CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

Sa dây nhau - Tai biến sản khoa nguy hiểm

Đêm 6/3/2018, khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đã cấp cứu thành công cho trường hợp suy thai do sa dây nhau. Sản phụ được bỏ qua các thủ tục hành chính, đưa thẳng tới phòng mổ. Một bé gái nặng 2700g ra đời khỏe mạnh. Chị Vi Thị X, 30 tuổi, ở Phú Xá, Cao Lộc, Lạng Sơn, có thai lần 2. Qua theo dõi thai nghén chị được xác định mang thai ngôi ngược. Tối 6/3/2018, khi có dấu hiệu chuyển dạ rõ chị X mới được gia đình đưa vào BVĐK. Kíp trực tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng thai 40 tuần, ngôi ngược, ối đã vỡ, dây nhau bị sa trong âm đạo. Tim thai bị suy (90-160lần/phút). Bỏ qua thủ tục hành chính, sau khi báo cáo trực lãnh đạo, kíp trực chuyển thẳng bệnh nhân lên phòng mổ. Ca mổ cấp cứu lấy thai đã thành công. Một bé gái cân nặng 2700g, khỏe mạnh đã chào đời. Sa dây nhau có thể dẫn đến suy thai, nguy hiểm hơn là tử vong thai nhi Sa dây nhau là một tình trạng cấp cứu trong sản khoa, thường gặp trong những trường hợp ngôi bất thường và dẫn đến suy thai, nặng nhất là tử vong thai nhi. Đối với trường hợp sa dây nhau trong bọc ối thì môi trường nước ối còn bảo vệ được dây rau và tình trạng suy thai ít xảy ra. Trường hợp đã ối vỡ, nguy cơ gây suy thai cấp rất cao do dây rốn bị kẹt chặt giữa ngôi thai và thành khung chậu. Vì vậy, sa dây nhau khi ối đã vỡ, thai còn sống cần phẫu thuật lấy thai khẩn cấp để cứu thai nhi. Bác sĩ khuyến cáo, các bà mẹ mang thai nên đi khám thai định kỳ nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ để tư vấn cho thai phụ chọn nơi sinh an toàn (có điều kiện để phẫu thuật). Khi có dấu hiệu mang thai bất thường cần nhập viện sớm để theo dõi, xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Như Thùy Vân  

XƠ GAN - MỘT CĂN BỆNH NGUY HIỂM

Xơ gan là một bệnh diễn biến âm thầm và gây tử vong cao. Giai đoạn đầu bệnh hầu như không có triệu chứng. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi có các triệu chứng nghiêm trọng như phù, cổ trướng. Muộn hơn nữa, có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, khó điều trị và đe dọa tính mạng của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan, trong đó, hai nguyên nhân phổ biến nhất là xơ gan do rượu và xơ gan do viêm gan virus B, C… Ngoài ra, xơ gan do một số nguyên nhân khác như viêm gan tự miễn, sán lá gan, tắc mật, dinh dưỡng mất cân bằng, sử dụng thuốc, hóa chất gây hại gan, do một số rối loạn chuyển hóa di truyền,... Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới tỷ lệ mắc bệnh xơ gan ở Việt Nam đang ở mức khá cao, chiếm 5% dân số, các ca tử vong do xơ gan chiếm đến 3% trong tổng số tử vong do bệnh tật gây ra. Ở Việt Nam nguyên nhân chủ yếu do rượu và virus. Tỉ lệ nhiễm viêm gan B ở Việt Nam rất cao, chiếm tới 10 – 20% dân số và nước ta cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ uống rượu bia cao nhất thế giới. Riêng tại Lạng Sơn, trong năm 2017 đã có 420 số lượt bệnh nhân nhập viện vì xơ gan. Biến chứng của xơ gan Xơ gan gây nhiều biến chứng nguy hiểm: - Xơ gan khiến cho dòng máu đi qua gan bị cản trở, dẫn đến tăng áp lực tại tĩnh mạch cửa làm giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình vi. Từ đó dẫn đến các biến chứng:  + Xuất huyết tiêu hóa: Nếu tĩnh mạch cửa giãn quá mức sẽ bị vỡ, gây chảy máy ồ ạt (nôn ra máu dữ dội, ngoài phân đen). Đây là nguyên nhân chính gây tử vong nhanh chóng ở bệnh nhân xơ gan. + Cổ trướng: Cổ trướng là giai đoạn nặng của xơ gan. Do áp lực tĩnh mạch cửa tăng và do chức năng sản xuất albumin của gan không đủ làm giảm áp lực keo của máu gây thoát dịch ra ổ bụng. Vòng nối gây giãn tĩnh mạch thực quản và phình vi - Nhiễm trùng nặng: Gan tham gia vào hệ miễn dịchcủa cơ thể, chống lại nhiễm trùng. Xơ gan nặng dễ nhiễm trùng đường ruột, viêm phổi hoặc nặng nhất là nhiễm trùng máu và dễ gây tử vong ở người xơ gan. Ngoài ra người bị xơ gan còn gặp phải: Bệnh não gan (do chuyển hóa các chất độc hại cũng bị cản trở, tăng lên trong máu),  rối loạn chức năng đông máu, ung thư gan… Cách phòng bệnh xơ gan Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến âm thầm, thường phát hiện thường ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho điều trị; các nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan là rượu bia và viêm gan virus rất phổ biến ở Việt Nam vì vậy: Bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng -   Không nên lạm dụng rượu bia. Phòng lây nhiễm các loại virus gây viêm gan, nhất là vius viêm gan B, và C. Khi bị nhiễm hai loại virus trên phải điều trị tích cực và theo dõi tại cơ sở y tế . Điều trị tích cực các bệnh gan tự miễn và viêm gan nhiễm độc, loại bỏ nguyên  nhân gây tắc mật như sỏi, giun, sấn lá gan và ký sinh trùng... Nguyễn Thị Phíp      

CÁCH PHÒNG BỆNH HO GÀ

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Biểu hiện chính là cơn ho dữ dội, rồi có tiếng rít khi thở vào. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong và gây thành dịch. Thời tiết mùa xuân rất thuận lợi cho bệnh bùng phát. Dấu hiệu nhận biết Khởi đầu của bệnh ho gà có thể sốt nhẹ hoặc không sốt , có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không ngừng. sau đó là giai đoạn thở rít Sau mỗi cơn ho trẻ mệt bơ phờ, mình đẫm mồ hôi và thở gấp. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt, và sau đó có thể nôn. Ở trẻ sơ sinh, ho rất ít hoặc không ho nhưng có thể ngưng thở, tím tái trong thời gian ngắn. Bệnh lây truyền qua đường nào? Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở thanh quản, khí quản. Tại đó vi khuẩn tiết ra độc tố Pertussis toxin đóng vai trò gây bệnh. Bệnh ho gà lây qua đường hô hấp trực tiếp từ người sang người Bệnh lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn có trong những hạt dịch tiết bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành. Khả năng lây lan từ người bệnh mạnh nhất trong bị  bệnh. Thời gian ủ bệnh thông thường từ 7 đến 20 ngày. - Thời kỳ lây truyền: Bệnh ho gà lây truyền mạnh nhất trong 1 - 2 tuần đầu (thời kỳ đầu viêm long), sau đó giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần mắc bệnh, mặc dù lúc này cơn ho vẫn còn dai dẳng. Nếu được điều trị kháng sinh có kết quả thì thời gian lây truyền được rút ngắn và thông thường khoảng 5 ngày. Phòng bệnh ho gà - Quan trọng nhất là phòng bằng vac xin vì đạt hiệu quả phòng bệnh đến 90%. Vì vậy phải đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. . - Cách ly người bệnh: Không cho trẻ tiếp xúc với những người có dấu hiệu nghi hoặc bị ho gà, nhất là những trẻ chưa tiêm phòng. Người bị ho gà thì phải được điều trị tích cực, dứt điểm. Khi phải tiếp xúc gần người bệnh phải đeo khẩu trang và vệ sinh bàn tay đúng cách. Đưa trẻ đi tiêm chủng để phòng bệnh ho gà - Hạn chế cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tiếp xúc đông người, vì có thể lây nhiễm nhiều loại bệnh truyền nhiễm. - Vệ sinh nhà ở, lớp học, vườn trẻ,… đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng tự nhiên. - Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý. - Tại những nơi có ổ dịch ho gà cũ nên tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp ho gà để điều trị, cách ly.    

PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP DO VIRUS ROTA

Tiêu chảy cấp do virus Rota là bệnh cấp tính do virus gây nên. Đó là một bệnh rất phổ biến đứng thứ  hai sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em.  Tiêu chảy cấp do virus Rota ở miền Bắc bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân (khi thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt). Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất vào tháng ba và tháng chín. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với các triệu chứng nôn, đau bụng, tiêu chảy nhiều, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tiêu chảy do virus Rota thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong Triệu chứng của bệnh Sau khi bị lây nhiễm virus khoảng 1- 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: + Nôn và tiêu chảy. Nôn xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6-12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. + Phân lỏng toàn nước. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần, kéo dài từ 3-9 ngày. + Có thể kèm theo sốt, đau bụng, ho và chảy nước mũi. Do vừa bị nôn và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm virus Rota rất dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời. Các biểu hiện của mất nước bao gồm: khát nước mắt trũng, môi khô, tiểu ít, kích thích , vật vã hoặc nặng hơn thì uống kém hoặc không uống được; nguy kịch thì li bì khó đánh thức, thậm chí co giật, hôn mê,……. Đường lây truyền Bệnh lây qua đường phân- miệng: Thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh từ phân của người hoặc gia súc , qua trung gian (nguồn nước, đồ dùng, bàn tay,…) nhiễm vào và gây bệnh.. Điều trị Với tiêu chảy cấp do virus điều trị bằng kháng sinh không có tác dụng, thậm chí còn làm tiêu chảy kéo dài hơn hoặc gặp tai biến do dùng kháng sinh. Việc điều trị chủ yếu là để khắc phục các hậu quả của bệnh và phòng biến chứng: bù nước và điện giải để chống mất nước: Sau khi đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, với thể bệnh nhẹ có thể điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn: Bốn nguyên tắc điều trị tại nhà - Bổ sung nhiều dịch cho trẻ: Có thể dùng nước dừa non, nước cháo muối, nước canh rau, nước đun sôi để nguội,… Tốt nhất là dung dịch Oresol. Không cho trẻ uống nước đường, nước ngọt công nghiệp. Cho trẻ uống oresol khi bị tiêu chảy do virus Rota Cho uống Oresol áp dụng liều lượng như sau Tuổi Lượng Oresol sau mỗi lần tiêu chảy Lượng Oresol tối đa/ngày < 24 tháng 50- 100 ml 500ml 2- 10 tuổi 100-200 ml 1000 ml 10 tuổi Theo nhu cầu 2000 ml + Cách pha đúng: theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói Oresol, ví dụ gói pha 1 lít nước; gói pha 200ml, gói pha  250ml. Pha với nước đun sôi để nguội. + Cách cho uống: Trẻ dưới 2 tuổi cho uống bằng thìa, cứ 1-2 phút/thìa. Với trẻ lớn cho uống từng ngụm bằng cốc. Nếu trẻ nôn cho ngừng uống khoảng 10 phút, sau đó cho uống chậm hơn, 2-3 phút/thìa. - Bổ sung kẽm cho trẻ - Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi.ss - Khi trẻ tiêu chảy và nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da chi nhăn nheo cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời. Phòng bệnh: -  Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc trẻ phải rửa tay bằng xà phòng trước khi chuẩn bị đồ ăn hoặc sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ. Rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng virus Rota - Vệ sinh dụng cụ dùng cho trẻ em ăn (đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi), người mẹ phải giữ gìn vệ sinh tốt trong thời kỳ cho con bú. -  Sử dụng nước an toàn: Sử dụng nguồn nước sạch, thực hiện ăn chín uống sôi - Lau rửa sàn nhà và các vật dụng , bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn nhà vệ sinh, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh. -  Tiêm dự phòng vắc xin Rota cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Trần Thị Diệp  

RỐI LOẠN TIỂU TIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Rối loạn tiểu tiện thường gặp ở người mắc các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu và người cao tuổi; gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và sức khỏe. Hiểu biết về rối loạn tiểu tiện giúp phòng ngừa tốt và cải thiện chất lượng cuộc sống. Rối loạn tiểu tiện là gì? Rối loạn tiểu tiện là một hội chứng tiết niệu do rối loạn vận động của cơ thắt bàng quang và niệu đạo, biểu hiện qua sự mất một phần hay hoàn toàn khả năng kiểm soát cơ thắt ở cổ bàng quang, niệu đạo có kèm theo hoặc không các triệu chứng: Đau buốt khi đi tiểu, bất thường về màu sắc nước tiểu… Rối loạn tiểu tiện gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt Nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiểu tiện, nhưng thường gặp là các nguyên nhân sau: - Do bệnh lý: + Phì đại tuyến tiền liệt đối với nam giới (tuổi trên 50) với các biểu hiện tiểu tiện khó, tiểu không hết bãi, tia nước tiểu yếu. Do tuyến tiền liệt phì đại chèn ép làm hẹp niệu đạo, nước tiểu tồn dư gây kích thích bàng quang mót tiểu nhiều lần cả ngày và đêm. + Viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang): Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu, nên khi bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến kích thích đi tiểu liên tục, bên cạnh đi tiểu tiện nhiều còn có các biểu hiện đau bụng dưới, tiểu gắt buốt, sót, tiểu lắt nhắt, khó chịu thường tái phát nếu không được điều trị triệt để.  Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện + Sỏi tiết niêu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo): Biểu hiện đa dạng trong đó biểu hiện là chứng tiểu đêm mất ngủ kèm theo là tiểu khó, tiểu đục, rát buốt, đau, mỏi lưng… cả ban ngày và ban đêm. + Suy thận mạn: Suy thận (độ 2, 3) do giảm chức năng cô đặc nước tiểu, gây triệu chứng tiểu đêm nhiều lần (2 lần trở lên). Biểu hiện phù, tiểu tiện nhiều, xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. + Đái tháo đường: Biểu hiện bệnh tiểu đường là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sụt cân. Nếu có dấu hiệu như vậy cần kiểm tra ngay đường máu. - Do chức năng: + Chế độ ăn uống: Do thói quen uống nhiều nước vào buổi tối (uống nước canh, rượu, bia, cà phê trà… ) tăng bài tiết nước tiểu, gây đi tiểu đêm. + Dùng các thuốc lợi tiểu (điểu trị bệnh tăng huyết áp, suy tim, xơ gan, suy thận). + Yếu tố tâm lý (do căng thẳng, lo âu…): tiểu tiện nhiều lần nhưng khi xét nghiệm nước tiểu bình thường. + Do mang thai: Do mang thai khi thai to chèn ép bàng quang, do các nội tiết tố từ nhau thai tiết ra gây tăng số lần đi tiểu. + Do lớn tuổi làm giảm chức năng cô đặc nước tiểu của thận (suy thận tuổi già), rối loạn thần kinh điều khiển bàng quang. Phòng ngừa chứng tiểu tiện liên tục - Khi mắc chứng tiểu tiện liên tục, cần đi khám bệnh ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện để có thể tìm ra nguyên nhân. Nếu bệnh nhân đang dùng các thuốc như lợi tiểu, an thần... thì cần xin ý kiến bác sĩ xem có nên giảm liều hoặc ngừng thuốc hoặc điều chỉnh giờ uống. Tiểu đêm liên tục gây phiền toái trong cuộc sống - Đối với người tiểu tiện không tự chủ do không nhịn được khi chưa kịp vào nhà vệ sinh thì mỗi khi buồn tiểu : cố gắng nhịn khoảng 5 phút rồi hãy đi để bàng quang quen dần cho đến khi có thể chủ động đi tiểu được. Ngoài ra, cần vệ sinh bộ phận tiết niệu ngoài sạch hàng ngày, nhất là nữ giới, để tránh viêm đường tiết niệu. - Luyện tập cơ thể thường xuyên chọn các phương pháp phù hợp. Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn mỡ động vật; tăng cường ăn rau, trái cây để tránh béo phì và tạo cho việc tiêu hóa tốt. Bác sĩ Hoàng Tiến Ninh    

PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH HÔ HẤP TRONG MÙA ĐÔNG CHO NGƯỜI GIÀ VÀ TRẺ EM

Thời tiết mùa đông có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh đường hô hấp. Vì vậy, việc phòng tránh bệnh đường hô hấp có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe, nhất là với người già, trẻ em và người có các bệnh mãn tính ở đường hô hấp. Sự thay đổi của thời tiết, khí hậu  (nhiệt độ, độ ẩm…) gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mỗi người. Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, nhất là ở đường hô hấp. Người già, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là những người có các bệnh lý hô hấp mãn tính và cơ địa dị ứng như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) … là những đối tượng hay bị tái phát dẫn đến suy hô hấp đe dọa đến tính mạng. 1. Những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em - Viêm mũi dị ứng Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa bé dễ bị viêm mũi dị ứng khiến trẻ sổ mũi,  hắt hơi nhiều, nặng hơn có thể gây khó thở, ù tai. Bệnh kéo dài có thể bội nhiễm trở thành các bệnh nặng hơn (viêm VA, Viêm tai giữa, viêm phổi,…). Viêm mũi dị ứng là bệnh lý dễ gặp ở trẻ trong mùa đông. Mùa đông trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp -  Cảm cúm Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp, thường do vi rút gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Các triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, sưng họng … -  Viêm phế quản phổi Thời tiết lạnh khiến trẻ dễ bị viêm phế quản phổi. Dấu hiệu là ho, (có thể có đờm), thở nhanh, thâm chí khó thở, thở khò khè, ho nhiều và. - Phòng bệnh đường hô hấp ở trẻ khi mùa đông đến + Mặc ấm cho trẻ, chú ý phần cổ, ngực, chân và vào ban đêm. + Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng. + Cần hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà. Thường xuyên giữ ấm cho bé khi trời lạnh và không để bé bị nóng quá lúc trời ấm lên. Cần mặc ấm cho trẻ trong mùa đông +  Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia. +  Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mỗi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. +   Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp. +   Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh. +   Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường và mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh. 2. Những bệnh hô hấp thường gặp ở người cao tuổi trong mùa đông - Viêm phổi - Bệnh phổi tăc nghẽn mạn tính, - hen phế quản,… - Cách phòng tránh: Để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung và các bệnh về đường hô hấp cho người cao tuổi, cần thực hiện tốt các hướng dẫn sau đây: + Giữ ấm cơ thể: cần mặc ấm, nhất là giữ ấm phần ngực, cổ; ăn uống thức ăn nóng ấm. Khi nhiệt độ thấp rất dễ viêm long đường hô hấp trên; viêm phế quản phổi. Khi nhiễm lạnh, những người có bệnh mãn tính sẽ dễ bùng phát như hen phế quản (bùng phát cơn hen), xuất hiện đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD +  Mang khẩu trang che mũi miệng. Vì khẩu trang vừa có tác dụng ngăn ngừa bụi vừa có tác dụng ủ ấm cho đường hô hấp. + Hạn chế đến mức thấp nhất các thói quen xấu như hút thuốc lá, vì thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các bệnh hô hấp mãn tính, gây nên các đợt cấp như hen phế quản, khó thở, thở khò khè. Về mùa đông người cao tuổi nên chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung và bệnh về đường hô hấp + Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Mùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng lên để điều nhiệt, tăng sức chống đỡ với bệnh tật nên chế độ dinh dưỡng phải được đảm bảo. Cần tăng bữa đối cho người già, các thức ăn phải nóng, ấm, nhiều chất đạm, giảm bớt lượng nước. + Giảm bớt rượu, bia vì khi uống rượu tạo nên cảm giác nóng, người uống thường cởi bỏ áo quần nên dễ bị nhiễm lạnh. + Thể dục, thể thao hợp lý: chế độ luyện tập hợp lý, đảm bảo vừa sức, tập luyện trong môi trường an toàn. Nên tập những môn thể thao phù hợp theo mùa như thể dục tại chỗ, tập ở nhà… Lưu ý:  - Ở người già và trẻ nhỏ khi có biểu hiện bị bệnh nên đi khám sớm.            -  Khẩu trang nên thay giặt hàng ngày vì nếu không đó chính là ổ vi khuẩn gây bệnh. Nguyễn Thị Phíp  

NHỮNG LÝ DO NÊN BỎ THUỐC LÁ CÀNG SỚM CÀNG TỐT

Thuốc lá chứa hơn 7000 hóa chất và trong đó phần lớn là có hại. Chúng thâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hô hấp và nhiều cơ quan chức năng khác. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong nhưng có thể phòng ngừa. Hút thuốc lá ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương Trong thuốc lá có chứa nicotin là chất làm thay đổi tâm trạng. Sau khi hút thuốc, chất này sẽ truyền tới não sau vài giây, kích thích hệ thần kinh trung ương khiến con người cảm thấy tràn đầy sinh lực trong chốc lát. Sau đó, người hút sẽ cảm thấy mệt mỏi và thèm hút thuốc, lâu dần dẫn tới nghiện. Hút thuốc lá ảnh hưởng tới nhiều cơ quan chức năng trong cơ thể Hệ tuần hoàn Hút thuốc lá gây ảnh hưởng tới sự lưu thông, chức năng của tim và hệ tuần hoàn do làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Điều này do nicotin trong thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh, làm gia tăng nhịp tim và co thắt các mạch máu. Trong phổi người hút thuốc lá chứa nhiều hơi độc, tim cần bơm nhiều hơn để cung cấp máu giàu oxy cho toàn bộ cơ thể. Hút thuốc cũng làm tăng cholesterol trong máu dẫn tới các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ và bệnh mạch ngoại biên. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến phổi Khói thuốc lá gây ảnh hưởng đến phổi, dẫn đến ung thư thanh quản hoặc ung thư phổi. Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư Hệ tiêu hóa Những người hút thuốc có nguy cơ tử vong gấp 20-30 lần do ung thư thanh quản so với người không hút thuốc. Gần một nửa số trường hợp mắc bệnh ung thư bàng quang và thận có liên quan của việc hút thuốc lá. Hệ thống sinh sản Hút thuốc là nguyên nhân gây ra vô sinh ở cả đàn ông và phụ nữ. Đối với đàn ông sẽ bị giảm số lượng tinh trùng và khả năng thụ tinh. Hút thuốc cũng làm giảm khả năng hoạt động của buồng trứng để tạo ra những quả trứng chất lượng cho thụ tinh. Phụ nữ mang thai hút thuốc lá sẽ có nhiều nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Sau khi sinh ra, đứa trẻ sơ sinh đó cũng có nguy cơ bị suy giảm chức năng phổi và dễ bị hen suyễn. Da và tóc Các hóa chất độc hại trong thuốc lá làm hư hại da bằng cách giảm lượng collagen khiến da bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt. Chất nicotin trong thuốc lá còn làm hư hại các mao mạch để nuôi dưỡng da. Tóc người hút thuốc lá dần trở nên tóc mỏng, yếu và bạc sớm. Nam giới hút thuốc dễ bị hói đầu hơn nam giới không hút thuốc. Không chỉ người hút thuốc lá tổn hại sức khỏe mà còn khiến những người xung quanh, gia đình ảnh hưởng Tổn thất về kinh tế Hút thuốc là không chỉ tổn hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới kinh tế. Hút thuốc gây lãng phí một phần đáng kể nguồn ngân sách vốn đã rất eo hẹp của các gia đình, đặc biệt là người lao động nghèo. Đó là chưa kể đến các chi phí khám chữa bệnh phát sinh. Điều này khiến việc chi tiêu cho gia đình người nghiện thuốc như đồ ăn uống, các chi phí điện nước, tiền học hành của con cái... sẽ bị giảm đi. Ảnh hưởng do hút thuốc lá thụ động Hút thuốc lá không chỉ có tác động xấu đến chính bản thân người hút mà còn gây hại cho những người xung quanh, nhất là các thành viên trong gia đình. Người tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá sẽ có tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người không hút thuốc. Khói thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ em đang phát triển, gây còi cọc và gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên.      

CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÚNG CÁCH TRONG MÙA ĐÔNG

Mùa đông, nhiệt độ ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Lạng Sơn, hạ xuống thấp; trời rét đậm rét hại, có nơi xuất hiện băng tuyết khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng xấu. Chăm sóc sức khỏe đúng cách khi trời lạnh sẽ giúp đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và phòng các bệnh nguy hiểm do thời tiết lạnh gây ra. Giữ ấm cơ thể Mặc quần áo ấm là biện pháp đơn giản và hiệu quả giữ ấm cơ thể đầu tiên cần làm. Nhưng không nên mặc loại quần áo quá dày mà nên mặc nhiều lớp quần áo mềm, mỏng thành giúp tránh khí lạnh luồn vào cơ thể tốt hơn mà vẫn thuận lợi khi cử động. Đối với trẻ em thường xuyên chạy nhảy chơi đùa, mặc quần áo nhiều lớp giúp dễ dàng cởi dần để điều chỉnh nhiệt độ... Mùa đông cần chú ý giữ ấm cho cơ thể Sử dụng các thiết bị sưởi ấm cần đặt nhiệt độ phù hợp, không chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời quá lớn để tránh sock nhiệt khi ra ngoài. đảm bảo sự thông thoáng trong căn phòng, nên đặt thiết bị làm ẩm hoặc chậu nước trong phòng để đảm bảo độ ẩm không khí. Không đượcsưởi ấm bằng các chất cháy (than, củi các loại…) trong phòng kín vì sẽ gây nên ngộ độc khí CO, CO2 (thực tế đã có nhiều trường hợp bị tử vong hoặc tàn phế do cách sưởi ấm này). Người có bệnh tăng huyết áp càng cần tránh bị lạnh, nhất là bị lạnh đột ngột vì đó là nguy cơ dẫn đến cơn đột quị. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng của cơ thể, nó giúp đảm bảo sinh nhiệt, giữ ấm cơ thể. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày cần ăn đủ định lượng với thành phần đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản bao gồm: protein (chất đạm), glucid (chất bột), lipid (chất béo) và vitamin - khoáng chất. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cung cấp năng lượng cho cơ thể Nên tăng cường chất béo so với ngày thường vì chất béo sinh năng lượng cao nhất (nếu không buộc phải ăn giảm chất béo). Để có thể trạng tốt trong mùa đông, bạn cần ăn các thực phẩm tươi bao gồm rau quả tươi, trái cây thay vì các thực phẩm chiên rán. Vệ sinh thân thể - Tắm rửa đúng cách: Tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày là rất cần thiết để loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn trên da, tránh tình trạng nhiễm trùng da dẫn đến các bệnh về da trầm trọng. Mùa đông cần tắm nước ấm ở nơi kín gió tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh. Tắm nước đủ ấm giúp mạch máu dưới da không bị co lại (để tránh mất nhiệt khi tiếp xúc lạnh) nên giúp các vùng ngoại vi, vùng hở của cơ thể khỏi lạnh cóng. Không nên gãi, cọ xát quá mạnh khiến da bị trầy xước, tổn thương.  Tắm nước ấm trong mùa đông, hạn chế gãi, cọ xát mạnh tránh làm da trầy xước Sau khi tắm, ra ngoài phải mặc đủ ấm để tránh bị shock nhiệt do chênh lệch nhiệt độ. - Giữ ấm cho các phần cơ thể ở xa trung tâm hoặc tiếp xúc trực tiếp nhiều với môi trường: đeo găng tay, đi giầy.. Duy trì luyện tập thường xuyên Khi thời tiết quá lạnh, hãy hạn chế ra ngoài, nhưng vẫn cần duy trì vận động phù hợp trong nhà hoặc nơi không quá lạnh, gió lùa, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ 1 số bệnh (tiểu đường, một số bệnh cơ – xương – khớp,…), giúp tinh thần sảng khoái... Tập thể dục trong những ngày ấm áp cũng phải chọn chỗ kín gió, chú ý chỉ tập luyện vừa sức. Hồng Vân  

Trang