CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

CÁCH PHÒNG BỆNH HO GÀ

Ngày 17 / 01 / 2018
|
Y học thường thức

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Biểu hiện chính là cơn ho dữ dội, rồi có tiếng rít khi thở vào. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong và gây thành dịch. Thời tiết mùa xuân rất thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Dấu hiệu nhận biết

Khởi đầu của bệnh ho gà có thể sốt nhẹ hoặc không sốt , có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không ngừng. sau đó là giai đoạn thở rít Sau mỗi cơn ho trẻ mệt bơ phờ, mình đẫm mồ hôi và thở gấp. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt, và sau đó có thể nôn.

Ở trẻ sơ sinh, ho rất ít hoặc không ho nhưng có thể ngưng thở, tím tái trong thời gian ngắn.

Bệnh lây truyền qua đường nào?

Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở thanh quản, khí quản. Tại đó vi khuẩn tiết ra độc tố Pertussis toxin đóng vai trò gây bệnh.

Bệnh ho gà lây qua đường hô hấp trực tiếp từ người sang người

Bệnh lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn có trong những hạt dịch tiết bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành. Khả năng lây lan từ người bệnh mạnh nhất trong bị  bệnh. Thời gian ủ bệnh thông thường từ 7 đến 20 ngày.

- Thời kỳ lây truyền: Bệnh ho gà lây truyền mạnh nhất trong 1 - 2 tuần đầu (thời kỳ đầu viêm long), sau đó giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần mắc bệnh, mặc dù lúc này cơn ho vẫn còn dai dẳng. Nếu được điều trị kháng sinh có kết quả thì thời gian lây truyền được rút ngắn và thông thường khoảng 5 ngày.

Phòng bệnh ho gà

- Quan trọng nhất là phòng bằng vac xin vì đạt hiệu quả phòng bệnh đến 90%. Vì vậy phải đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. .

- Cách ly người bệnh: Không cho trẻ tiếp xúc với những người có dấu hiệu nghi hoặc bị ho gà, nhất là những trẻ chưa tiêm phòng. Người bị ho gà thì phải được điều trị tích cực, dứt điểm. Khi phải tiếp xúc gần người bệnh phải đeo khẩu trang và vệ sinh bàn tay đúng cách.

Đưa trẻ đi tiêm chủng để phòng bệnh ho gà

- Hạn chế cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tiếp xúc đông người, vì có thể lây nhiễm nhiều loại bệnh truyền nhiễm.

- Vệ sinh nhà ở, lớp học, vườn trẻ,… đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng tự nhiên.

- Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

- Tại những nơi có ổ dịch ho gà cũ nên tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp ho gà để điều trị, cách ly.

 

 

Ý kiến bạn đọc