CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Hoạt động chuyên môn

Lễ trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú

Ngày 7/4/2017 tại Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Lạng Sơn đã diễn ra Lễ trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú (TTƯT)  cho 8 cá nhân ngành y tế tỉnh Lạng Sơn đã có cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Dự buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"347","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"740","width":"1103","style":"width: 500px; height: 335px;","class":"media-element file-default"}}]] Đồng  chí Hồ Tiến Thiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh úy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng danh hiệu cho các cá nhân Nhân dịp này, toàn ngành y tế tỉnh Lạng Sơn có 8 đồng chí được trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, trong đó, có 5 đồng chí của Bệnh viện Đa khoa tỉnh:  1. Bác sỹ Phan Thanh Huy – Giám đốc Bệnh viện 2. Bác sỹ Phạm Thế Vinh – Phó Giám đốc Bệnh viện 3. Bác sỹ Hoàng Văn Minh – Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ – Trưởng khoa Gây mê hồi sức 4. Th.s, Bác sĩ Nguyễn Thị Phíp – Trưởng Khoa Thăm dò chức năng 5. Th.s, Bác sĩ Trương Quý Trường - Nguyên Trường Phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên Phó trưởng khoa Chấn thương - Bỏng [[{"fid":"349","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"679","width":"1083","style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"}}]] Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hồ Tiến Thiệu ghi nhận những nỗ lực, đóng góp không mệt mỏi của các thầy thuốc trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Đồng chí cũng mong muốn, với danh hiệu cao quý đạt được, các TTƯT cần tiếp tục rèn luyện y đức, nâng cao tay nghề, nghiên cứu khoa học để cống hiến nhiều hơn cho ngành y tế tỉnh nhà, trong thời gian tới phấn đấu đạt được thành tích cao hơn - danh hiệu Thầy thuốc nhân dân. Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội  

Thông tin chính thức về trường hợp sản phụ Hà Thanh G tử vong tại Bệnh viện ĐK Lạng Sơn

Vào hồi 01h40 ngày 01/04/2017, Khoa Phụ sản – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận sản phụ Hà Thanh G. 31 tuổi, trú tại: Tổ 3, khối 6, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Sản phụ cho biết năm 2015, có đi khám và được phát hiện bị bệnh tim (không rõ bệnh lý cụ thể và cũng không điều trị gì). Lần này, sản phụ có thai là lần thứ 2, tuổi thai 36 tuần 4 ngày. Trước vào viện 30 phút, sản phụ bị vỡ ối. Gia đình đưa vào viện giữa đêm lạnh bằng xe máy, quãng đường khoảng 4km và chỉ mặc váy áo mỏng. Do mọi người đã đến khoa Phụ sản nhiều lần nên người nhà không đưa sản phụ qua phòng khám cấp cứu của Bệnh viện mà đi xe thẳng đến khu nhà 6 tầng và lên tầng 3 (khu điều trị  Phụ khoa, trong khi phòng cấp cứu của khoa sản và phòng đẻ ở tầng 2). Tại thời điểm này kíp trực đang làm việc tại tầng 2 (tầng 2 có đèn báo cấp cứu). Ngay khi nghe bấm chuông ở tầng 3, 2 nữ hộ sinh của khoa đã lên xem và đón sản phụ vào thẳng phòng đẻ để khám ban đầu. Tình trạng của sản phụ lúc vào viện, ngoài tình trạng vỡ ối, các chỉ số sức khỏe trong giới hạn sinh lý. Tình trạng thai nhi bình thường. Cổ tử cung mở 2 cm, ối vỡ hoàn toàn, nước ối trong. Sản phụ được chẩn đoán sơ bộ: Thai lần 2, 36 tuần chuyển dạ, vỡ ối sớm. Trong khi thăm khám, sản phụ có nguyện vọng xin mổ lấy thai. Bác sĩ đã giải thích về các nguy cơ của mẹ và con trong tình trạng hiện tại: chưa có chỉ định mổ do ối mới vỡ, thai non tháng, bệnh lý tim mạch chưa được khám chuyên khoa xác định rõ ràng.Vì vậy cần phải khám đầy đủ, làm các xét nghiệm và hội chẩn bác sỹ chuyên khoa tim mạch, theo dõi sát và quyết định mổ hay không theo tình hình cụ thể. Chỉ sau khi nhập viện 5 phút, trong khi bác sĩ  vẫn đang  thăm khám và tư vấn, sản phụ có diễn biến rét run, nôn ọe. Bệnh nhân được ủ ấm và đánh giá, chăm sóc theo tình trạng bệnh lý. Sau 2 phút, bệnh nhân  tím tái, ngừng tuần hoàn. Kíp trực tiến hành cấp cứu tích cực, đồng thời chuyển bệnh nhân sang phòng mổ với mục đích vừa cấp cứu vừa mổ lấy thai. Tại phòng mổ các bác sỹ các bác sỹ khoa Hồi sức – Cấp cứu, Phẫu thuật – Gây mê và Sản khoa đã phối hợp cấp cứu tích cực. Tại phòng mổ tim thai đã mất nên không tiến hành mổ lấy thai. Sau gần 1 giờ cấp cứu không kết quả, sản phụ đã tử vong hồi 2h22 ngày 01/04/2017. Sau khi sản phụ tử vong Bệnh viện đã đề nghị người nhà cho đưa thi thể  xuống nhà đại thể để làm Giải phẫu bệnh nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây tử vong. Tuy nhiên, gia đình sản phụ không đồng ý, xin đưa thi thể về quê. Phía Bệnh viện có bác sỹ Phó giám đốc trực lãnh đạo, đại diện kíp trực và đơn vị thông báo, giải thích rõ về tình trạng bệnh và nguyên nhân ban đầu gây tử vong của sản phụ G và đã chia buồn với gia đình. Theo nguyện vọng và do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Bệnh viện cũng hỗ trợ  miễn phí 1 chuyến xe đưa thi thể về quê Hưng Yên. Chị gái bệnh nhân, cũng là người cùng đưa bệnh nhân đến Bệnh viện và có mặt liên tục chứng kiến quá trình bệnh nhân tại Bệnh viện, thay mặt gia đình cảm ơn Bệnh viện. Chị gái của bệnh nhân đã hiểu rõ về tình trạng, nguyên nhân ban đầu cái chết của em gái; sự tích cực, cố gắng của Bệnh viện trong tiếp nhận và cấp cứu người bệnh và không có thắc mắc gì (có bút tích kèm theo). [[{"fid":"344","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"3264","width":"2448","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Bút tích của chị gái sản phụ Hà Thị Thanh G. Về sự việc này, báo điện tử Sức khỏe & Môi trường có bài Tin mới về vụ mẹ con sản phụ chết bất thường ở Lạng Sơn (địa chỉ tại:  http://suckhoemoitruong.com.vn/dieu-tra-ban-doc/tin-moi-ve-vu-me-con-san-phu-chet-bat-thuong-o-lang-son-id19261n.html). Một số trang mạng đã chia sẻ lại bài viết này gây hoang mang trong cộng đồng và tạo cái nhìn sai về vụ việc cũng như Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn. Để cộng đồng có thông tin đầy đủ và hiểu đúng về sự việc, tránh sự bất lợi do nhiễu loạn thông tin, Bệnh viện có quan điểm chính thức về bài báo này như sau: 1. Những thông tin trong bài viết trên hoàn toàn một chiều, suy diễn thiếu hiểu biết và vô căn cứ; nhiều chi tiết không đúng sự thật. Bài viết cho rằng bệnh nhân nhập viện nhưng không thấy bác sĩ nào nên đi lạc là sai sự thật. Nói rằng gia đình người bệnh hoàn toàn không biết về nguyên nhân tử vong cũng không đúng sự thật. Cho đến nay, Bệnh viện cũng chưa nhận được bất kì ý kiến, hình thức thắc mắc nào từ phía gia đình; bài báo cho rằng phía Bệnh viện “hoàn toàn im lặng” và những quy chụp mang tính suy diễn với dụng ý không đúng đắn. Việc chia buồn với gia đình sản phụ đã được nhân viên và Lãnh đạo Bệnh viện trực thực hiện ngay khi thông báo bệnh nhân không qua khỏi. Bài báo dẫn lời của những người không liên quan và không biết sự việc để cho rằng phía Bệnh viện “ hoàn toàn im lặng”, không thăm hỏi là sai. Những lời lẽ phê phán với những từ ngữ nặng nề là thiếu hiểu biết và vội vàng. Không có bệnh viện nào đủ thời gian và các điều kiện khác để thăm hỏi những người bệnh đến điều trị mà không qua khỏi. 2. Việc bài báo phê phán Giám đốc Bệnh viện khi tiếp báo chí là thiếu khách quan và không phản ánh đúng sự thật. Việc các phóng viên của 4 báo đến, muốn làm việc với Giám đốc nhưng không hề báo trước, trong khi Giám đốc phải chủ trì liên tục 3 cuộc họp trong buổi chiều. Vì vậy chỉ có thể tiếp các báo vào lúc 17h30. Việc chỉ có 10 phút làm việc do đầu phiên trực tối, Giám đốc cần đi kiểm tra công tác trực ở các vị trí. Việc yêu cầu xuất trình thẻ nhà báo hoặc thẻ phóng viên là cần thiết để đối chiếu với giấy giới thiệu. Thực tế Bệnh viện đã gặp nhiều trường hợp không phải phóng viên nhưng mang giấy giới thiệu là phóng viên để liên hệ làm việc rồi sau đó có nhiều việc làm không đúng. Đã là nhà báo hoặc phóng viên thì ít nhất sẽ có thẻ, vì thế Bệnh viện thấy những người không xuất trình được thẻ thì không đủ điều kiện để xác định đó là nhà báo hoặc phóng viên. Trong quá trình tác nghiệp, tác giả bài báo có những việc làm không đúng quy định. Khi được nhắc nhở đã tự ái bỏ dở cuộc làm việc, đi về không một lời chào và sau đó viết bài báo trên. Trên đây là những thông tin chính thức và quan điểm chính thức của Bệnh viện về sự việc sản phụ Hà Thanh G. tử vong và bài báo về sự việc trên. Mong rằng mọi người có thêm thông tin cần thiết để hiểu rõ sự việc, tránh dư luận xấu gây hoang mang, làm ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện của cộng đồng, ảnh hưởng quyền lợi người bệnh./. BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Thêm lời cảnh báo về hậu quả của việc đốt pháo nổ

Vừa qua, khoa Ngoại Chấn thương - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 2 ca bị thương nặng do đốt pháo. Bệnh nhân Lê Tuấn H – 13 tuổi – P. Vĩnh Trại, bị tổn thương phần mềm, gãy xương đốt bàn tay. Bệnh nhân đã được khâu da tạo hình, làm nẹp cố định xương đốt bàn tay. Hiện bệnh nhân đã ổn định.                                                      [[{"fid":"336","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 300px; height: 250px;","class":"media-element file-default"}}]]     [[{"fid":"337","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"style":"width: 300px; height: 250px;","class":"media-element file-default"}}]] Bàn tay bị bỏng nặng do đốt pháo Trường hợp thứ hai, Bệnh nhân Nguyễn Văn X chuyển từ huyện Tràng Định, bị tổn thương  phần mềm bàn tay phức tạp, mắt trái bị xây xước, sưng nề. Sau phẫu thuật Bệnh nhân đã phải tháo rời ngón 2, cả bàn tay bị tổn thương nặng nề. Đốt pháo là hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Đây là lời cảnh báo cho người dân về hậu quả của việc đốt pháo nổ, nhất là trong dịp Tết Thanh minh, nhiều gia đình thường đốt pháo khi đi tảo mộ.  Phạm Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Bệnh viện ĐK tỉnh: Đề nghị tinh giản biên chế năm 2017 theo quy định

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp công lập, biên chế được giao là 625 cán bộ, viên chức, người lao động. Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2017, Bệnh viện có 613 biên chế, so với định biên còn thiếu 276 viên chức, người lao động. Thực hiện Công văn số 235/SYT-TCCB, ngày 25 tháng 3 năm 2017 của Sở Y tế về việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 của Chính phủ, Bệnh viện đã thành lập Hội đồng xét duyệt tinh giản biên chế theo quy định gồm 10 thành viên. Hội đồng có nhiệm vụ rà soát kết quả đánh giá, phân loại viên chức năm 2016 để xét viên chức đủ điều kiện xét tinh giản biên chế. Ngày 23 tháng 3 năm 2017 Hội đồng xét duyệt tinh giản biên chế đã họp dưới sự chủ trì của Giám đốc Bệnh viện. Qua rà soát kết quả đánh giá, phân loại viên chức năm 2016, Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện đã đưa ra danh sách những viên chức thuộc diện tinh giản biên chế. Hội đồng đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, khách quan từng trường hợp, xem xét kỹ vị trí, việc làm của từng viên chức và khả năng sắp xếp vị trí việc làm khác. Theo đó, có 2 viên chức được đề nghị xét tinh giản biên chế do không sắp xếp được vị trí việc làm. [[{"fid":"329","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Mặc dù so với định biên Bệnh viện còn thiếu nhiều biên chế nhưng việc sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự là điều rất cần thiết, quyết định chất lượng công việc. Điều này sẽ giúp sàng lọc, tinh giản biên chế đối với viên chức hạn chế về năng lực, sắp xếp lại, tinh gọn tổ chức, bảo đảm hoạt động khi Bệnh viện chuyển sang cơ chế tự chủ./. Bs. Hoàng Tiến Ninh Phó Giám đốc Bệnh viện

Hướng dẫn thủ tục khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

  1. Đối với người dân có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: - Khi đi khám, người bệnh cần mang theo thẻ BHYT, Chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ giấy tờ tùy thân nào có dán ảnh chân dung. - Lấy phiếu tích kê theo hướng dẫn của nhân viên tiếp đón và chờ làm thủ tục đăng ký khám tại khu vực dành cho bệnh nhân có thẻ BHYT (ô số 1, số 2). 2. Đối với người dân có thẻ BHYT không đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: - Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở y tế tại khu vực thành phố (Phòng khám Đa khoa quốc tế Phú Lộc, TTYT thành phố, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng...): Bệnh nhân cần xin giấy chuyển viện tại chính cơ sở đăng ký KCB ban đầu. Khi đi khám, cần mang theo thẻ BHYT, Giấy chuyển viện, Chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ giấy tờ tùy thân nào có dán ảnh chân dung. - Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã: Bệnh nhân cần xin giấy chuyển viện tại Trung tâm y tế (TTYT) huyện nơi mình sinh sống. Ví dụ, bệnh nhân có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại TTYT xã Chi Lăng thì cần xin Giấy chuyển viện của TTYT huyện Chi Lăng. Khi đi khám, bệnh nhân cần mang theo thẻ BHYT, Giấy chuyển viện, Chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ giấy tờ tùy thân nào có dán ảnh chân dung. [[{"fid":"325","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"536","width":"500","class":"media-element file-default"}}]] 3. Bệnh nhân có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở y tế sau đây sẽ chính cơ sở y tế đó cấp Giấy chuyển viện chuyển thẳng tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn: - Một số cơ sở y tế tại huyện Cao Lộc: Phòng khám khu vực Đồng Đăng, TTYT xã Bình Trung, TTYT xã Phú Xá, TTYT xã Hồng Phong, TTYT xã Thụy Hùng, TTYT xã Xuân Long, TTYT xã Yên Trạch và TTYT xã Tân Thanh. - Một số cơ sở y tế tại huyện Văn Quan: TTYT xã Đồng Giáp, TTYT xã Khánh Khê, TTYT xã Điềm He, TTYT xã Ba Xã. - Một số cơ sở y tại huyện Chi Lăng: Phòng khám Đa khoa Khu vực Chiến Thắng, TTYT xã Vân Thủy, TTYT xã Bắc Thủy và TTYT xã Vân An. 4. Đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT:  Bệnh nhân tới khám cần mang theo giấy tờ tùy thân và đăng ký khám tại khu vực dành cho bệnh nhân không có thẻ BHYT (ô số 4, số 5). 5. Lưu ý: Bệnh nhân có thẻ BHYT không đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, khi đến khám không có Giấy chuyển viện từ cơ sở y tế tuyến dưới sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm. Trường hợp bệnh nhân phải nhập viện điều trị thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm trong suốt quá trình nằm viện. 

Thận trọng khi sử dụng lưỡi cưa trong lao động

Vào hồi 16h ngày 05/3/2017, Khoa Răng hàm mặt - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 54 tuổi. Bệnh nhân bị vết thương rách phức tạp vùng hàm mặt do lưỡi cưa văng vào mặt khi đang cưa gỗ. Vết thương rách toàn bộ khối cơ vùng má trái, tuyến nước bọt mang tai trái xuyên thấu vào khoang miệng. Theo lời kể của người nhà, khi bệnh nhân trong lúc vận hành máy cưa gỗ thì lưỡi cưa bị văng ra khỏi máy, trúng vào mặt. Vết thương rách rộng, chảy rất nhiều máu. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được xử trí cấp cứu cầm máu, khâu phục hồi vết thương. Hiện tại, bệnh nhân được điều trị tại khoa, sức khỏe ổn định. Trước đó, ngày 20/2/2017 tại khoa RHM cũng đã tiếp nhận và xử trí một bệnh nhân nam 40 tuổi cũng bị vết thương hàm mặt phức tạp do lưỡi cưa. [[{"fid":"275","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Việc không tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ trong lao động là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra các tai nạn đáng tiếc. Do vậy, khi lao động, đặc biệt là sử dụng các dụng cụ sắc nhọn như cưa, mài cần lưu ý: - Đeo kính an toàn , kính bảo hộ hay tấm che mặt khi sử dụng cưa - Đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi gỗ. - Đeo đụng cụ bảo vệ chống tiếng ồn - Dùng giầy dép chống trượt tránh nguy cơ ngã vào lưỡi cưa. Khi xảy ra tai nạn bệnh nhân cần đươc sơ cứu, băng vết thương và chuyển đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.    

Chia sẻ kinh nghiệm cùng bệnh viện tuyến dưới

Sáng 28/2/2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã có buổi làm việc cùng Trung tâm y tế huyện Hữu Lũng, đến tham quan học tập mô hình quản lý, công tác chuyên môn chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện. Tiếp đoàn có ban lãnh đạo BVĐK, lãnh đạo các phòng chức năng và một số khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Tại buổi làm việc, BVĐK đã có những chia sẻ kinh nghiệm với đơn vị bạn về các lĩnh vực như công tác điều hành chung; công tác thu – chi hiệu quả; công tác kiểm tra rà soát, sao lưu bệnh án, quản lý chất lượng Bệnh viện; công tác Điều dưỡng, mô hình chăm sóc người bệnh hiệu quả; những kỹ thuật chuyên môn mới; việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh; công tác văn thư lưu trữ… Đây đều là những lĩnh vực cơ bản để đảm bảo và duy trì hoạt động tại mỗi cơ sở y tế. [[{"fid":"273","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Việc chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ chuyên môn đối với tuyến dưới là một trong những vấn đề được BVĐK quan tâm, chú trọng. Điều này thúc đẩy sự hợp tác giữa hai đơn vị, góp phần vào sự phát triển ngành y tế tỉnh nhà. Đây cũng là dịp để BVĐK và TTYT huyện Hữu Lũng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau tiến bộ, mục tiêu hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Triệu Hằng - Phòng Hành chính quản trị

Cấp cứu thành công bệnh nhân chấn thương nặng vùng bụng

Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị chấn thương vùng bụng rất nặng. Bệnh nhân Hứa Thị Đ (28 tuổi, Địa chỉ: Tú Xuyên – Văn Quan – Lạng Sơn) nhập viện vào lúc 02h30 ngày 24/02/2017. Trước đó, trên đường đi làm về, bệnh nhân bị tai nạn giao thông và được đưa vào viện. Lúc vào, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc chậm, mạch nhanh, nhỏ khó bắt. Tình trạng mất máu vô cùng nặng nề, da niêm mạc bệnh nhân rất nhợt. Bệnh nhân đau bụng nhiều, siêu âm ổ bụng chứa rất nhiều dịch. Hội chẩn giữa lãnh đạo Bệnh viện và các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp thống nhất chẩn đoán bệnh nhân bị sốc mất máu do chấn thương bụng vỡ tạng đặc, tiên lượng rất nguy hiểm, cần phải mổ cấp cứu. Bệnh nhân được chuyển mổ lúc 02h45 phút. Bệnh nhân được tiến hành cắt lách, cầm máu. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 4 đơn vị máu khối hồng cầu và 4 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh. Sau gần 2 tiếng đồng hồ, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân được cứu sống. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, có thể nói chuyện; da niêm mạc hồng, không còn tình trạng mất máu.  [[{"fid":"265","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Có thể nói, việc cấp cứu thành công cho bệnh nhân vỡ tạng đặc là sự cố gắng, nỗ lực của các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp. Qua đây, chất lượng chuyên môn của Bệnh viện ngày càng được khẳng định, xứng đáng với lời cảm kết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn – Phục vụ bằng cả trái tim.    

Trang