CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ MÙA LẠNH

Ngày 06 / 02 / 2020
|
Y học thường thức

Theo thống kê của Trung tâm đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15-30%. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu kéo theo rét đậm, rét hại các ca bệnh càng tăng cao bất thường. Không chỉ có ca mới mà những người có tiểu sử mắc bệnh đột quỵ, tai biến cũng có nguy cơ tái phát cao.

Tình trạng đột quỵ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó thời tiết thay đổi chuyển lạnh bất thường làm khởi phát tình trạng này. Theo cơ chế sinh học, dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng thành mạch thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặc khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Với những người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bí tắc thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ dẫn tới nguy cơ tử vong cao và biến chứng vô cùng nặng nề.

Trong thời điểm lạnh, nhiệt độ thay đổi thất thường nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn ở những người cao tuổi do máu qua não ở người cao tuổi giảm thấp, chức năng cơ thể suy yếu nên khó thích nghi được với những thay đổi của thời tiết. Không chỉ có người già, người tiền sử cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng rất dễ bị đột quỵ. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý trong thời điểm thời tiết lạnh này.

Nhiều chuyên gia khẳng định: 85% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa nếu tuân thủ đúng khuyến cáo:

  • Giữ ấm cơ thể: Nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất từ 16-18 độ C, thường xuyên uống một ly nước nóng trước khi đi ngủ và dùng thực phẩm, đồ uống nóng làm tăng năng lượng đồng thời giữ ấm cơ thể. Mặc nhiều áo mỏng có thể giữ ấm cho cơ thể hơn là một chiếc áo dày, đừng quên quàng khăn, đội mũ len để giữ ấm phần đầu và cổ, đây là 2 vị trí dễ ảnh hưởng nhất khi thời tiết thay đổi.
  • Kiểm soát bệnh lý: Với những người bị chứng bệnh tim nên phòng ngừa các chủng virus cúm. Kiểm soát huyết áp, thực hiện kế hoạch ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng, uống thuốc điều trị liên tục. Kiểm soát đường huyết bởi nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường. Kiểm soát cholesterol trong máu bằng chế độ ăn uống thích hợp, kiêng mỡ, các loại dầu ăn và thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
  • Điều chỉnh lối sống không khoa học: Người bệnh nên giảm uống rượu bia đến mức tối đa, bỏ hút thuốc lá. Giảm cân nếu cơ thể trong tình trạng thừa cân béo phì.
  • Tắng cường các thói quen tốt: Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch, cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì… Nên tập thể dục tối thiểu khoảng 30 phút/ ngày. Tránh căng thẳng trong cuộc sống. Thay đổi chế độ ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh trái cây tương hàng ngày, hạn chế ăn mỡ động vật,… 
  • Hạ mỡ máu, giảm mỡ thừa trong gan
  • Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm: Đột quỵ, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch, suy tim, …
  • Tiêu mỡ dư nước tích, hỗ trợ điều trị bệnh thừa cân béo phì
  • Tăng cường sức đề kháng, điều hòa ổn định huyết áp.

 

 

Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường

Ý kiến bạn đọc