CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Tin khám chữa bệnh

Tổ Công tác xã hội: Nỗ lực đem lại sự hài lòng cho người bệnh

Nhằm ghi nhận vai trò to lớn của nghề Công tác xã hội (CTXH) trong đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 15/09/2016 về ngày Công tác xã hội Việt Nam, quyết định chọn ngày 25/3 hàng năm là “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” với mục đích tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề Công tác xã hội. Tổ CTXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được thành lập vào ngày 05/11/2015. Từ đó đến nay, Tổ đã triển khai được nhiều hoạt động ý nghĩa, giúp đỡ được nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Những ngày đầu mới thành lập, Tổ CTXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Ban đầu, Tổ chỉ có 4 thành viên chưa được đào tạo chuyên về công tác xã nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Công tác xã hội là một nghề mới triển khai trong Bệnh viện, mọi người chưa hiểu rõ nên Tổ gặp khó khăn trong việc triển khai và nắm bắt các đầu mối từ thiện. Tuy nhiên, nhờ việc bám sát chức năng nhiệm vụ, đồng thời học tập qua các buổi tập huấn nghiệp vụ của Bộ Y tế và học hỏi các bệnh viện trung ương, Tổ CTXH đã từng bước triển khai nhiều hoạt động. Hàng ngày, Tổ cử nhân viên hỗ trợ trực tiếp người bệnh tại khoa Khám bệnh, chỉ dẫn, hướng dẫn bệnh nhân quy trình, thủ tục khám chữa bệnh, giải đáp thắc mắc người bệnh. Qua đó, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh, tăng thêm sự tin tưởng, hài lòng của người bệnh. Tổ phối hợp với Hội chữ thập đỏ thành phố tổ chức nấu và phát cháo miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, trung bình 70 suất/ngày. Tổ phối hợp với Tổ Thiện tâm TP. Lạng Sơn phát cơm miễn phí 2 lần/tháng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, trung bình phát 70 - 90 suất/lần. [[{"fid":"310","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Hoạt động "Nồi cháo tình thương" do Hội chữ thập đỏ TP phát động đã triển khai được 10 năm Đối với các bệnh nhân điều trị nội trú có hoàn cảnh khó khăn, Tổ đã kịp thời hỗ trợ suất ăn, tiền viện phí, kêu gọi các nhà hảo tâm tặng tiền, quà cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân tin tưởng và yên tâm điều trị. Năm 2015, từ "Hội nghị gặp mặt các nhà hảo tâm", Tổ huy động ủng hộ cho Quỹ "Hỗ trợ người bệnh". Nhân dịp các ngày lễ lớn, Tổ CTXH tổ chức các chương trình ý nghĩa cho bệnh nhân như Chương trình "Vui Tết thiếu nhi 01/06", "Vui Tết Trung thu" cho bệnh nhân nhi; tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho bệnh nhân điều trị trong dịp Tết...    [[{"fid":"311","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Chương trình "Vui Tết Trung thu" dành cho bệnh nhân nhi [[{"fid":"312","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2592","width":"3872","style":"width: 500px; height: 335px;","class":"media-element file-default"}}]] Giám đốc Bệnh viện tặng quà Tết cho bệnh nhân  Bên cạnh đó, Tổ đã lập trang fanpage riêng (Công tác xã hội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn) để đăng tải các hoạt động hỗ trợ người bệnh, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm đối với người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Qua kênh thông tin này, nhiều tổ chức, cá nhân đã biết đến và chia sẻ cùng người bệnh. Tổ quản lý website và fanpage của Bệnh viện, thường xuyên đăng tải thông tin về hoạt động của Bệnh viện như các ca cấp cứu thành công, những cải tiến kỹ thuật mới đang được triển khai và áp dụng tại Bệnh viện, cung cấp thông tin, kiến thức về sức khỏe - y tế... Qua đây, góp phần quảng bá hình ảnh, uy tín của Bệnh viện, tạo dựng niềm tin đối với nhân dân trong tỉnh. Qua Fanpage của Bệnh viện, Tổ tiếp cận và thường xuyên giải đáp thắc mắc của người bệnh về thủ tục hành chính, quy trình khám chữa bệnh, ý kiến phản ánh của người dân... Nhiều thư khen, thư cảm ơn được gửi tới Bệnh viện qua trang fanpage. Hiện nay, Tổ triển khai thêm hoạt động hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ cho người bệnh và nhân viên Bệnh viện về tinh thần, giúp người bệnh giải tỏa yên tâm điều trị, giúp nhân viên Bệnh viện yên tâm công tác.  [[{"fid":"313","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] [[{"fid":"314","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Thông qua website và fanpage, nhiều bệnh nhân đã được các nhà hảo tâm hỗ trợ kịp thời Có thể nói, thông qua những hoạt động ý nghĩa hỗ trợ người bệnh, Tổ CTXH đã trở thành cầu nối tin cậy giữa người dân và Bệnh viện. Năm 2016, Tổ CTXH đã được nhận Giấy khen của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn về việc đã có thành tích trong triển khai thực hiện "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh".  Công tác xã hội mang mục đích hỗ trợ điều chỉnh các yếu tố xã hội, giúp người bệnh vượt qua hoàn cảnh, từ đó tích cực hợp tác với bác sĩ, nhân viên y tế trong quá trình điều trị. Công tác xã hội có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành Y tế, góp phần tạo dựng mối quan hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân. Trong thời gian tới, Tổ CTXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động để hỗ trợ cho nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mang lại sự tin tưởng cho người bệnh, đúng như slogan của Bệnh viện "Phục vụ bằng cả trái tim".   

Tìm người nhà cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Ngày 22/03/2017, Khoa Phụ sản tiếp nhận sản phụ Hà Thị Thu - Địa chỉ: Tam Lung - Thụy Hùng - Cao Lộc - Lạng Sơn. Sản phụ nhập viện lúc 04h10 ngày 23/03/2017 và sinh một bé gái nặng 2,6 kg. Sau khi sinh, bệnh nhân trốn viện, bỏ lại con của mình. Bệnh viện đã tìm mọi cách để liên lạc với sản phụ nhưng không nhận được thông tin phản hồi. Theo thông tin từ hộ sinh trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ Thu, trước khi chuyển dạ, sản phụ đã có ý định bỏ con. Hiện nay, cháu bé được Bệnh viện chăm sóc. Sức khỏe cháu hoàn toàn khỏe mạnh. [[{"fid":"306","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bệnh viện mong muốn và cần sự chia sẻ của cộng đồng để tìm mẹ hoặc gia đình cho cháu bé. Mọi thông tin xin liên hệ: Tổ Công tác xã hội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ĐT: 0253 898 992 Trân trọng cảm ơn./.

Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Xung kích cải cách hành chính

LSO-Thời gian qua, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã phát huy vai trò xung kích trong cải cách hành chính (CCHC). Bằng những công việc cụ thể như: áp dụng công nghệ thông tin, thay đổi phong cách phục vụ, hướng dẫn bệnh nhân, những cán bộ, nhân viên, y, bác sỹ trẻ của bệnh viện đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân. [[{"fid":"283","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"536","width":"500","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đoàn viên Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh hướng dẫn người dân làm thủ tục khám, chữa bệnh Hiện nay, BVĐK tỉnh có trên 700 cán bộ, công nhân viên chức, tại 33 khoa, phòng, trong đó có gần 250 ĐVTN sinh hoạt tại 11 chi đoàn. Chị Lý Thanh Tâm, Bí thư Đoàn cơ sở BVĐK tỉnh cho biết: Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch trọng tâm của ban giám đốc bệnh viện đề ra, hằng năm đoàn cơ sở cũng triển khai kế hoạch hoạt động cụ thể đến từng chi đoàn trong bệnh viện. Với CCHC, ĐVTN luôn xung kích đi đầu nhận mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao như: hướng dẫn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi, tận tình chu đáo, đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào làm việc… Đặc biệt, năm vừa qua, bệnh viện đã đưa quy trình “5S” (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) vào KCB; ngay từ ngày đầu đưa vào hoạt động, đã có trên 200 ĐVTN tham gia công tác tổng vệ sinh các khoa, phòng, ban sắp xếp lại môi trường lưu trữ của bệnh viện. Để góp phần giảm thời gian làm thủ tục hành chính cho người dân, Đoàn cơ sở BVĐK tỉnh đã thành lập 2 tổ tình nguyện với mỗi tổ từ 5 – 6 ĐVTN hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh. Các đoàn viên luôn chủ động tiếp xúc với người đến KCB, người thân của bệnh nhân tại khu vực đón tiếp và hỗ trợ họ làm thủ tục đảm bảo nhanh, chính xác. Nhờ đó, giảm tối đa thời gian làm thủ tục nhập và xuất viện của bệnh nhân. Ngoài ra, Đoàn cơ sở BVĐK còn thành lập nhiều tổ, câu lạc bộ như: tổ hướng dẫn, tổ văn thư lưu trữ, tổ công tác xã hội … Cụ thể như tổ công tác xã hội có nhiệm vụ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân cũng như người nhà của họ nhằm giúp đỡ, tư vấn việc KCB sao cho hiệu quả nhất. Đây cũng là cầu nối giữa bệnh nhân và các phòng, khoa trong bệnh viện. Ông Hoàng Văn Bộ, người dân huyện Văn Quan bị bệnh tiểu đường ra khám tại BVĐK cho biết: Mỗi lần đến khám tại BVĐK tỉnh, tôi đều được các nhân viên hướng dẫn, chỉ bảo tận tình. Đặc biệt là các bạn trẻ, qua đó những thủ tục như: bảo hiểm, giấy tờ để khám, nhập viện được làm nhanh gọn với tinh thần, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo. Trong khoảng vài năm trở lại đây, chất lượng phục vụ của bệnh viện đã thay đổi,  nâng lên hơn trước rất nhiều... Cùng với đổi mới phong cách phục vụ, ĐVTN BVĐK tỉnh luôn xung kích trong ứng dụng công nghệ thông tin như: sử dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện – Hsoft, phần mềm quản lý công văn e-Office, phần mềm kế toán MISA… vào giải quyết công việc chuyên môn nhằm quản lý giấy tờ của bệnh nhân, tiếp nhận, xử lý công văn nhanh chóng, hiệu quả. Chị Triệu Thị Hằng, Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở BVĐK tỉnh, Tổ trưởng Tổ văn thư lưu trữ cho biết: Khi chưa áp dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ thì những công văn đến, đi thường chuyển trực tiếp về các phòng, khoa nên nếu muốn sử dụng, tra cứu phải đi tìm rất mất thời gian. Hiện nay, nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ thì việc tra cứu, tìm kiếm văn bản hay công văn rất dễ dàng, nhanh gọn. Thời gian tới, ĐVTN BVĐK tỉnh tiếp tục  phát huy vai trò xung kích nâng cao chất lượng KCB, tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho người dân khi đến KCB. Nguồn: Báo Lạng Sơn

Cần lắm sự sẻ chia với những bệnh nhân suy thận mãn tính

LSO-Những bệnh nhân suy thận mãn tính đang ngày ngày giành giật sự sống với tử thần, coi bệnh viện như ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi một nửa quỹ thời gian của họ gắn với bệnh viện (chạy thận 3 lần/tuần) và chịu những nỗi đau thể xác, những ống dẫn đầy máu của máy lọc thận nhân tạo để duy trì sự sống mong manh. Khoa Thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn trong tình trạng đông bệnh nhân Cuộc sống của bệnh nhân suy thận mãn tính rất khắc nghiệt, do không được bài tiết nên chế độ ăn uống phải được kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, chạy thận nhân tạo là cách duy nhất để duy trì sự sống. Mỗi lần chạy thận nhân tạo phải rút hết máu ra, đưa vào máy lọc sạch rồi bơm ngược vào người khiến cơ thể bệnh nhân trở nên kiệt quệ, ốm yếu, từng ngày bào mòn sức khỏe của họ. Bà Nông Thị Yêu (sinh năm 1956), khu phố Hòa Bình, thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, là bệnh nhân có “thâm niên” chạy thận 15 năm nay cho biết: Tôi phát hiện bệnh từ năm 2002, do phát hiện bệnh muộn đã ở giai đoạn cuối, kinh tế gia đình khó khăn, không đủ tiền chi trả cho một ca ghép thận hàng trăm triệu đồng, tôi đành phải chọn giải pháp chạy thận nhân tạo để kéo dài sự sống… Năm 1989, chồng bà mất do tai nạn giao thông, khi đó con gái lớn mới hơn 2 tuổi, con gái út mới được 4 tháng tuổi. Mình bà Yêu phải gánh nặng những lo toan của cuộc sống. Ngày bà phát hiện mình mắc bệnh suy thận mãn tính, bà đã bị sốc nặng về tinh thần, nhiều lúc muốn buông xuôi nhưng nhìn các con thơ đang trong tuổi ăn, tuổi học bà lại gượng dậy để chiến đấu với bệnh tật, làm chỗ dựa tinh thần cho các con. Chị Hứa Thị Thủy (sinh năm 1976), thôn Hợp Tân, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc cho biết: Năm 2014, tôi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối. Từ đó đến nay, tôi ra vào đây chạy thận đều đặn 3 lần/tuần. Do bệnh đã ở giai đoạn cuối, sức khỏe yếu nên không làm được gì. Do chị Thủy vẫn độc thân nên mọi chi phí đi lại, viện phí đều do anh trai chu cấp. Chị Lý Thị Thiệp (sinh năm 1991), thôn Nà Van, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình nhớ lại ngày đầu tiên phát hiện bệnh tâm sự: Tôi lập gia đình năm 2011, đến năm 2012 thì sinh con. Nhưng con mới được 6 tháng tuổi thì tôi phát hiện bệnh. Lúc ấy chân tay bủn rủn, mơ màng không tin đó là sự thật. Từ ngày lâm bệnh, một mình chồng phải bươn chải đi làm kiếm tiền chi trả viện phí cho mỗi đợt tôi ra đây chạy thận và nuôi con nhỏ. Mới lập gia đình ở riêng, chưa kịp sắm sửa được gì đã phải vay mượn tiền ngân hàng và vay mượn tiền bên ngoại để kéo dài sự sống. Từ năm 2012 cho đến nay, tôi đã vay 25 triệu đồng để vào viện chạy thận nhân tạo. Nếu như một ngày nào đó không có tiền đi chạy thận nữa thì... Nói rồi, chị đưa tay lên lau dòng lệ chảy tràn trên má. Trên đây chỉ là một số trường hợp trong số hàng chục bệnh nhân đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Hiện nay, tại Phòng chạy thận nhân tạo thuộc Khoa Nội 3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn có dao động từ 100 - 130 bệnh nhân chạy thận. Trong đó có khoảng 90% bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo và không có sự chăm sóc của người thân (đa số các bệnh nhân tự phục vụ). Với phần lớn người bệnh, suy thận mãn tính dường như là “bản án tử” phải sống chung với căn bệnh suốt đời, bởi thời điểm phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm bởi diễn tiến âm thầm, ở giai đoạn sớm không có triệu chứng, chỉ khi mất đến 90% chức năng thận (độ 4 - giai đoạn cuối), cơ thể mới bộc phát các dấu hiệu. Lúc này người bệnh chỉ còn 3 cách để tiếp tục sự sống là ghép thận, chạy thận (lọc máu nhân tạo), lọc màng bụng. Trong những cách trên thì đa số bệnh nhân chạy thận để kéo dài sự sống. Chị Vy Thị Thu Hằng, Điều dưỡng trưởng, Khoa Nội 3 Chạy thận  -Tiết niệu - Lọc máu cho biết: Bệnh nhân mắc bệnh suy thận ngày càng tăng, thiết bị để chạy thận thì còn hạn chế nên chúng tôi phải chia ra làm 4 ca để chạy thận cho các bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bệnh nhân đa số đều là hộ nghèo, cuộc sống gia đình khó khăn nên hơn ai hết, những bệnh nhân suy thận đang giành giật sự sống từng ngày tại bệnh viện rất cần sự sẻ chia của cộng đồng để tiếp thêm sức mạnh, hy vọng và tạo thêm điều kiện cho họ chiến đấu với bệnh tật, kéo dài sự sống. Nguồn: Báo Lạng Sơn

Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn: Hướng tới sự hài lòng của người bệnh

LSO-Đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BYT về “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế (CBYT) hướng tới sự hài lòng của người bệnh (NB)”, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp cụ thể để xây dựng hình ảnh đẹp của CBYT, đem lại sự hài lòng cho NB. [[{"fid":"277","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"height":"316","width":"500","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn hướng dẫn người dân làm thủ tục khám chữa bệnh Chị Thạch Thị Mến ở xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng lần đầu tiên đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám bệnh, chị rất hài lòng trước sự nhiệt tình của CBYT ở bệnh viện. Chị Mến chia sẻ: Mặc dù có rất đông NB cùng khám, nhưng người nào cũng được hướng dẫn tận tình cách nhận phiếu khám, nơi nộp phiếu, khu vực ngồi chờ… Khác với chị Mến, chị Hoàng Thanh Xuân ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn đã từng khám, điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Chị Xuân cho biết: 2 tháng trước tôi bị gãy chân, hôm nay đến để khám lại. Mặc dù bệnh viện đang rất đông, nhưng không có tình trạng chen lấn, các bác sĩ cũng rất nhẹ nhàng, tư vấn kỹ việc chăm sóc, vệ sinh vết thương. Đặc biệt là không có việc phân biệt bệnh nhân có thẻ hoặc không có thẻ BHYT. Tôi rất hài lòng với cách làm việc như vậy. Sự hài lòng của những NB như chị Mến, chị Xuân là kết quả tích cực sau những nỗ lực đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của CBYT Bệnh viện Đa khoa tỉnh thời gian qua. Theo đó, Bệnh viện đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp để đạt được mục tiêu “hướng tới sự hài lòng của NB”. Ngoài việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 2151; xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên; tập huấn, nâng cao nhận thức cho toàn thể CBYT trong đơn vị… Bệnh viện còn thành lập Tổ công tác xã hội thực hiện nhiệm vụ như một đơn vị chăm sóc khách hàng. Hơn 1 năm qua, Tổ duy trì tốt việc huy động, phối hợp các nhóm từ thiện, nhà hảo tâm… phát cơm, nấu cháo miễn phí định kỳ theo ngày, tuần, tặng quà tết…cho bệnh nhân. Số điện thoại đường dây nóng hoạt động 24/24h, niêm yết ở tất cả các khoa phòng và các lãnh đạo trực tiếp tiếp nhận ý kiến. Thời gian qua, ngoài cuộc gọi về chế độ, chính sách NB, chưa có cuộc gọi nào phản ánh về thái độ phục vụ của CBYT. Ngoài ra, hòm thư góp ý của bệnh viện cũng đã nhận được 80 thư khen ngợi tinh thần, thái độ phục vụ của CBYT; 8 thư phản ánh tinh thần, thái độ phục vụ đã được xem xét, giải quyết kịp thời. Bệnh viện chủ động bố trí, sắp xếp khoa, phòng sạch đẹp; có biển hoặc nhân viên chỉ dẫn đến các phòng khám; trang bị hệ thống thông tin, loa, khẩu hiệu về y đức. Đồng thời, hằng tháng Bệnh viện tổ chức đánh giá kết quả lao động, thái độ y đức của CBYT… Bác sĩ Hà Đình Nghị, Trưởng Khoa Khám bệnh cho biết: Trước kia các khoa điều trị cử bác sĩ lần lượt sang Khoa theo định kỳ, thì hơn 1 năm qua, Bệnh viện thực hiện việc 100% bác sĩ ở các khoa thường trực khám bệnh, còn Khoa chỉ tập trung giám sát, sẵn sàng cơ sở vật chất và phụ trách phòng khám ngoại. Do đó, thay vì chỉ thường trực 5-6 bác sĩ như trước kia, hiện nay, đã có khoảng 15 bác sĩ chuyên khoa thực hiện khám bệnh. Nhờ cách tổ chức như vậy nên việc chẩn đoán nhanh chóng, chính xác hơn, kịp thời giải đáp thắc mắc của NB. Thực tế nhất là việc sắp xếp máy siêu âm và việc lấy mẫu, trả mẫu xét nghiệm tại phòng khám đã giảm bớt thời gian chờ đợi của NB, được nhiều NB ủng hộ… Ông Phan Thanh Huy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cho biết: hơn 1 năm qua, phong cách, thái độ phục vụ của CBYT có những thay đổi rất đáng mừng. Phần lớn CBYT đều đã đáp ứng được sự hài lòng của NB; những trường hợp giao tiếp, phục vụ không tốt đều bị xử lý, yêu cầu xin lỗi NB và khắc phục thiếu sót đã gây ra. Đây sẽ là tiền đề để Bệnh viện làm tốt hơn nữa công tác khám chữa bệnh trong thời gian tới. Nguồn: Báo Lạng Sơn

Nâng cao hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh

Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) là một trong những hoạt động luôn được Bệnh viện chú trọng bởi nó mang lại lợi ích cho người bệnh và gia đình người bệnh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) còn tổ chức tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) cho người bệnh đang điều trị nội trú. Hoạt động này được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt hội đồng người bệnh, xây dựng bảng tin dinh dưỡng, tờ rơi... Người bệnh được tư vấn, cung cấp thông tin về tình trạng bệnh, chế độ dinh dưỡng cần thiết... Tùy thuộc vào đặc thù chuyên môn, mỗi khoa sẽ xây dựng chủ đề truyền thông phù hợp như: Vấn đề chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh tại khoa Phụ sản; Chế độ ăn bệnh lý dành cho bệnh nhân Tăng huyết áp và Đái tháo đường ở khoa Nội I, Nội A... Mới đây nhất, khoa Nội III (điều trị cho bệnh nhân suy thận) đã xây dựng nội dung truyền thông qua phát thanh. Các phòng bệnh được bố trí loa, truyền tải nội dung về bệnh suy thận, chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh suy thận, cách điều trị bệnh... Nội dung truyền thông do nhân viên của khoa thực hiện và được thay đổi hàng tuần, tạo sự phong phú và đa dạng. Điều này giúp bệnh nhân bớt buồn chán khi chạy thận đông thời có thêm kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình điều trị. [[{"fid":"183","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2304","width":"3072","style":"width: 550px; height: 413px;","class":"media-element file-default"}}]] Loa phát thanh được bố trí tại cả hành lang, phục vụ người bệnh và người nhà người bệnh Trong thời gian tới, hoạt động tư vấn, TTGDSK sẽ được đẩy mạnh ở tất cả các khoa trong toàn viện. Qua đây, chất lượng điều trị sẽ được nâng cao, đem lại sự tin tưởng, hài lòng cho người bệnh và gia đình.  

Trang