CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Hoạt động chuyên môn

Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện ĐK tỉnh

Chiều ngày 30/06/2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy (PCCC). Tham gia diễn tập có đội xung kích PCCC của Bệnh viện cùng cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ. Nội dung diễn tập là tình huống giả định phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án số 03 bị cháy do sự cố chập điện. Vị trí của phòng nằm tại tầng III nhà điều trị bệnh nhân số 01. Ngay lập tức, đội xung kích PCCC của Bệnh viện đã nhanh chóng cắt điện khu vực cháy, đồng thời phối hợp cùng lực lượng cảnh sát. Đội cứu hộ khẩn trương di chuyển người bị nạn tới nơi an toàn và dập tắt đám cháy. Việc tổ chức diễn tập là một hoạt động thường niên, góp phần nâng cao khả năng PCCC tại cơ sở. Bệnh viên luôn chú trọng tới công tác PCCC qua việc cử cán bộ tham gia các khoa tập huấn do Phòng Cảnh sát PCCC tổ chức, tổ chức diễn tập, thường xuyên bảo dư và nâng cấp hệ thống điện... Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục tăng cường thực hiện tốt các quy định về PCCC và CNCH, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng người bệnh, nhân viên y tế và tài sản chung. Tố Quỳnh - Phòng Công tác xã hội

Bệnh viện ĐK tỉnh: Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường

Bệnh viện là cơ quan tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như vấn đề xử lý chất thải y tế, nguy cơ mầm bệnh... Do vậy, đối với mỗi cơ sở y tế, công tác bảo vệ môi trường luôn cần được quan tâm và chú trọng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là bệnh viện đa khoa hạng I, với tổng diện tích khuôn viên Bệnh viện là 28.835 m². Do được xây dựng từ lâu nên hiện tại, cơ sở vật chất của Bệnh viện đã xuống cấp. Bệnh viện cũng đã cải tạo nhiều lần, song việc cải tạo chưa đồng bộ và chỉ mang tính khắc phục tạm thời. Chính vì vậy, việc xử lý chất thải và đảm bảo vệ sinh môi trường gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Bệnh viện luôn nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi điều kiện để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.  Bệnh viện đã xây dựng Đề án bảo vệ môi trường “Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn”, được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 176/QĐ-STNMT ngày 31/12/2009. Theo đó, Bệnh viện tuân thủ theo đúng các quy định về hệ thống xử lý nước thải, thu gom và phân loại rác đúng tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh trong Bệnh viện, đặc biệt tại các khu vực chứa mầm bệnh... Định kỳ tối thiểu 02 lần/năm, Bệnh viện báo cáo kết quả giám sát môi trường về Chi cục Bảo vệ môi trường. Việc quản lý và xử lý chất thải được Bệnh viện thực hiện nghiêm túc theo Pháp lệnh về bảo vệ môi trường. Nước thải phát sinh từ các khoa, phòng, nhà bếp Bệnh viện được dẫn về hệ thống xử lý tập trung bằng phương pháp vi sinh trước khi xả ra ao sinh học trong khuôn viên Bệnh viện. Tại các khoa đều đặt 03 loại thùng nhựa có bánh xe màu sắc khác nhau (màu xanh, trắng, vàng) để phân loại: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải thông thường và chất thải động hại . [[{"fid":"617","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 335px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đoàn Thanh niên Bệnh viện tham gia dọn vệ sinh vào thứ 6 hàng tuần Tại khu vực lưu trữ chất thải y tế, rác thải được lưu trữ ở kho (có diện tích 42m²) có mái lợp tôn và bao che xung quanh bằng tôn. Chất thải được thu gom, phân loại và xử lý theo đúng quy định. Bệnh viện có lò đốt chất thải y tế có công xuất 30kg/giờ, lò đốt có mái che kín, đảm bảo môi trường cho khu vực dân cư. Chất thải nguy hại như bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế, lọ thủy tinh, pin…được thu gom về kho chứa riêng biệt (có biển báo) và phối hợp với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý. Các khoa, phòng được vệ sinh bằng dung dịch tiệt khuẩn Anolyte vào các buổi sáng trước giờ làm việc. Khu vực trong khuôn viên Bệnh viện được quét dọn hàng ngày. Các khoảng đất trống trong Bệnh viện được trồng cây xanh tạo bóng mát. Hàng năm, qua kiểm tra, giám sát, Thanh tra Sở tài nguyên và Môi trường, Phòng cảnh sát môi trường (Phòng PC49) Công an tỉnh Lạng Sơn luôn đánh giá BVĐK thực hiện tốt Pháp lệnh bảo vệ môi trường. Đây sẽ là tiền đề để Bệnh viện tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ môi trường khi tiếp nhận cơ sở mới, quy mô 700 giường bệnh vào cuối năm 2017.                                                               Bác sĩ Hoàng Tiến Ninh 

Thành lập thêm 03 khoa, phòng chức năng trong Bệnh viện

Chiều 14/06/2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Lễ Công bố Quyết định thành lập Phòng Công tác xã hội, Phòng Quản lý chất lượng và Khoa Nội Tim mạch. Dự buổi lễ có các đồng chí đại diện Sở Y tế, lãnh đạo BVĐK và lãnh đạo các khoa, phòng trong Bệnh viện. Tại buổi lễ, đại diện Sở Y tế đã công bố Quyết định thành lập Phòng Công tác xã hội, Phòng Quản lý chất lượng và Khoa Nội Tim mạch thuộc BVĐK. Phòng Quản lý chất lượng và Phòng Công tác xã hội được tách từ Phòng Kế hoạch tổng hợp; Khoa Nội Tim mạch được thành lập trên cơ sở tách từ Khoa Nội I. [[{"fid":"588","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Đại diện Sở Y tế công bố Quyết định thành lập 03 khoa, phòng Việc thành lập thêm một số khoa phòng góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Bệnh viện hạng I, góp phần nâng cao năng lực quản lý và năng lực chuyên môn của Bệnh viện. Phòng Quản lý chất lượng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng tại các khoa phòng trong Bệnh viện. Phòng Công tác xã hội tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ người bệnh, đem lại sự hài lòng cho người bệnh.  [[{"fid":"590","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2255","width":"2719","style":"width: 500px; height: 415px;","class":"media-element file-default"}}]] Đại diện Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Công tác xã hội và Khoa Nội Tim mạch nhận Quyết định Trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ thành lập thêm một số khoa phòng. Điều này vừa góp phần đảm bảo công tác tổ chức, vừa nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn, tạo điều kiện để Bệnh viện phát triển thêm nhiều kỹ thuật cao của nhiều chuyên khoa. 

Cấp cứu thành công bệnh nhân viêm tụy cấp không điển hình

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Phan Văn P. (76 tuổi, địa chỉ: Thất Khê - Tràng Định). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng quanh rốn, buồn nôn. Sau khi thăm khám, các kết quả xét nghiệm huyết học, sinh hóa, chụp X-quang ổ bụng, tim phổi, siêu âm ổ bụng của bệnh nhân đều trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày phân biệt viêm đại tràng. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân có diễn biến nặng lên. Bệnh nhân sốt cao 39°C, đau bụng vùng quanh rốn liên tục, nôn một lần ra dịch màu xanh, bụng chướng, bí trung đại tiện trong khi các xét nghiệm (thậm chí cả xét nghiệm men tụy) vẫn không có dấu hiệu gì bất thường. Nhận thấy đây là trường hợp bất thường, ngay trong đêm, trực lãnh đạo và các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, thống nhất chẩn đoán theo dõi Viêm tụy cấp. Bệnh nhân được chỉ định chụp CT (chụp cắt lớp vi tính). Kết quả cho thấy hình ảnh viêm tụy cấp thể xuất tiết. Ngay lập tức, các biện pháp hồi sức tích cực được tiến hành để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân. Ngay hôm sau, bệnh nhân có nhiều chuyển biến tích cực, đỡ đau bụng, sốt nhẹ, dịch lưu thông qua dạ dày trong. Sau 7 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, hết sốt, đại tiểu tiện bình thường. Kết thúc 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn. [[{"fid":"579","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"494","width":"370","style":"width: 500px; height: 668px;","class":"media-element file-default"}}]] Trường hợp bệnh nhân P là trường hợp ít gặp, các xét nghiệm về men tụy trong giới hạn bình thường nhưng khi chụp CT lại có hình ảnh viêm tụy cấp thể xuất tiết. Viêm tụy cấp thường xảy ra đột ngột với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng. Bệnh nhân mắc viêm tụy thường có dấu hiệu đau bụng vùng thượng vị kèm theo buồn nôn, bí trung đại tiện.. Trong trường hợp như vậy, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được xử trí và cấp cứu kịp thời.                                                                     Bác sĩ Hoàng Tiến Ninh 

Xây dựng Bệnh viện không khói thuốc

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn luôn chú trọng và chủ động thực hiện nhiều biện pháp góp phần xây dựng Bệnh viện không khói thuốc Hàng năm, Bệnh viện thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình về phòng chống tác hại của thuốc lá. Bệnh viện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới toàn thể viên chức, người lao động, người bệnh về tác hại của thuốc lá qua các hình thức như: Treo biển cấm hút thuốc lá các vị trí dễ quan sát; Đưa nội dung cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế làm việc, Vận động viên chức và người lao động không hút thuốc lá tại nơi làm việc; Truyền thông tư vấn sức khỏe cho người bệnh trong các buổi sinh hoạt Hội đồng người bệnh,… Qua đó, kết quả mang lại rất tích cực. Không nhân viên  hút thuốc lá trong Bệnh viện. [[{"fid":"482","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2448","width":"3264","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"483","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2448","width":"3264","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Hệ thống biển hiệu tại các vị trí dễ quan sát  Ở các khu vực đông người như phòng khám, hành lang phòng bệnh đã hạn chế được tình trạng người bệnh và người nhà bệnh nhân hút thuốc. Trong năm 2017, Bệnh viện tiếp tục tăng cường thực hiện các Quy định về phòng chống tác hại của thuốc lá, gắn thi đua vào việc thực hiện. Điều này góp phần xây dựng môi trường Bệnh viện trong sạch, an toàn và không khói thuốc.   Triệu Hằng - Phòng Hành chính Quản trị  

Nút mạch điều trị u xơ tử cung - Không cần phẫu thuật

U xơ tử cung (UXTC) là loại khối u vùng khung chậu phổ biến nhất thường gặp ở phụ nữ khoảng 30% ở độ tuổi trên 35 tuổi, 50% ở độ tuổi 50, là loại u lành tính (không phải là ung thư), mọc từ lớp cơ tử cung. Nguyên nhân gây bệnh là do một sự rối loạn về nội tiết kéo dài gây ra. Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bagico đã chia sẻ câu chuyện của mình trên facebook cá nhân. Bà Thực kể, bà bị đa u tử cung đã lâu, gây đau đớn và nhiều lần phải cấp cứu vì băng huyết quá nhiều. Bà đã tới khám tại 3 Bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa sản và cả 3 nơi đều chỉ định "cắt tử cung". Đối với người phụ nữ, "cắt tử cung" là điều thật kinh khủng bởi điều đó là tước đi thiên chức làm mẹ, làm mất đi hạnh phúc trong gia đình. Bà đã kiên quyết đến cùng phải giữ lại tử cung. Và may mắn bà biết đến TTƯT.BSCKII Hoàng Văn Măng - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã nhiều năm giúp cho nhiều chị em điều trị UXTC bằng phương pháp nút mạch, không cần phẫu thuật. Có rất nhiều bệnh nhân đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành trong cả nước được Bác sĩ Măng điều trị và đạt kết quả rất tốt. [[{"fid":"473","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"460","width":"612","style":"width: 450px; height: 338px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ Hoàng Văn Măng thực hiện kỹ thuật nút mạch  Nút mạch là làm tắc động mạch trong điều trị UXTC, giảm tối đa việc động mạch cung cấp máu để nuôi dưỡng khối u. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, bảo tồn được tử cung, có tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp bệnh nhân còn trẻ, còn muốn sinh con; những bệnh nhân không muốn phẫu thuật cắt tử cung hoặc những bệnh nhân bị các mãn tính như tim mạch không còn khả năng phẫu thuật. Nút mạch u xơ tử cung là phương pháp tích cực trong điều trị đa nhân xơ và những trường hợp bệnh nhân đã mổ bóc tách khối nhân xơ tái phát lại. Bệnh nhân không cần gây mê, không cần truyền máu, không cần phẫu thuật. Bệnh nhân được nút động mạch tử cung sau 6 tháng đến kiểm tra lại đều hết các triệu chứng đau bụng, rong kinh. Đa số bệnh nhân đều sinh hoạt, lao động bình thường, có bệnh nhân sau nút mạch đã tăng 3- 6kg . Phương pháp nút mạch trong điều trị UXTC giúp người bệnh không chịu đau đớn do phẫu thuật, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ cho người bệnh. Bác sỹ Hoàng Văn Măng đã chuyển giao kỹ thuật nút mạch cho Bệnh viện Giao thông Vận tải Hà Nội. Hiện tại, Bác sĩ Măng đã phát triển thêm kỹ thuật, áp dụng nút mạch đối với bệnh nhân bị lạc nội mạc trong cơ tử cung, u gan, chảy máu đường mật; Nút động mạch phế quản trong điều trị ho ra máu; Nút động mạch lách trong điều trị lách to..., giúp người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Qua đây, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của Bệnh viện, đem lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình.  

Triển khai thực hiện 5S cho người nhà người bệnh

5S là viết tắt của các từ Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch Sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng với mục đích tạo nên một môi trường làm việc thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Trong thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã triển khai và duy trì thực hiện 5S tại tất cả các khoa, phòng. Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là khoa điều trị cho những bệnh nhân nặng, thường xuyên phải thở máy nên cần đảm bảo vô khuẩn. Bên cạnh việc áp dụng 5S trong cấp cứu, Khoa đã triển khai 5S tới người nhà bệnh nhân để tránh tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại các buồng bệnh, điều dưỡng hướng dẫn cho người nhà sắp xếp tủ đầu giường gọn gàng, ngăn nắp. Trên tủ có hướng dẫn vị trí đặt các vật dụng như phích nước, chai nước, cốc tạo sự thuận tiện, dễ thấy, dễ lấy. Ở các phòng điều trị tích cực (bệnh nhân phải thở máy), người nhà bệnh nhân được hướng dẫn trực tiếp quy trình rửa tay thường quy – sát khuẩn tay nhanh. Đây là một trong những biện pháp đảm bảo vô khuẩn, tránh tình trạng nhuẫn khuẩn bệnh viện, lây chéo bệnh nhân.  [[{"fid":"443","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tủ đầu giường được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng [[{"fid":"444","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Hướng dẫn sát khuẩn tay nhanh tại phòng điều trị tích cực Việc áp dụng 5S rộng rãi sẽ tạo môi trường an toàn, đảm bảo cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Qua đây, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, mang lại sự hài lòng cho người bệnh.   Lan Anh - Tổ Công tác xã hội

Tọa đàm ngày sách Việt Nam

Hưởng ứng ngày sách Việt Nam lần thứ IV, chiều 21/4/2017, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Tọa đàm Ngày sách Việt Nam. Tham dự buổi tọa đàm có bác sĩ Phan Thanh Huy - Giám đốc Bệnh viện, các khách mời đại diện cho các chuyên khoa Nội, Ngoại, Cận lâm sang, khối văn phòng và hơn 100 dự giả tham dự. [[{"fid":"391","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"392","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Các khách mời chia sẻ kinh nghiệm đọc sách có hiệu quả Tại buổi tọa đàm, các dự giả đã hiểu mục đích, ý nghĩa của việc đọc sách. Các khách mời đã chia sẻ cảm xúc, câu chuyện, suy nghĩ của mình về những cuốn sách hay, tư vấn cách đọc, cách phát hiện vấn đề, cách lĩnh hội những tư tưởng, luận điểm, cốt lõi của sách, của tác giả; phương pháp đọc sách hiệu quả. Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, việc đọc sách truyền thống đã được thay thế bằng việc đọc sách điện tử, thông tin trên mạng. Do vậy, mỗi ngưởi cần lưu ý cách chọn sách, kinh nghiệm đọc sách điện tử, lựa chọn trang web sách điện tử uy tín…Các bạn dự giả đưa ra các câu hỏi cho các vị khách mời về vấn đề đọc, cùng trao đổi về những vấn đề về sách. Qua buổi tọa đàm, các dự giả tham dự đã lựa chọn được cho bản thân các phương pháp đọc, kinh nghiệm chọn sách, các trang web sách điện tử uy tín. Đây là một trong những hoạt động của Bệnh viện nhằm phát triển văn hóa đọc, tự học nhằm góp phần quan trọng mở rộng phạm vi; từ đó, nâng cao chất lượng tự đào tạo, khám chữa bệnh của Bệnh viện. Triệu Hằng - Phòng Hành chính quản trị

Trang