CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP DO VIRUS ROTA

Ngày 10 / 01 / 2018
|
Y học thường thức

Tiêu chảy cấp do virus Rota là bệnh cấp tính do virus gây nên. Đó là một bệnh rất phổ biến đứng thứ  hai sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em.

 Tiêu chảy cấp do virus Rota ở miền Bắc bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt). Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất vào tháng ba và tháng chín. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với các triệu chứng nôn, đau bụng, tiêu chảy nhiều, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Tiêu chảy do virus Rota thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Triệu chứng của bệnh

Sau khi bị lây nhiễm virus khoảng 1- 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:

+ Nôn và tiêu chảy. Nôn xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy.

+ Phân lỏng toàn nước. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần, kéo dài từ 3-9 ngày.

+ Có thể kèm theo sốt, đau bụng, ho và chảy nước mũi. Do vừa bị nôn và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm virus Rota rất dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời. Các biểu hiện của mất nước bao gồm: khát nước mắt trũng, môi khô, tiểu ít, kích thích , vật vã hoặc nặng hơn thì uống kém hoặc không uống được; nguy kịch thì li bì khó đánh thức, thậm chí co giật, hôn mê,…….

Đường lây truyền

Bệnh lây qua đường phân- miệng: Thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh từ phân của người hoặc gia súc , qua trung gian (nguồn nước, đồ dùng, bàn tay,…) nhiễm vào và gây bệnh..

Điều trị

Với tiêu chảy cấp do virus điều trị bằng kháng sinh không có tác dụng, thậm chí còn làm tiêu chảy kéo dài hơn hoặc gặp tai biến do dùng kháng sinh. Việc điều trị chủ yếu là để khắc phục các hậu quả của bệnh và phòng biến chứng: bù nước và điện giải để chống mất nước: Sau khi đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, với thể bệnh nhẹ có thể điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn:

Bốn nguyên tắc điều trị tại nhà

- Bổ sung nhiều dịch cho trẻ: Có thể dùng nước dừa non, nước cháo muối, nước canh rau, nước đun sôi để nguội,… Tốt nhất là dung dịch Oresol. Không cho trẻ uống nước đường, nước ngọt công nghiệp.

Cho trẻ uống oresol khi bị tiêu chảy do virus Rota

Cho uống Oresol áp dụng liều lượng như sau

Tuổi

Lượng Oresol sau mỗi lần tiêu chảy

Lượng Oresol tối đa/ngày

< 24 tháng

50- 100 ml

500ml

2- 10 tuổi

100-200 ml

1000 ml

  • 10 tuổi

Theo nhu cầu

2000 ml

+ Cách pha đúng: theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói Oresol, ví dụ gói pha 1 lít nước; gói pha 200ml, gói pha  250ml. Pha với nước đun sôi để nguội.

+ Cách cho uống:

Trẻ dưới 2 tuổi cho uống bằng thìa, cứ 1-2 phút/thìa. Với trẻ lớn cho uống từng ngụm bằng cốc.

Nếu trẻ nôn cho ngừng uống khoảng 10 phút, sau đó cho uống chậm hơn, 2-3 phút/thìa.

- Bổ sung kẽm cho trẻ

- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi.ss

- Khi trẻ tiêu chảy và nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da chi nhăn nheo cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.

Phòng bệnh:

-  Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc trẻ phải rửa tay bằng xà phòng trước khi chuẩn bị đồ ăn hoặc sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ.

Rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng virus Rota

- Vệ sinh dụng cụ dùng cho trẻ em ăn (đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi), người mẹ phải giữ gìn vệ sinh tốt trong thời kỳ cho con bú.

-  Sử dụng nước an toàn: Sử dụng nguồn nước sạch, thực hiện ăn chín uống sôi

- Lau rửa sàn nhà và các vật dụng , bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn nhà vệ sinh, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.

-  Tiêm dự phòng vắc xin Rota cho trẻ từ 2 tháng tuổi.

Trần Thị Diệp

 

Ý kiến bạn đọc