CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Ứng dụng kỹ thuật mới

Phẫu thuật thanh quản tại Bệnh viện ĐK tỉnh Lạng Sơn

Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh thanh quản khá cao chiếm 20%, chủ yếu tập chung vào những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to như giáo viên phát thanh viên, người bán hàng… Các rối loạn về giọng xuất hiện do sự biến đổi nhất thời hoặc lâu dài của chức năng phát âm. Triệu chứng thường gặp là khàn tiếng hoặc  mất tiếng. Nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Năm 2015, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương (BVTMH) triển khai Đề án 1816 tại Khoa Tai Mũi Họng (TMH), Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Các kỹ thuật được chuyển giao gồm phẫu thuật thanh quản (vi phẫu thanh quản, hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, polyp dây thanh, u nang hạ họng) và nạo VA bằng nội soi gây mê. Đến nay, các kĩ thuật đã được các bác sĩ khoa TMH của BVĐK thực hiện thành thạo. Sau khi khám sàng lọc, bệnh nhân cần được phẫu thuật, điều trị bằng kỹ thuật mới được lập danh sách và sắp xếp lịch phẫu thuật. [[{"fid":"365","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Kíp phẫu thuật của khoa Tai mũi họng thực hiện kỹ thuật phẫu thuật vi phẫu thanh quản Qua gần 2 năm thực hiện, Khoa Tai Mũi Họng đã phẫu thuật thành công cho nhiều trường hợp bệnh về thanh quản. Phòng mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại như bộ dụng cụ soi thanh quản, màn hình theo dõi quá trình vi phẫu, kính vi phẫu thanh quản... giúp đạt hiệu quả cao. Sau khi phẫu thuật, bệnh phẩm là các khối u sẽ được làm giải phẫu bệnh nhằm phát hiện sớm ưng thư hạ họng, thanh quản. Bệnh nhân sau khi được phẫu thuật sẽ hết nói khàn, không bị nuốt vướng khi ăn uống. [[{"fid":"366","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Chi phí điều trị của các kỹ thuật này tại BVĐK chỉ bằng 1/3 so với BVTMH. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để nhiều bệnh nhân được sử dụng các dịch vụ này với chi phí thấp ngay tại tỉnh. Qua đây, góp phần nâng cao đáng kể chất lượng khám, điều trị trong lĩnh vực chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện và tại tỉnh nhà. Bác sĩ Nguyễn Văn Xuân - Trưởng khoa Tai Mũi Họng  

Bệnh viện ĐK tỉnh: Chuẩn bị các điều kiện trở thành bệnh viện vệ tinh chuyên ngành tim mạch

Trong năm 2016, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã chuẩn bị các điều kiện để trở thành bệnh viện vệ tinh (BVVT) của Bệnh viện Tim Hà Nội. Để trở thành BVVT chuyên ngành tim mạch, BVĐK tỉnh Lạng Sơn đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Bệnh viện đã cử cán bộ tham gia đào tạo về chuyên ngành can thiệp tim mạch. Song song với đó, Bệnh viện đã đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy móc hiện tại, như máy siêu âm Doppler màu tổng quát, siêu âm Doppler màu tim, siêu âm Doppler màu 4D, Bộ đặt Catheter mạch.... Hệ thống xét nghiệm huyết học, sinh hóa - vi sinh được đầu tư phát triển, triển khai thêm nhiều xét nghiệm mới như xét nghiệm đông máu, khí máu phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Bệnh viện còn tham dự "Gala tổng kết các phòng Cathlab miền Bắc" do Hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam tổ chức để học tập kinh nghiệm chuyên môn từ các bệnh viện đã triển khai can thiệp mạch như Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện 103, Bệnh viện Đa khoa các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên... [[{"fid":"356","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"357","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Gala tổng kết các phòng Cathlab miền Bắc Hiện tại, Đề án trở thành BVVT của Bệnh viện Tim Hà Nội đã triển khai Giai đoạn 1, tập trung đào tạo nhân lực là bác sĩ chuyên khoa tim mạch và bác sĩ chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh. Sau khi kết thúc các lớp đào tạo, BVĐK tỉnh Lạng Sơn sẽ được tiếp nhận, chuyển giao các kỹ thuật can thiệp mạch. Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho người bệnh. Người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên, tiết kiệm thời gian và chi phí. Qua đây, chất lượng điều trị bệnh lý tim mạch cũng như chất lượng Bệnh viện được nâng cao, góp phần mang lại sự tin tưởng, hài lòng cho người bệnh. 

Ứng dụng thành công liệu pháp bơm surfactant ở Khoa Nhi

Vừa qua, khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Trung tâm (BVĐK) tỉnh đã điều trị thành công cho bệnh nhân mắc bệnh màng trong độ 2 bằng liệu pháp bơm surfactant. Bệnh nhân Lương Nhân Đ (Cao Lâu, Cao Lộc, Lạng Sơn) vào khoa Nhi ngày 07/06/2016. Bệnh nhân được chẩn đoán sơ sinh non tháng, trọng lượng 1,8 kg, tình trạng suy hô hấp nặng, bệnh màng trong độ 2. Bệnh màng trong được gọi là hội chứng suy hô hấp cấp, thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng. Bé đã được hỗ trợ hô hấp bằng CPAP, truyền dịch. Đồng thời, trẻ được bơm surfactant kết hợp nuôi dưỡng và chăm sóc. Qua 23 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định và được ra viện ngày 30/6/2016. (Sau 23 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bé Lương Nhân Đ tiến triển tốt) Đây là trường hợp bệnh nhân thứ 2 mắc bệnh màng trong điều trị thành công nhờ liệu pháp bơm surfactant tại BVĐK. Nguyên nhân gây bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng là do thiếu hụt Surfactant làm xẹp các phế nang và giảm độ đàn hồi của phổi. Vì vậy, ngay sau khi ra đời hoặc sau một thời gian thở bình thường, trẻ non tháng có nhiều phế nang bị xẹp do thiếu Surfactant và gây suy hô hấp. Phương pháp điều trị bao gồm: liệu pháp bơm Surfactant, hỗ trợ hô hấp, nuôi dưỡng và chăm sóc. (Các bác sĩ dặn dò gia đình bệnh nhân Lương Nhân Đ trong ngày bé được xuất viện) Trước đây, đối với bệnh nhân sơ sinh non tháng mắc bệnh màng trong, bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên. Hiện nay, các bác sĩ khoa Nhi BVĐK đã làm chủ được phương pháp điều trị. Qua đây, chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh tại tuyến tỉnh ngày càng được nâng cao, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho gia đình người bệnh.

Ghép da thành công cho bệnh nhân loét nặng vùng cùng cụt

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã xử trí thành công một trường hợp loét vùng cùng cụt nặng. Phẫu thuật chuyển vạt có cuống mạch cho bệnh nhân bị loét vùng cùng cụt là kỹ thuật phức tạp, ít bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện được. Bệnh nhân Lâm Thị Đ bị viêm tủy cắt ngang liệt 2 chân. Do nằm lâu ngày ở nhà, bệnh nhân bị loét nặng vùng cùng cụt. Ổ loét rộng, lộ xương cùng cụt. Hơn nữa, vùng cùng cụt là vùng dễ nhiễm trùng, trong khi bệnh nhân gầy yếu nên khi ghép da dễ thất bại.,. Các bác sĩ của Bệnh viện đã quyết định phẫu thuật chuyển vạt da để che phủ ổ loét. Bệnh nhân được siêu âm để tìm cuống mạch. Mạch ở da vùng cùng cụt rất nhỏ, khó xác định chính xác nhánh mạch xiên để nuôi vạt. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã phải rất thận trọng khi ghép mạch; kiểm soát tình trạng mất máu, nguy cơ nhiễm trùng của bệnh nhân. Nhờ quyết tâm cao và trình độ chuyên môn vững vàng, sau 3 giờ đồng hồ, bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công. Hiện tại, vết mổ tiến triển tốt, vết loét vùng cùng cụt đã được che phủ kín và hết loét. Bệnh nhân không còn đau nhức và đang tiếp tục được điều trị chứng viêm tủy cắt ngang có tiến triển tốt. Hình ảnh ổ loét trước và sau khi xử trí Phẫu thuật chuyển vạt có cuống mạch liền che phủ là phương pháp duy nhất điều trị loét vùng cùng cụt, giúp người bệnh có thể hồi phục vết loét. Đây là trường hợp thứ 10 được phẫu thuật chuyển vạt thành công tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn. Đây là kĩ thuật chưa nhiều bệnh viện tuyến tỉnh làm được. Điều này, giúp nhiều người bệnh được điều trị phục hồi tốt và nhanh, không phải chuyển đi tuyến trên, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị. 

Trang