CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Hoạt động chuyên môn

BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI KIỂM TRA ĐỀ ÁN BỆNH VIỆN VỆ TINH

Ngày 14/8/2018, Đoàn công tác của Bệnh viện Tim do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Tuấn làm trưởng đoàn đã đến khảo sát tiến độ thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK). [[{"fid":"1530","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Tại buổi làm việc, BVĐK đã báo cáo tình hình thực hiện Đề án. Hiện nay, khoa Nội tim mạch đã đi vào hoạt động, tiếp nhận bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch trong toàn tỉnh. Bệnh viện đã nhận được sự hỗ trợ từ Dự án Norred một số trang thiết bị như máy siêu âm tim, máy Holter điện tâm đồ, Holter huyết áp… Tuy nhiên, do thiếu nhân lực, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu nên Bệnh viện chưa thể triển khai thực hiện các kỹ thuật can thiệp mạch. [[{"fid":"1531","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đoàn công tác đã kiểm tra trực tiếp các trang thiết bị chuyên ngành tim mạch tại BVĐK và giải đáp những vướng mắc trong quá sử dụng. Bệnh viện đã đề xuất với Bệnh viện Tim Hà Nội, trong thời gian tới, tiếp tục hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao kĩ thuật chuyên ngành tim mạch để Bệnh viện thực hiện khi chuyển đến cơ sở mới. [[{"fid":"1532","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ THỞ MÁY

Ngày 28/7/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) tổ chức buổi tập huấn cập nhật kiến thức về thở máy. Tham gia giảng dạy lớp tập huấn là Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn – Phó trưởng khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai. [[{"fid":"1499","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1920","width":"2560","style":"width: 500px; height: 375px;","class":"media-element file-default"}}]] Buổi tập huấn bổ sung kiến thức cho 45 học viên là bác sĩ các khoa của BVĐK, Bệnh viện Phổi Lạng Sơn và bác sĩ của 11 Trung tâm y tế huyện trên địa bàn tỉnh. Các học viên được tìm hiểu về 9 chuyên đề: Đại cương về cơ học phổi và thông khí nhân tạo, cấu tạo máy thở, các phương thức thông khí nhân tạo, theo dõi các thông số cơ học ở bệnh nhân thở máy,… Qua buổi tập huấn, các học viên được cập nhật thêm kiến thức và được giải đáp những thắc mắc về thở máy để áp dụng hiệu quả trong quá trình điều trị cho người bệnh.

HOẠT ĐỘNG TRI ÂN NHÂN DỊP 71 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ

Sáng 25/7/2018, BVĐK đã tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho thân nhân thương binh, bệnh binh - liệt sĩ đang công tác tại Bệnh viện. Việc làm này góp phần chia sẻ, động viên nhân viên trong bệnh viện tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, noi gương thế hệ đi trước để thực hiện tốt hơn nữa sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. [[{"fid":"1487","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"1488","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"1489","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"1490","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Chiều 26/07/2018, Đoàn cán bộ Bệnh viện đã tới tri ân gia đình 2 liệt sĩ từng công tác tại BVĐK. Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, lái xe Lê Văn Thuận, Y tá Nguyễn Thị Sâm đã anh dũng hi sinh trong chiến tranh Biên giới bảo vệ Tổ quốc tháng 2/1979 khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Sự hi sinh của các anh chị đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người thân và đồng nghiệp. Các anh chị mãi là niềm tự hào của mọi thế hệ trong Bệnh viện, là tấm gương soi sáng cho những thầy thuốc trẻ hôm nay. [[{"fid":"1491","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"1492","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sáng 27/7/2018, Ban lãnh đạo Bệnh viện đã tới thăm hỏi và tặng quà các bệnh nhân là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đang điều trị tại Bệnh viện. Việc làm mang ý nghĩa động viên tinh thần lớn lao, giúp bệnh nhân yên tâm điều trị, sớm trở về với gia đình. Đây hoạt động thường niên của Bệnh viện, là dịp để cán bộ, nhân viên Bệnh viện tri ân tới các liệt sĩ, thương binh đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cho cuộc sống hòa bình hôm nay. Dưới đây là một số hình ảnh thăm hỏi các bác là thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đang điều trị tại Bệnh viện:  [[{"fid":"1493","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"1494","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"1495","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] [[{"fid":"1496","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]

PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH “VỆ SINH TAY” TOÀN BỆNH VIỆN NĂM 2018

Ngày 19/7/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ phát động chiến dịch “Vệ sinh tay” lồng ghép cùng chương trình tập huấn về phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn năm 2018 cho nhân viên Bệnh viện. [[{"fid":"1480","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]]\ Ban lãnh đạo Bệnh viện và các cán bộ, nhân viên cùng thực hiện rửa tay theo quy trình Chiến dịch “Vệ sinh tay” toàn Bệnh viện năm 2018 có chủ đề “Vệ sinh tay – Bảo vệ sự sống” là hoạt động góp phần phòng ngừa nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Hưởng ứng lễ phát động, Ban lãnh đạo Bệnh viện và các cán bộ, nhân viên tham dự tại buổi lễ đã cùng thực hiện rửa tay theo quy trình. Tại buổi lễ, đại diện các khoa đã ký cam kết thực hành tốt vệ sinh tay với lãnh đạo Bệnh viện. [[{"fid":"1481","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đại diện các khoa ký cam kết thực hành tốt vệ sinh tay với lãnh đạo Bệnh viện Lễ phát động được lồng ghép với lớp tập huấn phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn cho gần 300 bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật viên trong bệnh viện. Qua đó, giúp các học viên nắm vững kiến thức để áp dụng trong công việc, tham gia vào các chương trình phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, đảm bảo an toàn cho người bệnh và cho chính nhân viên y tế. Kết thúc đợt tập huấn, các học viên đủ điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ Bồi dưỡng kiến thức về phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cấp.

HỌP CHUẨN BỊ PHÁT ĐỘNG “VỆ SINH TAY” TOÀN BỆNH VIỆN

Sáng 6/7/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp chuẩn bị Lễ phát động  “Vệ sinh tay" toàn Bệnh viện năm 2018. [[{"fid":"1455","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2848","width":"4288","style":"width: 500px; height: 332px;","class":"media-element file-default"}}]] Hoạt động“Vệ sinh tay” nhằm nâng cao nhận thức cho nhân viên y tế trong Bệnh viện hiểu được tầm quan trọng của công tác vệ sinh tay, phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và tuân thủ đúng quy định về vệ sinh tay. Lễ phát động sẽ được tổ chức vào chiều ngày 19/7/2018 với nội dung “Cuộc chiến chống vi khuẩn kháng kháng sinh, tất cả trong tay bạn”. Lễ phát động sẽ được lồng ghép với chương trình tập huấn về Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn cho hơn 400 cán bộ trong toàn bệnh viện. Chương trình góp phần nâng cao chất lượng công tác chống nhiễm khuẩn trong Bệnh viện, đảm bảo hoạt động chăm sóc và điều trị cho người bệnh đạt hiệu quả cao.

TRIỂN KHAI DỊCH VỤ SÀNG LỌC SƠ SINH

Từ tháng 6/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) triển khai dịch vụ sàng lọc sơ sinh (SLSS). Dịch vụ này giúp phát hiện sớm một số bệnh di truyền, bệnh nội tiết thường gặp ở trẻ trước khi có các triệu chứng xuất hiện, để từ đó có biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ, thậm chí tránh được những hậu quả (đôi khi rất nặng nề) do bệnh bẩm sinh, di truyền gây ra. [[{"fid":"1446","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 325px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sàng lọc sơ sinh là gì? SLSS là thực hiện một số xét nghiệm cho các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa thường gặp gây ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tâm thần, thậm chí là tính mạng của trẻ. Trẻ sau sinh 48 giờ sẽ được lấy 1-2 giọt máu ở gót chân thấm vào giấy chuyên dụng rồi gửi đến phòng xét nghiệm. Sau 5 - 7 ngày gia đình  của bé sẽ nhận được kết quả. Hiện nay, gói SLSS được sử dụng nhiều là gói 5 bệnh, gồm: 1. Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền khá phổ biến, là thiếu men trên mang hồng cầu. Khi bị bệnh này, hồng cầu dễ bị vỡ, gây ra tình trạng thiếu máu từ nhẹ đến rất nặng (tử vong), từ mạn tính tới cấp tính. 2. Suy giáp bẩm sinh (CH): Các trẻ mắc bệnh này do không có đủ nội tiết tố của tuyến giáp có tên gọi là Thyroxine, gây đần độn, chậm phát triển thể chất ở trẻ. 3. Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH): Thường gặp ở bé gái, dẫn tới nam hoá cơ quan sinh dục ngoài gây nhầm lẫn giới tính ở bé gái. Việc xét nghiệm, điều trị sớm giúp tránh được các xung đột giới tính và tâm sinh lý sau này. 4. Tăng glactose trong máu (GAL): Do chu trình chuyển hóa galactose thành glucose gặp vấn đề. Trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị ngay sau khi sinh sẽ dẫn tới suy giảm nhận thức, tăng trưởng chậm, chậm phát triển ngôn ngữ, đục thủy tinh thể và có thể gây tử vong. 5. Phenylketonuria (PKU): là một loại bệnh thuộc nhóm bệnh di truyền chuyển hóa đơn gen, gây thiểu năng trí tuệ. Phát hiện sớm các bệnh rối loạn chuyển hóa này, trẻ sẽ được phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời. Một vài bệnh lý (như bệnh suy giáp bẩm sinh) nếu được phát hiện sớm và điều trị ngay trong vòng 2 tuần đầu sau khi sinh, trẻ sẽ phục hồi và phát triển bình thường, cả về thể chất và tinh thần.   Chi phí xét nghiệm SLSS Xét nghiệm SLSS là xét nghiệm sàng lọc chủ động, vì vậy không được Bảo hiểm Y tế chi trả. Vì thế phải thực hiện theo phương thức xã hội hóa: gia đình bé sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí xét nghiệm. Giá các gói SLSS: Gói xét nghiệm SLSS Thời gian xét nghiệm Giá XN(VNĐ) GÓI 2 BỆNH - Thiếu men G6PD bẩm sinh - Suy giáp bẩm sinh (CH) 5 ngày làm việc 250,000 GÓI 3 BỆNH - Thiếu men G6PD bẩm sinh - Suy giáp bẩm sinh (CH) - Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH) 5 ngày làm việc 350,000 GÓI 5 BỆNH - Thiếu men G6PD bẩm sinh (G6PD) - Suy giáp bẩm sinh (CH) - Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH) - Phenylketonuria (PKU) - Galactosemia (GAL) 5 ngày làm việc 500,000 GÓI SLSS 57 BỆNH 5 Bệnh trên và Các bệnh rối loạn nội tiết, chuyển hóa, di truyền khác ít gặp hơn 14 ngày làm việc 4,500,000   Các cha mẹ bé khi có nhu cầu đăng ký tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn khi mẹ nhập viện chờ đẻ hoặc sau khi bé từ 1 - 2 ngày. Kết quả sẽ được thông báo tới gia đình sau 5 - 7 ngày.

CẨN TRỌNG KHI TRẺ NUỐT PHẢI DỊ VẬT

Ngày 2/6/2018, Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Nông Thị H 6 tuổi (địa chỉ: Yên Khoái, Lộc Bình) nhập viện do nuốt phải dị vật. Trước vào viện khoảng 3 giờ, người nhà phát hiện bé nuốt phải viên bi. Bé thấy buồn nôn và vướng ở cổ. [[{"fid":"1344","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Phim chụp dị vật nằm trong cổ họng bệnh nhân H [[{"fid":"1347","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"960","width":"720","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] Viên bi kích thước 1,5cm được lấy ra từ cổ họng bệnh nhân H Các bác sĩ đã tiến hành đặt ống nội khí quản, gắp dị vật thành công, lấy ra một viên bi có kích thước 1,5cm. Hiện tại, sức khỏe của cháu bé ổn định. Trước đó, Bệnh viện đã tiến hành gắp dị vật thành công cho nhiều trường hợp, trong đó có ca gắp dị vật đường thanh khí quản cho bé trai 2 tuổi. Dị vật tai mũi họng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây tổn thương lâu dài. Trẻ nhỏ thường hiếu động và thích khám phá mà chưa ý thức được nguy hiểm, các bậc phụ huynh cần chú ý để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.   Tham khảo: http://bvdklangson.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/can-trong-di-vat-tai-mui-hong-o-tre-nho.html http://bvdklangson.com.vn/hoat-dong-chuyen-mon/co-gang-gap-di-vat-thuc-quan-giup-1-chau-be-khong-phai-chuyen-di-ha-noi.html http://bvdklangson.com.vn/hoat-dong-chuyen-mon/gap-dia-song-trong-thanh-quan-chau-be-13-tuoi.html  http://bvdklangson.com.vn/hoat-dong-chuyen-mon/gap-di-vat-trong-mui-chau-be-3-tuoi.html  

Gắp dị vật trong mũi cháu bé 3 tuổi

Bệnh nhân Triệu Văn H (3 tuổi), địa chỉ Nhất Hòa - Bắc Sơn - Lạng Sơn. Trước đó, gia đình phát hiện cháu có dị vật sống trong mũi và người nhà đã tự lấy một dị vật có hình dạng giống con vắt. Tuy nhiên, khoảng 10 ngày nay, mũi trái của cháu H vẫn chảy máu đỏ tươi; gia đình đã đưa cháu đến khám tại Trung tâm y tế huyện. Bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK) lúc 10h45 ngày 30/3/2018. Lúc vào, trẻ tỉnh, không có dấu hiệu gì đặc biệt. Nội soi mũi thấy có 1 dị vật sống, dài khoảng 2 cm. Với cách thức xử lý các trường hợp trước đó, các bác sĩ khoa Tai mũi họng đã tiến hành nội soi gắp dị vật. Sau 5 phút, dị vật là một con vắt sống được lấy ra. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định. Sau 5 phút, con vắt dài khoảng 2 cm được gắp ra  Trước đó, BVĐK đã tiến hành thành công 1 ca dị vật đường thở thanh khí quản, 2 ca dị vật thực quản ở trẻ em. Để tránh các động vật như vắt, đỉa chui vào tai, mũi, người dân cần thận trọng khi đi rừng hay tắm tại các nguồn nước tự nhiên; đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. 

Trang