CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI – Proton-pump inhibitor) xuất hiện trên thị trường từ những năm 1980 và trở thành nhóm thuốc chính trong điều trị phần lớn các bệnh liên quan đến tiết acid nhờ tác động ức chế hoạt động của bơm proton. PPI là tiền chất, không bền trong môi trường acid dạ dày nên được bào chế ở dạng bao tan trong ruột. Sau khi uống và hấp thu vào máu tại ruột non, PPI được phân tán vào vi kênh của tế bào viền, nhờ môi trường pH acid ở đó hoạt hóa thành dạng có hoạt tính và gắn không thuận nghịch vào bơm proton H+/K+-ATPase, ngăn cản sự bài tiết acid trong dạ dày(1,2,3,4,9). PPI nên được uống trước khi ăn 30 phút để cho hiệu quả tốt nhất vì lúc đó số lượng các bơm proton hoạt động nhiều nhất và có môi trường acid thuận lợi hoạt hóa PPI tiền chất2,3,9. Mặc dù PPI có t1/2= 1-1,5 giờ nhưng có tác dụng ức chế tiết acid kéo dài khoảng 24 giờ nên thường sử dụng 1 lần/ngày(9). Hiện nay 5 loại PPI được dùng rộng rãi trong lâm sàng là omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole và esomeprazole đều có tại Việt Nam. Nhìn chung, các PPI khác nhau cơ bản về dược động học. nhưng hầu hết các nghiên cứu về tác dụng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các chế độ liều chuẩn PPI trong điều trị trào ngược dạ dày-tá tràng và loét tá tràng (4,8).

            Sinh khả dụng của lansoprazol, esomeprazol và pantoprazol cao nhất. Rabeprazol chuyển hóa thành dạng có hoạt tính nhanh nhất và pantoprazol là thuốc có hoạt tính kém nhất 6,8. Omeprazol có tương tác với những thuốc cùng chuyển hóa qua hệ thống men gan CYP 2C19, 3A4, 1A2 (diazepam, clopidorel, phenytoin, theophylin, warfarin…). Những PPI khác tương đối ít tương tác hơn vì chuyển hóa ở mức độ khác nhau (ít tương tác nhất là pantoprazol, rabeprazol)(2,3,4,6,9).

Chỉ định của PPI: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bao gồm cả bệnh thực quản Barret; Dự phòng loét dạ dày- tá tràng liên quan đến NSAID. Điều trị loét dạ dày tá tràng. Phối hợp với kháng sinh trong điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm  H.pylori. Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.

Cách dùng của PPI:

Chế độ liều chuẩn được khuyến cáo cho hầu hết các chỉ định của PPI. Thời gian điều trị thường tùy theo từng chỉ định, có thể kéo dài 4-8 tuần (2,5,7,8,10).

Chế độ dùng 2 lần/ngày với liều chuẩn được khuyến cáo cho những trường hợp tăng tiết acid kháng trị (GERD kháng trị, Zollinger-Ellison…) và điều trị nhiễm  H.pylori (2,5,8,10).



Bảng 2. LIỀU CHUẨN CỦA CÁC PPI DẠNG UỐNG (1,2,7,8)

 

Omeprazol

Esomeprazol

Lansoprazol

Pantoprazol

Rabeprazol

Liều chuẩn

20mg 1 lần/ngày

20mg 1 lần/ngày

30mg 1 lần/ngày

40mg 1 lần/ngày

20mg 1 lần/ngày

Suy thận

Không khuyến cáo chỉnh liều

Suy gan Child B

Không có khuyến cáo

MAX 30mg/ngày

Không có khuyến cáo

Suy gan Child C

MAX 20mg/ngày

MAX 20mg/ngày

Cân nhắc giảm liều

MAX 20mg/ngày

Cân nhắc giảm liều

Phân loại thai kỳ

C

B

B

B

B

FDA công nhận sử dụng PPI cho trẻ em theo độ tuổi và chỉ định như sau (6,7, 8, 11,13, 14, 15), (tuy nhiên dựa vào chế phẩm đang lưu hành tại Mỹ):

Lưu ý khi sử dụng PPI

PPI nên uống 1 lần vào trước bữa ăn sáng. Nếu dùng 2 lần/ngày nên uống vào trước bữa ăn sáng và chiều2. Khi uống nên để nguyên viên, không được cà nhuyễn thuốc.

Trong điều trị GERD nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất(1).

PPI được khuyến cáo dùng hàng ngày để ngăn loét dạ dày do NSAID. Omeprazole được khuyến cáo 20 mg 1 lần/ngày trong 4 tuần, có thể thay thế bằng Pantoprazol. Lansoprazol không được chỉ định để dự phòng loét ở bệnh nhân đang dùng NSAID nhưng có thể được dùng để điều trị loét(1).

Khi bệnh nhân dùng PPI kéo dài, nên đánh giá lại sự cần thiết phải tiếp tục PPI, cân nhắc giảm liều hoặc đổi sang chế độ “dùng khi cần” tùy theo tình trạng cải thiện của bệnh nhân(1).

Gần đây một số nghiên cứu gợi ý rằng khi ngưng sử dụng PPI, cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất gastrin với lượng cao hơn so với trước khi điều trị, gây hiện tượng tăng tiết acid hồi ứng. Các antacid và chất chống đầy hơi có thể hiệu quả điều trị hiện tượng này(1).

Tác dụng phụ của PPI bao gồm đau đầu, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Điều trị PPI có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng Clostridium difficile, Salmonella, Campylobacter và Shigella. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy có mối liên quan giữa việc sử dụng PPI và tăng nguy cơ viêm phổi (1, 8, 12).

Dùng PPI kéo dài cũng làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương (1,8,10).

Thiếu hụt vitamin B12 ở bệnh cao tuổi và hạ magnesi máu nặng có liên quan đến việc sử dụng PPI đã được quan sát thấy trên một số bệnh nhân (1,8,10).

Trung tâm Theo dõi Phản ứng có hại của thuốc New Zealand (CARM) đã ghi nhận 65 trường hợp viêm thận mô kẽ liên quan đến việc sử dụng PPI (1,8).

Thông tin thuốc

Các PPI đường tiêm tại Bệnh viện: Rabeprazol 20mg (Rabeprazole); Vinxium 40mg (Esomeprazol);  Solezol 40mg (Esomeprazol).

Các PPI đường uống tại Bệnh viện: Emanera 20mg (Esmeprazole)

1.Bulletin of Pharmacovigilance, No.4-2014,” Sử dụng hợp lý, an toàn thước ức chế bơm proton”.

2.Laurence L. Brunton, Keith L. Parker et al. “ Drugs aeffecting gastrointestinal function”, Goodman & Gilman’s The Pharmacological Basic of Therapeutics, 11th ed, 621.

3.Philip O.Anderson, James  E.Knoben et William G.Troutman, “Gastrointestinal Drugs”, Handbook of Clinical, 10th, 542.

4.Haley Smith, “A review of proton pump inhibitors”, S Afr Pharm J 2014;81(5):13-16