ hoạt động thường xuyên của công đoàn cơ sở. [[{"fid":"5939","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ Trương Quý Trường - Giám đốc Bệnh viện phát biểu tại chương trình Chương trình “Bữa cơm công đoàn” cho đoàn viên, người lao động là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của tổ chức công đoàn dành cho người lao động, bày tỏ sự biết ơn người lao động đã luôn đồng hành cùng Bệnh viện; động viên đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua vượt khó, sáng tạo, phát huy phẩm chất của người thầy thuốc “Lương Y như từ mẫu”. Đồng thời tạo điều kiện giúp người lao động, tổ chức công đoàn và lãnh đạo đơn vị chia sẻ tâm tư, tình cảm, tạo nên bầu không khí đoàn kết, thấu hiểu, tạo dựng niềm tin, sự gắn bó của đoàn viên, người lao động đối với tổ chức công đoàn trong Bệnh viện. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của viên chức, người lao động và góp phần xây dựng mối quan hệ ổn định, hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động.

THĂM HỎI, TẶNG QUÀ ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN BỊ ẢNH HƯỞNG ĐỢT MƯA KÉO DÀI

Sáng 02/8/2024, Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên các đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng do đợt mưa kéo dài từ ngày 29/7 – 31/7/2024. Trong đợt mưa lớn vừa qua, BCH Công đoàn Bệnh viện đã rà soát và thống kê có 11 gia đình của viên chức, người lao động của BVĐK bị ngập úng. Các gia đình bị  hỏng nhiều trang thiết bị, đồ gia dụng như máy bơm, tủ lạnh, máy giặt, xe máy… Tại buổi thăm hỏi, bác sĩ Trương Quý Trường – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Bệnh viện và bác sĩ Bạch Ngọc Sỹ - Phó Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện đã gửi lời động viên, chia sẻ khó khăn với các đoàn viên công đoàn. Đảng uỷ, Ban lãnh đạo Bệnh viện, BCH Công đoàn mong muốn các đoàn viên sớm ổn định cuộc sống, khắc phục thiên tai để yên tâm công tác. [[{"fid":"5931","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5932","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1707","width":"2560","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Đảng uỷ, Ban lãnh đạo, Công đoàn Bệnh viện chia sẻ khó khăn với người lao động bị ảnh hưởng bởi mưa lớn Nhân dịp này, Công đoàn Bệnh viện đã trao kinh phí hỗ trợ cho các đoàn viên với tổng kinh phí 11 triệu đồng. Đây là sự động viên ý nghĩa, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, sự quan tâm, động viên kịp thời của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo đời sống của người lao động. Qua đó, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, gắn bó, nỗ lực vì sư phát triển chung của Bệnh viện. [[{"fid":"5933","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"5934","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"4160","width":"6240","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]]

THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỌC VIÊN THỰC HÀNH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Ngày 8/7/2024, Sở Y tế Lạng Sơn công bố Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. [[{"fid":"5922","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1970","width":"2560","style":"width: 500px; height: 385px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thông báo tiếp nhận đối tượng hướng dẫn thực hành như sau: - Bác sĩ: Y khoa, Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt, Y học dự phòng. - Bác sĩ có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản, có văn bằng chuyên khoa: Nội khoa, Ngoại khoa, Sản phụ khoa, Nhi khoa, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, Ung thư, Tâm thần, Thần kinh, Da liễu, Phục hồi chức năng, Mắt, Tai Mũi Họng, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Huyết học truyền máu, Hoá sinh y học, Giải phẫu bệnh. - Điều dưỡng. - Kỹ thuật y: Kỹ thuật Hình ảnh y học, kỹ thuật Phục hồi chức năng, kỹ thuật Xét nghiệm y học, Khúc xạ nhãn khoa. - Y sĩ: Đa khoa, Y học cổ truyền. - Hộ sinh. - Cấp cứu viên ngoại viện. Thời gian đào tạo thực hiện theo Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế về Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Học viên đăng ký thực hành vui lòng liên hệ CN. Lục Thị Ngọc Hoài - Phòng Chỉ đạo tuyến, số điện thoại liên hệ: 0866880286. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trân trọng thông báo đến các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế thông báo và tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên có đủ điều kiện, nguyện vọng tham gia đào tạo thực hành tại Bệnh viện. Trân trọng cảm ơn./.

PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN ĐỨT CHI THỂ DO TAI NẠN MÁY CẮT CỎ

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân L.V. M ( nam 37 tuổi, Thôn Làng Bu, Xã Lâm Sơn, Huyện Chi Lăng) vào viện vết vết thương cẳng chân trái rất phức tạp. Trước đó, khi đang lao động, bệnh nhân không may bị máy cắt cỏ va vào chân. Qua thăm khám lâm sàng và chụp chiếu, các bác sĩ xác định được vết thương phức tạp đứt rời ½ cẳng chân trái, tổn thương xương, đứt hoàn toàn động mạch chày trước và chày sau, thần kinh chày và thần kinh mác sâu, đứt toàn bộ gân cơ chày trước và gân gót Asin (là mạch máu, thần kinh, gân nuôi dưỡng và chi phối chính vận động cảm giác vùng cẳng bàn chân). Trên lâm sàng, mạch ngọn chi bắt yếu, tưới máu kém. Sau khi xác định rõ tổn thương thời gian vàng cấp cứu trong 6h đầu, các bác sĩ Khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng tiến hành hồi sức tích cực, mổ cấp cứu cho người bệnh. [[{"fid":"5920","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1707","width":"2560","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Sau 5 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã được nối vi phẫu mạch máu và thần kinh Ca phẫu thuật thành công sau gần 5 giờ, bằng tất cả sự cố gắng và tận tâm, kíp phẫu thuật đã tỉ mỉ tiến hành nối vi phẫu mạch máu và thần kinh, gân cơ bảo tồn tối đa chi thể cho người bệnh. Hiện tại, bệnh nhân ổn định, chi thể hồng ấm, mạch chi bắt rõ, không hoại tử vạt da và đã được xuất viện. Thông tin từ khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng chỉ trong 2 tháng đã tiếp nhận hơn chục trường hợp liên quan tới máy cắt cỏ. Qua đây cũng cảnh báo tình trạng tai nạn lao động trong nông nghiệp, đặc biệt sử dụng thiết bị, máy móc cơ giới hóa. Trong quá trình sử dụng máy cắt, người dân phải thường xuyên kiểm tra lưỡi cắt. Khi phát hiện dấu hiệu bị hỏng, rạn nứt cần thay mới ngay. Nếu lưỡi cắt bị lỏng, cần siết chặt lại. Nếu lưỡi dao của máy cắt cỏ kém chất lượng, thép không đủ độ cứng, khi va đập rất dễ bị gãy văng lưỡi ra, gây nguy hiểm ra xung quanh. Bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp không may xảy ra tai nạn, bệnh nhân cần được sơ cứu, băng ép vết thương cần máu ngay, nếu chi thể bị đứt rời cần bảo quản đúng cách và lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ Hoàng Thị Hoà – Khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN THĂM, TẶNG QUÀ TRI ÂN NHÂN KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH – LIỆT SĨ

Phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn", ngày 26/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức thăm, tặng quà tri ân các bệnh nhân là thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ đang điều trị tại bệnh viện nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). [[{"fid":"5915","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi thăm, tặng quà, đại diện lãnh đạo Bệnh viện đã động viên, thăm hỏi và tặng 14 suất quà cho các bệnh nhân là thương binh, bệnh binh và thân nhân các gia đình liệt sĩ đang điều trị tại bệnh viện. Cùng đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng tặng 40 suất quà cho các cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại Bệnh viện là thân nhân của các thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ. [[{"fid":"5916","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5917","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"5918","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 334px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cũng nhân dịp này, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 3 gia đình liệt sĩ nguyên là cán bộ công tác tại Bệnh viện: gia đình y tá Nguyễn Thị Sâm tại tỉnh Hải Dương, gia đình bác sĩ Nguyễn Thị Thủy và gia đình lái xe Lê Văn Thuận tại tỉnh Lạng Sơn. 3 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc tháng 2 năm 1979 khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Tại các điểm đến thăm, tặng quà tri ân, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những đóng góp, hy sinh của các đồng chí thương binh, bệnh binh, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, mong muốn các thương, bệnh binh tiếp tục phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ; mong muốn thân nhân các gia đình liệt sĩ, các cán bộ, nhân viên, người lao động đang công tác tại Bệnh viện là thân nhân của các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

LÀM VIỆC VỚI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Sáng 19/7/2024, Đoàn công tác của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương do TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện đào tạo và Nghiên cứu bệnh nhiệt đới làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực công tác chuyên khoa Truyền nhiễm, Hoá sinh – Vi sinh, Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhằm nắm bắt về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tình hình các bệnh liên quan thuộc chuyên khoa trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất ra các phương án hỗ trợ phát triển chuyên môn của BVĐK. [[{"fid":"5907","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hai bệnh viện đã trao đổi, phân tích những ưu điểm và hạn chế của khoa Truyền nhiễm BVĐK. Trong đó, đã chỉ ra các yếu tố như cơ sở vật chất khang trang, thiết bị hiện đại và tương đối đầy đủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các kỹ thuật mới tại BVĐK. Bên cạnh đó, hai bệnh viện cũng nêu ra và phân tích một số khó khăn về vấn đề nhân lực, các giải pháp khắc phục trong thời gian tới để phục vụ công tác đào tạo và triển khai các kỹ thuật. Trong thời gian tới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ BVĐK phát triển chuyên môn, đào tạo và chuyển giao các kỹ thuật theo chuyên ngành Truyền nhiễm và hỗ trợ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán phục vụ chuyên môn, hỗ trợ các bác sĩ tại BVĐK tự tin thực hiện các kỹ thuật được chuyển giao. [[{"fid":"5908","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Kết thúc buổi làm việc, Bác sĩ Trương Quý Trường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn gửi lời cảm ơn trước sự quan tâm của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương dành cho BVĐK. Đồng chí mong rằng BVĐK sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong công tác đào tạo và chuyển giao kỹ thuật, phát triển hơn nữa về nguồn nhân lực, sớm đưa thêm nhiều kỹ thuật hiện đại vào thực hiện để phục vụ nhân dân tỉnh nhà.

CẢNH BÁO: MẠO DANH BÁC SĨ BỆNH VIỆN TƯ VẤN BÁN THUỐC QUA ĐIỆN THOẠI

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nhận được phản ánh về việc người bệnh nhận được cuộc gọi từ các đối tượng mạo danh là bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, bán thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thành phần; gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của các bác sĩ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). Cách thức thực hiện của nhóm đối tượng giả mạo như sau: gọi điện thoại cho người bệnh, người nhà người bệnh, tự xưng là bác sĩ của BVĐK hỏi thăm tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân sau khi ra viện đồng thời tư vấn liệu trình thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, dịch vụ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh. Các đối tượng này lợi dụng sự tin tưởng và tâm lý của người bệnh nên đã tư vấn bán các loại thuốc, thực phẩm chức năng không rõ thành phần, nguồn gốc cho bệnh nhân, làm nguy hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của bác sĩ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Để tránh tình trạng giả mạo này tiếp diễn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn khẳng định Bệnh viện và các bác sĩ không thực hiện bán thuốc điều trị, thực phẩm chức năng và giới thiệu các dịch vụ tiêm chủng qua điện thoại. Người dân cần tỉnh táo và cảnh giác trước các đối tượng giả mạo để tránh mua phải các sản phẩm kém chất lượng, gây nguy hại cho sức khoẻ. Bệnh viện có bộ phận Hỗ trợ người bệnh, thuộc Phòng Công tác xã hội sẽ trực tiếp gọi điện thoại khảo sát sự hài lòng của người bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhưng không thực hiện tư vấn bán sản phẩm. Do vậy, các cuộc gọi tư vấn bán sản phẩm đều là mạo danh, người dân cần lưu ý để tránh nhầm lẫn. Mọi thông tin hỗ trợ người bệnh, vui lòng liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, số điện thoại: 02053.898.992 Trân trọng cảm ơn.

Trang