CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

TẠI SAO TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH LẠI LÀ YẾU TỐ GIÚP PHÒNG NGỪA DỊCH COVID-19

Ngày 18 / 02 / 2020
|
Y học thường thức

COVID-19 những ngày qua vẫn đang trên đà phát triển và lây lan rộng rãi, chưa có xu hướng “giảm nhiệt”. Virus này rất nguy hiểm, gây biến chứng viêm phổi cấp, đe dọa tính mạng người mắc, nhưng vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, vấn đề then chốt là cần tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng thì mới hy vọng có thể phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.

Nguy cơ nào khiến bạn dễ mắc COVID-19?

COVID-19 xâm nhập vào cơ thể khi người mắc có quá trình tiếp xúc với mầm bệnh. Vì là chủng virus gây viêm phổi cấp nên chúng dễ lây nhiễm qua đường hô hấp như: Qua giao tiếp, trò chuyện với nguồn bệnh và vô tình hít phải dịch tiết mũi họng, nước bọt,… hoặc do chạm phải các vật chủ chứa mầm bệnh, sau đó đưa tay lên mặt, mũi, miệng,… tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Bên cạnh đó, COVID-19 khi vào cơ thể có diễn biến nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của từng đối tượng cụ thể. Nếu người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu hay mắc kèm những bệnh mạn tính khác thì sẽ dễ nhiễm virus corona và có diễn tiến tăng nặng, từ đó người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm hơn so với những người có hệ miễn dịch tốt.

Thông thường, sau khi tiếp xúc và nhiễm phải COVID-19, người mắc thường có những biểu hiện như:

+ Đau rát cổ họng.

+ Ho.

+ Sốt nhẹ.

+ Khó thở.

+ Chóng mặt.

+ Chảy nước mũi.

+ Người mệt mỏi, ngất xỉu.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này ở ngưỡng rất cao. Đến nay, tỷ lệ tử vong của viêm đường hô hấp cấp do chủng COVID-19 mới đang ngày càng tăng cao, khó kiểm soát. Bởi khi virus này xâm nhập vào cơ thể người, nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ gây viêm phổi cấp, lâu dần dẫn tới suy hô hấp, tiến triển suy tạng, gây tử vong. Đặc biệt, tính nghiêm trọng được nhân lên gấp bội ở những người nhiễm virus corona có mắc các bệnh lý mạn tính đi kèm như: Tiểu đường, tim mạch, huyết áp… (những người có hệ miễn dịch suy yếu).

Cách phòng tránh virus corona hiện nay là gì?

Với nền khí hậu lạnh và độ ẩm cao như hiện nay, Việt Nam chính là nơi có điều kiện thuận lợi để cho virus, vi khuẩn phát triển mạnh và lây lan khó kiểm soát, trong đó có virus corona. Trước mắt, để phòng tránh dịch COVID-19 , bạn hãy tuân thủ:

- Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Dùng khăn giấy che mũi, miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi và phải tiêu hủy hoặc bỏ vào thùng rác.

- Nên sử dụng đồ ăn, thức uống hàng ngày bằng cách nấu chín, đun sôi.

- Sử dụng khẩu trang đúng cách.

Đeo khẩu trang giúp hạn chế việc lây nhiễm COVID-19 (ảnh minh hoạ)

- Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt/ho.

- Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết…

- Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.

-Tập thể dục, nâng cao sức khỏe.

Những biện pháp phòng ngừa này là rất cần thiết, nhưng chỉ là yếu tố bên ngoài. Trong khi muốn ngăn chặn bệnh hiệu quả, cần phải kết hợp phòng từ ngoài vào trong, tức là từ chính bên trong cơ thể mỗi người cần có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Tại sao việc tăng cường hệ miễn dịch lại giúp phòng COVID-19 hiệu quả?

Theo y học cổ truyền thì “chính khí tồn nội, tà bất khả can”. Có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể là “chính khí” có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh virus, vi khuẩn, trong đó có bệnh do COVID-19, “chính khí” có khỏe thì “tà” không thể xâm nhập. Hệ miễn dịch giống như một “bức tường thành” vững chắc, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus và giúp chúng ta chống chọi với các loại bệnh tật. Để tăng cường miễn dịch hiệu quả, chúng ta cần nắm được hệ miễn dịch của cơ thể có cấu tạo và vai trò như thế nào.

Theo phân loại chức năng của hệ miễn dịch, chúng được chia thành 2 dạng cơ bản là hệ miễn dịch không đặc hiệu và hệ miễn dịch đặc hiệu.

Hệ miễn dịch không đặc hiệu bao gồm hệ thống da và niêm mạc. Đối với bệnh do COVID-19 thì hệ thống niêm mạc đường hô hấp đóng vai trò rất quan trọng. Niêm mạc đường hô hấp trên bao gồm: Mũi, hầu, họng nếu bị tổn thương (kể cả tổn thương nhẹ) sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho COVID-19 xâm nhập và gây ra các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm cho người mắc.

Hệ miễn dịch đặc hiệu là dạng miễn dịch qua trung gian các tế bào. Cụ thể ở đây là tế bào bạch cầu, lympho-B, lympho-T, đại thực bào… Khi những tế bào này không đủ về số lượng hoặc chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công. Vì thế, việc bảo vệ và tăng cường chức năng các tế bào này có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người, đặc biệt là sự an toàn của gia đình bạn trước dịch COVID-19 hiện nay.

Trong bối cảnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu thì việc phòng bệnh bằng cách tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng là yếu tố quyết định giúp chúng ta chống lại dịch COVID-19. Bên cạnh việc bổ sung vitamin, rau xanh, ăn đủ chất, uống nhiều nước, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn sản phẩm chứa nhiều thành phần tăng cường miễn dịch.

 

Theo Sức khỏe và đời sống

Ý kiến bạn đọc