CẤP CỨU (24/24):
02053.800.115

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ :02053.870.039

Y học thưởng thức

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

Hiện nay, các ca bệnh đậu mùa khỉ đang có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày 23-7, Tổng giám đốc WHO đã tuyên bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở Việt Nam là hoàn toàn có thể do sự giao lưu đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong khu vực. Do vậy, người dân cần chủ động các biện pháp phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ. Đậu mùa khỉ do virus Monkeypox gây ra, có khả năng lây truyền từ động vật sang người và là một trong những căn bệnh lưu hành tại một số quốc gia ở Châu Phi. Thời gian gần đây, đậu mùa khỉ đang có xu hướng lây lan rộng và nguy cơ bùng phát dịch.  Theo thông tin tại cuộc họp khẩn bàn phương án ứng phó với dịch đậu mùa khỉ diễn ra chiều ngày 24/7 do Bộ Y tế tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp cho biết: Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại 75 quốc gia ở tất cả 6 khu vực của WHO. Tại Việt Nam, đến ngày 24/7/2022 chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tuy nhiên theo các chuyên gia, nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở nước ta là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, sự giao lưu đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong khu vực. Biểu hiện, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa, các triệu chứng thường gặp là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh đậu mùa khỉ thường có triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.  Hiện chưa xác định tình trạng người nhiễm virus đậu mùa khỉ không triệu chứng. Thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày. Thời gian người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác là từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi tất cả các lớp vảy trên các vị trí phát ban bong tróc hết. Các biến chứng có thể gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực. Bệnh có tỷ lệ tử vong dao động từ 0-11%. Đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Phương pháp chẩn đoán đậu mùa khỉ là khai thác tiền sử bệnh lý để kiểm tra đối tượng nghi ngờ nhiễm virus đã từng mắc bệnh chưa, có tiếp xúc với bệnh nhân đậu mùa khỉ không, có bị động vật cào, cắn hay không,… Tiếp đó, để chắc chắn hơn, các chuyên gia sẽ thực hiện xét nghiệm PCR và sinh thiết để có được những dữ liệu quan trọng nhất và đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng. Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: 1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. 3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục. 4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị. 5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn. 6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

CÁCH XỬ TRÍ VÀ PHÒNG SAY NẮNG, SAY NÓNG

Những ngày gần đây, Khu vực Miền bắc lại đang đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt dẫn đến việc nhiều người dân gặp phải tình trạng say nắng, say nóng khi làm việc ngoài trời. Say nắng có thể gây ra những tổn thương cho não và các cơ quan quan trọng khác; thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người dân cần nhận biết các dấu hiệu say nắng, say nóng để xử trí kịp thời và phòng say nắng, say nóng trong những ngày nắng nóng cao điểm. [[{"fid":"4384","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Say nóng là gì? Say nóng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ do ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường xung quanh ở mức cao hoặc do hoạt động thể lực quá mức, gây ra các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương khiến bộ phận này bị rối loạn và mất kiểm soát. Tình trạng say nóng có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt). Say nắng là gì? Say nắng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ cao (trên 40 độ C), thường kết hợp với mất nước. Hệ quả là hệ thống điều hòa nhiệt của cơ thể bị mất kiểm soát, gây ra những rối loạn hệ hô hấp, thần kinh, tuần hoàn… Nguyên nhân là do tác động của nắng nóng hay các hoạt động thể lực quá mức. Tình trạng say nắng thường đi kèm với say nóng. Biểu hiện khi bị say nắng, say nóng: - Sốt từ 40 độ C trở lên - Thay đổi về trạng thái tinh thần hoặc hành vi (như lú lẫn, kích động, nói lắp) - Chóng mặt và choáng váng - Da khô, nóng hoặc đổ mồ hôi nhiều - Buồn nôn và nôn - Da ửng đỏ - Mạch đập nhanh - Yếu cơ hoặc chuột rút - Thở nhanh - Đau đầu - Co giật Nguyên nhân gây say nắng, say nóng Không uống đủ nước khi thời tiết nắng nóng, không khí lưu thông kém trong nhà, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nơi ở. Tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều làm tăng thêm chỉ số nhiệt cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tố dễ gây say nắng, say nóng bao gồm: - Tập luyện và làm việc quá lâu trong môi trường nắng nóng - Mặc trang phục quá dày, không thấm nước, dễ hấp thụ nhiệt… - Không uống đủ lượng nước cần thiết khi ở trong môi trường quá nóng - Sử dụng thuốc có tác dụng phụ làm giảm tiết mồ hôi như lợi tiểu, chẹn beta, kháng histamin… - Mắc các bệnh lý, rối loạn nội tiết tố, béo phì… - Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời… là đối tượng dễ bị say nóng, say nắng nhất bởi nguy cơ say nắng cũng tăng cao khi chỉ số nhiệt tăng cao. [[{"fid":"4385","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Cách xử trí khi gặp người bị say nắng, say nóng - Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc lực lượng y tế địa phương. - Trong thời gian chờ xe cấp cứu, di chuyển người bị say nắng đến nơi râm mát, cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết. - Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của nạn nhân. - Làm mát cơ thể nạn nhân bằng bất cứ cách nào như: xịt mát cơ thể bằng nước, dùng quạt phun sương; đặt túi nước đá hoặc khăn mát lên vùng cổ, nách và bẹn; cho người say nắng uống nước mát để bù nước… - Nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho nạn nhân uống bổ sung nước, chất điện giải… Nếu nạn nhân chưa tỉnh, tiếp tục làm mát cơ thể trong khi chờ xe cấp cứu. Nếu nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động) thì thực hiện hô hấp nhân tạo. Các biện pháp phòng say nắng, say nóng trong mùa hè: Khi chỉ số nhiệt lên cao, tốt nhất nên ở trong môi trường có không khí mát mẻ. Trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng, có thể ngăn ngừa hiện tượng say nắng bằng cách thực hiện các lưu ý sau: - Bổ sung các loại nước trái cây giúp giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng. - Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, sáng màu, quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm... - Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên. - Uống thêm nước. Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, nên uống ít nhất 1,5 lít nước lọc, nước trái cây hoặc nước ép rau củ mỗi ngày. Có thể dùng nước uống thể thao giàu chất điện giải trong những ngày nhiệt độ lên cao và độ ẩm xuống thấp. - Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút. - Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ. - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời. Có thể uống khoảng 700ml nước vào thời điểm hai giờ trước khi tập thể dục và cân nhắc bổ sung thêm 250ml nước hoặc thức uống thể thao ngay trước khi tập. Trong khi tập thể dục, cứ sau 20 phút, nên uống thêm 250ml nước ngay cả khi không cảm thấy khát. - Thay đổi hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời trong những ngày nắng nóng. Nên đổi thời gian hoạt động ngoài trời vào những thời điểm mát mẻ nhất trong ngày như sáng sớm hoặc sau khi mặt trời lặn. - Tránh các đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu, vì các chất này có thể khiến tình trạng mất nước hơn trầm trọng hơn. - Hạn chế ra ngoài đường khi thời tiết nắng nóng. Tạo không gian thoáng mát trong nhà, buông rèm cửa, che chắn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng vào thời điểm nóng nhất trong ngày. - Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt máy, trong thời tiết nắng nóng dù chỉ để trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TIÊM VẮC XIN COVID-19 MŨI THỨ 4

Khoa học và thực tế đã chứng minh, một trong những biện pháp vô cùng quan trọng để phòng chống dịch Covid-19 đó là tiêm vắc xin. Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đã và đang được kiểm soát, vì vậy đã tạo nên tâm lý chủ quan trước dịch bệnh, cho rằng đã tiêm đủ 3 mũi hoặc đã từng mắc COVID-19 thì nguy cơ nhiễm bệnh không còn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì vắc xin phòng COVID-19 chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định. Sau tiêm vắc-xin COVID-19 mũi 3 khoảng 3 tháng, hiệu quả bảo vệ sẽ giảm mạnh, chỉ còn 50% và tiếp tục giảm theo thời gian. Trong khi đó, dịch COVID-19 vẫn phức tạp, xuất hiện nhiều biến thể mới. Do đó người dân cần chủ động tiêm vắc xin phòng COVID-19 đúng lịch để đảm bảo miễn dịch cho bản thân và cộng đồng. Vì sao cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4)? Giống như nhiều loại vắc xin khác, những người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ và đúng hạn sẽ được bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các biến thể và sự giảm dần khả năng bảo vệ sau tiêm vắc xin theo thời gian (đặc biệt là đối với một số nhóm đối tượng nguy cơ). Do đó, nhằm tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng, Bộ Y tế đã chỉ đạo về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân. Trong thời gian qua, vắc-xin phòng COVID-19 đã cho thấy hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người trong việc giảm khả năng bệnh nặng, tránh nhập viện, thậm chí là ngăn ngừa tử vong do COVID-19, đặc biệt ở những người đã tiêm mũi nhắc lại. Theo tổng hợp từ Tổ chức Y tế thế giới, các nghiên cứu về hiệu quả mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 đều được tiến hành trong thời gian mà Omicron là biến thể lưu hành phổ biến trên toàn cầu. Mặc dù các nghiên cứu khác nhau về thiết kế và dân số được điều tra nhưng hầu hết đều đánh giá mũi 4 vắc xin phòng COVID-19 là có hiệu quả. Trong số đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỉ lệ mắc COVID-19 nặng một tháng sau mũi 4 thấp hơn 3,5 lần so với ở nhóm tiêm 3 liều. Nghiên cứu cuối cùng được thực hiện tại Canada cho thấy rằng với mỗi liều bổ sung, hiệu quả vắc xin tăng lên đối với bệnh nặng. Cụ thể hiệu quả vắc xin tuyệt đối là 82% được đo hơn 84 ngày sau liều thứ ba và 92% đối với người nhận liều thứ 4. Theo các dẫn chứng, hiệu quả bảo vệ của mũi 4 được nghiên cứu làm giảm nguy cơ mắc Covid-19 (trên 52%), nếu mắc sẽ không có triệu chứng (61%), khỏi nguy cơ nhập viện (72%), nếu có triệu chứng nặng thì sẽ giảm nguy cơ tử vong (76%)… Israel là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ 4. Ngày 31/12/2021, Bộ Y tế Israel đã phê duyệt tiêm liều thứ tư; ban đầu chỉ dành cho những người ở các cơ sở lão khoa được chăm sóc lâu dài và sau đó được mở rộng cho những người từ 60 tuổi trở lên. Kết quả, trong số dân Israel nói chung từ 60 tuổi trở lên, khả năng bảo vệ trước bệnh được cấp bởi mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ tư được ước tính là vào khoảng 45 - 50% khả năng chống lại sự lây nhiễm SARS-CoV-2. Mũi tiêm này cũng có hiệu quả từ 62 - 71% đối với nguy cơ COVID-19 nghiêm trọng trong thời gian từ 1 - 4 tuần sau khi tiêm chủng so với tiêm chủng với ba liều bốn tháng hoặc hơn trước đó. Như vậy, mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ tư chắc chắn đã cứu sống người bệnh và giảm nguy cơ nhập viện cấp tính. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người đã từng mắc Covid-19 vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tái nhiễm có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng và phải điều trị hồi sức tích cực. Cũng cần lưu ý, mặc dù số mắc và tử vong do Covid-19 trên toàn cầu có xu hướng giảm, tuy nhiên, ở một số khu vực dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, xuất hiện các biến chủng mới. Bên cạnh việc tiêm chủng định kỳ, đúng lịch thì người dân cũng nên tuân thủ những biện pháp phòng chống dịch bệnh để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. [[{"fid":"4364","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 880px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Đối tượng nào cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4)? Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) khuyến nghị tiêm nhắc mũi 4 vắc xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna COVID-19 ít nhất 4 tháng sau lần tiêm nhắc lại đầu tiên (mũi 3) cho các đối tượng gồm người lớn từ 50 tuổi trở lên; Những người từ 12 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch vừa phải hoặc nghiêm trọng. Theo đó, ngày 9/5/2022, Bộ Y tế cũng đã có văn bản số 2357/BYT-DP chỉ đạo về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) như sau: - Đối tượng tiêm: Người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp. -Vắc xin sử dụng: Vắc xin mRNA (của hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất), vắc xin do Astra Zeneca sản xuất, vắc xin cùng loại với mũi 3. - Khoảng cách: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3. - Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: Hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19. Vắc xin phòng COVID-19 chính là chìa khóa quan trọng nhất trong phòng, chống dịch và là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. Do đó, mỗi người dân hãy tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướ

NGUYÊN TẮC VÀNG BẢO VỆ SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH TRONG MÙA HÈ

Tình trạng nắng nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với người già, trẻ nhỏ, người bệnh, người làm việc ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức. Đây cũng là lúc thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, dễ bùng phát bệnh truyền nhiễm... Việc bảo vệ sức khỏe trong mùa hè rất quan trọng, vậy làm thế nào để có thể bảo vệ sức khỏe khi mùa hè đến? Một số nguyên tắc chung cần thực hiện giúp bảo vệ sức khỏe của gia đình trong mùa nắng nóng Với trẻ nhỏ: Thời tiết nắng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm như: Viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, rôm sảy, chân tay miệng, Rubella... Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý hạn chế cho trẻ ăn kem, uống nước đá lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức hợp lý, không để điều hòa phả thẳng vào người các bé. Hạn chế cho trẻ ra nắng, đi bơi vào những thời điểm nắng nóng đỉnh điểm (khoảng từ 9h sáng tới 4h chiều). Cho trẻ ngủ màn và tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản. Đối với người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, béo phì, người đang điều trị bệnh... nếu nắng nóng khiến bệnh cũng rất dễ trở nặng. Vì vậy, việc tái khám, dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là vô cùng cần thiết. Cần chú ý, tránh ra ngoài trời vào những giờ cao điểm nắng nóng; ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tránh xúc động mạnh. Đối với người phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, không thuận lợi: Những người làm việc ngoài trời, trong những khu vực nóng và môi trường nắng nóng... dễ bị kiệt sức, say nắng, say nóng. Vì vậy, cần hết sức lưu ý đề phòng bằng cách chú ý các biện pháp bảo vệ da, bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng; bổ sung chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng; chú ý uống đủ nước để phòng mất nước. Những người ở khu vực đô thị Những người sống ở khu vực thành thị cũng dễ bị tổn thương do nắng nóng so với khu vực khác. Nguyên nhân là do hiệu ứng bê tông khiến nhiệt độ ở thành phố cao hơn nhiệt độ của thời tiết, trong khi vào ban đêm lại có hiệu ứng "đảo nhiệt", tức là nhiệt độ giảm chậm hơn so với ở vùng nông thôn. Nguyên tắc cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe Để tránh các tác nhân gây bệnh do thời tiết nắng nóng hay thời điểm giao mùa hoặc khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiệt độ cao trong thời gian dài, mọi người cần phải có những biện pháp để phòng ngừa như sau: Nguyên tắc 1: Cung cấp đủ nước cho cơ thể Thời tiết ngoài trời nhiệt độ cao tạo cảm giác nóng bức khiến cơ thể dễ bị mất nước. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng mọi người nên chủ động uống nước, không phải đợi đến khi khát mới uống. Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 - 2 lít nước/ngày, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, nên uống bổ sung các loại nước giúp giải nhiệt như nước chanh, cam, nước dừa tươi, nước rau má, nước đậu đen, nước rễ tranh râu ngô, nước atiso... pha thêm một ít muối ăn hoặc nước oresol. Hạn chế uống nhiều nước đá, nước lạnh dễ gây viêm họng. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn hay café vì chúng làm tăng tình trạng mất nước. [[{"fid":"4360","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 333px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 - 2 lít nước/ngày Nguyên tắc 2: Tìm nơi bóng mát "trú ẩn" Để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng, nên hạn chế thời gian đi ra ngoài trời. Nếu tính chất công việc phải thật sự cần thiết phải ra ngoài, bạn nên lựa chọn khoảng thời gian phù hợp, tránh những khung giờ đỉnh điểm từ 10h sáng đến 14h chiều, đặc biệt trong những ngày nóng nắng gắt. Khi ra ngoài nên lựa chọn phương tiện tốt nhất là đi ôtô, nếu đi xe máy thì nên bảo vệ cơ thể bằng cách mặc áo khoác, bao tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành... để chống nắng. Nếu không dễ dẫn đến sốc nhiệt, ngất xỉu sẽ rất nguy hiểm. Với những người làm việc ngoài trời ở nhiệt độ cao, nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ mỗi giờ 1 lần, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc. Làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, vật liệu cách nhiệt, phun nước, phun sương, lắp đặt điều hòa hay quạt thông gió. Nguyên tắc 3: Không thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột Cần lưu ý không nên thay đổi nhiệt độ thân nhiệt một cách đột ngột, đó là cách bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng, chẳng hạn như: Mọi người khi đang ở ngoài trời nắng nóng không nên bước vào phòng có máy lạnh ngay hoặc ngược lại, bởi môi trường ở nhiệt độ cao, cơ thể đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến các lỗ chân lông trên da mở ra rồi tiếp xúc môi trường ở nhiệt độ thấp nhanh rất dễ bị cảm lạnh. Cơ thể mỗi người là khác nhau, người có sức khỏe yếu dễ sốc nhiệt dẫn đến ngất xỉu, choáng váng... Cách để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng không bị sốc nhiệt, khi ở ngoài vào phòng thì phải bật máy điều hòa nhiệt độ lạnh từ từ, hoặc ngồi nghỉ ngơi một khoảng thời gian ở chỗ mát rồi mới vào phòng lạnh. Cần lưu ý, về nhà không nên tắm ngay, khi đã có một ngày hoạt động ngoài trời nắng nóng, cũng không nên tắm quá nhiều lần trong ngày. Cần nghỉ ngơi trong vòng 30 phút để mồ hôi khô rồi tắm, tránh tình trạng nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, trung tâm điều nhiệt phải hoạt động liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe không hề tốt. [[{"fid":"4361","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 304px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Bổ sung nhiều rau củ quả và các loại thực phẩm để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể Nguyên tắc 4: Vệ sinh ăn uống cần chú ý Vào những ngày nắng nóng, thời tiết ở nhiệt độ cao nên thực phẩm dễ bị hư hỏng, vi sinh vật phát triển là điều kiện thuận lợi dễ truyền bệnh cho cơ thể như qua đường tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng...). Để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng cần chú ý việc kiểm tra bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi ăn uống không nên sử dụng các loại thực phẩm đã chế biến để quá lâu và thức ăn đường phố phơi ngoài nắng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên tắc 5: Phòng chống các bệnh truyền nhiễm Thời tiết nắng nóng rất dễ nhiễm các bệnh về tay chân miệng, sởi, quai bị... đặc biệt là ở trẻ em lứa tuổi cấp 1 hay cấp 2, để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng, cha mẹ cần chú ý kiểm tra lịch tiêm ngừa phòng bệnh cho trẻ. Tốt nhất, sau 3 - 5 năm, nên tiêm phòng nhắc lại cho trẻ để phòng các bệnh truyền nhiễm trong mùa nắng nóng Nguyên tắc 6: Chống nắng và chăm sóc da Việc cơ thể tiếp xúc với tia UV do ánh nắng lâu ngày sẽ dẫn đến những vấn đề trên da như lão hóa, bỏng da, rối loạn tăng sắc tố da, thậm chí gây ung thư da rất trầm trọng. Việc chống nắng nóng là cần thiết, khi ra ngoài đường bạn nên thoa kem chống nắng chỉ số SPF trên 30, trang bị thêm mũ, khẩu trang, quần áo tay dài, đeo kính râm, áo khoác... nhằm giúp che chắn bảo vệ cho cơ thể.   Theo Suckhoedoisong.vn

BỆNH CHÂN TAY MIỆNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Chân tay miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. 1. Bệnh chân tay miệng là gì? Các biến chứng gặp phải? Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch do virus đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây bệnh do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch. Dịch tay chân miệng có thể gặp quanh năm. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng cao và khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Các biến chứng này bao gồm: - Biến chứng về não bộ như: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não. Biểu hiện như giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, yếu liệt chi, co giật, hôn mê,... - Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch, có thể tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. [[{"fid":"4334","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2. Dấu hiệu bệnh chân tay miệng - Giai đoạn khởi phát: Trong vòng 1 đến 2 ngày đầu bệnh nhân sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy. - Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như: + Loét miệng: Xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, đau miệng dẫn đến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt, trẻ quấy khóc. + Phát ban trên da dạng phỏng nước: Vị trí nốt ban xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông tồn tại khoảng 1 tuần, sau đó sẽ để lại vết thâm. + Biểu hiện toàn thân: Sốt nhẹ, nôn. Nếu người bệnh sốt cao cần chú ý các biến chứng xảy ra. - Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. 3. Điều trị chân tay miệng - Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. - Cần chú ý theo dõi nhằm phát hiện sớm và điều trị sớm biến chứng. - Giữ gìn vệ sinh và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng cho trẻ: Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh các kích thích. Bù nước bằng dung dịch điện giải. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ. Bổ sung vitamin C, các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ. - Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu như: Sốt cao ≥ 39 độ C, thở nhanh, khó thở, mệt lả; giật mình, quấy khóc, khó ngủ; nôn nhiều; đi loạng choạng; da tái, nổi vân tím, tay chân lạnh, vã mồ hôi; co giật, hôn mê. 4. Phòng bệnh tay chân miệng Phòng bệnh chân tay miệng bằng các biện pháp: - Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân. - Cách ly trẻ bệnh tại nhà: không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong thời gian bị bệnh. - Không được chọc vỡ các mụn nước, bọng nước trên da để tránh bội nhiễm. - Vệ sinh, lau dọn phòng ở của người bệnh, khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh. - Thường xuyên giặt giũ, phơi phóng quần áo, khăn trải giường và vệ sinh các đồ vật cá nhân của người bệnh nhân. - Rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã; sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt của bệnh nhân... Chân tay miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm, chú ý đến các dấu hiệu bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, hạn chế biến chứng xảy ra. Hiện nay, Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm an toàn, hiệu quả.

HƯỚNG DẪN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM

Hằng năm, khi mùa hè đến cũng là thời điểm xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, để lại nỗi đau cho gia đình và cộng đồng. Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ngay tại nhà ở, trường học, nơi làm việc... Vì vậy, mỗi người cần trang bị thêm cho mình kiến thức về cách phòng tránh và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước để vận dụng vào thực tế khi gặp các tình huống này xảy ra. Đuối nước thường dẫn đến tử vong Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Một số trường hợp chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được và dẫn đến tử vong. [[{"fid":"4265","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] Nguyên nhân đuối nước - Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước. - Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như: + Sông, hồ, suối, ao…không có biển cảnh báo nguy hiểm. + Mưa to, lũ lụt xảy ra thường xuyên. + Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm. Cách sơ cứu khi bị ngạt nước Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao hoặc chèo thuyền vớt nạn nhân lên. Tuyệt đối không nên nhảy xuống nước cứu người khi không biết bơi. Bước 2: Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Bước 3: Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không. - Nếu lồng ngực không di động, tức là nạn nhân ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim nạn nhân còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không. - Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim nạn nhân đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa nạn nhân đi bệnh viện. - Nếu nạn nhân còn tự thở, cho nạn nhân nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn (khó thở thứ phát) vài giờ sau ngạt nước. Những việc làm không đúng cần tránh - Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Do khi ngạt nước, nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại. - Các nạn nhân ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Điều này làm cho não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, chết tế bào não dẫn tới tử vong và di chứng não nặng nề. Vì thế tốt nhất là phải cấp cứu thổi ngạt ngay khi đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước trước khi đưa vào bờ. Cách phòng tránh tai nạn đuối nước: Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây: - Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên; không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. Khi bơi phải có phao bơi an toàn. - Không cho trẻ chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố. - Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được. - Đối với những nhà có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào. - Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).  Trên đây là hướng dẫn các kỹ năng cơ bản nên biết về cách phòng tránh tai nạn đuối nước, các bậc phụ huynh hãy quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho con em và những người thân trong gia đình.

SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu để phát hiện bệnh, chăm sóc và điều trị cho trẻ, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh xảy ra ở các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành phổ biến trên cả nước, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh. [[{"fid":"4259","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","link_text":null,"attributes":{"height":"2245","width":"1587","style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"}}]] Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết Dấu hiệu khởi phát sốt xuất huyết ở trẻ là sốt cao đột ngột, thời gian sốt từ 2 - 7 ngày và kèm theo biểu hiện sau: - Đỏ phừng mặt, da xung huyết - Đau nhức cơ, đau khớp - Đau đầu - Một số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. - Ở trẻ nhũ nhi (1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi) có thể kèm triệu chứng ho, sổ mũi, tiêu chảy. Sau đó, bệnh nhi có xuất huyết như: chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào) ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đại tiện ra máu. Giai đoạn ngày thứ 3 - 7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt (37.5 - 38 độ C hoặc thấp hơn), một số bệnh nhi có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như: lừ đừ, mệt mỏi, lú lẫn, quấy khóc, kích thích; nôn nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc; trẻ bỏ bú, không ăn uống được, tay chân lạnh, ẩm; chảy máu mũi, miệng hoặc nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc xuất huyết âm đạo; không tiểu tiện trên 6 giờ. Khi có một trong các dấu hiệu trên cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu, xử trí kịp thời. Biến chứng sốt xuất huyết: Phụ huynh không nên chủ quan, bởi sốt xuất huyết dễ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi dẫn đến suy kiệt, sau đó gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong đó có biến chứng sốc dẫn đến tử vong. - Cấp độ 1: Người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết. - Cấp độ 2: Người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu). - Cấp độ 3: Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc và cấp 4 là sốc nặng. Đặc biệt, cần lưu ý xuất huyết không phải là một triệu chứng bắt buộc, có hay không xuất huyết thì bệnh vẫn có thể xảy ra sốc. Sốc là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh sốt xuất huyết. Đa số trẻ sốt xuất huyết bị tử vong là do sốc nặng. Sốc là một hội chứng (gồm nhiều triệu chứng) với biểu hiện là hạ nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt giảm xuống dưới mức bình thường), nếu thân nhiệt giảm cùng với thời điểm của thuốc hạ nhiệt tác động mạnh thì rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị giảm tri giác, tinh thần biểu hiện kém lanh lợi, lơ mơ, mê sảng. Kèm theo các biểu hiện này là tụt huyết áp. Những lưu ý khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc-xin phòng bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời. Những điều cần lưu ý như: - Giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol, mặc quần áo thoáng mát và lau người bằng nước ấm để hạ sốt. Uống thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý cho trẻ uống thuốc. Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen (vì dễ gây xuất huyết nặng). - Không cạo gió, vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ. Không cho trẻ uống những loại nước giải khát có màu đen hoặc đỏ… vì dễ gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ. - Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện. - Chú ý đến dinh dưỡng cho trẻ mắc sốt xuất huyết: + Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và nên cho nhiều bữa nhỏ. + Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: Nước điện giải Oresol, nước lọc, nước trái cây, nước cam, nước chanh. + Cung cấp thêm vitamin các nhóm A, B, C để tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. - Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy. - Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần. - Thu gom, hủy bỏ các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. - Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông. Phòng chống muỗi đốt bằng cách: - Mặc quần áo dài. - Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. - Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... - Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. - Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.   Dương Trưởng – Phòng QLCL

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ TRƯỚC VÀ SAU TIÊM VẮC-XIN PHÒNG COVID-19

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi những biến chứng nguy hiểm của Covid cũng như góp phần tạo miễn dịch cộng đồng đặc biệt là đối với nhóm trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm, việc chăm sóc đúng cách của phụ huynh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy chăm sóc trẻ trước, trong và sau khi tiêm vắc xin như thế nào? 1. Trước khi tiêm vắc xin Covid cho trẻ cần lưu ý những gì?  Trước hết, các bậc cha mẹ nào nên khuyến khích và đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng Covid đúng hẹn đồng thời tiêm đủ 2 liều sớm nhất có thể. Để trẻ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, ba mẹ cũng cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan đến vấn đề này.  Tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà phản ứng sau tiêm cũng sẽ khác nhau. Trong đó, đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ trong 24 - 48 giờ đầu được xem là phản ứng bình thường cho thấy cơ thể đang bắt đầu tạo “hàng rào” miễn dịch bảo vệ. Nên cho trẻ ăn gì trước khi tiêm? Trước khi tiêm, cha mẹ cần chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tốt nhất cho con. Hãy cho trẻ ăn uống bình thường, bổ sung nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc hay chất béo lành mạnh vào thực đơn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cho trẻ uống đủ nước và uống thêm các loại nước ép, nước dừa hay sinh tố trái cây tuỳ vào sở thích của trẻ.  [[{"fid":"4213","view_mode":"default","fields":{"format":"default","field_file_image_alt_text[und][0][value]":"","field_file_image_title_text[und][0][value]":""},"type":"media","attributes":{"style":"width: 500px; height: 707px;","class":"media-element file-default"},"link_text":null}]] 2. Cần chuẩn bị gì trong khi tiêm? Khi đưa trẻ đi tiêm, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết; động viên trẻ nhiều hơn, giúp trẻ giảm bớt căng thẳng. Bên cạnh đó, cha mẹ và trẻ cũng cần thực hiện nghiêm 5K, luôn đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và giữ khoảng cách an toàn khi đi tiêm. 3. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin phòng Covid Sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 các bậc phụ huynh cần lưu ý nhắc nhở trẻ ở lại điểm tiêm để theo dõi trong vòng 30 phút. Trong khoảng thời gian này, nếu có dấu hiệu bất thường nào xảy ra cần phải báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.  Trong thời gian 7 ngày đầu tiên sau khi tiêm là thời điểm mà trẻ cần được theo dõi sát sao. Để tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn này, ba mẹ cần lưu ý: Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng và ăn nhiều bữa, ăn lỏng giúp dễ tiêu hoá; bổ sung nhiều rau xanh, trái cây cho con. Bên cạnh đó, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch cũng là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe của trẻ sau khi tiêm. Vệ sinh thân thể, răng, miệng, mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát, ở phòng thoáng khí. Hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, đều. Không nên bắt trẻ đeo khẩu trang liên tục ngay cả trong nhà để tránh nguy cơ khó thở. Cần tránh sử dụng thực phẩm gây khó tiêu như phomai, đồ ăn chiên rán và chứa nhiều đường. Bên cạnh đó, đồ uống có gas hay cà phê cũng nên hạn chế để không gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.  Sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19, một số trẻ có thể có biểu hiện đau tại chỗ tiêm và sốt. Đây là phản ứng bình thường chứng tỏ đáp ứng miễn dịch của trẻ với vắc-xin. Phụ huynh không nên quá lo lắng bởi đa phần các triệu chứng này sẽ giảm và tự khỏi sau một thời gian theo dõi. Đối với trường hợp trẻ sốt nhẹ, theo dõi nhiệt độ của trẻ và dùng biện pháp hạ nhiệt không cần thuốc như chườm ấm. Chỉ dùng thuốc paracetamol khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C với liều 10-15 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước điện giải oresol pha theo thể tích quy định. Có thể dùng thêm các vitamin 3B, C, kẽm… dạng bào chế thích hợp với trẻ tùy độ tuổi. 2. Lưu ý khi sử dụng thuốc - Phụ huynh tuyệt đối không được dùng các loại thuốc khác như kháng sinh, kháng viêm… cho trẻ. Không áp dụng các phương pháp - Đối với thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol hiện có nhiều dạng bào chế, cần lựa chọn dạng thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không dùng quá liều chỉ định và tuyệt đối không dùng đồng thời paracetamol với các loại thuốc hạ sốt khác như ibuprofen, aspirin... Những phản ứng sau tiêm của trẻ đa phần là những phản ứng thông thường và sẽ hết sau 24 - 48 giờ. Nếu Sau khoảng 24 – 48 giờ, những triệu chứng trên vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, kéo theo đó là sự xuất hiện của phát ban, tê môi/lưỡi, khói thở, cứng họng,... thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra. Mong rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức cơ bản để chăm sóc tốt cho trẻ khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.   Dương Thần Trưởng - Phòng Quản lý chất lượng

Trang