CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

HỘI CHỨNG “SƯƠNG MÙ NÃO”, GIẢM TRÍ NHỚ HẬU COVID-19 VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Một trong những triệu chứng thần kinh phổ biến nhất được ghi nhận ở người hậu COVID là “sương mù não”, giảm trí nhớ. Tình trạng này có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. “Sương mù não” không phải là bệnh lý, thực chất đây là một triệu chứng của tình trạng sức khoẻ, gây ra sự khó chịu về tinh thần như mệt mỏi, hay quên, kém tập trung hoặc thiếu minh mẫn. Một số nghiên cứu cho thấy có tới 60-80% bệnh nhân gặp phải các vấn đề giảm trí nhớ và suy nghĩ chậm chạp sau khi mắc Covid-19.  Nhiều bệnh nhân cho biết, họ gặp vấn đề với trí nhớ như dễ bị phân tâm, hay quên, khó tập trung khi tham gia vào các công việc hàng ngày. Các triệu chứng “sương mù não” biểu hiện cụ thể như: bạn bước vào một căn phòng và quên mất lý do tại sao bạn ở đó, bạn khó nghĩ ra từ ngữ đúng để biểu đạt cho một thứ đồ vật rất quen thuộc, khó nhớ những gì bạn vừa đọc, mất tập trung và quên những gì bạn đang làm... Những bất thường do sương mù não có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, thị giác, chức năng điều hành và khả năng xử lý thông tin. Khi các chức năng thiết yếu của não không hoạt động bình thường, bạn sẽ khó hiểu, khó tập trung và thậm chí khó ghi nhớ những điều đơn giản. [[{"fid":"4202","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 312px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nguyên nhân gây ra “sương mù não” - Do tăng cytokine, tăng phản ứng viêm trong não quá mức cần thiết Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ tăng của các cytokine gây viêm khu trú trong não trong nhiều tuần sau khi nhiễm COVID-19. Nói một cách dễ hiểu, cytokine là các phân tử được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch có liên quan đến việc chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, phản ứng viêm quá mức và không kiểm soát được ở trong não sẽ cản trở sự truyền dẫn giữa các tế bào thần kinh gây ra sương mù não. - Do tình trạng thiếu oxy não trong quá trình mắc COVID Những nghiên cứu dựa trên hình ảnh đầu tiên về tổn thương thần kinh ở bệnh nhân COVID-19 đã phát hiện ra những rối loạn chuyển hóa giống nhau ở cả não của bệnh nhân COVID và những người bị thiếu oxy kéo dài. Lưu lượng máu đến não bị hạn chế và thiếu oxy não kéo dài trong quá trình mắc COVID làm gián đoạn kết nối giữa các tế bào thần kinh, gây cản trở sự phân phối oxy và năng lượng đến các vùng não cần thiết. Đây được gọi là rối loạn chức năng khớp nối thần kinh và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng “sương mù não” COVID-19 sau khi virus đã biến mất. - Do rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự chủ Ở người khỏe mạnh, hệ thống thần kinh tự chủ thường xuyên gửi thông điệp từ não đến tim, ruột, dạ dày và các cơ quan khác để điều chỉnh tăng hoặc giảm hoạt động. Điều này được thực hiện với sự trợ giúp của hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân sau COVID, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm thường hoạt động không ổn định, vì vậy khó điều chỉnh cơ thể thích nghi với từng tình huống phát sinh. - Do rối loạn các cơ quan khác ảnh hưởng lên hoạt động của não Một số bệnh nhân có thể bị sương mù não gián tiếp do hậu quả rối loạn chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể gây ra, như các rối loạn thị lực, nhìn mờ sau COVID do viêm kết mạc hoặc bệnh lý võng mạc, gây ra mệt mỏi cho não và cuối cùng có thể dẫn đến sương mù não, mệt mỏi,… 2. Cách khắc phục chứng “sương mù não”, giảm trí nhớ hậu Covid-19 - Thực hành các bài tập thở Việc kiên trì tập thở sẽ giúp chứng “sương mù não” và giảm trí nhớ dần hồi phục. Bài thực hành tập thở hàng ngày: Ngồi thẳng lưng, một tay đặt lên bụng và tay kia đặt trên ngực; Hít vào từ từ và sâu qua mũi và cảm nhận bụng bạn phình ra; Rồi từ từ thở ra bằng miệng; Lặp lại 5-6 lần trong ngày, mỗi lần làm trong 10-15 phút. - Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc Tình trạng thiếu ngủ tái diễn có thể khiến tình trạng “sương mù não”, giảm trí nhớ nghiêm trọng hơn. Nghỉ ngơi đầy đủ và cố gắng ngủ đủ giấc 7-8 giờ mỗi đêm là cách giúp giảm nhanh, hiệu quả chứng chứng “sương mù não” và giảm trí nhớ. - Áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt cho não Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng có thể khiến não bộ khó tập trung. Chế độ ăn giàu đường, chất béo bão hòa hoặc nhiều calo gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thần kinh, do làm tăng mức độ căng thẳng oxy hóa và cản trở các chức năng nhận thức. Nên ăn nhiều rau, quả, dầu oliu, lạc, đậu, giúp cải thiện trí nhớ. Lựa chọn thực phẩm giàu acid béo omega có trong cá, đậu và các loại hạt tốt cho tế bào thần kinh. Những loại thực phẩm này có tác dụng làm tăng độ tập trung, tư duy rõ ràng hơn và tốt cho trí nhớ. Nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, cà phê, rượu và các chất kích thích. - Cung cấp đủ nước cho cơ thể Uống trung bình 8 ly (ly uống nước chứa 200ml) cho mỗi ngày. Bổ sung nước ép trái cây, các loại súp, canh… hàng ngày. Giữ đủ nước là một trong những chìa khóa quan trọng giúp phục hồi các triệu chứng COVID kéo dài như mệt mỏi, hụt hơi khó thở… và bao gồm cả chứng “sương mù não”, giảm trí nhớ sau COVID. - Thường xuyên vận động, đi bộ kèm hít thở sâu Ngoài chứng “sương mù não”, giảm trí nhớ, người bệnh còn có các triệu chứng khác đi kèm như hụt hơi, khó thở, mệt mỏi… có thể sẽ gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ích cho quá trình hồi phục ở người bệnh tốt hơn. Vận động thường xuyên, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày kèm hít thở sâu đều giúp tăng cường lưu lượng máu và cung cấp oxy cho não. Khi có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị.

BỆNH THỦY ĐẬU: TRIỆU CHỨNG, BIẾN CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

Thủy đậu (trái rạ) là một bệnh rất dễ lây lan do virus Varicella - Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và hè, xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em dễ mắc bệnh nhất. Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) là một bệnh lây nhiễm, nhưng khá lành tính. Bệnh lây truyền từ người sang người qua cơ chế trực tiếp như: Những giọt nước bọt bắn ra từ đường hô hấp của người bệnh qua hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện hoặc lây trực tiếp từ dịch tiết của người bệnh sang người lành. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua việc dùng chung các đồ dùng, vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt… mà các đồ dùng vật dụng này có dịch tiết từ tổn thương hoặc các giọt bắn từ nước bọt của người bị bệnh. Khi mới phát bệnh sẽ có biểu hiện nổi ban dạng nốt sẩn màu đỏ, có thể rất ngứa… nên nhiều cha mẹ hay nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. [[{"fid":"4182","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"400","width":"640","style":"width: 500px; height: 313px;","class":"media-element file-default"}}]] Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan do virus Varicella - Zoster gây ra. 1. Tổng quan về bệnh thủy đậu  Thủy đậu là bệnh lây truyền do virus Varicella - Zoster gây nên. Khi một người bị nhiễm virus, sẽ nhân lên ở các tế bào biểu mô của niêm mạc đường hô hấp trên. Sau thời gian ủ bệnh từ 10 - 21 ngày, cơ thể sẽ bắt đầu phát ban dạng mụn nước phân bố rộng rãi. Thủy đậu thường được cho là bệnh của thời thơ ấu, bởi 90% số bệnh nhân là trẻ em trong độ tuổi đi học (từ 1 - 14 tuổi). Ngày nay, nhờ vaccine và chương trình tiêm chủng mở rộng mà tỷ lệ mắc thủy đậu ở trẻ đã giảm đáng kể. Bệnh thủy đậu thường nặng hơn ở trẻ sơ sinh và người bị suy giảm miễn dịch. Đối với trẻ trên 1 tuổi, các triệu chứng thường nhẹ và ít biến chứng. Thủy đậu là bệnh miễn dịch 1 lần. Điều đó có nghĩa nếu một người từng bị thủy đậu thì sẽ không tái mắc bệnh. Tuy nhiên, virus vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh rất lâu sau khi đã khỏi bệnh. Nếu virus hoạt động trở lại, nó có thể gây ra một bệnh nhiễm trùng là zona thần kinh. [[{"fid":"4183","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"386","width":"640","style":"width: 500px; height: 302px;","class":"media-element file-default"}}]] Sau thời gian ủ bệnh từ 10 - 21 ngày, trên cơ thể người bị thuỷ đậu sẽ bắt đầu phát ban dạng mụn nước. 2. Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ mà bố mẹ nên biết Giai đoạn trẻ mới nhiễm virus thủy đậu thường không có triệu chứng cho đến khoảng 2 - 3 tuần sau khi tiếp xúc mầm bệnh. Thủy đậu có 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau: - Giai đoạn ủ bệnh Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 10 - 14 ngày, tức là từ lúc nhiễm virus đến khi cơ thể phát bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh không có biểu hiện gì cụ thể nên rất khó để phát hiện. - Giai đoạn khởi phát Khi mắc bệnh, ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức toàn thân, sốt nhẹ, nổi hạch đằng sau tai, viêm họng, phát ban (những hồng ban nổi trên da, có kích thước 1 - 3mm, sau đó trong 24 giờ nó phát triển thành bọng nước). - Giai đoạn toàn phát Giai đoạn này, sẽ thấy rõ các mụn nước hình tròn (đường kính khoảng 2mm) mọc ở toàn thân. Người bệnh bị sốt, hình thành các ban đỏ. Các ban đỏ này lúc đầu xuất hiện ở đầu, mặt, sau đó lan xuống thân mình và các chi. Tuy nhiên, ở những vùng ít tì đè như vùng liên bả, vùng mạng sườn thì tổn thương ban xuất hiện nhiều hơn, vùng 2 chi ít tổn thương hơn; đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay hầu như hiếm gặp tổn thương. Phát ban thường kéo dài 2 - 3 ngày, một số trường hợp đặc biệt có chấm sẩn nhỏ màu đỏ ở trên thân mình và hiếm khi người thường nhìn thấy, nhưng đây cũng là một trong những triệu chứng của phát ban. Sau khi phát ban sẽ xuất hiện các mụn nước. Các mụn nước này có hình ảnh như những giọt nước, giọt sương và có quầng đỏ xung quanh, làm cho bệnh nhân cảm thấy rất ngứa. Ở giai đoạn toàn phát bệnh nhân có thể có những triệu chứng như viêm họng hơn, chán ăn và giảm sốt so với lúc khởi phát. - Giai đoạn hồi phục Mụn nước sẽ bị vỡ ra sau 7 - 10 ngày, khô lại và đóng vảy, bệnh dần khỏi, vùng da non của mụn nước có màu hồng. Khi mụn nước xuất hiện thì tiến triển của mụn nước lúc đầu có dịch màu trong, sau là màu vàng nhạt, dần dần khô và đóng vảy tiết. Thời gian xuất hiện vảy tiết kéo dài 4 - 5 ngày, sau đó tiến tới giai đoạn lành bệnh. Giai đoạn lành bệnh vảy tiết thường tồn tại từ 1 - 3 tuần rồi bong đi, khi bong sẽ để lại các dát màu hồng có thể có lõm hoặc trở về làn da bình thường. Các vùng lõm là do các mụn nước bị nhiễm trùng và tổn thương sâu. Với trẻ khỏe mạnh đa phần bệnh sẽ không nghiêm trọng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể rất dày ở toàn bộ cơ thể, các tổn thương có thể ở cổ họng, mắt và niêm mạc của niệu đạo, âm đạo hoặc hậu môn. 3. Biến chứng có thể gặp ở bệnh thuỷ đậu Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm nhưng rất lành tính, biến chứng hiếm gặp. Tuy nhiên, điều trị không đúng cách hoặc người bệnh không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ có thể sẽ gặp phải các biến chứng không mong muốn. Các biến chứng có thể gặp là:   - Nhiễm trùng tại chỗ, tổn thương mụn nước có thể bị viêm nhiễm, hóa mủ, loét sâu xuống và vỡ ra. Chỗ tổn thương đó có thể rỉ máu, thường gặp những biến chứng này ở trẻ nhỏ do gãi nhiều. - Virus này cũng có thể dẫn đến viêm phổi nếu trẻ bị mắc bệnh thủy đậu rất nặng. Rất hiếm khi virus có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, dẫn đến viêm màng não hoặc viêm não. Nguy cơ xảy ra biến chứng này cao hơn ở những trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như do ung thư hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch (điều trị lupus ban đỏ hệ thống, viêm da cơ địa, vảy nến…). - Khi bệnh thủy đậu đã khỏi, virus Varicella - Zoster không hoạt động nhưng chúng vẫn trú ngụ ở trong cơ thể trẻ. Các virus có thể hoạt động trở lại nhiều năm sau đó, dẫn đến bệnh zona thần kinh. Tình trạng này gây ra phát ban trên da và đau dây thần kinh bị tổn thương. - Hội chứng Reye: Hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ 4 - 9 tuổi. Gây ra tình trạng bệnh não cấp tính kèm theo rối loạn chức năng gan, gan to. Ngoài ra, một số biến chứng hiếm gặp khác: Suy thượng thận, viêm cầu thận, viêm cơ tim, biến chứng trên mắt. 4. Điều trị thủy đậu như thế nào? Bệnh thủy đậu được điều trị chủ yếu là thuốc kháng virus, thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol) theo hướng dẫn của bác sĩ khi bị sốt cao hoặc đau nhức do thủy đậu, đặc biệt giúp giảm đau khi có các tổn thương ở miệng. Thuốc bôi tại chỗ nhằm mục đích chống bội nhiễm da như: Xanhmethylen, chỉ cần bôi những nốt phỏng đã vỡ để làm khô se bề mặt. Trong trường hợp trẻ ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng Histamin giúp trẻ giảm ngứa hơn. Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời để giảm tối đa nguy cơ biến chứng và tránh bị sẹo xấu. Chính vì vậy, cha mẹ khi thấy trẻ có biểu hiện thủy đậu cần đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Không tự ý mua thuốc, tự ý điều trị theo mách bảo. 5. Một số lưu ý Hàng năm, bệnh thủy đậu thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng cuối tháng 12 và bùng phát vào thời điểm cuối xuân đầu hè khoảng từ tháng 2 đến tháng 4, tháng 5. Vì thế, đây là khoảng thời gian trẻ cần được bố mẹ chú ý bảo vệ sức khỏe, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giúp con tránh được những căn bệnh theo mùa. Để tránh mắc thủy đậu cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu. Ngoài ra, cần thường xuyên vệ sinh tay sạch bằng xà phòng, hướng dẫn trẻ không đưa tay lên mắt mũi miệng. Khi nhà có trẻ bị bệnh, nên hạn chế tiếp xúc gần như ôm hôn, không dùng chung dụng cụ và thức ăn chung với trẻ khác. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi mụn nước khô đóng vẩy, tránh lây nhiễm cho bạn học, cần vệ sinh đồ dùng, các bề mặt trẻ hay chạm vào để làm sạch virus gây bệnh. 6.Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu khi nào? Tiêm vắc-xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vaccine thủy đậu càng quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Trường hợp nếu mắc bệnh thủy đậu đã được bệnh viện khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị chính xác là bị bệnh thủy đậu thì không cần tiêm phòng bệnh thủy đậu nữa. Vì khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh này. Ngược lại, nếu đã từng bị mụn nước và tự chữa tại nhà, không đến cơ sở y tế. Khi đó, không chắc chắn chính xác đó có phải là thủy đậu hay không, bởi vì có nhiều bệnh cũng có triệu chứng khá giống với bệnh thủy đậu như Zona… khiến nhiều người nhầm lẫn. Trong trường hợp này sẽ không xác định được cơ thể đã có kháng thể phòng bệnh hay chưa và nguy cơ bị lây bệnh thủy đậu nếu có tiếp xúc rất cao. Tốt nhất hãy tiêm phòng thủy đậu để tránh trường hợp xấu xảy ra. Việc tiêm phòng ở người đã mắc thủy đậu trước đó cũng không có hại gì.   Theo Suckhoedoisong.vn

8 CÁCH GIÚP ĐÁNH BAY MỆT MỎI SAU COVID

Sau khi chiến đấu 1-2 tuần với bệnh COVID, mệt mỏi là một triệu chứng gặp phổ biến và kéo dài ở nhiều người, có thể gây khó khăn cho việc tiếp tục cuộc sống theo cách bình thường như trước đây. Một số người còn diễn biến xấu hơn như kiệt sức và phải nghỉ hẳn công việc… Dưới đây là 8 cách giúp bạn khắc phục tình trạng mệt mỏi và kiệt sức hậu COVID. 1. Tránh tập luyện cường độ cao ngay sau khi khỏi COVID Tập thể dục sau phục hồi COVID-19 rất tốt để thoát khỏi đau nhức và mau hết mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn nên tăng cường độ dần, không vội thực hiện như trước bệnh. Để tiết kiệm năng lượng và có thời gian cho cơ thể hồi phục, hãy giảm số lượng và thời gian tập luyện hoặc các hoạt động hàng ngày. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện việc chia nhỏ nhiều lần đi bộ, thay vì đi 30 phút, bạn có thể chia ra 2 lần mỗi lần đi bộ 15 phút, cũng có thể áp dụng cách tập luyện khác sau COVID như thiền, yoga, massage trị liệu. 2. Sắp xếp thứ tự các công việc và chia nhỏ các công việc trong một ngày để tránh mệt mỏi sau COVID Để khống chế mệt mỏi một cách hiệu quả, đừng vội vàng lao vào công việc mà hãy thật từ tốn. Nếu bạn đang có nhiều công việc, hãy cố gắng sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những công việc quan trọng trong ngày vào lúc bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất. Cách chia nhỏ công việc có thể khiến bạn cảm thấy kiểm soát được công việc và không cạn kiệt năng lượng. 3. Tranh thủ phơi nắng để tạo vitamin D cho cơ thể Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất, là một dạng vitamin tích cực tham gia vào các hoạt động thúc đẩy sức khỏe như chuyển hóa canxi, hoạt động của hệ thần kinh cơ và hệ miễn dịch của cơ thể. Cố gắng dành thời gian phơi nắng mỗi ngày, chỉ cần cho ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da 15-20 phút mỗi ngày là đủ, tốt nhất là ánh sáng ban mai. [[{"fid":"4177","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 305px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ánh sáng mặt trời buổi sớm rất tốt cho sức khỏe 4. Tăng cường ăn các loại trái cây tươi dễ tìm kiếm, bổ sung vitamin D,C và kẽm Một số trái cây dùng hàng ngày có thể là nguồn bổ sung dồi dào các loại vitamin và khoáng chất chống mệt mỏi như các vitamin C, vitamin nhóm B, canxi, đồng, sắt, magiê, kali, phốt pho, protein, riboflavin sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Ngoài dùng trái cây tươi, bạn cũng có thể dùng các viên bổ sung có chứa chủ yếu vitamin D, C và kẽm để uống một lần cho tiện lợi. Vitamin D cùng với vitamin C và kẽm sẽ tạo ra bộ ba tăng cường miễn dịch cho bạn trước, trong và sau khi bị bệnh COVID. 5. Thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng lành mạnh Chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng như bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein như cá, thịt nạc, rau tươi, trứng, sữa…Tránh ăn quá nhiều đường, đồ chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn. 6. Hãy thử dùng các thực phẩm, món ăn chứa các vi sinh vật có lợi Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, người bệnh COVID có hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh và cân bằng sẽ giảm di chứng sau khi khỏi bệnh. Ngược lại, những bệnh nhân COVID có hệ vi sinh vật kém hơn sẽ dễ bị di chứng COVID kéo dài hơn. Cách gia cố hệ vi sinh vật khỏe mạnh đường ruột: Trong và sau khi mắc bệnh COVID, bổ sung các thực phẩm và chế phẩm sinh học probiotic như sữa chua, Kefir, vi tảo… bổ sung một số thực phẩm chức năng có chứa sẵn một số vi sinh vật có lợi. 7. Nhất định phải cung cấp đủ nước và chất lỏng cho cơ thể Uống đủ nước là chìa khóa quan trọng giúp bạn hồi phục và chống lại mệt mỏi, uống trung bình 8 ly (ly uống nước chứa 200ml) cho mỗi ngày. Tăng lượng chất lỏng cho cơ thể như nước ép trái cây, các loại súp, canh…hàng ngày 8. Đảm bảo rằng bạn tuân theo một chu kỳ ngủ thích hợp và ngủ đủ giấc Bạn càng nghỉ ngơi nhiều thì càng phục hồi nhanh hơn. Ngủ và thức dậy sớm có thể có lợi cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Ngủ đủ giấc làm cho bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng tích cực và phấn chấn trong công việc. Trung bình ngủ đủ 7-8 tiếng cho mỗi đêm.   Theo Suckhoevadoisong.vn

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO F0 TẠI NHÀ

Nhiều F0 đang hoạt động hăng hái, sôi nổi, đi lại suốt ngày, nay bỗng dưng bị cách ly có cảm giác như “cầm tù” và băn khoăn có nên tập thể dục không, tập thế nào? BS. Phạm Quang Thuận – Bệnh viện Thể thao Việt Nam khuyến cáo, những F0 có các triệu chứng sau thì nên tạm dừng tập thể dục: Sốt cao, đau đầu, đau ngực, đánh trống ngực, ho nhiều, nghẹt mũi, chảy mũi, khó thở, đau cơ bắp, mệt mỏi nhiều… Đối với các F0 không có triệu chứng bất thường hoặc chỉ có những biểu hiện mất mùi, mất vị giác mà không thấy mệt mỏi nhiều có thể tham gia tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, giúp nhanh khỏi bệnh. 1. Vì sao F0 nên tập thể dục? Tập thể dục giúp làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi, đau mỏi cơ… những triệu chứng khá phổ biến ở bệnh nhân COVID-19. Tập thể dục tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau khi nhiễm COVID-19. Một khảo sát dựa trên dữ liệu của 50.000 người để xem ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với bệnh COVID-19. Các nhà nghiên cứu đã phân những đối tượng được khảo sát thành ba nhóm người: Nhóm 1 vận động không quá 10 phút/tuần, nhóm 2 tập thể dục dưới 150 phút/ tuần và nhóm 3 tập trên 150 phút/tuần. Kết quả cho thấy nhóm 1 có nguy cơ nhập viện và tử vong cao gấp đôi so với nhóm 3.  Thực tế cũng chứng minh các vận động viên hàng đầu luôn hồi phục rất nhanh sau khi mắc COVID-19. Nhiều cầu thủ thậm chí đã ra sân thi đấu chỉ vài ngày sau khi mắc bệnh. 2. F0 nên tập thể dục như thế nào? Theo khuyến cáo của Bộ Y tế các F0 hàng ngày nên dành ít nhất 15 phút để tập các bài tập thở, giúp gia tăng thông khí phổi, sớm bình phục hệ hô hấp. Một số bài tập thở cho F0: Các bài tập thở được khuyến cáo là thở cơ hoành, thở chúm môi, thở 4 thì… * Thở cơ hoành - Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai. - Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực. - Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực không di chuyển. - Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống. [[{"fid":"4142","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 353px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thở cơ hoành Lưu ý: - Nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen. - Sau khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật thở cơ hoành ở tư thế nằm hoặc ngồi, nên tập thở cơ hoành khi đứng, khi đi bộ và cả khi làm việc nhà. * Thở chúm môi: - Tư thế ngồi thoải mái. Thả lỏng cổ và vai. Hít vào chậm qua mũi. - Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. [[{"fid":"4144","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 187px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Thở chúm môi Lưu ý: - Nên lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở. - Tập đi tập lại nhiều lần sao cho thật nhuần nhuyễn và trở thành thói quen. - Nên dùng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở, như khi leo cầu thang, tắm rửa, tập thể dục… * Thở 4 thì: - Thì 1: Hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, hít sâu, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra. - Thì 2: Nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào. - Thì 3: Thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1. - Thì 4: Nín thở, thời gian bằng thì 1. Lúc mới tập, người tập có thể đếm 1, 2, 3, 4, 5 ở mỗi thì. Sau tăng thời gian lên bằng cách đếm đến 7, 8, 9, 10. [[{"fid":"4145","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 237px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] - Cái khó của phương pháp này là phải hít vào đến mức tối đa, lại nín thở kéo dài, sau đó mới thở ra từ từ, ít người tập có đủ sức nín thở lâu như thế mà cơ bắp vẫn thả lỏng, nét mặt bình thản thoải mái. Người tập cần tập từ từ, nâng dần thời gian mỗi thì thở lên đến mức tối đa. Các bài tập giãn cơ  Các bài tập giãn cơ khắc phục tình trạng đau mỏi cơ thường gặp ở bệnh nhân COVID-19. * Giãn cơ vai: Dang rộng hai chân bằng vai, bắt chéo cánh tay trái qua trước ngực. Tiếp theo, sử dụng tay phải giữ lấy và kéo tay trái ngay tại vị trí khuỷu tay, giữ yên trong vòng 20 giây, thực hiện tương tự với bên còn lại. Hãy lặp lại động tác này từ 4 đến 10 lần. [[{"fid":"4146","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bài tập cơ vai * Giãn cơ đùi: Đứng thẳng, dùng tay giữ một chân kéo về phía sau mông, hãy nhớ là cần duy trì cột sống thẳng để bài tập đạt hiệu quả. Thực hiện giữ nguyên tư thế này trong 20-30 giây và quay trở lại tư thế ban đầu. Tương tự thực hiện với bên còn lại, bạn cũng có thể sử dụng bài tập này với tư thế nằm sấp. Bài tập giãn cơ đùi cũng cần được thực hiện từ 4 đến 10 lần mỗi ngày. [[{"fid":"4147","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 350px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bài tập giãn cơ đùi Ngoài ra, trong điều kiện phải cách ly, trong phòng chật hẹp người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng, các bài tập quen thuộc vận động chân tay, người, đầu, cổ… tại chỗ. Các bài tập tại chỗ nhẹ nhàng, các bài tập thiền, yoga, khí công… giúp bệnh nhân thư thái, chóng hồi phục sức khỏe sau nhiễm COVID-19. F0 nên tránh tập thể dục với cường độ cao và trong thời gian dài vì sẽ làm người bệnh quá sức, mệt mỏi, bệnh càng lâu khỏi. F0 chỉ nên tập các bài tập cường độ thấp, trong thời gian tối đa là 30 phút, tránh tập lâu vì cơ thể cần được nghỉ ngơi và cần vận động vừa phải, hợp lý. Một ngày có thể tập 2 lần sáng sớm lúc ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.  Chú ý uống đủ nước, có thể bổ sung thêm nước có các khoáng chất sau khi tập. Phòng cách ly tập nên cố gắng đảm bảo thông thoáng. Ngoài tập thể dục, các F0 cần chú ý chế độ dinh dưỡng tốt, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, tránh sinh hoạt, ăn ngủ không theo giờ giấc… Tuân thủ các nguyên tắc này sẽ giúp F0 sớm trở lại cuộc sống bình thường.   Theo Suckhoedoisong.vn

Cảnh báo đối với sản phụ không tiêm phòng vaccine Covid-19

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) đang điều trị cho gần 400 bệnh nhân mắc Covid-19. Trong số đó, có nhiều bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai, chưa tiêm phòng vắc xin Covid-19. Từ đầu năm 2022 đến nay, Bệnh viện tiếp nhận 22 trường hợp bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai mắc Covid-19; trong đó, có 14 trường hợp chưa tiêm phòng vắc xin Covid-19. Đặc biệt, có một trường hợp sản phụ mắc Covid-19 chuyển biến rất nặng, phải thở máy. Hầu hết, các sản phụ chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 là do tâm lý lo sợ vắc xin sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của phụ nữ có sự suy giảm nhất định: Nhu cầu oxy cao hơn bình thường, cơ thể lại có hiện tượng phù nề giữ nước, dễ gây tổn thương niêm mạc hô hấp trên. Ngoài ra, những thai phụ nhiều tuổi hoặc có các bệnh lý nền, các bệnh lý về huyết áp, tiểu đường, tim mạch, béo phì….dễ bị biến chứng thai kỳ. Cùng với những yếu tố này, nếu lại mắc thêm Covid-19 sẽ làm nguy cơ biến chứng của phụ nữ mang thai càng thêm nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, chủ động bảo vệ phụ nữ mang thai trước đại dịch bằng vaccine Covid-19 là biện pháp hết sức hữu hiệu và cần thiết.  Chị N.H.T.U, sản phụ mang thai 37 tuần đang điều trị tại khoa Phụ sản – BVĐK chia sẻ: “Trước đây, em cũng rất lo sợ các biến chứng ảnh hưởng đến em bé nên quyết định không tiêm phòng Covid-19. Rồi em bị dọa sảy thai nên càng lo lắng hơn. Nhưng khi vào viện, được các bác sĩ, các chị hộ sinh tư vấn, thấy tình hình dịch ở Lạng Sơn ngày càng phức tạp, em đã đi tiêm phòng Covid-19. Hiện tại, em đã tiêm đủ 2 mũi và thấy sức khỏe ổn định, em bé cũng vẫn phát triển bình thường”. [[{"fid":"4122","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Ngày 10/9/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4355/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID -19, với một số quy định điều chỉnh, bổ sung nhằm  xác định các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm, trong đó có phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Hiện tại, ngoại trừ vaccine Sputnik V bị chống chỉ định, các loại vaccine còn lại như Astrazeneca, Mordena, Prizer BioNTech đều có thể sử dụng để tiêm cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai khi tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cần lưu ý: - Phụ nữ mang thai trên 13 tuần cần được tiêm đủ số mũi vắc xin phòng Covid-19 và kết thúc mũi tiêm thứ hai trước 36 tuần 6 ngày. Trường hợp không kịp hoàn tất, thai phụ sẽ thực hiện tiêm trong thời kì hậu sản.  - Ngoài ra, đối với những loại vaccine khác mà phụ nữ mang thai cần tiêm trong thai kỳ (như vaccine phòng uốn ván...), cần tiến hành tiêm trước vaccine phòng Covid 19 ít nhất 14 ngày hoặc cách 28 ngày sau khi tiêm vaccine Covid 19. - Phụ nữ mang thai khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể gặp các phản ứng phụ như người bình thường. Các dấu hiệu thông thường: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Nếu gặp các triệu chứng bất thường như sốt cao trên 38,5 độ, khó thở kéo dài… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất. - Chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái để có cơ thể khỏe mạnh và đáp ứng miễn dịch tốt nhất sau khi tiêm chủng.

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ TRẺ EM MẮC COVID-19 MỨC NHẸ TẠI NHÀ

Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng cao, trong đó có trẻ em. Để kịp thời thực hiện các biện pháp y tế, ứng phó nhanh trước tình hình dịch bệnh lây lan rộng, chủ động theo dõi, điều trị F1, F0 tại nhà có hiệu quả, phát hiện kịp thời các trường hợp bệnh nhi nhiễm COVID-19 có chỉ định nhập viện điều trị. Do đó các bậc phụ huynh cần nắm một số kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ mắc bệnh COVID-19 tại nhà. 1. Tình hình Covid -19 trẻ em COVID-19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm 2019, rồi lan rộng ra toàn thế giới gây đại dịch hiện nay. Phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi <12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ em mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỉ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn. [[{"fid":"4110","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"1280","width":"960","style":"width: 500px; height: 667px;","class":"media-element file-default"}}]] 2. Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức nhẹ tại nhà - Trẻ nằm phòng riêng, phòng thông thoáng, không sử dụng điều hoà. - Áp dụng phòng ngừa chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.  - Điều trị triệu chứng: + Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.50C. Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt. tổng liều không quá 60mg/kg/ngày.  + Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược. + Vệ sinh thân thể, răng miệng, hút mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường. - Uống nhiều nước, Oresol. Ăn lỏng, nhiều bữa, đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Trẻ nhỏ nên được bú mẹ đầy đủ. - Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn) - Theo dõi: +  Đo nhiệt độ tối thiểu 2 lần/ ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt +  Đo Sp02  tối thiểu 2 lần/ ngày hoặc thấy trẻ mệt, thở nhanh/ khó thở +  Phát hiện các dấu hiệu cảnh báo chuyển nặng của trẻ hàng ngày. Lưu ý: Phụ huynh nên gọi điện đến tổ y tế lưu động, tổ phản ứng nhanh, các bác sỹ chuyên khoa khi trẻ có các dấu hiệu bất thường khác để được tư vấn kịp thời. * Dấu hiệu cảnh báo chuyển nặng: Cần cấp cứu hoặc gọi tổ phản ứng nhanh để cấp cứu tại nhà hoặc đưa đến bệnh viện ngay: - Thở nhanh theo tuổi, Cánh mũi phập phồng, Rút lõm ngực. (Thở nhanh theo tuổi: trẻ <2 tháng ≥ 60 lần/ phút, trẻ 2-11 tháng ≥ 50 lần/ phút, trẻ 1-5 tuồi: ≥ 40 lần/ phút. Lưu ý đếm nhịp thở ở trẻ em: đếm đủ trong 01 phút khi trẻ nằm yên không khóc). - Trẻ li bì, lờ đờ, mệt, không chịu chơi, quấy khóc nhiều - Trẻ bỏ bú/ ăn kém, nôn nhiều. - Tím tái môi, đẩu chi. - Sp02< 95% (nếu đo được) 3. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nhiễm COVID-19: - Hiện nay không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19. Hầu hết những trẻ khỏe mạnh bị nhiễm bệnh có khả năng tự khỏi và thường sẽ khỏi bệnh trong vòng một hoặc hai tuần. - Các thuốc Kháng virus, Corticoid, kháng sinh…chỉ sử dụng khi trẻ ở thể nặng hơn cần điều trị tại bệnh viện, cần có hướng dẫn sử dụng cụ thể của Bác sỹ. Một số thuốc dân gian, truyền miệng thì các Bác sỹ khuyên nên hạn chế sử dụng vì không có bằng chứng khoa học về hiệu quả sử dụng đối với trẻ bị COVID-19. - Thể nặng thường gặp trên trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường… - Lưu ý theo dõi hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) xuất hiện 2-6 tuần sau nhiễm covid. Các triệu chứng của hội chứng MIS-C gồm: sốt , nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng , ho - sổ mũi, phát ban, mắt đỏ...Cần khám Bác sỹ chuyên khoa Nhi để phát hiện và điều trị kịp thời.   Bác sỹ CKI Hoàng Đức Thuận

PHÒNG BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI GIAO MÙA

Giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột gây mưa nhiều, ẩm, lạnh, rét, nhiều bệnh ở người cao tuổi (NCT) dễ xuất hiện, tái phát, vì vậy, NCT nên chú ý để phòng tránh những biến cố về sức khỏe có thể xảy ra. 1. Một số bệnh cần lưu ý phòng ngừa cho người cao tuổi khi giao mùa - Hiện tại ở nước ta thời tiết đang lúc chuyển mùa nên lạnh và ẩm, đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Nếu NCT không giữ đủ ấm (ăn mặc, phòng ở) thì một số bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, đặc biệt là bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất dễ xuất hiện hoặc tái phát.  Đặc biệt, hai loại bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh mỗi khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh.  Bên cạnh đó, cần lưu ý là khi NCT bị viêm phế quản, viêm phổi cấp tính do lạnh thì thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi (do sức đề kháng đã suy giảm) cho nên dễ nhầm tưởng là bệnh nhẹ. Vì vậy, ít được người nhà để ý, dễ dẫn đến bệnh chuyển nặng, khi được đưa vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng, thậm chí nguy kịch. - Bệnh viêm mũi, họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng khi chuyển mùa, NCT hay gặp nhất. Biểu hiện của các bệnh này (nhất là viêm mũi, họng dị ứng ) là hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước, đau rát họng, ho, tức ngực, có khi gây khó thở.  Khi chuyển mùa từ nóng sang lạnh, ẩm một số NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào thường hút tăng lên cho đỡ rét thì bệnh lại càng tăng nặng hơn. Bởi vì, yếu tố thuận lợi gây bệnh đường hô hấp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn trước hết phải kể đến là do khói thuốc lá, thuốc lào.  Lý do là khói thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi) do đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật (virus, vi khuẩn, vi nấm). Thêm vào đó môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật chội, không thông thoáng (thời tiết lạnh cho nên thường đóng kín cửa sổ, cửa ra vào), ô nhiễm môi trường… cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc các bệnh đường hô hấp. - Ngoài ra, một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang mùa lạnh, ẩm ở NCT. Chuyển mùa từ nóng sang lạnh, ẩm ướt một số bệnh về tim mạch cũng sẽ gia tăng, trong đó cần đặc biệt lưu ý bệnh tăng huyết áp kịch phát mỗi khi lạnh đột ngột do mặc không đủ ấm, phòng ngủ không kín gió, chăn, đệm không đủ chống lạnh. Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu), nhồi máu cơ tim cũng luôn rình rập NCT mỗi khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, ẩm ướt. - Vào mùa này do thay đổi thời tiết nhất là lạnh và ẩm cũng làm cho các bệnh về xương khớp (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, và xơ cứng khớp) ở NCT cũng gia tăng hoặc tái phát đáng kể.  Thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và cứng khớp vào mùa lạnh làm cho người bệnh đau nhức, khó chịu gây rối loạn giấc ngủ, vì vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe NCT.  Một số bệnh về đường tiêu hóa như bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) cũng là những bệnh khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, ẩm xuất hiện hoặc tái phát làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe NCT. 2. Người cao tuổi nên chú ý phòng bệnh khi giao mùa như thế nào? Ở NCT do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, nhất là vào mùa lạnh, trong khi đó, khi lâm bệnh thì việc dùng thuốc có thể gây nhiều phiền toái (tốn kém tiền bạc, tác dụng phụ…), vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là NCT chú ý phòng bệnh. Để phòng bệnh lúc chuyển mùa cần giữ ấm cho cơ thể là vô cùng quan trọng, đặc biệt không để lạnh đột ngột. Bởi vì, lạnh đột ngột là yếu tố nguy hiểm nhất có thể xẩy ra đột quỵ (tai biến mạch máu não). Vì vậy, để tránh lạnh đột ngột, NCT không tắm nước lạnh (cần tắm nước ấm) và trong phòng kín gió; nên tắm nhanh, trước khi tắm NCT hoặc người nhà cần chuẩn bị sẵn khăn tắm, quần áo sạch để khi tắm xong lau người và mặc quần áo ngay.  Hàng ngày cần mặc ấm (nhất là giữ ấm phần ngực, cổ), ngủ ấm, tránh gió lùa, nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm hoặc trời đang mưa. Nên lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm.  Mỗi lần, khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón, mặc quần áo ấm, đi tất, găng tay, cổ quàng khăn ấm, đeo khẩu trang và nên đội mũ len. Cần phải đội mũ che kín tai khi đi ra ngoài đề tránh viêm nhiễm tai, viêm họng, viêm xoang… Trong giai đoạn hiện nay, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tap, khó lường, vì vậy, NCT nên hạn chế ra khỏi nhà, nên tập thể dục, vận động cơ thể trong nhà, trong sân (nếu có).  Mỗi ngày chỉ cần vận động cơ thể khoảng 30 phút, mỗi lần 15 phút. Với người khi tuổi đã cao, sức yếu nên hạn chế hoặc không lên xuống cầu thang, nếu cần thiết phải có người nhà hỗ trợ để tránh tai nạn vấp ngã rất nguy hiểm. Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý (nếu có điều kiện) như dinh dưỡng đủ chất, hạn chế ăn thịt, tăng cường ăn cá, ăn nhiều rau vào các bữa ăn chính, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (1,5-2,0 lit bao gồm cả nước trong rau, canh, trái cây).  Việc uống nước cũng cần lưu ý là không uống nhiều một lúc, nước cần uống đều trong ngày, ưu tiên uống vào buổi sáng và đầu giờ chiều, hạn chế uống vào buổi tối (tránh đi tiểu đêm gây mất ngủ).  Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào và không nên uống rượu, bia nhất là những NCT đã bị các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái đường, mỡ máu cao hoặc viêm họng, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm xoang. Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Những trường hợp NCT dùng răng giả cần vệ sinh răng giả thật sạch sẽ không để bám dính nhiều cặn, thức ăn làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi sinh vật.   Theo Suckhoedoisong.vn

10 ĐIỀU BÁC SĨ KHUYÊN ĐỂ SỐNG CHUNG VỚI SARS-COV-2

Virus SARS-CoV-2 tiến hóa, đột biến và sẽ tồn tại lâu dài với loài người. Muốn sống chung với virus an toàn, đồng nghĩa với bạn phải nắm thông tin có chứng cứ khoa học và chủ động trước một bước. Có những việc bạn cần chuẩn bị và tập rèn từ bây giờ. Truyền thông trong và ngoài nước đề cập nhiều đến giải pháp trong tương lai gần: sống chung với virus SARS-CoV-2, vì xét cho cùng lịch sử nhân loại cho thấy dịch đến rồi sẽ đi, nhưng đa số virus và virus SARS-CoV-2 không phải ngoại lệ sẽ ở lại, tiến hóa, đột biến và tồn tại lâu dài với loài người. 1-Tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi đến lượt Vaccine phòng COVID-19 là cách tiếp cận và chuẩn bị chiến lược nhất hiện nay, có thể giúp phòng nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách hiệu quả. Nếu đã tiêm vaccine, ngay cả khi mới được tiêm mũi 1, nếu không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2, bệnh sẽ nhẹ hơn và khó chuyển nặng. Các vaccine ngừa COVID-19 đã được phê duyệt đều cho thấy hiệu quả, cần tiêm ngay dù là loại vaccine nào được nhà nước đưa vào triển khai. [[{"fid":"3926","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 263px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cần tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi có thể 2- Luôn giữ khoảng cách an toàn  Ngoại trừ những người sống chung trong nhà, hay những người quen, sinh hoạt làm việc chung hàng ngày cơ bản đã xác định an toàn theo hướng dẫn. Còn lại, hãy tự luôn để mắt xung quanh và giữ khoảng cách an toàn theo khuyến cáo với mọi người. Lẽ tất nhiên, trong bình thường mới, các dịch vụ kinh tế xã hội có tương tác đã được nhà nước thiết kế khoảng cách an toàn, nhưng bạn phải luôn nhớ giữ khoảng cách là biện pháp căn cơ lâu dài. 3- Khẩu trang như vật bất ly thân để phòng ngừa phơi nhiễm SARS-CoV-2 Mặc dù, khẩu trang không phải là cách phòng ngừa tối ưu, nhưng rõ ràng có tác dụng ngăn chặn phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua giọt bắn hay các hạt li ti của nước bọt khi nói chuyện, ho hay hắt hơi. Có nhiều loại khẩu trang lưu hành hiện nay, nên dùng những khẩu trang đã được khuyến cáo. Đọc kỹ cách dùng và áp dụng thật hợp lý ở tất cả các tình huống hàng ngày trong công việc và sinh hoạt. 4-Tự rèn thói quen rửa tay đúng lúc, hạn chế đưa tay sờ lên mắt mũi miệng Nghe thì dễ, nhưng nếu xem lại tất cả sinh hoạt diễn ra trong một ngày, bạn sẽ thấy có nhiều thời điểm bạn đã quên rửa và khử khuẩn tay. Tập rèn thói quen rửa tay và đúng lúc, giúp ngăn chặn hiệu quả phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua việc tiếp xúc và sờ nắm vào vật bẩn. Tạo thói quen hạn chế sờ tay lên mắt mũi miệng giúp tránh phơi nhiễm virus SARS-CoV-2. 5- Tự rèn thói quen súc rửa họng và mũi hàng ngày Về bệnh sinh, các virus SARS-CoV-2 bám và có mặt nhiều trên niêm mạc mũi và họng. Loại trừ virus SARS-CoV-2 ở những vị trí vừa nêu là cách ngăn hiệu quả virus xâm nhập sâu vào phổi và phế nang. Hiện nay, có nhiều video hướng dẫn cách sục, súc họng và mũi của các các chuyên gia y tế, nên tải xem và tập ngay bây giờ. Súc mũi họng 2-3 lần mỗi ngày như thói quen, ngoài ra cần súc mũi họng khi vừa tách ra từ một công việc có nhiều người tham dự, hoặc khi ra khỏi các cơ sở khám chữa bệnh hoặc vừa trở về nhà… 6- Rèn cách nín thở trong tình huống gặp người lạ  Để nín thở lâu thì khó thật, nhưng nín thở trong 5-10 giây trở lại hầu như ai cũng làm được. Bạn phải tập rèn nín thở như là một phản xạ có điều kiện. Ví dụ, khi đi ra đường, hay trong siêu thị, nhà hàng, công sở…không thể tránh khỏi người khác đi ngược và gần lại bạn, hay xuất hiện bất ngờ. Rõ ràng, với các tình huống vừa nêu, bạn không thể giữ kịp khoảng cách theo khuyến cáo, vậy cách tốt nhất là nín thở và di chuyển nhanh ra xa và giữ khoảng cách an toàn. Sau một thời gian tự rèn, nín thở khi có một người lạ xuất hiện gần, và chỉ nín thở trong vài giây là không khó và dần hình thành một phản xạ có điều kiện cho riêng bạn hết sức tự nhiên. [[{"fid":"3927","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 351px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Sử dụng test nhanh tìm kháng nguyên virus SARS-CoV-2 7- Tự học cách làm test nhanh kháng nguyên COVID-19 khi cần thiết Khi đã chấp nhận sống chung, bạn không nên chủ quan về việc phơi nhiễm virus SARS-CoV-2. Cảnh giác bằng cách, hãy tự học theo hướng dẫn và sử dụng test nhanh tìm kháng nguyên virus SARS-CoV-2 khi bạn thấy nghi ngờ hoặc được cảnh báo. Tốt nhất, sử dụng các test nhanh kháng nguyên COVID-19 đã được Bộ Y tế phê duyệt. Nếu có kết quả dương tính, cần tự cách ly không tiếp xúc với mọi người và trao đổi ngay với cơ quan chức năng để xử trí kịp thời. 8- Nâng cao sức đề kháng cơ thể, vệ sinh nhà cửa thông thoáng Có quá nhiều cách để nâng cao sức đề kháng của bạn, bạn có thể đọc nắm và thực hiện qua các tài liệu chính thống. Bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục 30 phút mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội…, hạn chế rượu bia, điều chỉnh cân nặng, ngủ đủ giấc, quản lý tốt căng thẳng, sử dụng các bài thuốc dân gian đông y đã được cơ quan y tế phê duyệt trong việc giúp thải độc và tăng sức đề kháng cơ thể. Vệ sinh nhà cửa như là một công việc thường quy, đây là giải pháp quan trọng giúp loại trừ nơi trú ẩn của virus. Vệ sinh nhà cửa là giải pháp quan trọng giúp phòng bệnh 9- Khai báo y tế đầy đủ theo yêu cầu Nắm vững các thông tin liên quan về dịch tễ dịch COVID-19 tại nơi cư trú, khai báo y tế đầy đủ sẽ rất hữu ích. Làm chủ thông tin là chìa khóa chính giúp bạn đề ra cho mình giải pháp phù hợp nhất trong sống chung với virus SARS-CoV-2. Ví dụ, biết những vùng đang có dịch bùng phát, bạn sẽ tránh đến để bảo đảm an toàn. 10- Kiểm soát các bệnh nền và học cách tự chăm sóc nếu không may là F0 hay F1 Càng lớn tuổi, bạn khó tránh khỏi mắc các bệnh nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, bệnh thận… Nhưng thật không may, đây là những yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh COVID-19. Để sống chung với virus một cách có kiểm soát, đồng nghĩa phải tích cực chữa và quản lý tốt các bệnh nền đang sẵn có trong cơ thể. Nếu không may trở thành F0 hay F1, bạn hết sức bình tĩnh, không hoang mang, các cơ quan y tế sẽ hướng dẫn cách cách ly tập trung hay tại nhà và xử trí theo quy định. Để tự tin và phối hợp hiệu quả, bạn cần tự đọc, tìm hiểu và nắm chắc các hướng dẫn tự chăm sóc tại nơi tập trung hay tại nhà. Tất cả  vì mục đích cuối cùng là sống chung an toàn với virus SARS-CoV-2.   Theo Suckhoedoisong.vn

Trang