CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin tức

HỘI THẢO KHOA HỌC “CÁC THÔNG SỐ HUYẾT HỌC TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA THỂ NHẸ VÀ NGƯỜI LÀNH MANG GEN”

Chiều 15/4/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) phối hợp với Công ty TNHH Sysmex tổ chức Hội thảo khoa học: "Các thông số huyết học trên bệnh nhân Thalassemia thể nhẹ và người lành mang Gen”. Dự hội thảo có nhân viên y tế của BVĐK, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, Chi cục Dân số HHGĐ tỉnh và 11 trung tâm y tế huyện, thành phố. Báo cáo viên là TS.BS Nguyễn Ngọc Dũng – Trưởng khoa Tế bào – Tổ chức học, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương; Ông Nguyễn Đức Tuấn – Công ty TNHH Sysmex Việt Nam. [[{"fid":"3485","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] TS.BS Nguyễn Ngọc Dũng trình bày báo cáo tại hội thảo Tại hội thảo, 100 nhân viên y tế đã được cập nhật kiến thức, kĩ năng và trau dồi kinh nghiệm chuyên môn chuyên ngành xét nghiệm huyết học; tìm hiểu các thông số huyết học trên bệnh nhân Thalassemia thể nhẹ và người lành mang Gen; Phương pháp xét nghiệm Huyết học của Sysmex và ứng dụng lâm sàng các thông số huyết học nâng cao trên hệ thống xét nghiệm. Qua buổi sinh hoạt khoa học, nhân viên y tế trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong xét nghiệm huyết học trên bệnh nhân Thalassemia qua đó nâng cao việc chỉ định, thực hiện các xét nghiệm để vận dụng trong quá trình khám, chữa bệnh đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền góp phần nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.   Phòng Công tác xã hội

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ NAM THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN

Ngày 15/4/2021, Đoàn cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam do ông Phan Anh Phong, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn cùng các cán bộ lãnh đạo, quản lý các khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện đã đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"3480","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Tại buổi làm việc, hai Bệnh viện đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý khám, chữa bệnh. Đoàn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cũng đã đến thăm, tìm hiểu về hệ thống PACS (Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh trong y khoa) đang thực hiện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. [[{"fid":"3481","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Trên tinh thần chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, buổi làm việc đã giúp hai bệnh viện có những đánh giá, trao đổi nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, tăng tính thuận tiện trong việc giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm y tế, qua đó nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phục vụ nhân dân. [[{"fid":"3482","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Trong thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục phát huy mối quan hệ gắn bó lâu dài và đẩy mạnh hỗ trợ, trao đổi, phối hợp với nhau để cả hai bệnh viện cùng thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.  [[{"fid":"3483","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]]   Phòng Công tác xã hội

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG CỦA UBND TỈNH

Ngày 09/04/2021 UBND tỉnh Lạng Sơn công bố quyết định số 448/QĐ-UBND  về việc tặng danh hiệu “Tập thể cho Lao động xuất sắc” và quyết định số 450/QĐ-UBND về việc tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh . Tại lễ công bố đồng chí Trương Quý Trường Giám đốc Bệnh viện thay mặt UBND tỉnh công bố và tặng bằng khen cho các các nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Tặng danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc” cho 9 khoa, phòng đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ công tác năm 2020: Phòng KHTH, phòng Công nghệ thông tin, Khoa Cấp cứu, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa Ngoại tiết niệu, khoa Ung bướu, khoa Tâm thần – Thần kinh, khoa Nhi, khoa Khám bệnh. [[{"fid":"3475","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"758","width":"1214","style":"height: 312px; width: 500px;","class":"media-element file-default"}}]] Tập thể đạt danh hiệu Lao động xuất sắc năm 2020 Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 2 tập thể: Khoa Khám bệnh, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, 5 cá nhân:  Ông Hoàng Khánh Linh- Trưởng khoa Khám bệnh, Ông Bế Thái Hưng- Trưởng khoa Nội II, Bà Nguyễn Thị Oanh – Trưởng Khoa KSNK, Ông Nguyễn Thiện An - Kỹ sư phòng CNTT, Bà Bùi Thị Sao Mi – Dược sỹ khoa Dược đạt hai năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (2019-2020). [[{"fid":"3476","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"758","width":"1280","style":"width: 500px; height: 296px;","class":"media-element file-default"}}]] Cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2019-2020 Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Trương Quý Trường Giám đốc Bệnh viện chúc mừng các tập thể, các nhân đã được UBND tỉnh tặng danh hiệu và bằng khen, ghi nhận những đóng góp của các cá nhân, tập thể trong thời gian qua, có được những thành tích trên là sự phối hợp tốt với các khoa phòng trong Bệnh viện.

TẬP HUẤN HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÒNG XÉT NGHIỆM THEO TIÊU CHUẨN ISO 15189:2012

Từ ngày 02/04/2021 đến ngày 03/04/2021 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn phối hợp với công ty TNHH Dịch vụ công nghệ tổ chức lớp tập huấn Hệ thống quản lý phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Giảng viên là Ths. Đặng Khánh Hào - Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ công nghệ. [[{"fid":"3460","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi tập huấn, các cán bộ làm việc tại khoa xét nghiệm và một số khoa, phòng trong Bệnh viện đã được cung cấp những kiến thức chung về tiêu chuẩn ISO 15189:2012; hoạt động quản lý chất lượng trong xét nghiệm y tế: chất lượng và chất lượng trong xét nghiệm, tiến trình phát triển tư duy về Quản lý chất lượng xét nghiệm, các nguyên tắc quản lý chất lượng trong xét nghiệm, phân biệt ISO 15189 với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác... [[{"fid":"3461","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Lớp tập huấn đã giúp nhân viên y tế tiếp cận với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 15189:2012, từ đó định hướng xây dựng, áp dụng các phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189 tại Bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng các xét nghiệm, nâng cao chất lượng Bệnh viện.    Dương Thần Trưởng – Phòng Quản lý chất lượng

TRIỂN KHAI PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP GỐI ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN ĐỨT DÂY CHẰNG PHỨC TẠP

Các bác sĩ khoa Chấn thương – Bỏng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) vừa phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện phẫu thuật nội soi khớp gối thành công cho bệnh nhân đứt dây chằng chéo phức tạp do tai nạn giao thông. Bệnh nhân Hoàng Công T (22 tuổi, ở Tú Xuyên, Văn Quan) vào viện do bị đau, mất vận động khớp gối trái sau tai nạn giao thông. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân bị đứt hoàn toàn dây chằng chéo sau và bên trong, đứt dây chằng mác bên, đứt bán phần dây chằng chéo trước, rách sụn chêm. [[{"fid":"3453","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Các bác sĩ khoa Chấn thương - Bỏng và bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện phẫu thuật nội soi khớp gối Các bác sĩ hội chẩn và lên kế hoạch phẫu thuật cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật được đánh giá là phức tạp nhất trong phẫu thuật nội soi khớp gối do bệnh nhân có nhiều tổn thương, cần kết hợp nhiều phương pháp phẫu thuật, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Thông qua đường rạch nhỏ, bệnh nhân được kiểm tra tổn thương thực tế bằng camera nội soi, sau đó lấy cơ thon có trong cơ thể để tái tạo dây chằng chéo sau. Tiếp theo bác sĩ lấy cơ gân mác bên dài để nối dây chằng mác bên cho người bệnh. Ca phẫu thuật thành công sau hơn 2 giờ thực hiện. Sau phẫu thuật 3 ngày, bệnh nhân bắt đầu tập phục hồi chức năng dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế và có thể xuất viện sau 10 ngày điều trị. [[{"fid":"3457","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1917","width":"1233","style":"width: 300px; height: 500px;","class":"media-element file-default"}}]][[{"fid":"3458","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1113","width":"843","style":"width: 300px; height: 500px;","class":"media-element file-default"}}]] Bệnh nhân tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật Trước đây, các trường hợp tổn thương khớp gối thường có chỉ định chuyển tuyến trên điều trị hoặc mổ mở với nhiều hạn chế như bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, nguy cơ chảy máu cao, gặp nhiều biến chứng, hồi phục chậm, mất nhiều thời gian và chi phí điều trị. Phẫu thuật nội soi khớp gối là kỹ thuật hiện đại đang được áp dụng tại các bệnh viện tuyến trung ương. Đây là kỹ thuật ít xâm lấn (ít gây tổn thương thêm cho người bệnh), trong và sau mổ người bệnh ít đau đớn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, nhanh chóng phục hồi và trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường. Thực hiện phẫu thuật nội soi khớp gối ngay tại BVĐK sẽ giúp người dân trong tỉnh có thêm lựa chọn phương pháp điều trị mới, hiệu quả, an toàn mà không phải chuyển tuyến. Qua đó khẳng định sự phát triển mạnh mẽ về chất lượng chuyên môn của Bệnh viện nhằm mang đến dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho nhân dân. Xem thêm tại: http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/phau-thuat-noi-soi-khop-goi-dieu-tri-hieu-qua-ton-thuong-khop-goi.html   Phòng Công tác xã hội

CUỘC THI TRỰC TUYẾN: “TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN”

Ngày 08/3/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 609/KH-BTP, Quyết định số 334/QĐ-BTP về việc thành lập Ban Tổ chức và Tổ Thư ký Cuộc thi và Thể lệ số 610/TL-BTC, cụ thể như sau: 1. Đối tượng thi: Công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. 2. Nội dung thi: Các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; một số quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương có liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân. [[{"fid":"3439","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 500px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 3. Hình thức thi: Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ website như sau: https://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn hoặc truy cập Chuyên mục Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử Quốc gia; Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật; Trang thông tin điện tử Truyền hình Quốc hội Việt Nam; Báo Điện tử Đại biểu nhân dân và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 4. Thời gian thi: Cuộc thi sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày (từ 0h00 ngày 01/4/2021 đến 24h00 ngày 30/4/2021). 5. Cách thức thi: – Người dự thi truy cập đăng ký dự thi theo hướng dẫn và thực hiện trả lời 20 câu hỏi (bao gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp, 01 câu dự đoán số lượng người dự thi trả lời đúng tất cả các câu hỏi trắc nghiệm) trên máy tính và các thiết bị di động có kết nối internet. – Trong quá trình diễn ra Cuộc thi, mỗi cá nhân được dự thi tối đa 03 lượt thi để có thể cải thiện kết quả, mỗi lượt thi kéo dài tối đa 20 phút. 6. Giải thưởng Cuộc thi: Người đạt giải được Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Giấy chứng nhận kèm theo hiện vật (nếu có) và mức giải thưởng như sau: – 01 Giải Nhất: 6.000.000 đồng/giải (Sáu triệu đồng/giải); – 05 Giải Nhì: 3.000.000 đồng/giải (Ba triệu đồng/giải); – 10 Giải Ba: 2.000.000 đồng/giải (Hai triệu đồng/giải); – 20 Giải Khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải). Căn cứ kết quả Cuộc thi và nguồn kinh phí thu hút từ xã hội hóa, Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét, quyết định tăng cơ cấu giải thưởng, mức giải thưởng, quà tặng của Cuộcthi. [[{"fid":"3440","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 325px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Để phát huy tinh thần chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật; nâng cao hiểu biết về pháp luật, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn khuyến khích viên chức, người lao động và nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”, hưởng ứng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tỏ chức vào ngày 23/5/2021./.

CHIẾN DỊCH GIỜ TRÁI ĐẤT NĂM 2021: “LÊN TIẾNG VÌ THIÊN NHIÊN”

Giờ Trái Đất quốc tế Giờ Trái Đất, một trong những chiến dịch lớn nhất toàn cầu về môi trường, sẽ diễn ra vào 20h30 thứ Bảy, ngày 27 tháng 3 năm 2021. Sự kiện quy tụ hàng trăm triệu cá nhân, doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo khắp nơi trên thế giới cùng nâng cao nhận thức và hành động để giải quyết vấn đề cấp bách của toàn cầu - cuộc khủng hoảng khí hậu, mất đa dạng sinh học và thiếu hụt các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên năng lượng, diễn ra với tốc độ chưa từng có.  Tắt đèn trong vòng một giờ thể hiện ý thức của con người đối với tiết kiệm năng lượng, và hơn thế nữa là với các nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học và thiên nhiên nói chung.  Giờ Trái Đất 2021 cũng là dịp chúng ta suy ngẫm về mối liên hệ giữa việc tàn phá Thiên nhiên và sự bùng phát của những dịch bệnh toàn cầu như Covid-19, cũng như kêu gọi sự đoàn kết của hàng triệu người qua hình thức trực tuyến, cùng lên tiếng vì Thiên nhiên. Sự kiện toàn cầu này diễn ra ngay trước cột mốc mà các nhà lãnh đạo trên thế giới cần đưa ra những quyết sách quan trọng về Thiên nhiên, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, định hướng tương lai của nhân loại. [[{"fid":"3431","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"3665","width":"5112","style":"width: 500px; height: 358px;","class":"media-element file-default"}}]]  Giờ Trái Đất tại Việt Nam Hơn mười năm qua, Bộ Công Thương, đại diện là Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL) luôn là đơn vị chủ trì, đồng hành cùng Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam tổ chức các chuỗi sự kiện Giờ Trái đất và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, tạo được sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Giờ Trái đất 2021 toàn cầu kêu gọi mọi người hưởng ứng thông điệp “Lên tiếng vì Thiên nhiên” (Speak up for Nature), tập trung vào hai chủ đề: “Tiết kiệm năng lượng - Giảm phát thải khí nhà kính” và “Không còn rác nhựa trong môi trường tự nhiên”. Thông điệp kêu gọi tất cả mọi người suy ngẫm về mối liên kết giữa con người và Thiên nhiên, mối quan hệ tương sinh giữa các giống loài, để từ đó có những hành động và đóng góp cụ thể nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế tiêu thụ các chế phẩm nhựa dùng một lần, hướng tới đảm bảo mục tiêu mà Thoả thuận Khí hậu Paris đã đặt ra. Tại Việt Nam, Chiến dịch Giờ Trái Đất 2021 tập trung kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp, thành phố và các cơ quan, tổ chức tham gia vào Cuộc đua Phát thải cân bằng, trong đó, kêu gọi xã hội cùng chung tay đưa phát thải khí nhà kính về ngưỡng cân bằng và giảm thiểu để không còn rác thải nhựa trong tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, chung sức đưa Việt Nam đạt được các mục tiêu tại Chương trình Mục tiêu Quốc gia đến năm 2030, thực hiện cam kết Thỏa thuận Paris và các cam kết về Biến đổi khí hậu khác đối với quốc tế. Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn kêu gọi viên chức, người lao động Bệnh viện; người bệnh, người nhà người bệnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, tự nguyện tắt bóng điện thắp sáng và các thiết bị điện không cần thiết trong 1 giờ diễn ra sự kiện Giờ Trái đất, góp phần vào nỗ lực chung của thế giới, từng bước nâng cao ý thức tiết kiệm điện trong toàn xã hội, giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế tiêu thụ các chế phẩm nhựa dùng một lần, hướng tới đảm bảo mục tiêu mà Thoả thuận Khí hậu Paris đã đặt ra.

“NGÀY HỘI THANH NIÊN” KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Chiều ngày 25/3/2021, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Ngày hội Thanh niên” Thi đấu các trò chơi dân gian nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021). Tham dự chương trình có các đồng chí đại diện Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban lãnh đạo Bệnh viện; BCH Công đoàn, Hội Cựu chiến binh; Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ; Nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên; Chi đoàn Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên trong Bệnh viện. Trong chương trình, các đoàn viên đã được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích như kéo co, nhảy bao bố, truyền nước… trong không khí sôi nổi, nhiệt tình đầy gắn kết. Nhân dịp này, Đoàn cơ sở Bệnh viện cũng đã tổ chức Lễ trưởng thành Đoàn cho 32 đoàn viên. Ngày hội Thanh niên năm 2021 đã góp phần nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên trong tham gia sinh hoạt Đoàn, tạo không khí thi đua sôi nổi trong thực hiện các hoạt động Đoàn, phát huy tính sáng tạo, vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên trong dịp tháng Thanh niên 2021 và trong các hoạt động của Bệnh viện. Một số hình ảnh tại ngày hội: [[{"fid":"3422","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3423","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3424","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3425","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3426","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3427","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3428","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"3429","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]]  

NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI 2021: “ĐẠI DƯƠNG, THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU CỦA CHÚNG TA”

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là một Cơ quan chuyên ngành thuộc Liên Hợp quốc (UN) và là tiếng nói chính thức của UN về trạng thái khí quyển trái đất, sự tương tác của khí quyển với đại dương, khí hậu, phân bố nguồn nước. Tiền thân của WMO là Tổ chức Khí tượng quốc tế (IMO) được thành lập vào năm 1873. Đến năm 1950, WMO được thành lập trên cơ sở Công ước về Tổ chức Khí tượng Thế giới, được ký ngày 11 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực vào ngày 23 tháng 3 năm 1950. Ngày 23 tháng 3 hàng năm được lựa chọn là Ngày Khí tượng thế giới. Các chủ đề được chọn cho Ngày Khí tượng Thế giới phản ánh các vấn đề thời tiết, khí hậu hoặc các vấn đề liên quan đến nước và nguồn nước. Đây là dịp tôn vinh những đóng góp của các cơ quan khí tượng thủy văn trên khắp thế giới đối với việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người trước sự tác động của thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn (KTTV). [[{"fid":"3403","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2021 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề là “Đại dương, Thời tiết và Khí hậu của chúng ta”. Đại dương, bao phủ tới 70% diện tích của Trái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống khí hậu và đời sống của chúng ta. Đại dương là nơi lưu giữ khoảng 90% nhiệt lượng được tiếp nhận từ Mặt trời và lưu lại Trái đất. Đại dương cũng là môi trường hình thành nên những cơn bão, nhiệt độ của Đại dương quyết định những cơn bão mạnh lên hay yếu đi, có vai trò rất lớn giúp chúng ta có thể dự báo, cảnh báo được những cơn bão và thông tin thiên tai đến từ bão. Với vai trò quan trọng trên, chủ đề của ngày Khí tượng thế giới năm nay cũng là thời điểm đánh dấu sự khởi động Thập kỷ khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2021-2030 với nhiều mục tiêu được đưa ra, đó là quản lý một cách bền vững các hệ sinh thái vùng bờ, bao gồm khả năng phục hồi của hệ sinh thái và quy hoạch không gian biển để giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt và xói sạt lở, cải thiện, cập nhật các giá trị tham chiếu cơ sở về điều kiện môi trường và nhận thức của công chúng; Chúng ta hướng tới việc quan trắc tích hợp và chia sẻ dữ liệu, bao gồm việc sử dụng vệ tinh, các hệ thống quan trắc cố định và di động, tất cả đều cung cấp thông tin cho việc quản lý dữ liệu chung và Hệ thống Quan trắc đại dương toàn cầu. Là một thành viên của WMO, ngành KTTV Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, cam kết thúc đẩy các hoạt động quan trắc và nghiên cứu khoa học Đại dương, góp phần thực hiện cam kết mục tiêu chung của WMO về Thập kỷ Khoa học Đại dương của Liên hợp quốc: “Đại dương an toàn”, “đại dương thấu hiểu” và “đại dương tường minh”. Việt Nam đã và đang phối hợp cùng với WMO và các nước thành viên có những chương trình nghiên cứu, trao đổi thông tin để ngày càng nâng cao năng lực dự báo, nâng cao vai trò, vị thế của ngành KTTV Việt Nam. Nhân Kỷ niệm Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Tổng cục KTTV và các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên Môi trường triển khai lồng ghép các hoạt động hưởng ứng. Theo đó Ngày 23.3 sẽ diễn ra Lễ Phát động Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới và Tọa đàm “Giám sát đại dương – Dự báo cảnh báo thiên tai phục vụ sinh kế biển”. Hoạt động ý nghĩa này được tổ chức trực tuyến từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn đến 63 điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố. Với sự tham gia của các Bộ, ban, ngành đoàn thể, các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu và tác nghiệp khí tượng, thủy văn, hải văn, phòng chống thiên tai và các lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, đại diện các đại sứ quán, cơ quan tổ chức quốc tế, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí, học sinh sinh viên các trường đại học đào tạo về KTTV, các doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức ngành KTTV trên toàn quốc. Hoạt động hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới được Báo Tài nguyên và Môi trường đăng tải trên nền tảng truyền hình trực tuyến và chia sẻ trên kênh truyền thông và mạng xã hội tại các địa chỉ Trang thông tin chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các trang website của Tổng cục KTTV, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên môi trường và các đơn vị trực thuộc với mong muốn được chia sẻ rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng đến với cộng đồng xã hội. Đây là hoạt động có ý nghĩa kết nối các nhà dự báo cùng toàn thể xã hội chung tay cung cấp các dịch vụ dự báo, cảnh báo thiên tai đảm bảo an toàn cho người và tài sản, cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức về KTTV đối với cộng đồng xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh cho Đất nước. [[{"fid":"3404","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 300px; height: 666px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 là: “Đại dương, thời tiết và khí hậu của chúng ta”, nhằm kết nối đại dương, khí hậu và thời tiết trong hệ thống Trái đất. Đồng thời, vai trò của khoa học dự báo cảnh báo khí tượng thuỷ văn (KTTV), đặc biệt là quan trắc đại dương đã được nghiên cứu, ứng dụng và triển khai rất mạnh mẽ ở các quốc gia nhằm tăng cường bảo vệ tính mạng và tài sản trên biển cũng như quản lý vùng ven biển; mối tương tác giữa đại dương và khí hậu, thời tiết; đảm bảo an toàn trên biển và đất liền; quan trắc đại dương; dự báo thay đổi khí hậu; mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và các sáng kiến khác. WMO thực hiện các hoạt động để cải thiện tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn và ứng phó khẩn cấp với các hiểm hoạ môi trường như sự cố tràn dầu và hoá chất cũng như chất phóng xạ. Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra và tác động đến các điều kiện tự nhiên làm cho các loại thiên tai ngày càng “dị thường hơn, cực đoan hơn” cả về tần suất lẫn cường độ, nhất là các thiên tai liên quan đến biển và đại dương. Do đó, đảm bảo an toàn trên biển và đất liền đang là vấn đề của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, cần có sự phối hợp mạnh mẽ giữa các nước để đảm bảo việc quan trắc được diễn ra thường xuyên và bền vững. Ngoài việc ảnh hưởng đến địa lý của các khu vực khí hậu trên hành tinh, đại dương còn khiến khí hậu thay đổi trong khoảng thời gian hàng tuần đến hàng thập kỷ thông qua các dao động thường xuyên. Với việc nâng cao chất lượng giám sát đại dương, bầu khí quyển và các hiểu biết khoa học, các nhà khoa học ngày càng có thể xác định và dự báo những dao động này cũng như sự thay đổi của khí hậu và thời tiết. Trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng lên nhanh chóng, nhu cầu về an toàn sinh mạng trển biển và hỗ trợ quản lý vùng ven biển ngày càng tăng. Vì vậy, làm rõ vai trò kết nối tổng thể của việc giám sát, dự báo khí tượng thủy văn, cũng như các dịch vụ cảnh báo sớm về lũ lụt và hạn hán là vấn đề vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trên biển, thúc đẩy giao thông đường biển. Việc nâng cao chất lượng giám sát đại dương, bầu khí quyển và các hiểu biết khoa học, các nhà khoa học ngày càng có thể xác định và dự báo những dao động này cũng như sự thay đổi của khí hậu và thời tiết.   Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường

TIẾP NHẬN VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG MÁY KHỬ KHUẨN ÁP LỰC ÂM

Chiều ngày 22/3/2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận và đưa vào sử dụng máy khử khuẩn áp lực âm trị giá 170 triệu đồng, do Công ty Cổ phần Airtech Thế Long trao tặng. [[{"fid":"3400","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Máy khử khuẩn áp lực âm là một buồng khử khuẩn toàn thân kín với hệ thống khử khuẩn thổi bụi bẩn, vi khuẩn, virus bám trên bề mặt cơ thể, quần áo, vật dụng của người sử dụng nhờ xử lý bằng hệ thống lọc HEPA và đèn UV để diệt khuẩn đồng thời thổi dung dịch diệt khuẩn dạng hơi sương giúp tăng khả năng khử khuẩn. Máy khử khuẩn áp lực âm được đặt tại Khoa Khám bệnh phục vụ khử khuẩn cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và người dân đến khám, chữa bệnh đặc biệt là trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. [[{"fid":"3401","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần Airtech Thế Long đã quan tâm và dành sự hỗ trợ cho Bệnh viện. Chúc Quý Công ty ngày càng phát triển và thành công. Bệnh viện rất mong Quý Công ty tiếp tục đồng hành cùng Bệnh viện trong thời gian tới.

Trang