CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

TẬP ĐOÀN APEC TẶNG 100 SUẤT QUÀ TẾT CHO BỆNH NHÂN

Sáng 5/2/2021, Đại diện Tập đoàn APEC tại Lạng Sơn (sau khi được khám, sàng lọc Covid-19) đã đến thăm và tặng 100 suất quà (mỗi suất trị giá 300.000đ gồm quà và tiền mặt) cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn phải ở lại điều trị tại Bệnh viện trong dịp Tết. Đây là món quà ý nghĩa, góp phần động viên người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đón tết thêm ấm áp, trọn vẹn, khích lên người bệnh cố gắng vượt qua bệnh tật. Bệnh viện xin chân thành cảm ơn Tập đoàn APEC đã dành sự quan tâm cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện. Kính chúc Tập đoàn năm mới an khang, thịnh vượng. Bệnh viện rất mong Tập đoàn tiếp tục đồng hành cùng Bệnh viện trong các hoạt động hỗ trợ người bệnh tiếp theo. [[{"fid":"3298","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]]  

TÁC HẠI CỦA HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã, giá cả khác nhau và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điển hình là đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh... giả, kém chất lượng khiến bệnh tật ngày càng phát triển trong cơ thể những người nhẹ dạ, kém hiểu biết và ham rẻ.   [[{"fid":"3333","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 351px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ảnh minh họa Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa. Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Tác động tiêu cực đầu tiên là hành vi nêu trên làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng nhái khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu. Để tránh mua nhầm hàng gian, hàng giả hàng kém chất lượng người tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, tuyệt đối không mua hàng không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ Đối với các loại hàng thực phẩm tươi sống khi mua hàng cần chú ý đến mức độ cảm quan tươi ngon của sản phẩm, không mua hàng trôi nổi và hàng kém vệ sinh bày bán ngoài đường vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm dễ gây ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng. Không mua và sử dụng hàng giả kém chất lượng là bảo vệ sức khỏe quyền lợi của mình, kịp thời báo cho cơ quan chức năng các doanh nghiệp cơ sở sản xuất và cửa hàng bán hàng giả kém chất lượng để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Cuộc đấu tranh đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là công việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là công việc của toàn xã hội mà trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân. Có làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan hiện nay.  

CÔNG TY CỔ PHẦN IN THIÊN NGÂN TẶNG QUÀ TẾT CHO BỆNH NHÂN VÀ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC CHỐNG DỊCH

Sáng 1/2/2021, Đại diện Công ty Cổ phần in Thiên Ngân Lạng Sơn đã đến thăm và tặng 20 suất quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn phải ở lại điều trị tại Bệnh viện trong dịp Tết; tặng 20 suất quà động viên cán bộ y tế làm công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đây là món quà ý nghĩa, góp phần động viên người bệnh đón tết thêm ấm áp, trọn vẹn. Món quà cũng thể hiện sự quan tâm đối với cán bộ y tế đang làm công tác phòng, chống dịch tại Bệnh viện, khích lệ chiến sĩ áo trắng tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ để nhân dân được đón Tết cổ truyền an toàn, yên vui. [[{"fid":"3293","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần in Thiên Ngân Lạng Sơn đã luôn quan tâm, đồng hành cùng nhân viên y tế và người bệnh có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian qua. Kính chúc Quý Công ty năm mới nhiều thành công và phát triển hơn nữa. Bệnh viện rất mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Quý Công ty trong các hoạt động tiếp theo.

THÔNG BÁO KHẨN CỦA BỘ Y TẾ

Thông tin mới nhất 19h ngày 28/01/2021. Bộ Y tế đề nghị những người đến những địa điểm sau: I. Hải Dương: 1. Ngày 17/1: Trường Tiểu học Chu Văn An, Sao Đỏ, Chí Linh 2. Ngày 23-24/1: Đám cưới tại thôn Quế Lĩnh, Thượng Quận, Kinh Môn 3. Ngày 23/1: Đám cưới tại Hoàng Tân, thôn Đạo Xá, Chí Linh 4. Ngày 24/1: Đám cưới tại thôn Ngư Uyên, Long Xuyên, Kinh Môn 5. Ngày 20-26/1: Chợ xóm dân cư Dương Nham, Phạm Thái, Kinh Môn 6. Ngày 20-22/1 và 24-25/1: Chợ Hoàng Tiến, Hoàng Tiến, Chí Linh 7. Ngày 23/1: Phòng khám đa khoa Côn Sơn, QL37, Cộng Hoà, Chí Linh 8. Ngày 23/1: Lẩu nấm Trần Phố, Sao Đỏ, Chí Linh 9. Ngày 23-24/1: Siêu thị Lan Chi, Kinh Môn 10. Ngày 23-24/1: Siêu thị Lan Chi, Sao Đỏ, Chí Linh 11. Ngày 23/1: Quán tạp hóa Cường Na, Đìa Mối, An Sinh, Kinh Môn 12. Ngày 24/1: Chợ Sao Đỏ, TT. Sao Đỏ, Chí Linh 13. Ngày 24/1: Cửa hàng Thế giới Di động, Cách Ngã 3 Sao Đỏ 50m, về phía Hải Dương 14. Ngày 24/1: Cửa hàng Mẹ và bé, Bến Tắm, Chí Linh 15. Ngày 24/1: Tiệm Trà Chanh 1975, số 233 Nguyễn Trãi, Sao Đỏ, Chí Linh 16. Ngày 25/1: Hiệu thuốc Tiến Huyền, đối diện chợ An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. 17. Ngày 25/1: Nhà thuốc Hùng Nhung, số 110 đường Hữu Nghị, Chí Linh 18. Ngày 26/1: Phòng khám Đa khoa Hải Dương, Sao Đỏ, Chí Linh 19. Ngày 26/1: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), số 01 phố Thái Học, Phường Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. 20. Ngày 26/1: Nhà Thuốc Thềm Xuyến, Nguyễn Trãi, Sao Đỏ, Chí Linh 21. Ngày 27/1: Chợ Thanh Tân, Lê Lợi, Chí Linh 22. Ngày 27/1: Chợ Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Lính 23. Ngày 27/1: Chợ An Sinh, An Sinh, Kinh Môn. II. Hải Phòng 24. Ngày 25/1: Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng III. Quảng Ninh 25. 18-21h ngày 21/1: Nhà hàng Trung Sơn, Vân Đồn 26. Ngày 23/1: Bệnh viện Đa khoa Vinmec Hạ Long, 10A Lê Thánh Tông, Hồng Gai, Thành phố Hạ Long 27. Ngày 23/1: Nhà hàng lẩu ếch cổng vàng cơ sở II, 68 khu 9 TT Cái Rồng (cách Cảng Cái Rồng 200m) 28. Ngày 24/1: Chợ Bắc Mã, Xã Bình Dương, thị trấn Đông Triều 29. Từ ngày 15-28/1: Hành khách trên các chuyến bay xuất phát từ Sân bay Vân Đồn và đến Sân bay Vân Đồn IV. Hà Nội 30. Ngày 20/1: Đám cưới tại thôn Xuân Dương, Xã Kim Lũ, Sóc Sơn 31. Ngày 21/1: Đám giỗ tại thôn Xuân Dương, Xã Kim Lũ, Sóc Sơn Đề nghị: - Liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ; - Gọi điện đến các đường dây nóng cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình: + 1900.9095 (Bộ Y tế) + 0969.082.115/0949.396.115 (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội) + 0988.123.951 (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương) + 0903.265.275 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hải Phòng) + 0979.362.473 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh) - Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ. - Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19: https://www.bluezone.gov.vn

TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Theo thông báo từ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 – Bộ Y tế, đêm 27/1/2021 phát hiện 2 ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng tại tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh. Do đó, nguy cơ tiếp tục xuất hiện thêm nhiều ca mắc mới trong cộng đồng là rất cao. [[{"fid":"3290","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"956","width":"1276","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Để chủ động ứng phó với tình hình, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đề nghị người bệnh và người nhà người bệnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung sau: 1. Mỗi bệnh nhân chỉ được 1 người nhà vào chăm sóc. Người chăm sóc bệnh nhân phải khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt trước khi vào chăm sóc bệnh nhân. Phải có thẻ lưu trú và tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng chống dịch. 2. Người quen, người thân không vào thăm bệnh nhân trong thời gian điều trị nội trú tại Bệnh viện. 3. Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay nhanh, giữ khoảng cách và tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch tại Bệnh viện. 4. Tất cả các bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng hô hấp: Sốt, ho, đau họng, khó thở phải thực hiện theo đúng hệ thống bảng, biển chỉ dẫn đến khám tại phòng khám hô hấp của Bệnh viện. 5. Bệnh viện đề nghị người dân phối hợp thực hiện đồng thời chia sẻ rộng rãi thông tin này.

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢNG NĂM 2020, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2021

Chiều 26/01/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Dự hội nghị có Đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; Ban chấp hành Đảng bộ, Ban lãnh đạo Bệnh viện, các đồng chí đảng viên của 16 Chi bộ trong Bệnh viện. [[{"fid":"3284","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Trần Mậu Việt báo cáo tổng kết năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Trần Mậu Việt – Phó Bí thư Đảng ủy Bệnh viện báo cáo tổng kết năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Trong năm 2020, Đảng bộ Bệnh viện đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn thể đảng viên và quần chúng trong đơn vị; triển khai đầy đủ, kịp thời và cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi đảng viên, quần chúng; tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; các chương trình kế hoạch của Đảng ủy khối. Cán bộ đảng viên trong Đảng bộ luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, nỗ lực phấn đấu khắc phục những khó khăn để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Trong năm, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, Bệnh viện tiếp tục đạt được nhiều thành tựu về chuyên môn. Bệnh viện đã triển khai thêm nhiều kĩ thuật mới và kĩ thuật vượt tuyến, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh và y đức được nâng lên, công tác cấp cứu, khám chữa bệnh ngày một tốt hơn. Bệnh viện đã triển khai xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, là cơ sở khám, điều trị cho bệnh nhân cách ly, góp phần quan trọng trong nhiệm vụ phòng, chống đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Bệnh viện tiếp tục thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của đơn vị như: đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế y tế; đạt đượt một số kết quả nhất định trong thực hiện cơ chế tự chủ toàn bộ tại Bệnh viện. [[{"fid":"3285","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 350px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng phát biểu tại hội nghị Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Đảng bộ Bệnh viện đã đạt được trong năm 2020. Đồng chí nhấn mạnh, trong năm 2021, Đảng bộ Bệnh viện cần quan tâm, chú trọng công tác phát triển Đảng, giúp nhiều quần chúng nhân dân được đứng vào hàng ngũ của Đảng; đồng thời tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên đề, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra giám sát, từ đó hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. [[{"fid":"3286","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"3287","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"3288","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đảng viên được tặng Giấy khen Nhân dịp này, đã có 3 Chi bộ và 26 Đảng viên được tặng Giấy khen vì Đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2020.

CỨU SỐNG TRẺ SƠ SINH NON THÁNG, SUY HÔ HẤP NẶNG

Ngày 9/1/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tiếp nhận trẻ sơ sinh non tháng 35 tuần, nặng 2,4kg. Sau đẻ thường trẻ bị khó thở, khóc yếu, phản xạ kém, hạ thân nhiệt, đã được xử trí cấp cứu tại TTYT huyện Lộc Bình và chuyển đến BVĐK. Lúc vào, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn nặng, sinh non tháng, cân nặng thấp, hạ thân nhiệt, nguy cơ tử vong cao. Ngay lập tức, trẻ được cấp cứu, đặt ống nội khí quản, thở máy. Trẻ mắc bệnh màng trong do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh nên bác sĩ chỉ định bơm surfactant giúp phổi trưởng thành tốt hơn, kết hợp dùng kháng sinh, nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch. [[{"fid":"3281","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2048","width":"1536","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Bác sĩ Ma Văn Minh - Trưởng khoa Nhi theo dõi, điều trị cho trẻ Sau 6 ngày theo dõi và điều trị tích cực tại Đơn nguyên Hồi sức cấp cứu Nhi - Sơ sinh, trẻ có tiến triển tốt, được cai máy thở và tập ăn qua đường tiêu hóa, tình trạng nhiễm khuẩn cũng được cải thiện. Trẻ tiếp tục được chăm sóc đặc biệt, sau 16 ngày, sức khỏe trẻ đã ổn định, tự bú mẹ hoàn toàn, tăng cân tốt (tăng từ 2,4kg lên 2,9kg) và được ra viện. [[{"fid":"3282","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1536","width":"2048","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Sau 16 ngày, sức khỏe trẻ đã ổn định, tự bú mẹ hoàn toàn, tăng cân tốt Với sự nỗ lực chăm sóc điều trị và chuyên môn vững vàng của các bác sĩ, điều dưỡng Đơn nguyên Hồi sức cấp cứu Nhi - Sơ sinh, nhiều trẻ sơ sinh mắc bệnh lý nặng đã được cứu sống và điều trị thành công, qua đây chất lượng chuyên môn và phục vụ của Bệnh viện càng được nâng cao, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.   Phòng Công tác xã hội

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PLASMA – PHƯƠNG PHÁP LÀM LÀNH VẾT THƯƠNG NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa triển khai ứng dụng công nghệ Plasma lạnh vào hỗ trợ điều trị vết thương do chấn thương và vết thương sau phẫu thuật cho bệnh nhân. Đây là phương pháp điều trị vết thương tiên tiến nhất hiện nay với những tác dụng vượt trội như: Giảm đau, giảm sưng, diệt khuẩn, chống nhiễm trùng vết mổ, kích thích tái tạo tế bào giúp vết thương mau lành, nhanh liền sẹo mà không gây tác dụng phụ và đặc biệt không ảnh hưởng tới việc tiết sữa mẹ ở những sản phụ sinh mổ, đem đến hiệu quả tối ưu trong quá trình điều trị. Tia Plasma lạnh có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của các vi sinh vật cản trở quá trình liền vết thương (vi khuẩn, virus và nấm) mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc biểu mô xung quanh. Mặt khác Plasma lạnh kích thích tái tạo biểu mô và sự hình thành mạch máu mới giúp nhanh lành vết thương, hạn chế tối đa sẹo xấu. Đặc biệt, không chỉ tiêu diệt vi khuẩn thường, Plasma lạnh còn có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Nhờ cơ chế trên, tia Plasma lạnh được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương do chấn thương và vết thương sau phẫu thuật. [[{"fid":"3279","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chiếu tia Plasma lạnh điều trị vết thương cho bệnh nhân tại Khoa Chấn thương - Bỏng BVĐK Lợi ích của Phương pháp chiếu tia Plasma lạnh lên vết thương: - Tia Plasma lạnh giúp diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, virus, nấm. - Làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương, không gây tổn hại tế bào da. - Kích thích tăng sinh tế bào da, tăng tốc độ biểu mô hóa, hạn chế để lại sẹo xấu. - Giảm đau, giảm sưng, chống viêm, chống nhiễm trùng sau phẫu thuật hoặc sau sinh mổ. - Thời gian thực hiện nhanh chóng (3 phút/lần), an toàn, không có tác dụng phụ và nhất là không ảnh hưởng tới việc tiết sữa mẹ với phụ nữ sinh mổ. - Giúp giảm chi phí điều trị của bệnh nhân so với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền thống đồng thời cũng rút ngắn thời gian điều trị. Tia Plasma lạnh được ứng dụng trong điều trị: - Vết thương nhiễm trùng; - Vết thương bị hoại tử; - Vết loét do tì đè (vùng gan bàn chân, vùng gót chân, vùng cùng cụt, vùng bả vai, vùng chẩm); - Vết thương do bỏng; - Vết thương mới có nguy cơ nhiễm trùng, lâu lành như: vết mổ thành bụng... - Vết thương ở những bệnh nhân bị tiểu đường, suy kiệt cơ thể; - Vết mổ sau sinh nhiễm khuẩn, vết thương thành bụng sau mổ, vết khâu tầng sinh môn trong sinh thường, tổn thương vùng áp xe vú, vết mổ chửa ngoài tử cung, phẫu thuật u xơ tử cung hay sau chích nặn áp xe vú… Tia Plasma lạnh không được sử dụng trong trường hợp: - Những người bệnh đang sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim. - Người bệnh đang có dấu hiệu suy hô hấp hoặc truỵ tim mạch, sốc... hoặc đang có vết thương vùng mắt. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, bệnh nhân chấn thương hoặc sản phụ sau phẫu thuật từ 06 - 10 giờ đều có thể sử dụng công nghệ chiếu tia Plasma lạnh. Quy trình đơn giản với chu kỳ chiếu 01 lần/ngày, thời gian điều trị nhanh chóng trong vòng 03 phút/1 lần chiếu và có thể thực hiện ngay tại giường điều trị. Sau khi chiếu, bệnh nhân có thể nhanh chóng vận động mà không làm ảnh hưởng tới vết thương. Giá dịch vụ cho một lần chiếu tia Plasma lạnh là 50.608 đồng/1cm2. Việc ứng dụng công nghệ Plasma lạnh trong điều trị vết thương sẽ giúp cho người bệnh được lựa chọn sử dụng thêm một phương pháp điều trị mới, an toàn, hiệu quả, giúp giảm tối đa thời gian và chi phí điều trị, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

ĐẶT LỊCH KHÁM QUA ĐIỆN THOẠI – GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn là cơ sở khám chữa bệnh tuyến đầu trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn. Trong những năm qua, Bệnh viện đã triển khai tích cực các hoạt động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Từ 1/1/2021, sau khi triển khai áp dụng Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, mỗi ngày khoa Khám bệnh tiếp nhận khám bệnh cho trên 700 đến 800 người bệnh. Trong đó người bệnh phải chờ đợi 20 – 30 phút mới đến lượt đăng ký khám bệnh. [[{"fid":"3277","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đặt lịch khám qua điện thoại giúp giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh Để tăng cường hiệu quả khám, chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh khi đến Bệnh viện; Hạn chế tập trung đông người trong giai đoạn dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp; Nâng cao hiệu quả tư vấn chế độ Bảo hiểm y tế cho người bệnh, tránh tình trạng người bệnh đến khám nhưng chưa đủ thủ tục cần thiết và không được quỹ bảo hiểm thanh toán, từ ngày 25/01/2021, Bệnh viện nhận đặt lịch hẹn khám qua số điện thoại 02053.803.000. Thời gian đặt lịch: Sáng từ 7h – 11h30; Chiều từ 13h30 đến 17h (Thời gian gọi điện đặt lịch ưu tiên vào các buổi chiều để được tư vấn kỹ hơn về chế độ). Người bệnh, người nhà người bệnh khi gọi điện đặt lịch khám cần cung cấp cho nhân viên tiếp nhận các thông tin sau: + Họ và tên người khám + Ngày tháng năm sinh + Nghề nghiệp + Dân tộc + Địa chỉ + Số thẻ BHYT, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, giấy chuyển tuyến, nơi chuyển tuyến, chẩn đoán nơi chuyển (nếu có) + Yêu cầu khám + Thời gian khám - Sau khi tiếp nhận thông tin của người bệnh, nhân viên Bệnh viện sẽ hướng dẫn người bệnh: + Thời gian hẹn khám + Các giấy tờ cần mang theo: Thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh,… + Dặn dò người bệnh đến đúng hẹn. Nếu không đến đúng hẹn thì việc đặt lịch khám không có giá trị. Quyền lợi của người bệnh khi đăng ký lịch khám qua điện thoại: - Từ 6h30 phút các ngày làm việc trong tuần nhân viên bộ phận tiếp đón sẽ nhập thông tin của người bệnh hẹn khám lên hệ thống. Điều này đảm bảo cho người bệnh đặt lịch hẹn khám sẽ có số thứ tự khám đầu tiên tại các phòng khám, giúp người bệnh giảm bớt thời gian chờ đợi. - Khi người bệnh đến quầy tiếp nhận (có 1 quầy ưu tiên cho người bệnh đặt lịch hẹn, người bệnh không cần lấy số thứ tự chờ đăng ký). Sau khi người bệnh cung cấp đầy đủ giấy tờ có liên quan, nhân viên tiếp đón sẽ in phiếu và hướng dẫn người bệnh đi khám. Sử dụng dịch vụ đặt lịch hẹn khám qua điện thoại, người bệnh đến khám tại Bệnh viện sẽ được khám bệnh với chất lượng tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất, qua đó góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh.

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG CUỐN SÁCH CÓ NỘI DUNG PHẢN ĐỘNG

Trong thời gian qua, các thế lực thù địch gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc, xảo quyệt… Đặc biệt, một số đối tượng phản động, chống đối đã sáng tác và phát tán nhiều tài liệu có nội dung phản động, nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó nổi lên một số cuốn sách như: “Chính trị bình dân” - Phạm Đoan Trang, “Đặt bàn tay lên Việt Nam” – Nguyễn Nguyên Bình, “Học chính  sách  công  qua  chuyện đặc khu” - Luật  khoa  tạp  chí - Trịnh  Hữu  Long,  Phạm Đoan Trang, Nguyễn  Anh Tuấn, “Cẩm nang nuôi tù” - Luật khoa tạp chí - Phạm Đoan Trang, “Phản kháng phi bạo lực” - Phạm Đoan Trang. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn những âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; nhất là những ảnh hưởng tiêu cực từ những ấn phẩm có nội dung phản động nêu trên đến niềm tin của cán bộ, viên chức, người lao động, nhân dân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kêu gọi viên chức, người lao động và nhân dân nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch, chống phá chế độ XHCN, chống phá Đảng, Nhà nước; nâng cao tinh thần cảnh giác, củng cố niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Chủ động phòng ngừa không để các ấn phẩm trên, các tài liệu có nội dung phản động, tài liệu không chính thống tán phát, lưu truyền trong cơ quan, đơn vị và trên địa bàn. Không tiếp cận, tìm mua, đọc những ấn phẩm trên, nhất là trên Internet và các trang mạng xã hội. Báo cáo cơ quan chức năng nếu phát hiện có các dạng ấn phẩm trên xuất hiện trên địa bàn hoặc cơ quan, đơn vị để kịp thời xử lý.

Trang