CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN: HỘI CHẨN KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA CÙNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Chiều ngày 11/1/2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tham gia chương trình “Tư vấn, khám chữa bệnh từ xa” của bệnh viện Bạch Mai với phần hội chẩn ca bệnh của Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, xin ý kiến điều trị bệnh nhân: Đợt cấp COPD GOLD E, Lao phổi cũ, Tăng huyết áp, Đái tháo đường type 2. [[{"fid":"5564","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hội đồng chuyên gia tư vấn của bệnh viện Bạch Mai có : PGS.TS. Võ Hồng Khôi - Trung tâm Thần Kinh, TS. Bùi Văn Cương - Khoa Hồi sức tích cực, TS. Phạm Thị Lệ Quyên - Khoa Hô hấp, TS. Nguyễn Ngọc Tráng - Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai. Các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã tư vấn chi tiết về việc thực hiện một số xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và điều trị, liều lượng sử dụng các loại thuốc phù hợp trên bệnh nhân… Qua buổi hội chẩn, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực đã có thêm hướng điều trị tốt hơn cho bệnh nhân COPD mức độ nặng, tổn thương phổi nhiều, thở máy kéo dài. [[{"fid":"5565","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Khoa Hồi sức tích cực cũng như các khoa thuộc các khối hệ Nội, Ngoại, Sản, Nhi, và các chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn luôn cập nhật những khuyến cáo mới trong chẩn đoán, điều trị theo phác đồ trong nước và của Thế giới, thường xuyên hội chẩn từ xa với các Bệnh viện tuyến trung ương xin ý kiến điều trị với những bệnh nhân khó, bệnh nhân nặng. Với những nỗ lực, học hỏi không ngừng nghỉ trên con đường nâng cao chất lượng chuyên môn, các bác sĩ Bệnh viện đã nắm bắt cơ hội điều trị cho bệnh nhân, nhiều ca bệnh nặng điều trị thành công ra được viện, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm thiểu số bệnh nhân phải chuyển tuyến trên điều trị. Khám chữa bệnh từ xa đang là một giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục tham gia báo cáo, hội chẩn các ca bệnh với các bệnh viện tuyến trung ương để nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.   BS. Đào Thị Hồng Nhung, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc

KHÔNG TIÊM PHÒNG DẠI, BỆNH NHÂN PHÁT BỆNH SAU 2 THÁNG BỊ CHÓ CẮN

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam (42 tuổi, ở huyện Cao Lộc) vào viện trong tình trạng sợ gió, sợ lạnh, sợ ánh sáng, tăng kích động, thích ở trong bóng tối. Người nhà cho biết, bệnh nhân bị chó nhà hàng xóm cắn vào cẳng chân phải cách đây 2 tháng, sau đó do chủ quan nên người bệnh không đi tiêm phòng dại. Khi phát bệnh dại, người bệnh mới được đưa đến bệnh viện nhưng do tiên lượng tử vong cao nên gia đình đã xin dừng điều trị. Bệnh dại hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%. Vì vậy, sau khi bị chó, mèo hoặc động vật cắn cần phải tiêm phòng dại cho người để ngăn ngừa bệnh. [[{"fid":"5592","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"462","width":"720","style":"width: 500px; height: 321px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Truyền nhiễm BVĐK (Ảnh minh hoạ) Những trường hợp cần tiêm phòng dại sau khi bị mèo cắn, chó cắn: - Động vật gây ra vết cắn/ cào chảy máu; vết cắn/ cào sâu, nhiều vết; vết cắn/ cào gần thần kinh trung ương (như đầu, mặt, cổ), ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục. - Động vật gây ra vết xước, liếm trên vùng da bị tổn thương, niêm mạc. - Động vật tại thời điểm cắn người có triệu chứng dại hoặc không theo dõi được động vật sau khi cắn người. [[{"fid":"5557","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"800","width":"800","style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"}}]] Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn tốt nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bị chó cắn. Để ngăn ngừa dại, người bệnh cần: - Sau khi bị chó cắn, cần rửa kỹ vết thương trong vòng 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch. - Sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. - Sau đó đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại, ngay cả đối với vết cắn, vết cào nhẹ. Tiêm vắc-xin sớm để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể, tốt nhất, tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn. Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, không có thuốc điều trị đặc hiệu và có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, khi bị động vật dại cắn hay bất kỳ động vật nào nghi ngờ bị dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tiêm phòng vắc-xin, điều trị phơi nhiễm kịp thời.   Lương Minh - Khoa Truyền nhiễm

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG CA BỆNH XƯƠNG SƯỜN MỌC Ở CỔ

Ngày 11/12/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp bệnh nhân có xương sườn mọc thừa ra ở đốt sống cổ số 7. Bệnh nhân là chị Vi Thị Th, 22 tuổi, nghề nghiệp là công nhân kỹ thuật làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài, gia đình cư trú tại xã Bình La, Huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn. Chị Vi Thị Th nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng cổ vai phải và tay bên phải, vùng hố thượng đòn có khối u nhỏ đường kính 2,5 cm. Thăm khám tại chỗ khối u, có tiếng thổi tâm thu, cảm giác tê tay phải tăng lên khi vận động. Sau khi được chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ, phát hiện mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ, đây chính là nguyên nhân chèn vào động mạch dưới đòn, động mạch đốt sống và đám rối thần kinh cánh tay phải gây ra các triệu chứng kể trên. Bệnh này thường gọi là bệnh sườn cổ 7 và khá hiếm gặp. Cho đến nay, các nghiên cứu cũng chưa rõ nguyên nhân gây ra hội chứng mọc xương sườn ở cổ này. [[{"fid":"5547","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"931","style":"width: 500px; height: 516px;","class":"media-element file-default"}}]][[{"fid":"5548","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"221","width":"209","style":"width: 500px; height: 529px;","class":"media-element file-default"}}]]                     Hình ảnh khối xương bất thường của BN Vi Thị Th. Cấu tạo giải phẫu bình thường ở người, có 12 đôi xương sườn lần lượt khớp với đốt sống ngực ở phía sau, vòng quanh lồng ngực và khớp với xương ức ở phía trước bên, tạo thành khung bảo vệ tim và phổi và tham gia vào các hoạt động hô hấp. Riêng các đốt sống vùng cổ thì không khớp với xương sườn. Trường hợp bệnh nhân Vi Thị Th, do mỏm gai ở bên phải đốt sống cổ thứ 7 quá phát và mọc thêm xương sườn phụ chèn ép vào mạch máu thần kinh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu gây đau, teo cơ, liệt tay. Ngày 13/12/2023, bệnh nhân Vi Thị Th đã được các bác sỹ khoa Ngoại Thần kinh - Lồng ngực phẫu thuật cắt bỏ khối xương bất thường này. Đây là phẫu thuật khá khó ở vùng nền cổ, phải phẫu tích để tách các mạch máu lớn và các dây thần kinh rất quan trọng đi qua. Ca mổ đã được tiến hành thành công trong thời gian 1 giờ, cắt bỏ toàn bộ  xương dị dạng, là nguyên nhân gây chèn ép mạch máu thần kinh vùng cổ bên phải của bệnh nhân. Sau mổ bệnh nhân bệnh nhân ổn định, không còn biểu hiện chèn ép mạch máu, thần kinh, vận động tay phải bình thường. Trên thực tế, phẫu thuật này được thực hiện không nhiều tại một số bệnh viện đầu ngành ở Việt Nam. Đây là loại phẫu thuật khó, nếu không thực hiện tốt sẽ xảy ra nhiều tai biến nguy hiểm. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, lần đầu tiên thực hiện ca mổ này. Việc phẫu thuật thành công bệnh nhân sườn cổ 7 là một tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị ngoại khoa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng sơn. Thời gian tới Bệnh viện sẽ tiếp nhận và phẫu thuật thường quy những bệnh nhân mắc bệnh này, đồng thời nghiên cứu phát triển các kỹ thuật chuyên sâu khác để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.   Ths.Bs CKII Vi Hồng Đức

Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH 27/12

Sáng 07/12/2020, tại phiên họp toàn thể, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua, đồng thuận Nghị quyết A/RES/75/27- Nghị quyết do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thành lập Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh vào ngày 27/ 12 hàng năm. Theo đó, Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12 tập trung vào nâng cao nhận thức của từng cá nhân, từng cộng đồng và các quốc gia về việc thường xuyên phòng bệnh dịch. Cụ thể là cần tăng cường năng lực để đối phó kịp thời, đầy đủ và dập tắt nhanh chóng với bất kỳ dịch bệnh nào xảy ra. Vì vậy, Nghị quyết kêu gọi các quốc gia cần đầu tư cho năng lực sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, phát hiện và giảm thiểu tác động của các tình huống nguy cấp ở tất cả các cấp độ, đồng thời tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần đẩy mạnh phối hợp chính sách, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác quốc tế trên tinh thần ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, để có thể đảm bảo những đứa trẻ của chúng ta và các thế hệ tiếp theo sẽ được tiếp quản một thế giới an toàn, phục hồi tốt và bền vững. [[{"fid":"5543","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngày 27/12 được chọn làm Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh do đây là ngày sinh của nhà bác học Louis Pasteur, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho y tế phòng ngừa. Các công trình của ông về nguyên nhân của bệnh dịch và điều chế vaccine đã và đang tiếp tục cứu sống nhiều thế hệ trên toàn thế giới. Sáng kiến của Việt Nam về Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh được đưa ra đúng vào thời điểm đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh mẽ và gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại, nên đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm của cộng đồng quốc tế. Bởi có nhiều quan điểm cho rằng sự chuẩn bị sẵn sàng là một khoản đầu tư đúng đắn với chi phí thấp hơn nhiều so với các khoản chi khẩn cấp. Vì vậy, cần có chiến lược và lộ trình dài hạn để xây dựng một hệ thống ứng phó với những đại dịch tương tự trong tương lai.

LƯU Ý VỀ QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHÁM BÊNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

Từ ngày 01/1/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 chính thức có hiệu lực. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật mới, “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”(sửa đổi trước đây là người từ đủ 80 tuổi trở lên”. Đối với các trường hợp người bệnh có thẻ BHYT có nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến xã, huyện hoặc phòng khám tương đương, khi muốn tới khám tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, người bệnh cần xin giấy chuyển tuyến từ cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu (được ghi rõ trên thẻ BHYT) để được hưởng đúng chế độ BHYT. [[{"fid":"5539","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ví dụ: Bệnh nhân có địa chỉ thường trú tại xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập; thẻ BHYT ghi nơi khám, chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã Kiên Mộc. Khi tới khám tại Bệnh viện ĐK tỉnh Lạng Sơn, người bệnh cần xin giấy chuyển tuyến từ TTYT huyện Đình Lập để được hưởng chế độ BHYT. Bệnh viện ĐK tỉnh xin thông báo để người dân biết và chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ khi tới khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.

SINH THIẾT U XƯƠNG – TIÊU CHUẨN VÀNG PHỤC VỤ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, ở xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, vào viện do bị gãy xương đùi trái. Người nhà bệnh nhân cho biết, người bệnh tự nhiên bị gãy xương đùi không do chấn thương hay va đập. Kết quả chụp X-quang cho thấy hình ảnh gãy xương đùi trái, nghi ngờ gãy xương do u xương. [[{"fid":"5536","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1707","width":"2560","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bác sĩ quyết định thực hiện phương pháp sinh thiết u xương cho bệnh nhân trên nền máy chụp mạch DSA. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng kim sinh thiết lõi cứng để đi qua da, vào xương và cắt mảnh xương nghi ngờ bệnh lý sau đó xét nghiệm xác định tế bào lành tính hay ác tính. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác u xương, giúp phát hiện u lành tính hoặc ung thư hay di căn xương, phục vụ tối ưu trong chẩn đoán và điều trị chính xác u xương. Trước đây, đối với người bệnh nghi ngờ u xương, các bác sĩ phải thực hiện mổ mở đến tận phần xương nghi ngờ mắc bệnh mới có thể lấy được mảnh xương để xét nghiệm, do vậy phương pháp cũ thường gây nhiều tổn thương và đau đớn cho người bệnh. Với phương pháp sinh thiết xương trên nền DSA, người bệnh chỉ cần gây tê, vết chọc kim rất nhỏ (khoảng 2mm), không xâm lấn, ít chảy máu, cho kết quả có độ chính xác cao. [[{"fid":"5537","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1707","width":"2560","style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"}}]] Việc thực hiện kỹ thuật này tại Bệnh viện tỉnh đã góp phần giúp người bệnh được thụ hưởng dịch vụ kỹ thuật hiện đại, giảm chi phí, thời gian nằm viện, đồng thời nâng cao công tác chẩn đoán, điều trị cho các bác sĩ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

SINH HOẠT KHOA HỌC THƯỜNG KỲ THÁNG 12 NĂM 2023 CHỦ ĐỀ: “CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN GRAM ÂM VÀ DỰ PHÒNG NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU”

Chiều ngày 21/12/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức sinh hoạt khoa học thường kỳ tháng 12 năm 2023, chủ đề: “Cập nhật tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gram âm và dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu”. Dự buổi sinh hoạt khoa học có hơn 100 bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trong toàn Bệnh viện. Báo cáo viên là BS CKII. Vũ Thị Vy - Trưởng khoa Hoá sinh - Vi sinh, BSĐK. Triệu Thị Hạ - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"5531","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trong Bệnh viện đã cùng cập nhật tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gram âm, cách dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Hiện nay, các bệnh nhiễm khuẩn đang là căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới, gây nên bệnh cảnh nặng nề hơn cho người bệnh. Đặc biệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên người bệnh nằm viện là một trong những nhiễm khuẩn thường gặp liên quan đến chăm sóc y tế, do vậy đây là những thông tin, kiến thức rất quan trọng phục vụ công tác khám và điều trị tại Bệnh viện. [[{"fid":"5532","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Buổi sinh hoạt khoa học đã giúp các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng cập nhật những kiến thức mới nhất và có giá trị cao phục vụ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc cho người bệnh, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin, phương pháp điều trị mới trong chuyên ngành, từ đó áp dụng vào thực tiễn điều trị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện.

NÚT MẠCH QUA ĐỘNG MẠCH QUAY, ĐIỀU TRỊ U MÁU TRONG GAN THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN

Ngày 14/12/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nữ (36 tuổi ở xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc) vào viện trong tình trạng đau nhiều vùng hạ sườn phải. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán có khối u máu trong gan phải, kích thước trên 4cm, tiềm ẩn nguy cơ vỡ gây xuất huyết. [[{"fid":"5525","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 410px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bác sĩ thực hiện kỹ thuật nút mạch u gan qua động mạch quay cho bệnh nhân Các bác sĩ lựa chọn kỹ thuật nút mạch u gan qua động mạch quay nhằm khống chế và thu nhỏ kích thước khối u. Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu, được thực hiện bằng cách tạo đường nhỏ khoảng 2mm ở cổ tay, đi qua động mạch quay theo động mạch chủ để tiếp cận và nút mạch nuôi khối u. Sau 50 phút thực hiện, các bác sĩ đã nút mạch u máu trong gan thành công cho bệnh nhân. Sau thực hiện nút mạch, bệnh nhân hồi phục, ăn uống, đi lại bình thường. Sau 3 ngày, bệnh nhân đã được xuất viện về nhà. [[{"fid":"5527","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 399px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đường đưa ống đi qua động mạch quay tại cổ tay bệnh nhân rất nhỏ Nút mạch u máu qua động mạch quay là biện pháp tối ưu giúp bảo tồn chức năng gan, kiểm soát sự phát triển của khối u, người bệnh không cần gây mê, hồi phục nhanh chóng, giảm thời gian nằm viện, không để lại sẹo. Bác sĩ khuyến cáo, người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. Nếu có các triệu chứng của khối u, người bệnh cần đi khám để phát hiện, điều trị kịp thời. Phụ nữ có u máu cần tránh dùng thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm làm đẹp da chứa hormone estrogen, thuốc tránh thai,…

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG GOUT NẶNG DO LẠM DỤNG RƯỢU, BIA

Vừa qua, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 47 tuổi, địa chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn. Người bệnh có tiền sử xơ gan, lạm dụng rượu, bị bệnh gout – viêm khớp hơn 7 năm, tự mua thuốc bên ngoài điều trị. Trước vào viện 4 ngày, người bệnh mệt mỏi nhiều, sốt cao, khó thở. Lúc vào viện, người bệnh hôn mê sâu, hôn mê, 6 điểm, xuất huyết tiêu hoá, sốt cao liên tục 39-40 độ C, toan chuyển hoá nặng, huyết áp không đo được. Kết quả cấy đờm, cấy máu ra 2 vi khuẩn đa kháng, các vết loét vùng hạt tophi chảy nhiều dịch, máu. Bệnh nhân được chẩn đoán Sốc nhiễm khuẩn - Nhiễm khuẩn huyết - Nhiễm khuẩn da mô mềm / Đái tháo đường - Tăng Huyết áp - Suy thận mạn - Gout mạn, nguy cơ tử vong rất cao. Các bác sĩ đã tiến hành đặt ống nội khí quản, sử dụng thuốc vận mạch, kháng sinh, truyền dịch. Nhờ những nỗ lực điều trị, sau một tháng, người bệnh đã bỏ được máy thở, có những tiến triển tích cực và đã được xuất viện. [[{"fid":"5522","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lúc vào viện, bệnh nhân sưng đau ở các khớp tay, chân Bệnh gout là một bệnh lý thường gặp ở nam giới, là bệnh do rối loạn chuyển hóa gây nên. Bệnh thường gây ra những hiện tượng sưng đau khó chịu ở các khớp tay hoặc chân nếu không kịp thời chữa trị có thể biến chứng làm các khớp bị biến dạng. Nguyên nhân của bệnh gout này chính là do dư thừa một lượng lớn acid uric trong máu không thể đào thải ra ngoài được và tích tụ lại tại các khớp tạo thành các tinh thể acid uric. Các tinh thể này thường xuất hiện tại các khớp ngón chân cái, mắt cá chân, khớp tay, gây ra sưng đỏ rất khó chịu cho người bệnh. Theo một số nghiên cứu mới của các chuyên gia, rượu, bia chính là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout. Trong rượu, bia có chứa một lượng acid uric, khi sử dụng sẽ khiến lượng chất này tăng lên, dẫn tới cơ thể không đào thải kịp, dẫn tới tình trạng gout. Tình trạng gout kéo dài sẽ gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn gây biến chứng như sỏi thận, suy tim, tăng nguy cơ đột quỵ… Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ hoại tử khớp và tàn phế nếu các hạt tophi bị vỡ gây ra viêm loét, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm khớp. Do đó, để phòng ngừa bệnh gout cần hạn chế hoặc ngừng sử dụng rượu, bia. Đặc biệt với người đang bị gout thì càng không nên dùng các đồ uống kích thích này. Ngoài ra, chúng ta nên lựa chọn các loại thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng và cân đối khẩu phần ăn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm như: Nội tạng động vật, nấm, trứng cá... Nên tránh các loại thức ăn chứa quá nhiều đạm gây dư thừa chất, đồng thời nên tăng cường vận động, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, tập luyện thể dục thể thao đều đăn để tăng cường sức khỏe, giảm cân và điều hòa quá trình trao đổi chất.

TRIỆU CHỨNG CÚM A VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Cúm A đa số lành tính và có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhóm nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi cần được phòng ngừa cúm A tránh lây nhiễm bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não... Thời gian khởi phát bệnh, biểu hiện của bệnh cúm A có nhiều triệu chứng tương tự như cúm thông thường, bao gồm: Chảy nước mũi, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, và đau cơ. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh cúm A còn có nhiều điểm riêng biệt sau: - Ho và đau đầu. - Sưng hạch ở vùng họng, viêm họng, và đau vùng họng. - Sốt cao kéo dài vượt qua ngưỡng 38,5 độ C. - Cơ thể uể oải, đau nhức cơ xương khớp, và cảm giác tê bì ở chân và tay. - Buồn nôn và nôn mửa đối với bệnh nhân là trẻ em. - Trong trường hợp nặng, người mắc cúm A có thể bị khó thở và viêm phổi. Hầu hết các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, người bệnh nên đến bác sĩ để được thăm khám, từ đó tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. [[{"fid":"5520","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2560","width":"1795","style":"width: 500px; height: 713px;","class":"media-element file-default"}}]] Các con đường lây nhiễm cúm A Cúm A là một căn bệnh gây ra bởi virus, dễ phát triển thành ổ dịch lớn, lan rộng trên diện rộng, hoặc thậm chí là lây lan toàn cầu. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh cúm A ở con người là các chủng virus phổ biến như H1N1, H3N2 và H5N1. Virus này sẽ lan truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, tiết dịch nhiễm virus cúm A vào môi trường. Người bình thường tiếp xúc trực tiếp với các tiết dịch này sẽ có nguy cơ cao nhiễm cúm A. Virus cúm A có cấu trúc là Lipoprotein. Phần lớn các biến thể của nó có đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao hơn 56 độ C. Tuy nhiên, virus cúm A cũng có khả năng tồn tại trong môi trường bình thường, đặc biệt là trong thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Có nhiều con đường dẫn đến việc lây nhiễm bệnh cúm A, bao gồm: Lây qua giọt bắn hô hấp truyền trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện,... Bạn cũng có thể nhiễm virus này khi chạm tay, tiếp xúc vào các bề mặt dính virus sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.  Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt hoặc tiếp xúc với các đồ vật trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ...) mà người mắc cúm A đã sử dụng. Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm A, bao gồm heo, ngựa và các loài chim, gia cầm. Những đối tượng có nguy cơ cao hơn bị nhiễm bệnh cúm A bao gồm trẻ em, người lớn tuổi trên 65 tuổi và phụ nữ mang thai. Nhóm người này cần được chú ý đặc biệt, theo dõi kỹ triệu chứng và điều trị kịp thời khi bị nhiễm cúm A. Bởi vì cúm A có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Các biến chứng nguy hiểm do cúm A gây ra Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của cúm A: Biến chứng phổi Virus cúm A thường tấn công và gây hại đặc biệt cho các tế bào hô hấp, đặc biệt là ở phổi. Bởi thế, khi không điều trị kịp thời, cúm A dễ dẫn đến các biến chứng về phổi. Đặc biệt là ở những người có hệ thống miễn dịch yếu như trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.  Biểu hiện của biến chứng này có thể được nhận biết thông qua các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, hoặc chụp cắt lớp ngực. Trong một số trường hợp, biến chứng phổi có thể dẫn đến tử vong. Biến chứng với trẻ em Trẻ em có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, vì vậy cúm A rất dễ dàng gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm: Viêm xoang: Cúm A có thể gây viêm xoang, đặc biệt khi trẻ mắc cúm nhiều lần và kéo dài. Các triệu chứng bao gồm đau tai, chảy mủ tai, đờm và dịch mũi màu vàng. Viêm tai giữa: Virus cúm A có khả năng xâm nhập vào màng nhĩ sau của trẻ, gây ra viêm tai giữa. Triệu chứng bao gồm sự khó chịu của trẻ, sốt, nước mũi màu xanh hoặc vàng. Hội chứng Reye: Tuy rằng rất hiếm, nhưng Hội chứng Reye ở trẻ có tỷ lệ tử vong cao. Nó thường xuất hiện khi các triệu chứng cúm A đang giảm dần, gây ra buồn nôn, nôn mửa, co giật, hôn mê và cuối cùng là dẫn đến tử vong. Biến chứng với bà bầu Cúm A có thể ảnh hưởng đặc biệt đến phụ nữ mang thai. Bệnh cúm A gây sốt, sổ mũi, đau họng và rối loạn trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Virus cúm A cũng có thể thông qua nguồn dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi từ mẹ bầu mà gây tổn thương cho trẻ sơ sinh, gây ra các biến chứng nguy hiểm như sứt môi, tụ huyết ở não, bệnh tim mạch, dị dạng hoặc sinh non. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến việc phòng ngừa và điều trị cúm trong giai đoạn này để bảo vệ bản thân và thai nhi. Cách phòng tránh nhiễm cúm A Cúm A là một bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Do đó, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh cúm A là điều rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp cơ bản để phòng tránh cúm A: Giữ vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ vệ sinh chung: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là ở những nơi đông người như giao thông công cộng, cửa hàng, và bệnh viện. Che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc giấy ăn khi hoặc hắt hơi để ngăn virus lây lan qua tiết dịch hô hấp. Thường xuyên lau chùi và vệ sinh bề mặt các đồ vật trong nhà, cơ quan, trường học,... Chủ động tiêm phòng cúm A: Một trong những biện pháp tốt nhất để phòng ngừa cúm A là tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Vắc-xin cúm giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ khỏi nhiều loại virus cúm khác nhau. Việc tiêm phòng cúm A càng sớm càng tốt để chuẩn bị cơ thể trước khi cúm bùng phát trong cộng đồng. 3. Cách phòng ngừa cúm A cho nhóm đối tượng nguy cơ Để phòng ngừa cúm A, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp đối với cúm mùa thông thường bao gồm: - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, trong mùa dịch cần tránh nơi đông người. Nhóm đối tượng nguy cơ như người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em... cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm. - Khi có các triệu chứng cúm như: Sốt, ho, sổ mũi, đau đầu... nên đến các cơ sở y tế khám để xác định bệnh và có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh. - Vệ sinh nơi ở, lớp học, nơi làm việc, lau chùi vật dụng, đồ chơi bằng hóa hóa sát khuẩn. - Không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng virus Tamiflu chỉ có tác dụng khi được sử dụng trong vòng 48h kể từ khi có triệu chứng cúm. - Tăng cường sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tập thể dục hàng ngày. - Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Nhóm đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai....   Dương Trưởng - Phòng QLCL

Trang